Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
266,76 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI: “LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM” LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, đối thoại và thương lượng là thực sự cần thiết và luôn mang lại hiệu quả quan trọng đối với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, tìm hiểu về đề tài “Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng và thực tế ở Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và sâu hơn về những lợi ích mà đối thoại xã hội và thương lượng mang lại trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Từ đó sẽ có cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy đối thoại và thương lượng nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này. A – Những lý luận chung về đối thoại, thương lượng 1. Đối thoại xã hội 1.1. Khái niệm và vai trò của đối thoại xã hội 1.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức lao động quốc tế thì đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chính sách kinh tế xã hội. Như vậy, đối thoại xã hội là hoạt động tương tác của các đối tác xã hội nhằm thực hiện ba hoạt động cơ bản là trao đổi thông tin, tư vấn/tham khảo và thương lượng. - Trao đổi thông tin: diễn ra khi một bên đối tác công bố, thông báo, đưa ra những thông tin mới có liên quan, tác động đến các bên đối tác khác. Việc trao đổi thông tin nhằm mục đích để các bên đối tác biết được chủ trương, chính sách của người đưa ra thông tin và phối hợp thực hiện thông tin được tốt hơn. Trong trường hợp này, người quyết định là người đưa ra thông tin, người nhận tin chỉ thực hiện hoặc phối hợp thực hiện. Trao đổi thông tin có thể được thực hiện một chiều hoặc hai chiều, gián tiếp hoặc trực tiếp, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau như công văn, báo cáo…Đây là hoạt động đơn giản nhưng là nền tảng cho một cuộc đối thoại hiệu quả. - Tư vấn, tham khảo: là việc một bên đối tác tư vấn, tham khảo ý kiến của các bên đối tác khác trước khi đưa ra một quyết định có liên quan đến họ nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi quyết định. Hoạt động tư vấn tham khảo có thể diễn ra dưới hình thức: mời các bên đối tác tham gia vào các cuộc họp, cuộc hội thảo; hoặc thông qua các công văn tham khảo…Ở đây người cần tư vấn tham khảo vẫn là người đưa ra quyết định nhưng có sự xem xét, cân nhắc đến ý kiến của các bên liên quan, do đó đối thoại mang tính chiều sâu. - Thương lượng: là một dạng của đối thoại xã hội nhằm đạt được thỏa thuận dẫn tới những cam kết của các bên liên quan. Đây là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa và hạn chế việc xảy ra các tranh chấp lao động và đình công. 1.1.2. Vai trò Bằng việc tham khảo ý kiến của các bên đối tác, những vấn đề trong hệ thống luật pháp và chính sách sẽ được làm rõ. Thông qua đó, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và điều chỉnh, luật pháp và chính sách phù hợp hơn với tình hình hiện tại của nền kinh tế. Pháp luật, chính sách nếu được tham khảo ý kiến của các đối tác xã hội sẽ hài hòa lợi ích của các bên. - Đối thoại xã hội tạo điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực: Đối thoại xã hội giúp giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nó cũng làm cho môi trường làm việc thoải mái hơn, thân thiện hơn. Điều đó giúp người lao động không bị các sức ép đè nén, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện công việc; đồng thời tạo điều kiện cho họ cơ hội để cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc. Do đó, khả năng làm việc của họ có điều kiện phát triển. Cũng nhờ đối thoại, người sủ dụng lao động sẽ có điều kiện biết rõ hơn thực lực và tiềm năng của người lao động. Từ đó họ có thể có cách sắp xếp, bố trí nhằm khai thác tối đa nguồn nhân lực sẵn có trong doanh nghiệp. - Thay thế cách tiếp cận thù địch bằng cách tiếp cận mang tính hợp tác, giảm thiểu xung đột lợi ích và tăng cường tính ổn định xã hội: Thông qua đối thoại, người sử dụng lao động có thể biết và cùng người lao động giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quan hệ lao động. Từ đó họ sẽ cùng bàn bạc với nhau, thảo luận trên tinh thần hợp tác, tư vấn. Nó giúp họ tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra một giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận. Bên cạnh đó, đối thoại xã hội góp phần quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các mầm mống tranh chấp lao động và các vấn đề xã hội khác, góp phần tăng cường tính ổn định xã hội. - Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp: Thông qua đối thoại người lao động có thể nêu lên các quan điểm, ý kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Nó giúp tăng cường tính độc lập, sáng tạo, tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Do đó, nó góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Cách thức 1.2.1. Đối thoại trực tiếp Đây là việc các bên liên quan gặp mặt trực tiếp để trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến hoặc thương lượng các vấn đề phát sinh liên quan đến họ. Đối thoại trực tiếp có khả năng tạo ra tính đồng thuận cao giữa các đối tác và tạo ra sức ép giảm sự can thiệp của chính phủ. Đây là phương thức phổ biến, là hình thức giao tiếp công khai giúp ý kiến của các bên được quan tâm hơn, trở nên có ý nghĩa hơn. Nó tư vấn trực tiếp cho bên ra quyết định. Đó cũng là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng ở doanh nghiệp. Đối thoại trực tiếp có thể thường xuyên hoặc bất thường. Đối thoại thường xuyên là đối thoại diễn ra định kỳ nhằm tập hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Kỳ đối thoại có thể hàng tuần, hàng tháng, hàng quý… Đối thoại bất thường sẽ được tổ chức để tìm ra các giải pháp kịp thời cho các sự việc phát sinh đột xuất. 1.2.2. Đối thoại gián tiếp Đây là việc các bên liên quan trao đổi thông tin, tư vấn hay thương lượng thông qua các văn bản, giấy tờ hoặc phương tiện khác mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Đối với các đối tác không có khả năng đối thoại trực tiếp thì đây là một phương thức hữu hiệu giúp họ thực hiện quyền được nêu ý kiến của mình. Tuy nhiên, muốn đối thoại gián tiếp có hiệu quả, bộ phận trả lời ý kiến phải hoạt động thật tốt. 2. Thương lượng 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí của thương lượng trong quan hệ lao động 2.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức lao động quốc tế, thương lượng là một quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau để thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung. 2.1.2. Đặc điểm • Đặc điểm: - Nội dung của thương lượng là vấn đề thường gây xung đột về lợi ích giữa các bên. - Mục đích của thương lượng là nhằm đạt đến một thỏa thuận về vấn đề hay gây ra xung đột. Thương lượng chính là cơ sở cho việc tìm kiếm sự cân bằng giữa các lợi ích trong xã hội - Các bên tham gia thương lượng chính là các đối tác của một mối quan hệ nhất định mà có những lợi ích chung, cũng như những lợi ích xung đột nhau, cần phải bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận để đạt đến sự thống nhất chung. - Kết quả của thương lượng có thể xảy ra ở 4 dạng là thắng - thua, thua - thắng, thua – thua và thắng – thắng. Trong đó cuộc thương lượng hiệu quả là thắng – thắng. • Nguyên tắc: Thương lượng hiệu quả luôn dựa trên một nguyên tắc “cho để mà nhận”, có nghĩa là, các bên xem xét những điều kiện hiện có của mình cũng như của đối tác, cân nhắc kết quả có thể đạt được trong tương lai, đảm bảo sự bình đẳng tương đối chấp nhận được giữa hai phía trong cùng một vấn đề. 2.1.3. Vị trí Thương lượng lao động tập thể là một trong những hình thức tương tác của quan hệ lao động và là một trong những phương thức cơ bản của đối thoại xã hội, là một công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động doanh nghiệp phát triển lành mạnh; đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ đó. 2.2. Các hình thức thương lượng 2.2.1. Theo mục đích - Thương lượng phòng ngừa tranh chấp - Thương lượng giải quyết tranh chấp 2.2.2. Theo cấp tiến hành - Thương lượng cấp doanh nghiệp - Thương lượng cấp ngành - Thương lượng cấp quốc gia B – LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 1. Các cách thức đối thoại trong doanh nghiệp hiện nay Đối thoại xã hội từ trước đến nay vẫn thường không được chú trọng trong các doanh nghiệp cũng như trong xã hội hay các tổ chức xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ hay thực hiện đối thoại xã hội dưới hình thức lấy ý kiến hay truyền đạt thông tin, nhưng cũng mới chỉ ở mức độ sơ đẳng nhất như thông báo qua về nội quy lao động, chính sánh lương, thưởng, hòm thư góp ý, thương lượng mức lương, điều kiện làm việc… Nhưng những việc đó hầu hết không hề mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp cũng như người lao động, hầu hết các doanh nghiệp không coi trọng việc thực hiện công tác đối thoại xã hội, coi nó không giúp ích gì cho việc làm ăn, kinh doanh của họ, chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích mà đối thoại xã hội mang lại cho họ. Việc thực hiện đối thoại xã hội ở nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, chẳng hạn như việc hòm thư góp ý, bất kì doanh nghiệp nào cũng thấy có một hòm thư góp ý, nhưng khi hỏi các công nhân rằng “anh /chị có bao giờ sử dụng đến hòm thư góp ý chưa?” thì nhận được câu trả lời là chưa, hoặc những cái lắc đầu, nhiều người khác thì kể, “ban đầu thấy có hòm thư góp ý, những bức xúc hay những vướng mắc mình cũng viết và cho vào hòm thư, nhưng cả năm trời có thấy ai giải quyết trả lời gì đâu, thế là chán, chẳng bao giờ mình dùng đến nữa”. Đó là những tâm sự rất thật của hầu hết các công nhân ở nhiều công ty khác nhau. Hầu hết các công ty đều có công đoàn, nhưng vai trò của công đoàn cũng không thực sự là đại diện cho quyền lợi của người lao động, thay người lao động đối thoại xã hội với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công nhân mà công đoàn cũng chỉ là tổ chức lập ra cho có, chỉ mang tính hình thức, có khi xảy ra tranh chấp, công đoàn cũng không phải là người đứng ra bênh vực quyền lợi cho người lao động. Những năm gần đây, khi mà lực lượng lao động ngày càng tiến bộ hơn, việc đối thoại xã hội cũng đã được quan tâm thực hiện hơn, nhưng vẫn chưa được thực hiện rộng rãi và chưa phát huy được vai trò của nó trong quan hệ lao động. Nhiều công ty cũng có hình thức truyền đạt thông tin thông qua hệ thống bảng tin hay loa phát thanh, bước đầu cũng đã mang lại một số hiệu quả nhất định, người công nhân cũng biết đôi chút đến các thông tin mà người sử dụng lao động muốn cung cấp cho họ, để tránh những hiểu lầm hay xung đột không đáng có giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt, công tác đối thoại xã hội được xã hội ngày càng quan tâm, được Đảng và Nhà nước chăm lo phát triển, nên bước đầu đã có những bước tiến mới. Năm 2012 là năm đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý tháng 5 hằng năm là "Tháng Công nhân". Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tổ chức công đoàn nói chung và giai cấp công nhân lao động nói riêng. Một trong những mục đích của "Tháng công nhân" là làm cho cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn nâng cao ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén, vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những diễn biến của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động "Tháng Công nhân" năm 2012 sâu rộng trong đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động, tạo đợt cao trào của phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn. Các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động hiệu quả, thiết thực, đáp ứng được các mục tiêu là chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc tổ chức "Tháng công nhân" tại cơ sở, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử dân tộc. Công đoàn tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu, đối thoại của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động với đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động; hiến kế nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn, nắm bắt tâm tư, tình cảm của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Các hoạt động thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động bị tai nạn lao động nặng được tổ chức. Các cấp công đoàn đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1-5 và 19-5, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở; bình chọn cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu; giới thiệu công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp Ngày 20 - 5, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh (LĐLĐ) phối hợp với Trung tâm Hội nhập và phát triển (CDI) tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa công nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp Yên Phong với các bên liên quan. Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh, Công đoàn các Khu công nghiệp, các ban, ngành huyện Yên Phong, đại diện các doanh nghiệp và hơn 70 công nhân lao động. Tại buổi đối thoại, công nhân lao động đã nêu những thắc mắc và trực tiếp đề xuất các ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các quy định về Hợp đồng lao động, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, tăng giá phòng trọ, điện, nước sinh hoạt…Đại diện doanh nghiệp và các ngành liên quan lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải đáp những thắc mắc theo thẩm quyền của mình. Qua buổi đối thoại trực tiếp nhằm hỗ trợ công nhân lao động nhập cư tại Khu công nghiệp Yên Phong tăng khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, đưa ra các giải pháp hỗ trợ công nhân lao động nâng cao năng lực thực hiện quyền và các vấn đề an sinh xã hội tại nơi làm việc và sinh sống, thúc đẩy mối quan hệ giữa người lao động với chủ doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Các hoạt động đối thoại xã hội ngày nay càng ngày càng được phát triển, các ông chủ doanh nghiệp đã dần hiểu rõ rằng, việc đối thoại xã hội với người lao động, làm người lao động hiểu mình và mình hiểu người lao động, đó là một cách tốt để xây dựng một công ty vững mạnh. Việc thực hiện thương lượng về lương , thưởng và các điều kiện lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng đúng nghĩa và thực chất hơn rất nhiều, vì vị thế của người lao động ngày nay cũng được nâng lên gần như ngang bằng với người sử dụng lao động, họ cũng đã có quyền được thương lượng thực sự với người sử dụng lao động về mức lương mà họ có thể nhận được khi vào làm việc cho doanh nghiệp, không còn mang tính chất là người lép vế quá nhiều trước người sử dụng lao động nữa. Khi các doanh nghiệp đã nhận ra được lợi ích to lớn mà đối thoại xã hội nói chung và thương lượng nói riêng mang lại cho họ, họ đã và đang chú tâm xây dựng công tác đối thoại xã hội trong doanh nghiệp mình thật tốt, ngày càng có nhiều công ty như thế, đối thoại xã hội không chỉ được quan tâm chỉ ở cấp cơ sở mà còn được cấp ngành và cấp nhà nước hết sức quan tâm và thực hiện. Chính vì vậy mà công tác đối thoại xã hội ngày càng phát huy được vai trò của nó trong quan hệ lao động ngày nay. Sau đây là một số cách thức đối thoại được sử dụng trong doanh nghiệp hiện nay: 1.1. Đối thoại, thương lượng trực tiếp Xây dựng cơ chế đối thoại, hợp tác giữa công nhân với các bên liên quan nhằm hỗ trợ công nhân lao động nhập cư tăng khả năng tiếp cận các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi làm việc và sinh sống, từ đó thúc đẩy hiểu biết của công nhân cùng với sự cần thiết phối hợp với các bên liên quan, trong đó có đại diện doanh nghiệp giải quyết kịp thời bức xúc của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa Trong công ty TNHH Ever Win, cơ chế đối thoại được công ty rất chú trọng quan tâm, điều này đã tạo ra ảnh hưởng tích cực tới người lao động trong doanh nghiệp, nhiều công nhân (CN) bày tỏ sự hài lòng khi việc làm, thu nhập, đặc biệt là phúc lợi, luôn ổn định ở mức cao. Cơ chế đối thoại ở Ever Win đó là: 1.1.1. Lắng nghe và chia sẻ Giờ nghỉ trưa, từng tốp CN Ever Win vui vẻ kéo về nhà ăn. So với trước, bữa cơm trưa của CN được chăm chút hơn với nhiều rau xanh và thịt. Hệ thống nước uống cũng được sửa chữa, thay mới để bảo đảm sức khỏe CN. Để có được kết quả ấy, ban chấp hành Công đoàn (CĐ) cơ sở đã khảo sát tình hình giá cả, thu nhập, chi tiêu thực tế của CN để làm cơ sở đề xuất ban giám đốc cải thiện bữa ăn, chính sách tiền lương, phúc lợi. Những thông tin xác thực ấy cùng cách kiến giải có lý, có tình của CĐ cơ sở đã thuyết phục ban giám đốc. Nhờ đó, CN được hưởng thêm nhiều khoản phụ cấp cao hơn luật như: tiền ăn sáng (100.000 đồng/tháng), tiền nhà trọ (200.000 đồng/tháng), chưa kể bữa ăn giữa ca cũng được cải thiện. Từ kinh nghiệm trong việc thương lượng, ông Đinh Văn Giai, chủ tịch CĐ công ty, tiết lộ: “Để có cơ sở thuyết phục ban giám đốc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhằm nắm chắc tâm tư, nguyện vọng CN. Những đề xuất hợp lý đều được DN hiểu và ủng hộ”. CĐ cơ sở Công ty Tích Hanh (quận Bình Tân-TPHCM) cũng có cách làm bài bản như vậy, nhờ đó đã giúp công ty giữ ổn định lực lượng lao động. Bà Phan Thị Minh Thu, chủ tịch CĐ công ty, cho biết: “CN chỉ an tâm gắn bó với DN khi công việc, thu nhập ổn định. Tham gia cùng DN hoàn thiện chính sách đãi ngộ CN cũng là cách ổn định quan hệ lao động”. Những lần kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại công ty, nhiều thành viên đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân đánh giá rất cao chính sách đãi ngộ nơi đây. Các khoản trợ cấp nhà trọ, phụ cấp tay nghề, phụ cấp trách nhiệm (thấp nhất 50.000 đồng, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng) được CĐ thuyết phục ban giám đốc đưa vào thỏa ước lao động tập thể. Theo bà Huỳnh Thị Cẩm Lan, giám đốc công ty, sự lắng nghe và chia sẻ của DN giúp CN an tâm, gắn bó hơn với nơi làm việc. 1.1.2. Hiểu nhau hơn qua đối thoại Tại hội thảo về tiền lương mới đây ở TPHCM, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhìn nhận: “Tranh chấp chủ yếu xảy ra do DN ít quan tâm đến CN, chưa coi Công Đoàn là đối tác hợp tác. Nếu CN bức xúc, DN phải chủ động hợp tác với Công Đoàn để tháo gỡ, không nên thoái thác trách nhiệm, bởi điều đó chỉ khiến quan hệ lao động thêm phức tạp”. [...]... động của tổ chức Công Đoàn • Hoàn thiện bộ máy quản lý lao động các cấp KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu về đề tài Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng và thực tế ở Việt Nam chúng ta đã hiểu hơn về vai trò và mức độ quan trọng mà đối thoại xã hội, thương lượng mang lại Từ đó đã có được những giải pháp cần thiết để đối thoại và thương lượng ngày càng hiệu quả hơn nữa, góp phần xây dựng và. .. tại của nền kinh tế Pháp luật, chính sách nếu được tham khảo ý kiến của các đối tác xã hội sẽ hài hòa lợi ích của các bên Đối thoại xã hội còn làm tăng tính ổn định của xã hội Thực tế nhận thấy, đối thoại xã hội đã tạo cho Chính phủ diễn đàn để xây dựng sự nhất trí về các vấn đề đang tranh cãi, là nơi để các đối tác xã hội trao đổi thông tin và quan điểm,…đóng góp vào các chính sách của Chính phủ Qua. .. thể tham khảo các ý kiến này trước khi đưa ra quyết định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi quyết định Thông qua đó, quyền lợi của các đối tác xã hội được bảo vệ, đặc biệt là quyền được nói Bằng việc tham khảo ý kiến của các bên đối tác, những vấn đề trong hệ thống luật pháp và chính sách sẽ được làm rõ Thông qua đó, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và điều chỉnh, luật pháp và chính sách... pháp phù hợp được các bên chấp nhận - Thông qua đối thoại NLĐ có thể nêu lên các quan điểm, ý kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu quả hơn +) Thương lượng: - Giúp giải quyết xung đột của NLĐ làm giảm đi những căng thẳng giữa các bên và tăng cường tính hiệu quả, hợp tác trong công việc - Tăng sự tin cậy của NLĐ đối với bên tham gia thương lượng còn lại... nay ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn là ký kết thỏa ước lao động tập thể còn rất hình thức, không thông qua thương lượng, đàm phán, nội dung hầu hết là sao chép lại quy định của pháp luật Chính vì vậy, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đề nghị cần bổ sung vào dự án Bộ luật các quy định trong thương lượng tập thể mang tính định hướng và khuyến khích để các bên có cơ sở thỏa thuận, thương. .. khi Nhà nước tiến hành xây dựng các chính sách liên quan đến quan hệ lao động và điều chỉnh cách chính sách phù hợp với thực tế hơn Điều này góp phần làm ổn định xã hội hơn Sau đây là ví dụ thực tế về lợi ích mà đối thoại xã hội mang lại đối với Nhà nước: Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và Doanh nghiệp khu vực phía nam về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2012 Ngày 04/10/2012,... phát triển kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung 3 Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động đối thoại và thương lượng 3.1 Nâng cao hiệu quả của các hình thức đối thoại xã hội • Trao đổi thông tin: - Trao đổi thông tin được tiến hành trực tiếp: DN cần chú ý đối tượng nhận tin để trao - đổi thông tin cho phù hợp Trao đổi thông tin gián tiếp: DN nên chú trọng đầu tư vào phương tiện... và người sử dụng lao động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên, thông qua việc đối thoại xã hội sẽ làm nổi bật lên vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện và là cơ sở để đưa ra quyết định các vấn đề của lao động - Thông qua đối thoại các tổ chức đại diện sẽ là chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi cần thiết và hợp pháp để bảo vệ các. .. tục hải quan điện tử…Đa số các câu hỏi của các doanh nghiệp đã được các chuyên gia của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan trả lời đầy đủ và chính xác theo đúng các quy định hiện hành Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao những ý kiến đóng góp tại buổi đối thoại của doanh nghiệp và khẳng định những vướng mắc của doanh nghiệp về thuế và hải quan sẽ được tổng hợp và trả lời... vượt qua những khó khăn hiện nay Đồng chí cũng mong muốn Bộ tài chính sẽ giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng những vướng mắc của doanh nghiệp Có thể nói, hai cuộc Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp về thuế và hải quan tại phía Bắc và phía Nam đã thành công tốt đẹp Với những kết quả đạt được từ các cuộc đối thoại này, các doanh nghiệp sẽ nắm vững và thực hiện tốt hơn các chính sách về thuế và hải quan . “LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, đối thoại và thương lượng là thực sự cần thiết và luôn mang lại hiệu quả quan. nghiệp - Thương lượng cấp ngành - Thương lượng cấp quốc gia B – LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 1. Các cách thức đối thoại trong doanh nghiệp hiện nay Đối. quan trọng đối với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, tìm hiểu về đề tài Lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng và thực tế ở Việt Nam sẽ giúp