1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, liên hệ tại nước ta

24 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 573,5 KB

Nội dung

Lợi ích các bên thông qua đối thoại, thương lương* Khái niệm của đối thoại xã hội: Đối thoại xã hội là hoạt động tương tác của các đối tác xã hội nhằmthực hiện 3 hoạt động cơ bản là tra

Trang 1

Trường đại học Thương mại

Khoa quản lý nhân lực

Trang 2

Đề tài 3:

Lợi ích các bên thông qua đối thoại

thương lượng Thực tế tồn tại của thực trạng này ở các doanh nghiệp Việt Nam.

Trang 4

MỤC LỤC

1 Lợi ích các bên thông qua đối thoại, thương lương 7

1.1 Lợi ích của NLĐ thông qua đối thoại 7

1.3 Lợi ích NSDLĐ thông qua đối thoại 9

1.4 Lợi ích của NSDLĐ thông qua thương lượng 9

1.5 Những bất cập cụ thể ảnh hưởng tới lợi ích các bên 9

1.5.1 Bất cập chủ quan từ chính mỗi bên 9

1.5.1.1 Về phía NLĐ 9

1.5.1.2 Về phía người lao động 10

1.5.2 Bất cập khách quan ( yếu tố ngoài tầm kiểm soát mỗi bên) 11

1.5.3 Tác động của bên trung gian đối với lợi ích 2 bên 12

2 Thực trạng 13

2.1 Lợi ích của người lao động 13

2.2 Hoạt động thương lượng thỏa ước lao động tập thể trong các khu công nghiệp Bắc Ninh 17

2.3 Hài hòa lợi ích hai bên trong công ty may Nhà Bè (NBC) 20

Trang 5

1 Lợi ích các bên thông qua đối thoại, thương lương

* Khái niệm của đối thoại xã hội:

Đối thoại xã hội là hoạt động tương tác của các đối tác xã hội nhằmthực hiện 3 hoạt động cơ bản là trao đổi thông tin, tư vấn/ tham khảo vàthương lượng

Trao đổi thông tin diễn ra khi một bên đối tác công bố, thông báo, đưa ranhững thông tin mới có liên quan, tác động đến các bên đối tác khác

Tư vấn, tham khảo: Đây là việc một bên đối tác tư vấn, tham khảo ý kiếncủa các bên đối tác khác trước khi đưa ra một quyết định có liên quan đến

họ Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng thựcthi quyết định

Đối thoại xã hội xoay quanh các vấn đề mà các bên đối tác tham giacùng quan tâm như chính sách tiền lương, tiền thưởng phụ cấp, chính sáchbảo hiểm xã hội, vấn đề về điều kiện vịc làm, nâng cao sức cạnh tranh củadoanh nghiệp và các vấn đề khác

* Khái niệm thương lượng:

Thương lượng là một dạng của đối thoại xã hội nhằm đạt được thỏathuận dẫn tới những cam kết của các bên liên quan Các cuộc thương lượng

có thể được tiến hành trên cơ sở đối thoại hai bên hoặc ba bên

1.1 Lợi ích của NLĐ thông qua đối thoại

 Đối thoại xã hội giúp giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ giữa NLĐ

và NSDLĐ Nó cũng làm cho môi trường làm việc thoải mái hơn, thânthiện hơn Điều đó giúp NLĐ không bị các sức ép đè nén, làm cho họcảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thực hiện công việc; đồng thời

Trang 6

tạo điều kiện cho họ có cơ hội để cải tiến, đổi mới phương pháp làmviệc Do đó, khả năng làm việc của họ có điều kiện phát triển

 Thông qua đối thoại xã hội, NLĐ có thể nêu lên các quan điểm , ý kiếncải thiện kĩ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuậnlợi hơn, hiệu quả hơn Từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

là cách làm được nhiều Cty áp dụng

Theo Ông Bùi Thanh Nhân - Phó Chủ tịch LĐLĐ Bình Dương - chobiết: "Tính riêng năm 2012 đã có 116 DN FDI tổ chức Thông qua đối thoại

là dịp để DN công khai và giải thích rõ các chính sách của DN, trực tiếp lắngnghe các ý kiến phản ánh của NLĐ, kịp thời giải quyết các thắc mắc, bấtđồng, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động thân thiện, ổn định và pháttriển” Năm 2012 vừa qua CĐ các cấp cùng các ngành chức năng đã giảiquyết 3.413 đơn, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đưa 454 người trở lại làm việc,

Trang 7

133 người được hạ mức kỷ luật, 4.036 người được giải quyết các quyền lợiliên quan

1.2 Lợi ích của NLĐ thông qua thương lượng

 Trước khi tham gia thương lượng 2 bên NLĐ và NSDLĐ đều phải tìm hiểu trước thông tin => NLĐ nắm bắt được thông tin của NSDLĐ và hiểu biết hơn về luật lao động để có thể tự bảo vệ lợi ích của mình

 NLĐ có thể tăng khả năng giao tiếp và thuyết phục người khác, tăng sự

tự tin khi đứng trước đám đông

 NLĐ có cơ hội thể hiện những yêu cầu hay mong muốn của mình trong quá trình thương lượng

 Khi thương lượng, NLĐ và NSDLĐ đứng ngang hàng và bình đẳng

1.3 Lợi ích NSDLĐ thông qua đối thoại

 Đối thoại xã hội tạo điều kiện cho NSDLĐ kiểm soát tốt hơn nguồnnhân lực hiện có NSDLĐ có điều kiện biết rõ hơn thực lực và tiềmnăng của người lao động Từ đó có thể có các cách sắp xếp, bố trínhằm khai thác tối đa nguồn nhân lực sẵn có trong doanh nghiệp

 Thông qua đối thoại xã hội, người sử dụng lao động có thể biết và cùngngười lao động giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh các xungđột Góp phần quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các mầm mốngtranh chấp lao động và các vấn đề xã hội khác, góp phần tăng cườngtính ổn định xã hội

Trang 8

1.4 Lợi ích của NSDLĐ thông qua thương lượng

 Sản phẩm của thương lượng là thỏa ước lao động tập thể, dựa vàoTƯLĐ tập thể NSDLĐ có thể thống nhất cách thức đãi ngộ, thời gianlàm viêc…đối với NLĐ, tránh xảy ra tranh chấp

 Thương lương có thể giúp NSDLĐ đánh giá và sử dụng tốt hơn nguồnnhân lực: sau thương lượng NSDLĐ có thể đánh giá năng lực củaNLĐ và khi căng thẳng giữa NLĐ và NSDLĐ được giải quyết thì sẽgiảm bớt sức ép làm việc đối với NLĐ, tạo môi trường làm việc tốthơn và NLĐ sẽ làm việc với năng suất cao hơn tạo lợi nhuận chodoanh nghiệp

 Thương lượng góp phần rút bớt khoảng cách giữa NLĐ và NSDLĐ,giúp cho NSDLĐ nắm được nhu cầu của NLĐ trong từng thời điểmkịp thời để đáp ứng cho họ, tạo động lực làm việc cho nhân viên

1.5 Những bất cập cụ thể ảnh hưởng tới lợi ích các bên

1.5.1 Bất cập chủ quan từ chính mỗi bên

1.5.1.1 Về phía NLĐ

- Các cán bộ công đoàn cấp cơ sở hưởng lương từ chính DN nên ít ai đủcan đảm đánh đổi thu nhập của mình để bênh vực quyền lợi cho ngườilao động Trong thực tế, vì nhiều lý do, người lao động không muốnthành lập CĐCS, nếu thành lập thì cán bộ CĐCS lại kiêm nhiệm dongười sử dụng lao động chọn ra nhằm phục vụ cho lợi ích của mình

- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở (CĐCS) chưa thể hiện được vaitrò cần có nên làm tăng gánh nặng trách nhiệm lên CĐCS trong việc bênhvực quyền lợi cho NLĐ

Trang 9

- Năng lực, trình độ của đội ngũ làm công tác công đoàn ở doanh nghiệpnhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu điều kiện và cơ chế hoạtđộng bảo vệ cán bộ công đoàn Đa số cán bộ công đoàn cơ sở hoạt độngkhông chuyên trách, thiếu thời gian và khả năng cập nhật, phân tíchthông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và đời sống củangười lao động.

1.5.1.2 Về phía người lao động

- Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động ở cấp trung ương gồm:Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợptác xã Việt Nam Ở cấp tỉnh đều có Liên minh Hợp tác xã, nhưng vẫn cònnhiều tỉnh, thành phố chưa có Chi nhánh Phòng Thương mại và Côngnghiệp cấp tỉnh

- Hiệp hội các doanh nghiệp chưa hoàn toàn gắn kết với VCCI, hoạt độngchỉ mang tính chất xúc tiến thương mại và đầu tư là chủ yếu, chưa thựchiện vai trò đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thươnglượng với đại diện người lao động để tham vấn, ký kết thoả ước lao độngtập thể, hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động và đình công và chưa cóđầu mối để tập trung hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ phát triểnquan hệ lao động Các hiệp hội hoạt động chưa thường xuyên, thiếu kinhphí, thiếu nhân sự, thiếu chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu về quan hệ laođộng Chưa có khuôn khổ pháp lý cho tổ chức đại diện người sử dụng laođộng hoạt động có hiệu quả

- Nhiều DN không cập nhật các văn bản pháp luật khi sửa đổi bổ sung đểkịp thời sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cho phùhợp Các DN thay đổi chế độ sở hữu, thay đổi loại hình DN nhưng cũng

Trang 10

không kịp thời sửa đổi, bổ sung thỏa ước cho phù hợp Có DN thời hạnthỏa ước hết nhưng không thương lượng, ký kết lại Có không ít DN kýkết TƯLĐTT là để cho có và đối phó với việc kiểm tra của cơ quan chứcnăng.

- NSDLĐ thiếu kỹ năng tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động (kĩ năng

này đòi hỏi người chủ tọa phải biết cách tổ chức lấy ý kiến, biết cáchthuyết phục, dẫn dắt dư luận, thái độ của tập thể người lao động để tạo

được sự đồng thuận), thiếu kỹ năng tổ chức cuộc thương lượng ( gồm xây

dựng kế hoạch, nội dụng chương trình cho cuộc thương lượng, thiết lậpcác nguyên tắc thương lượng, xác định thành phần tham gia thươnglượng và hình thức thương lượng, cách phối hợp điều hành thương lượngcũng như cách thức ghi chép biên bản cuộc thương lượng Quá trìnhthương lượng phải tìm hiểu và nắm rõ tâm lý, tư tưởng, quan điểm vàtính cách của đối tác để từ đó định hình cho mình phong thái, thủ thuật,tác động đến đối tác trong quá trình thương lượng, đồng thời phải xử lýnhanh những bế tắc đối với các nội dung trong khi thương lượng)

- Ngoài ra cả NSDLĐ và NLĐ đều thiếu kỹ năng thu thập thông tin, đây là

kỹ năng mà các bên phải xác định cần có những thông tin gì liên quan và

hỗ trợ cho việc thương lượng,

Ví dụ: Khi thương lượng về tiền lương thì phải thu thập được các vănbản của nhà nước vê tiền lương, các số liệu về tiền lương của các đơn vịkhác có cùng tính chất công việc hoặc số liệu sản xuất kinh doanh của đơn

vị Phải cân nhắc, lựa chọn những thông tin, số liệu thật chuẩn xác và có sứcthuyết phục cao nhất để sử dụng

Trang 11

1.5.2 Bất cập khách quan ( yếu tố ngoài tầm kiểm soát mỗi bên)

 Người lao động ít được chia sẻ thông tin về tình hình DN

Hiện Bộ luật Lao động đã có nhiều quy định về quyền tiếp cận thôngtin của người lao động như quyền đối thoại, quyền được cung cấp thông tinliên quan đến hợp đồng, quyền thương lượng tập thể… Tuy nhiên, thực tếcác quyền này chưa được phát huy Việc chia sẻ thông tin, tham vấn ở nơilàm việc tại Việt Nam còn chưa phát triển Người lao động chủ yếu đượcthông tin về các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện

Số DN có thương lượng lao động tập thể còn thấp, chỉ khoảng 65%nhưng chất lượng còn mang tính hình thức, chủ yếu sao chép luật Việc thựchiện quy chế dân chủ cơ sở cũng còn mang tính hình thức, chiếu lệ Vì vậyđiều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các bên thông qua đốithoại thương lượng

 Những quy định về thương lượng trong bộ luật lao động

Trong thời gian qua, việc thương lượng găp nhiều khó khăn, bất cập Vìvậy số doanh nghiệp thương lượng và ký kết TƯLĐTT đạt tỷ lệ rất thấp,trung bình là 62%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm hơn50%.Sở dĩ có tình trạng như vậy một phần là do Luật lao động hiện hànhmới chỉ quy định về nội dung của TƯLĐTT, trình tự thủ tục ký TƯLĐTT

mà chưa quy định về vấn đề hết sức quan trọng là trình tự thương lượng tậpthể, đối tượng thương lượng, nội dung thương lượng, thời gian thương lượngnên việc đàm phán thương lượng ở khá nhiều doanh nghiệp chưa thực chất

và nặng hình thức

Mặt khác Bộ luật Lao động quy định giao cho Ban chấp hành côngđoàn cơ sở (CĐCS) đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp thương

Trang 12

lượng và ký kết TƯLĐTT với đại diện người sử dụng lao động chưa phùhợp với khả năng và năng lực của Ban chấp hành CĐCS trong điều kiệnmới Mặt khác, chưa quy định vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở và cơquan lao động trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong thương lượng Cácquy định về chế tài xử phạt đối với việc thương lượng và ký kết TƯLĐTTcũng chưa đủ mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các quyđịnh đã có về thương lượng, ký kết và đăng ký TƯLĐTT, nên có nhiềudoanh nghiêp lợi dụng để né tránh, thậm chí không thương lượng hoặc kýkết và đăng ký TƯLĐTT.

Vì vậy việc sửa đổi Luật lao động cần phải khắc phục được những hạnchế nêu trên Cụ thể là bổ sung quy định thương lượng tập thể là bắt buộc;Cần có quy định về trình tự, thủ tục thương lượng Nội dung thương lượng

và thủ tục ký kết TƯLĐTT cần quy định mềm dẻo và năng động hơn, cần

có quy định cụ thể về vấn đề thưởng, phạt với doanh nghiệp không thươnglượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT

1.5.3 Tác động của bên trung gian đối với lợi ích 2 bên

Quá trình thương lượng chỉ thuộc về các bên của một mối quan hệnhất định, mà không có sự tham gia của bất kỳ bên thứ ba nào khác, trừtrường hợp cuộc thương lượng là bế tắc, cần một bên trung gian giúp nối lạiquá trình thương lượng Nhà trung gian sẽ giúp làm hài hòa mối quan hệ của

2 bên, đưa ra lời khuyên cho mỗi bên để cuộc thương lượng có thể thànhcông Trong cuộc thương lượng trung gian có thể nêu ý kiến của bản thânnhưng ý kiến này chỉ mang tính chất tham khảo sẽ không bắt buộc đối vớiviệc ra quyết định cuối cùng của mỗi bên

Tác động của bên trung gian:

Trang 13

Đầu tiên nhà trung gian cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn,dành thời gian nghiên cứu những mong muốn của hai bên và vì sao họ lạimuốn như thế Sau đó bên trung gian sắp xếp thời gian để hai bên gặp gỡ vàcùng trao đổi những điểm họ cảm thấy chưa hài lòng Nếu một bên nhườngmột bước thì nhà trung gian có thể cũng khuyên bên bên còn lại cũng nên lùimột bước để có thể đạt được sự thỏa thuận Nếu cả hai bên cùng không đạtđược đồng thuận thì nhà trung gian sẽ phân tích cho 2 bên thấy được cái hơn

và thiệt trong vấn đề đó nếu cả hai cùng đạt được sự đồng thuận Có như vậythì cả hai bên mới hiểu nhau hơn và chấp nhận yêu cầu của nhau Một nhàtrung gian giỏi là không phải là người khăng khăng kéo 2 bên về với nhau

mà không làm cho họ hiểu nhau hơn mà là người giúp 2 bên họ hiểu nhau vàchấp nhận nhau, tôn trọng nhau hơn, cảm thông cho nhau nếu không trongtương lai mối quan hệ của 2 bên sẽ trở về như trước đây Thông qua ngườitrung gian 2 bên có thể hiểu được nhau và tự mình đồng thuận để duy trì mốiquan hệ lâu dài và tốt đẹp hơn, và giúp cho cuộc thương lượng thành công

2 Thực trạng

2.1 Lợi ích của người lao động

* Lợi ích người lao động bị xem nhẹ tại Hà Nội

Kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động,bảo hiểm xã hội trong khối DN tại các khu công nghiệp, chế xuất tại Hà Nội

do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, Ban Quản lý khucông nghiệp, chế xuất Hà Nội thực hiện tại 26 DN đại diện đã cho thấy, vẫncòn nhiều tồn tại, bất cập trong việc triển khai quy định của pháp luật tại cơ

sở Đặc biệt, trong đó nhiều quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ) còn

bị xem nhẹ

Trang 14

Năm 2012 - năm khó khăn trong hoạt động kinh doanh - nhưng các

DN vẫn cố gắng bảo đảm chế độ phúc lợi nhằm chăm lo tốt hơn cho NLĐ.Tuy nhiên vẫn còn nhiều quyền lợi cơ bản, chính đáng của NLĐ bị bỏ qua.Tại 26 DN ở các khu công nghiệp như Nội Bài, Quang Minh, Bắc ThăngLong, Sài Đồng B, Hà Nội - Đài Tư, Thạch Thất, Phú Nghĩa vẫn còn tồn tại

494 hành vi vi phạm, trung bình 19 hành vi/DN 17 DN đã bị xử phạt với sốtiền phạt là 355 triệu đồng Những con số này, đã thể hiện mức độ vi phạmpháp luật lao động, BHXH tại các DN được thanh tra là khá phổ biến Cónhững quy định căn bản nhưng DN cố tình lơ là

 20/26 DN chưa đăng ký sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn lao động;

 17/26 DN vi phạm 2 nội dung là chưa thực hiện kiểm định đầy đủ cácmáy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và chưa cấpthẻ an toàn lao động hoặc cấp thẻ chưa đúng, chưa đủ cho người làmcác công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

 16/26 DN huy động NLĐ làm thêm với số giờ quá mức quy định; kỷluật lao động và kế hoạch an toàn - vệ sinh hằng năm tại 50% DNđược thanh tra chưa đúng hoặc chưa được xây dựng

Trang 15

 Ngoài ra, còn 12/26 DN chậm nộp tiền BHXH và những nội dungtrong thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động chưa phù hợp vớiquy định của pháp luật LĐ…

 DN thì trả lương cho NLĐ thấp nhưng vẫn cao hơn mức lương tốithiểu do Nhà nước quy định để né luật Lương thấp, đời sống cònnhiều khó khăn nên NLĐ buộc phải chấp nhận bằng mọi giá, mọi điềukiện, kể cả điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đe dọađến sức khỏe và tính mạng

* Lợi ích người lao động bị xem nhẹ tại tỉnh Hậu Giang

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều doanh nghiệp viphạm Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định

về đăng ký, đóng bảo hiểm; chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, bảo hiểm thấtnghiệp (BHTN) Trong khi đó, hàng tháng các đơn vị vẫn trừ vào lương vàtiền công của người lao động

Thống kê của BHXH tỉnh, tính đến ngày 31-12-2012, toàn tỉnh có hơn1.652 doanh nghiệp hoạt động, với trên 200.000 lao động Trong số này, chỉ

có 915 doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT và thực tế chỉ có 281 doanhnghiệp tham gia đóng, nộp bảo hiểm thường xuyên, số còn lại chỉ có đăng

ký cho có rồi trốn trách nhiệm, không tham gia bảo hiểm cho người laođộng

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng củangười lao động Bởi nếu họ bị thất nghiệp hay rủi ro bị tai nạn lao động thìxem như trắng tay, vì đơn vị sử dụng lao động không tham gia loại hình bảohiểm nào cho mình Vì sợ mất việc nên không ít lao động không dám lên

Ngày đăng: 15/03/2015, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w