1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lợi ích của các bên thông qua đối thoại, thương lượng. thực tế tồn tại ở các doanh nghiệp việt nam

16 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Giới thiệu tổng quát đối thoại xã hội trong quan hệ lao động 1.1.1.1 Khái niệm Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là trao đổi t

Trang 1

LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG THỰC TẾ TỒN TẠI CÁC HÌNH THỨC NÀY Ở CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM

Trang 2

CHƯƠNG I LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG 1.1 Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.1 Giới thiệu tổng quát đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

1.1.1.1 Khái niệm

Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham khảo ý kiến hay đơn giản chỉ là trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, đại điện người sử dụng lao động và đại diện người lao động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan tới chính sách kinh tế xã hội.

Bên cạnh ba bên đối thoại chủ yếu là đại diện của chính phủ, đại diện người sử dụng lao động và người đại diện lao động, tùy thuộc vào vấn đề, các chủ thể khác có thể được mời tham gia vào đối thoại xã hội Đó là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và các nhóm tự nguyện.

Đối thoại xã hội xoay quanh các vấn đề mà các bên đối tác tham gia cùng quan tâm như chính sách tiền lương, tiền thưởng phụ cấp, chính sách bảo hiểm

xã hội, vấn đề điều kiện làm việc, nâng cao năng suất cạnh tranh của doanh nghiệp và các vấn đề khác.

.

1.1.1.2 Quy trình thực hiện đối thoại xã hội

Đàm phán

Đàm phán là một phần không thể thiếu của đối thoại Thỏa ước tập thể là cách thức đàm phán dẫn đến 1 thỏa thuận ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở doanh

nghiệp.

Tham vấn

Tham vấn giúp cho các bên hiểu quan điểm của nhau Phương thức tham vấn có

sự tham gia, tôn trọng và lắng nghe tiếng nói sẽ giúp xây dựng quan điểm chung

Trang 3

để đến được thỏa ước.

Chia sẻ thông tin

Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất của đối thoại hiệu quả Chia sẻ thông tin không hẳn phải là thảo luận hoặc là quyết định của một vấn đề Đây là quá trình cần thiết để các bên có thể ra quyết định Mục đích của đối thoại xã hội 1.1.1.3 Mục đích của đối thoại xã hội

Ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.

Nâng cao chất lượng và năng suất lao động

Giảm tình trạng công nhân vắng mặt không có lý do chính đáng và giảm tốc độ thay thế công nhân

Xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn.

Tăng mức độ hài lòng với công việc.

1.1.1.4 Vai trò của đối thoại xã hội

-Đối thoại xã hội tạo điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực :

+ Giúp giải tỏa các căng thẳng tron quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động

+ Môi trường làm việc thoải mái hơn, thân thiện hơn

+ Giúp người lao động không bị các sức ép đè nén, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện công việc Đồng thời tạo điều kiện cho họ cơ hội

để cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc

-Thay thế các tiếp cận thù địch bằng cách tiếp cận mang tính hợp tác, giảm

thiểu xung đột lợi ích và tăng cường tính ổn định xã hội :

+ Người sử dụng lao động có thể biết và cùng người lao động giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh các xung đột này.

Trang 4

+ Giúp họ tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra một giải pháp phù hợp được các bên chấp nhận

+ Góp phần quan trọng trong việc phát hiện và sử lý các mầm mống tranh chấp lao động và các vấn đề xã hội khác, góp phần tăng cường tính ổn định xã hội -Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp :

+ Thông qua đối thoại người lao động có thể nêu lên các quan điểm, ý kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp và thao tác làm việc theo hương thuận lợi hơn, hiệu quả hơn

+ Tăng cường tính độc lập, sáng tạo, tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

trong doanh nghiệp

+ Góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.5 Các hình thức đối thoại xã hội

-Đối thoại trực tiếp

-Đối thoại gián tiếp

1.1.1.6 Phân loại đối thoại xã hội

-Đối thoại xã hội cấp quốc gia

-Đối thoại xã hội cấp ngành

-Đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp

1.1.2 Lợi ích của các bên thông qua đối thoại.

1.1.2.1 Đối với người lao động.

Đối thoại xã hội giúp giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động Điều đó giúp người lao động không bị các sức

Trang 5

ép đè nén, làm họ cảm thấy thoải mái trong lúc làm việc nhờ đó mà hiệu quả công việc cao hơn.

Những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan được xử lý kịp thời Những mâu thuẫn về lợi ích cùng được giải quyết nhất là những bất đồng về tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp,… được đảm bảo bảo giúp người lao động an tâm làm việc.

Người lao động có thể nêu ra quan điểm, ý kiến cải tiến kỹ thuật và thao tác làm việc theo hướng thuận lợi hơn, hiệu quả hơn

1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động biết được khả năng thực hiện công việc của người lao động để từ đó họ có cách sắp xếp, bố trí giao việc phù hợp nhằm khai thác tối

đa nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp

Thông qua đối thoại người sử dụng lao động và người lao động có thể biết

và cùng nhau giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh Cùng thảo luận trên tinh thần hợp tác tiến tới sự nhất trí giữa các bên.

Giúp tăng cường tính độc lập sáng tạo, tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Từ đó giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.3 Đối với nhà nước.

Góp phần xây dựng, điều chỉnh chính sách, tạo hành lang pháp lý cho quan

hệ lao động: Đối thoại góp phần giải quyết các chính sách mang tính vĩ mô giữa các bên tham gia Tạo lập diễn đàn cho chính phủ để xây dựng sự nhất trí về các vấn đề đang gây tranh cãi Qua đó chính phủ có thể tham khảo ý kiến của cá bên liên quan trước khi đưa ra quyết định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi.

Trang 6

Phát triển tính ổn định xã hội: Đối thoại xã hội giúp giải quyết các tranh chấp lao động giữa các bên liên quan Tạo bầu không khí hòa bình cho người lao động và người sử dụng lao động.

1.2 Thương lượng trong quan hệ lao động.

1.2.1 Giới thiệu tổng quát về thương lượng trong quan hệ lao động

1.2.1.1 Khái niệm.

Thương lượng là một quá trình trong đó có hai hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau để thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung.

1.2.1.2 Đặc điểm

- Nội dung của thương lượng là vấn đề thường gây ra xung đột về lợi ích giữa các bên

- Mục đích của thương lượng là nhằm đạt đến một thỏa thuận về vấn đề hay giải quyết xung đột.

- Các bên tham gia thương lượng chính là đối tác của một mối quan hệ nhất định mà có những lợi ích chung, cũng như lợi ích xung đột nhau, cần phải bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận để đạt tới sự thống nhất chung

- Kết quả của thương lượng có thể xảy ra ở 4 dạng: thắng – thua, thua - thắng, thắng – thắng, thua – thua

- Nguyên tắc của thương lượng dựa trên một nguyên tắc “cho để mà nhận”

1.2.1.3 Các hình thức thương lượng trong quan hệ lao động

- Hình thức thương lương phân theo mục đích

+ Thương lượng phòng ngừa tranh chấp +Thương lượng giải quyết tranh chấp

Trang 7

- Hình thức thương lượng phân theo cấp tiến hành

+ Thương lượng cấp doanh nghiệp + Thương lượng cấp ngành

+Thương lượng cấp quốc gia

1.2.2 Lợi ích của thương lượng trong quan hệ lao động.

1.2.2.1 Đối với người lao động.

Thương lượng tốt sẽ đem lại những lợi ích cho người lao động về tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc, phúc lợi cùng những điều kiện làm việc khác.

Tránh những bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ chủ lao động và người lao động.

1.2.2.2 Đối với người sử dụng lao động.

Thương lượng thành công sẽ có lợi cho cả hai bên chủ thể khi đó người lao động thỏa mãn mong muốn của mình từ đó có thêm động lực làm việc tích cực hơn giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thương lượng là công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động trong doanh nghiệp phát triển lành mạnh; đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong điều kiện đó.

Trang 8

Chương 2: THỰC TẾ TỒN TẠI CÁC HÌNH THỨC NÀY Ở CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Thực trạng đối thoại, thương lượng trong QHLĐ ở Việt Nạm hiện nay 2.1.1 Hình thức đối thoại, thương lượng ở Việt Nam nói chung hiện nay.

Tại Việt Nam hiện nay, hình thức đối thoại thương lượng được chú trọng không chỉ trong doanh nghiệp nói chung mà ở ngoài doanh nghiệp cũng như cấp cao hơn Bởi thông qua những hoạt động này, mỗi bên có thể nhận biết được nhu cầu, mong muốn của bên còn lại và cùng nhau trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất Một số hình thức đối thoại sử dụng trong doanh nghiệp như Hội nghị người lao động cấp công ty, gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn với ban giám đốc, gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa quản lý và NLĐ, thương lượng ký TƯLĐTT, thương lượng

ký HĐLĐ Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đối thoại cấp ngành về các vấn đề xoay quanh quan hệ lao động.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp những hình thức này còn chưa thực hiện tốt, bằng chứng là những vụ đình công xảy ra, hai bên đã không hài hòa được lợi ích của nhau dẫn đến tranh chấp.

Sáu tháng đầu năm 2011 đã có 220 vụ đình công diễn ra, lớn hơn tổng số

vụ đình công của cả năm 2009 tới 4 vụ và bằng 1/2 số vụ đình công của cả năm

2010 Thực tế diễn biến của các vụ đình công cho thấy, quan hệ lao động ở nhiều doanh nghiệp khá phức tạp Có tới 70% số vụ đình công, bãi công xảy ra ở doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da giày, may mặc Nguyên nhân của các vụ tranh chấp lao động và đình công này đều bắt nguồn từ chế độ lương thưởng của người lao động Hai bên chủ thể đã không thể hài hòa được lợi ích của nhau, đã không rõ

Trang 9

ràng trong việc thương lương về thỏa ước lao động cũng như hợp đồng lao động.

Theo Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Tiền công, Bộ LĐ-TB & XH, điều quan trọng

là cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hài hòa mối quan hệ lao động, lao động cần nâng cao kỹ năng thương thảo Nhà nước hỗ trợ người lao động bằng cách cung cấp thông tin thị trường lao động, để người lao động có cơ sở thương lượng về mức lương của mình.

2.1.2 Hình thức đối thoại, thương lượng tại Công ty May Việt Tiến.

a Giới thiệu Công ty may Việt Tiến.

Tiền thân công ty một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” Tháng 5/1977 công ty được Bộ Công Nghiệp chấp nhận đổi tên thành Công ty may Việt Tiến.

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc các loại, kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, kinh doanh thiết bị linh kiện phụ tùng ngành may, thiết bị điện, âm thanh ánh sáng và dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu.

2.1.3 Hình thức đối thoại, thương lượng tại Công ty May Việt Tiến.

Đối thoại, thương lượng trong doanh nghiệp.

Hiện tại, Công ty may Việt Tiến đang áp dụng các hình thức đối thoại sau: Hội nghị NLĐ cấp công ty, gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn với ban giám đốc, gặp

gỡ trao đổi trực tiếp giữa quản lý và NLĐ, thương lượng ký TƯLĐTT, thương lượng ký HĐLĐ

- Đại hội công nhân viên chức: Là hoạt động thường niên, tổ chức vào quý cuối cùng của năm Tham gia hội nghị có tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, đại diện các nhà đầu tư và đối tác, trưởng của các bộ phận trong khối văn phòng,

Trang 10

nhà quản lý, BCH công đoàn cơ sở Trong quá trình diễn ra đại hội, hai bên bàn bạc, thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề như:

+ Các biện pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tổ chức phong trào thi đua, thực hiện các chế độ chính sách, các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập đời sống của công nhân.

+ Cùng tham gia sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công nhân như: quy chế trả lương, trả thưởng, quy chế khen thưởng, kỷ luật, phúc lợi của công ty…

+ Xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong TƯLĐTT, HĐLĐ.

+ Trực tiếp nói lên tâm tư, nguyện vọng của tập thể công nhân về các nội dung trong HĐLĐ: tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…

+ Giới thiệu các nhân có thành tích xuất sắc tham gia vào BCH công đoàn cơ sở, vào ban lãnh đạo của công ty.

- Gặp gỡ định kì giữa công đoàn và BGĐ: Vào thời gian qua đại diện BCH công đoàn cơ sở đã trực tiếp tham gia đối thoại với ban giám đốc về việc tăng lương cho công nhân do đồng tiền bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao, mức lương cũ không đủ để bù đắp những chi phí sinh hoạt Nhận được phản ánh từ phía công đoàn, ban giám đốc xem xét và tiến hành điều tra thực tế, thống kê lại thu nhập và mức sống tối thiểu của công nhân Qua quá trình điều tra, nhận thấy, mức lương cũ là khó có thể đảm bảo sức khỏe cho công nhân, gia đình, ban giám đốc đã đồng ý nâng mức lương cơ bản từ 1,8 triệu đồng lên 2,1 triệu đồng Quyết định này đã nhận được sự đồng tình của đại đa số công nhân, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo niềm tin sự gắn bó của công nhân với công ty.

- Thương lượng và kí kết TƯLĐTT và HĐLĐ: Theo thống kê về mức độ hiểu biết của công nhân về TƯLĐTT như sau:

Trang 11

Nghe và biết rất rõ Nghe và biết sơ qua Chưa nghe và chưa biết

- Mức độ hiểu biết của NLĐ về TƯLĐTT còn rất hẹp, đây là những con số đáng báo động về tình hình sử dụng TƯLĐTT trong công ty cùng sự yếu kém trong truyền thông tới NLĐ Một số các điều khoản về HĐLĐ tuy chưa hợp lý như: Tăng ca quá nhiều, mức phụ cấp, trợ cấp thấp,… nhưng NLĐ vẫn ký do: Không biết làm thế nào để thay đổi được các điều khoản, vì cần đi làm ngay để có thêm thu nhập, vì thấy những công nhân khác ký nên cũng ký theo.

- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa quản lý và NLĐ: Vấn đề được NLĐ và công ty bàn bạc nhiều nhất là thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Mức độ đề cập đến vấn đề này trong những lần gặp gỡ trao đổi là 89,41% Nguyên nhân là do đặc trưng của công ty là doanh nghiệp sản xuất, luôn muốn công nhân tăng ca để theo đuổi mục tiêu sản lượng Nội dung đối thoại khó nhất trong QHLĐ đó là vấn

đề tiền lương nhưng tại công ty thì có tới 87,21% trong các lần trao đổi đề cập đến vấn đề tiền lương Bởi vấn đề thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của công nhân trong những doanh nghiệp sản xuất như may mặc.

- Hòm thư góp ý: Được bố trí tại cửa phòng nhân sự, căng tin, lối vào nhà máy Thông tin thu được trong hòm thư góp ý bao gồm: Ý kiến góp ý về cách quản lý thiếu lịch sự, tôn trọng của một người quản lý nào đó, chất lượng về cơ

sở vật chất và kỹ thuật của công ty, tố giác những sai trái của cá nhân nào đó, quan điểm cá nhân về nội quy, quy định, chính sách đãi ngộ cùng một số giải pháp hoàn thiện dưới góc độ nhìn nhận của công nhân Tất cả các ý kiến này đều được xem xét và phân loại xử lý theo mức độ cần thiết.

- Bản tin nội bộ: Được bố trí khá đầy đủ trong công ty Bảng tin nội bộ của công ty gồm 2 loại: Bảng tin nhân sự, bảng tin công đoàn Bảng tin công đoàn được bố trí ngay cạnh bảng tin nhân sự, đặt trước dây chuyền sản xuất Bảng tin

Trang 12

nhân sự dùng để niêm yết các vấn đề như: Thông báo tuyển dụng, quyết định điều chuyển nhân viên, điều kiện làm việc, các phản hồi góp ý từ hòm thư…Bảng tin công đoàn niêm yết các thông tin liên quan tới các đoàn viên: Danh sách đoàn viên mới được kết nạp, các chương trình văn hóa văn nghệ cấp công ty, hoạt động thể thao của công ty sắp được tổ chức…

Đối thoại, thương lượng cấp ngành.

Tập đoàn Dệt may cho biết, hiện nay bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, Eu thì ở các thị trường mới như Pakistan, Angola, Canada, Panama, Hàn Quốc… hàng dệt may Việt Nam đã có mặt và được các nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn Việc xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng dệt may sang thị trường các nước giúp kim ngạch xuất khẩu tăng cao Tập đoàn dệt may đang cố gắng để có thể nâng mức lương cho công nhân trong ngành cùng những điều kiện làm việc tốt hơn đồng thời trang bị những thiết bị phục vụ sản xuất để đáp ứng yêu cầu đặt hàng.

Theo công đoàn Dệt May Việt Nam, các công đoàn cơ sở trong năm 2012

đã chăm lo tốt đời sống cho CNVCLĐ, nhất là trong các ngày lễ, Tết Các cấp công

đoàn cùng ban lãnh đạo công ty trong ngành đã đối thoại cùng nhau và đẩy mạnh hoạt động chăm sóc công nhân khó khăn, không có điều kiện về quê ăn Tết hằng năm Sự sẻ chia kịp thời ấy giúp công nhân nghèo ấm lòng trong dịp Tết đến.

Việc chăm lo Tết cho công nhân nghèo không chỉ là trách nhiệm của các cấp công đoàn, sự quan tâm của lãnh đạo công ty, mà chính những người lao động cũng sẵn lòng san sẻ với đồng nghiệp Công nhân cùng lãnh đạo công ty đã trao đổi và cùng nhau xây dựng quỹ vì công nhân nghèo Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH May Nam Thiên (Tổng Công ty May Việt Tiến), cho biết tập thể

Ngày đăng: 25/12/2014, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w