1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ

78 1.2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, lắp đặt các sản phẩm công nghiệp, buôn bán tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá, sản xuất lắp ráp và sửa chữa thiết bị cơ điện công nghiệp, quạt công nghiệp. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sản xuất mở rộng. công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sau một thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần phải được nâng cao. Do đó, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng qua đó có thể tìm ra những phương hướng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệp đứng vững trên cơ chế thị trường

Trang 1

1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Nội dung của tài chính doanh nghiệp 5

1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.3.1 Khái niệm về phân tích tài chính: 6

1.3.2 Mục tiêu của việc phân tích tài chính 6

1.3.3 Vai trò của phân tích tài chính đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp 7

1.4 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: 7

1.4.1.Thông tin nội bộ doanh nghiệp 7

1.4.2 Bảng cân đối kế toán 8

1.4.2 Thông tin bên ngoài chủ thể 9

1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.5.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng Cân đối kế toán 10

1.5.2.Phân tích các tỷ lệ tài chính 11

1.5.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 19

1.6 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 19

1.6.1 Phương pháp so sánh 20

1.6.2 Phương pháp tỷ số 20

1.6.3 Phương pháp phân tích Dupont 21

1.7 Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính 22

1.7.1 Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh qua phân tích bảng cân đối kế toán 22

1.7.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báocáo kết quả sản xuất kinh doanh 24

Trang 2

1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính trong

doanh nghiệp 26

1.8.1 Nhân tố bên ngoài 26

1.8.2 Nhân tố bên trong 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT NGỮ 31

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ ViệtNgữ 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mạivà Dịch Vụ Việt Ngữ 31

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 32

2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của côngty 33

2.3 Đặc điểm về tình hình tài chính doanh nghiệp 35

2.3.1 Đặc điểm về vốn của doanh nghiệp 35

2.3.2 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp 36

2.4 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại ViệtNgữ 37

2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty 38

2.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số tài chính 50

2.4.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 66

2.5 Nhận xét chung về tình hình tài chính tại công ty 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MAIVIỆT NGỮ 69

3.1 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tàichính tại Công ty TNHH Thương Mại Việt Ngữ 69

3.2 Kiến nghị: 71

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng: không có nền kinh tế nào vận hành được nếu không cótiền Điều đó là vì tiền tệ là nền tảng cho tất cả các hoạt động tài chính và làcông cụ căn bản của các hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp bởi vậy,hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản củahoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các quan hệkinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và được biểu hiện dướihình thái tiền tệ.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cungứng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợinhuận hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến mọihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sảnxuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng Điều này đã đặtra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi kịp thời với những thay đổinền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển của doanh nghiệp bởi vậychủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tàichính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệuquả Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúngtiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lạitổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng cácnguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanhđược tiến hành sản xuất liên tục và có lợi nhuận cao Do đó, để đáp ứng mộtphần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hànhđịnh kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thong qua cácbáo cáo tài chính Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế củahoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnhhưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiếnhoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Như vậy, phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tinquan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn

Trang 4

có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong hoạt động sản xuấtkinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển củadoanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương laigần việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lýcủa chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ là đơn vị có nhiềunăm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, lắp đặt các sản phẩm công nghiệp,buôn bán tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửihàng hoá, sản xuất lắp ráp và sửa chữa thiết bị cơ điện công nghiệp, quạt côngnghiệp Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay công ty luôn làm tròn nghĩa vụnộp ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sảnxuất mở rộng công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ tổ quốc.

Sau một thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinhdoanh ở công ty cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần phải đượcnâng cao Do đó, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọngqua đó có thể tìm ra những phương hướng và đề xuất biện pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệpđứng vững trên cơ chế thị trường.

Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tàichính với mong muốn được kết hợp giữa kiến thức từ việc học tập, những kinhnghiệm bổ ích được tiếp thu qua đợt thực tập tại công ty, cùng với sự hướng dẫntận tình của giáo viên hướng dẫn Cô: Nguyễn Thị Hiền và các anh chị trong

phòng tài chính – kế toán của công ty, em đã lựa chọn chuyên đề: "Phân tích tình

hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ "

Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương chính sau:Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt NgữChương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mạivà Dịch Vụ Việt Ngữ

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý tại công ty.

Trang 5

- Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạttới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạolập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hoá của quỹ tiền tệ thuộc hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

a Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động củadoanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục

Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thưởng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạnvà dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư pháttriển của doanh nghiệp Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanhnghiệp càng khó khăn và không triển khai được Do vậy, việc đảm bảo chocác hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụthuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.

b Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:

- Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh

Trang 6

giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính.

- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp đượccơ hội kinh doanh

- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thểgiảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanhnghiệp.

- Sử dụng đòn bầy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chínhhợp lý là yếu tố gia tăng đang kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

- Huy động tối đa số vốn hiện có và hoạt động kinh doanh có thể tránhđược thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vaytừ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp

c Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vẫnđộng , chuyển hoá hình thái của vốn tiền tệ.

Trong nền kinh tế của thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngàycàng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp Bới nhữnglẽ sau:

- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cảcác hoạt động của doanh nghiệp.`

- Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệpngày càng lớn Mặt khác, thị trường tài chính phát triển nhanh chóng, cáccông cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng Chính vìvậy quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư ảnh hưởng ngày cànglớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với cácnhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanhnghiệp

Trang 7

1.2 Nội dung của tài chính doanh nghiệp

a.Lựa chọn và quyết định đầu tư

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàiquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới v.v Để đi đếnquyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặtvề kinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tài chình phải xem xét cáckhoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư mang lại hay nói cáchkhác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư đểđánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính.

b Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời,đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tàichính doanh nghiệp phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạtđộng của doanh nghiệp ở trong kỳ ( bao gốm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn ).Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ vàcó lợi cho các hoạt động của doanh nghiêp Để đi đến quyết định lựa chọnhình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trênnhiều mặt như: Kết cầu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huyđộng vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn v.v

c.Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoảnthu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứđọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàngvà các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinhtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

d.Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanhnghiệp

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử

Trang 8

dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao độngtrong doanh nghiệp.

e.Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu,chi tiền tệ hàng ngày,các báo cáo tài chính,tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Mặt khác,cần định kỳ tiến hành phân tích tình hìnhtài chính của doanh nghiệp.

f Thực hiện kế hoạch hoá tài chính

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính.Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêucủa doanh nghiệp.

1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm về phân tích tài chính:

Phân tích tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tìnhhình doanh nghiệp.Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giádược khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp,thấy rõnhững điểm manh,yếu và những tiềm năng của doanh nghiệp.

1.3.2 Mục tiêu của việc phân tích tài chính

- Đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh,từ đó đưa ra cácdự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp.

- Phân tích tài chính nhằm kiểm soát các mặt hoạt động của doanhnghiệp.Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý thích ứng để thực hiện cácmục tiêu của doanh nghiệp.

Đối với người ngoài doanh nghiệp như những người cho vay và các nhàđầu tư.v.v…thì thông qua việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng thanhtoán,khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đểcó quyết định về cho vay,thu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp.

Trang 9

1.3.3 Vai trò của phân tích tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

- Phân tích tài chính doanh nghiệp xem xét mức độ hiệu quả trong hoạtđộng của doanh nghiệp và xác định nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả,góp phần cùng doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống khókhăn về tài chính Đây cũng là một yêu cầu đối với doanh nghiệp để nâng caokhả năng cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp, góp phần xác định chính xác hơn thị giá của doanhnghiệp trong các hoạt động đầu tư tài chính và định hướng phát triển củadoanh nghiệp trong tương lai toàn bộ hệ thống.

- Phân tích tài chính doanh nghiệp xác định khả năng thanh toán củadoanh nghiệp làm cơ sở để các bạn hàng của doanh nghiệp và các cơ quanquản lý Nhà nước kiểm soát được năng lực tài chính và khả năng kinh doanhthực tế của doanh nghiệp, góp phần bảo đảm tính an toàn trong kinh doanh.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp có thể xâydựng kế hoạch tài chính và trên cơ sở đánh giá tương quan rủi ro, lợi nhuận vàvị trí của doanh nghiệp trong các kế hoạch.Phân tích tài chính doanh nghiệpthu thập thông tin về tài chính khác,quyết định chính sách của doanh nghiệpnhư chính sách huy động vốn,chính sách cơ cấu tài chính,.v.v….

1.4 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọinguồn thông tin gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoàidoanh nghiệp Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa rađược những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng Tuy nhiên, tùy theo yêucầu nghiên cứu và khả năng mà nhà phân tích phải lựa chọn thông tin cầnthiết cho công việc của mình.

1.4.1.Thông tin nội bộ doanh nghiệp

Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, cóthể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồnTrong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn

Trang 10

thông tin gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài doanhnghiệp Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra đượcnhững nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng Tuy nhiên, tùy theo yêu cầunghiên cứu và khả năng mà nhà phân tích phải lựa chọn thông tin cần thiếtcho công việc của mình.

1.4.2 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổngquát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách đánh giá: Tài sản vànguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Bảng cân đối kế toánlà bức ảnh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm Bảng cân đối kế toánđược lập theo nguyên tắc cân đối:

Tổng tài sản =Tổng nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phântích nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh,khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và các triển vọng kinh tế,tài chính của doanh nghiệp.

1.4.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tập hợp thông tin rất quan trọng đốivới hoạt động phân tích tài chính Báo cáo này cho biết sự dịch chuyển củatiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phépdoanh nghiệp dự tính được khả năng hoạt động của mình trong tương lai Báocáo thu nhập cũng giúp cho các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiềnthực nhập quỹ khi bán hàng hoá và dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và sốtiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cóthể xác định được kết quả kinh doanh trong năm : lãi hay lỗ.

Báo cáo gồm ba phần : - Phần I : Báo cáo lỗ lãi

- Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước ( thuếvà các khoản phải nộp khác).

- Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn

Trang 11

1.4.2.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những câu hỏi có liên quanđến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiềncủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiền tệlưu chuyển (outflow- inflow) và các khoản coi như tiền – những khoản đầu tưngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổithành một khoản tiền biết trước, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi vềlãi suất Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổnghợp thành ba nhóm : Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyểntiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và theophương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết vớinhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong các báo cáo này hoặc trực tiếp, gián tiếplàm ảnh hưởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáotài chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưuchuyển tiền tệ kết hợp với bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm trabảng cân đối kỳ này Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệpcác nhà phân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhậnbiết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp với mụctiêu phân tích của họ Có thể nói, thông tin kinh tế là những thông tin nền tảngnhất cho người nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phân tích tài chính củadoanh nghiệp.

1.4.2 Thông tin bên ngoài chủ thể

- Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển củacông nghệ góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, góp phần làm thayđổi trong quản lý doanh nghiệp dẫn tới các quyết định tài chính cũng phảithay đổi theo.

- Là chủ thể được tự do kinh doanh bình đẳng nhưng doanh nghiệp

Trang 12

luôn là đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước Mọi hoạt động củadoanh nghiệp bị điều tiết và chi phối bởi cơ chế quản lý tài chính, hệ thốngluật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Một sự thay đổi nhỏ về chính sách, chuẩn mực đềucó thể dẫn đến quyết định tài chính là đúng đắn hay sai lầm.

- Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường rủi ro, rủi ro tài chính luôn tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh nghiệp dự tínhmức rủi ro có thể chịu đựng được qua các quyết định tài chính để có biệnpháp phòng ngừa để mức độ an toàn là cao nhất vì rủi ro rất đa dạng và phứctạp có thể làm cho doanh nghiệp phá sản, giải thể.

- Doanh nghiệp với sức ép của thị trường cạnh tranh, những đòi hỏi vềchất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hóa, chất lượng dịch vụ ngàycàng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhữngthông tin nắm bắt thị hiếu của khách hàng để thay đổi chính sách sản phẩm,đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao.

- Doanh nghiệp phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốnsở hữu trong cơ cấu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kểtới hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.

- Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải luôn đặt các hoạtđộng của mình trong mối liên hệ chung của ngành Đặc điểm ngành kinhdoanh liên quan đến: tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng,cơ cấu sản xuất công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ (cơ cấu sản xuất nàycó tác động tới khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ phương tiền tiền tệ, )

1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.5.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng Cân đối kế

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ngoài việc so sánh số cuối kỳ vàsố đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng, còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từngloại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của

Trang 13

Đầu tiên, chuyển Bảng cân đối kế toán dưới dạng một phía theo hìnhthức chiều dọc Trên dòng, liệt kê toàn bộ tài sản và nguồn vốn đã được chuẩnhóa Trên cột ta xác định số đầu năm, số cuối kỳ theo lượng và tỷ trọng củatừng loại so với tổng số và có thêm cột so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về cảlượng và tỷ lệ % thay đổi Sau đó, tiến hành tính toán phân tích đánh giá thựctrạng về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhấtđịnh của ngành.

Để phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn cần lập Bảng phân tích như sau:Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Tổng cộng tài sản

A Nợ phải trả

B Nguồn vốn chủ sởhữu

Tổng cộng nguồn vốn

1.5.2.Phân tích các tỷ lệ tài chính

1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chínhgiữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanhtoán trong kỳ, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạnđược trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong mỗi giai đoạntương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

- Hệ số thanh toán ngắn hạnHệ số thanh toán ngắn hạn =

Hệ số này cho biết các khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Trong đó tàisản lưu động gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải

Trang 14

thu và hàng tồn kho Còn nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, các khoản phảitrả nhà cung cấp, thuế phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả khác Đây là chỉtiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm nhất trong công tác phân tích tàichính vì nó cho biết mức độ các khoản nợ của họ được trang trải bằng tài sảncó thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn củacác khoản nợ đó Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ đếnhạn của Doanh nghiệp càng lớn Tuy nhiên, nếu hệ số cao quá thì cũng làkhông tốt do:

 Các khoản phải thu quá lớn bao gồm các khoản nợ nần dây dưa, lòngvòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi Hay nói cáchkhác, Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

 Các khoản phải trả không có khả năng thanh toán Vốn bằng tiền dự trữ nhiều làm giảm khả năng sinh lời Hàng tồn kho bị ứ đọng không có khả năng tiêu thụ.

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng một thì Doanh nghiệp có đủ khả năngthanh toán nợ ngắn hạn Thông thường hệ số này xấp xỉ bằng 2 được đa sốcác chủ nợ chấp nhận.

- Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh =

Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sảnlưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, hệ số này cho biết khả nănghoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ -hàng tồn kho Thực tế cho thấy, hệ số này lớn hơn 1 là có thể chấp nhận đượcvì nó cho thấy nếu doanh nghiệp bán đi các tài sản tương đương tiền và thuhồi được các khoản phải thu thì có thể thanh toán được các khoản nợ ngắnhạn mà không cần phải bán đi hàng dự trữ Nếu hệ số này > 0,5 thì tình hìnhthanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì Doanh nghiệp có thể gặpkhó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hànghóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán.

- Hệ số thanh toán tức thời

Trang 15

Hệ số thanh toán tức thời =

Nợ đến hạn ở đây bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn(nợ phải trả) đến hạn trả tiền

Đây là hệ số thể hiện chính xác nhất khả năng thanh toán của doanhnghiệp vì nó loại bỏ tính không chắc chắn của các khoản phải thu cũng nhưkhả năng chuyển thành tiền chậm của dự trữ Nhìn vào hệ số này, người ta cóthể biết được toàn bộ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo trảngay lập tức là bao nhiêu Đối với doanh nghiệp khan hiếm tiền mặt thườngcó hệ số thấp Đó là các doanh nghiệp mà công tác quản lý dự trữ, tiêu thụ vàcác khoản phải thu chưa tốt dẫn đến tốc độ quay vòng vốn thấp Tuy nhiên,nếu hệ số trên quá cao cũng là điều không tốt vì tiền dự trữ quá nhiều sẽkhông sinh lãi Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm kiếm một tỷ lệ dự trữ tiềnmặt sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình để đồng tiền sinh lợinhiều nhất và tình trạng thanh toán an toàn nhất.

1.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn.

Nhóm chỉ tiêu này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữucủa doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với các doanh nghiệp,phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợvay của doanh nghiệp Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổngnguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là do chủ nợ gánhchịu Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệpvẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Ngoài ra, cáckhoản vay cũng tạo ra những khoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí đi vay là chiphí trước thuế.

- Hệ số nợ trên tổng tài sản Hệ số nợ trên tổng tài sản =

Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối vớicác chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường, các chủ nợ thích hệ số này vừaphải vì hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường

Trang 16

hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó, chủ sở hữu doanh nghiệp lạimuốn hệ số này cao vì họ muốn nắm quyền điều hành và kiểm soát, muốn lợinhuận gia tăng nhanh Hệ số này quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán.

- Hệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay Hệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay =

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàngnăm như thế nào Khi xem xét tình hình tài chính của một doanh nghiệp, khảnăng thanh toán về lãi vay có liên quan đến nguy cơ phá sản của doanhnghiệp đó Nếu một doanh nghiệp có hệ số nợ trên tổng tài sản cao, đồng thờihệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay thấp thì doanh nghiệp sẽ rất khókhăn trong việc tiếp tục vay nợ.

- Hệ số cơ cấu tài sản Hệ số cơ cấu tài sản =

Hệ số này phản ánh tỷ trọng của TSCĐ hoặc TSLĐ chiếm trong tổng tàisản của doanh nghiệp Hệ số này cho biết tính hợp lý trong việc đầu tư để từđó có kế hoạch điều chỉnh và cân đối các khoản mục cho phù hợp với mụctiêu kinh doanh của doanh nghiệp Nếu đầu tư vào tài sản cố định ở mức độvừa phải, doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn bẩy hoạt động, tăng lợinhuận trước thuế, nếu đầu tư quá ít thì cũng không tốt vì không đáp ứng đượccơ sở trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh, nếu đầu tư quá nhiều thì sẽkhông tốt sẽ khiến cho doanh nghiệp không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ dokhả năng thu hồi vốn chậm, nhất là đối với những tài sản cố định vô hình mứcđộ khấu hao nhanh.

1.5.2.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Các chỉ tiêu này được thiết lập dựa trên doanh thu và nhằm mục đích xácđịnh tốc độ quay của một số đại lượng cần thiết cho quản lý tài chính ngắnhạn Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cânbằng tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Vòng quay hàng tồn kho

Trang 17

Vòng quay hàng tồn kho =

Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.Số vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.Có thể hình dung, nếu chỉ số này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hìnhtiêu thụ và dự trữ Tỷ số này có giá trị cao sẽ ủng hộ lòng tin của khách hàngvào khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nếu tỷ số thấp sẽ cho thấy tìnhhình sản xuất kinh doanh trì trệ và kém năng động của doanh nghiệp đó.Nhưng cũng có thể doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi dựđoán trước giá sản phẩm sẽ tăng hoặc do có sự gián đoạn trong khâu cung cấpnguyên vật liệu cho sản xuất Bởi vậy khi so sánh cần có thêm những thôngtin về dự trữ nhằm đảm bảo tính chuẩn xác

- Vòng quay tiền Vòng quay tiền =

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanhnghiệp Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanhnghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngayđược hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hóa rẻ doanh nghiệp có thểdự trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền đượclưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi Thứ nhất, thiếu vốnđang phổ biến ở doanh nghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ động vốn,hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanhnghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và do chịu tácđộng của lạm phát, tiền sẽ bị mất giá Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòngquay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu trong một năm Tài sản cố định ở đây được xác định theo giátrị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Trang 18

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiều đồng doanh thu Hệ số này đã làm rõ khả năngtận dụng vốn triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tăng vòng quay này lên là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp đồng thời với khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trênthương trường.

- Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Trong đó:

Doanh thu bình quân ngày =

Chỉ tiêu này có giá trị cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bị chiếmdụng vốn, gây ứa đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trongthanh toán chậm (Thông thường 20 ngày là một chu kỳ thu tiền là chấp nhậnđược đương nhiên số ngày này còn phải xem xét gắn với giá vốn và chínhsách bán chịu của doanh nghiệp) Nhưng chính sách bán chịu của doanhnghiệp có thể tạo ra lợi nhuận bổ sung do việc hàng bán gia tăng Nếu chấpnhận tăng thời gian bán chịu thì đó là dấu hiệu xấu Ngược lại thời hạn thanhtoán nợ giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự cải thiện trong hệ thống quản lýbán hàng, có sự thay đổi trong chính sách bán chịu hay đã có các biện phápthu hồi nợ gắt gao hơn….

1.5.2.4 Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vìthế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phản ánh hiệu quả từnghoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánhtổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanhnghiệp Để đánh giá về hiệu quả kinh tế, họ đều có mục đích chung làm thếnào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất và khảnăng sinh lời nhiều nhất Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thể hiện quacác chỉ tiêu sau:

Trang 19

- Hệ số sinh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi doanh thu =

Đây là thước đo chỉ rõ năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong việctạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh Nó cho biết một đồng doanh thu cóbao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này có thể thay đổi do chi phí hoặc giá bánsản phẩm thay đổi Không phải lúc nào giá trị của nó cũng cao là tốt Nếu nócao do chi phí (giá thành phẩm) giảm thì tốt nhưng nếu cao tăng giá bán trongtrường hợp cạnh tranh thì chưa phải là tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận trongtương lai Chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệpvới nhau.

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được cácnhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tăng hệ số này cũng thuộc trong số các mục tiêu của hoạt động quảnlý tài chính doanh nghiệp Để có thể nâng cao tỷ lệ này ta phải xem xét cácnhân tố ảnh hưởng đến nó.

ROE = = x x

Như vậy, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhântố: Hệ số sinh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ trọng vốnchủ sở hữu trên tổng tài sản.

- Hệ số sinh lời tài sản (ROA)Hệ số sinh lời tài sản = hoặc Hệ số sinh lời tài sản =

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinhlời của một đồng vốn đầu tư Nó cho biết với mỗi đồng tài sản đầu tư thì sẽthu được bao nhiều đồng lãi trong một kỳ kinh doanh Tùy thuộc vào tìnhhình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người talựa chọn thu nhập trước thuế và lãi phải trả hoặc thu nhập sau thuế để so sánh

Trang 20

với Tổng tài sản Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh,người ta thường dùng chỉ tiêu hệ số sinh lời tài sản xác định bằng cách chialợi nhuận trước thuế và lãi phải trả cho tổng tài sản.

Tóm lại, trên đây là 4 nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản, khái quáttoàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu với ngành nào đã có hệ sốtrung bình ngành ta sẽ dễ dàng nhận biết được hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp có triển vọng hay kém hiệu quả Nhưng thực trạng ở nước tahiện nay chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tham chiếu nên ta sẽnhìn vào hoạt động của doanh nghiệp trong một chuỗi thời gian liên tục đểbiết được quá trình phát triển của doanh nghiệp Từ đó tìm ra nguyên nhânxác thực nhất, giải pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp thông qua đánh giá,nhận xét (chủ yếu thông qua so sánh giữa các năm với nhau) Để phấn đấu đạttới sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệpcó thể so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp mình với các chỉ tiêu của doanhnghiệp cùng ngành có tình hình tài chính lành mạnh được coi là chuẩn mực vàcố gắng phấn đấu đạt tới các giá trị trung bình của các chỉ tiêu đó.

1.5.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét sự thay đổi củacác nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Trong quá trình phân tích này những người phân tích tài chính cần phảixây dựng bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng này giúp cho việc xácđịnh rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn So sánh sựthay đổi các khoản mục trong một thời kỳ giữa hai thời điểm trong từng chỉtiêu của bảng cân đối kế toán Sự so sánh này sẽ cho thấy hai chỉ tiêu sử dụngvốn và nguồn vốn với nguyên tắc :

- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.- Tổng số tăng của cột sử dụng vốn và nguồn vốn luôn bằng nhau thể

Trang 21

hiện sự biến động về vốn của chu kỳ kinh doanh đó.

Bảng 1.2: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn

1 Sử dụng vốn………Cộng sử dụng vốn2 Nguồn vốn………Cộng nguồn vốn

1.6 Phương pháp phân tích tình hình tài chính.

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệbên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêutài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chọn một sốphương pháp cơ bản sau: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số.

1.6.1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh Để áp dụng được phương pháp so sánh thì phảiđảm bảo điều kiện là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tếthường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quantâm cả về không gian và thời gian Về thời gian, các chỉ tiêu được tính toántrong cùng một khoảng thời gian hoạch toán phải thống nhất trên cả ba mặtsau:

Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chi tiêuPhải cùng một phương pháp tính toán chi tiêu.

Phải cùng đơn vị tính.

Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô vàđiều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Trang 22

Kỹ thuật so sánh:

- So sánh bằng số tuyết đối: là kết quả giữa phép trừ giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiệnkhối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kếtcấu, mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

1.6.2 Phương pháp tỷ số.

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng đểphân tích Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêukhác Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụngngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ, nguồn thông tin kế toán và tàichính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn Đó là cơ sở để hình thànhnhững tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanhnghiệp hay một doanh nghiệp Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tíchlũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán bằng hàng loạt các tỷ số Phươngpháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu vàphân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuổi thời gian liêntục hoặc theo từng giai đoạn.

1.6.3 Phương pháp phân tích Dupont

Đây là một phương pháp phân tích tài chính mới và được áp dụng rấthiệu quả trong phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay Thực chất phươngpháp phân tích tài chính Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ lệ được tínhtoán theo phương pháp tỷ lệ Theo phương pháp này, một chỉ tiêu tổng hợp sẽđược tách thành nhiều tỷ số có quan hệ với nhau để xem xét tác động của cáctỷ số đó tới chỉ tiêu tổng hợp Phương pháp này giúp nhà phân tích đánh giátác động vòng quay toàn bộ vốn, doanh lợi tiêu thụ đến doanh lợi vốn chủ sởhữu Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình Dupont.

ROA = = x (1)

Nếu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

Trang 23

thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau và khi đó tổng tàisản = tổng nguồn vốn chủ sở hữu ROE là doanh lợi vốn chủ sở hữu hay hệ sốsinh lời vốn chủ sở hữu.

ROA = = = ROE (2)

Nếu Doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình thì ta cómối liên hệ giữa ROA và ROE.

ROE = = x x (3)Kết hợp (1) và (3)

ROE = ROA x = ROA x

Với Rd=( Nợ/ Tổng tài sản) là hệ số nợ và phương trình này gọi làphương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủsở hữu vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ Kết quảnày cho thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu:Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuậncàng cao và ngược lại nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì càng sử dụng nợ cànglàm tăng lỗ.

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp cho nhà phântích, phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của oanh nghiệp Nếu doanh lợivốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùngmột ngành thì dựa vào hệ thống chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupontnhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân Ngòai việc có thể được sử dụng đểso sánh các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể đượcdùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong cùng một thờikỳ và từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thế sẽ gặp phải.

Nhà phân tích biết sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tỷ số vàphương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tàichính doanh nghiệp

Tóm lại, có thể thấy rằng, trong kỹ thuật phân tích tài chính, thông quacác tỷ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của một doanh nghiệp, cũngnhư điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính doanh nghiệp cần phải hoàn

Trang 24

thiện thì phương pháp Dupont lại cho thấy các nguyên nhân của tình trạng tàichính đó Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, do vậy, khi tiến hànhphân tích tài chính, doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn phương pháp nào haykết hợp nhiều phương pháp để đưa ra một kết quả phân tích chính xác nhất.

1.7 Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính.

1.7.1 Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh qua phân tích bảng cân đối kế toán.

Mục đích của việc phân tích này cho thấy tình hình tài chính có sự lànhmạnh và ổn định hay không? tài sản cố định có được đảm bảo bằng nguồnvốn dài hạn không? nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có bị mất cân đối không?…

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có : tài sản lưuđộng và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn Để hình thành hailoại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốnngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trongkhoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:nợ ngắn hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác

Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạtđộng kinh doanh gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dàihạn…nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định,phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được hình thành tàisản lưu động Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định haygiữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn gọi là vốn lưu động thườngxuyên Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc mức độ của vốn lưuđộng thường xuyên Ta có công thức :

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản cố định Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nguồn vốn ngắn hạn- Khi vốn lưu động thường xuyên < 0 (nguồn vốn dài hạn < tài sản cốđịnh, tài sản lưu động < nguồn vốn ngắn hạn)

Trang 25

Điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cốđịnh doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắnhạn Tài sản lưu động không đủ nhu cầu đáp ứng thanh toán nợ ngắn hạn đếnhạn trả Cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng Khi đó giảipháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quymô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời hai giải pháp đó.

- Khi vốn lưu động thường xuyên > 0

Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định Khi đókhả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tài sản lưu động đủ khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là lành mạnh

- Khi vốn lưu động thường xuyên = 0

Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh toán cho tài sản cố định và tài sảnlưu động đủ để Doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn Vốn lưu độngthường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng Chỉ tiêu này cho biết hai điều :

+ Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn haykhông?

+ Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vữngchắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không?

Ngoài ra nhằm mục đích nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạtđông kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên (là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sảnlưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu) để phân tích:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu –Nợ ngắn hạn

- Nếu nhu cầu của vốn lưu động >0 tức là tồn kho và các khoản phảithu lớn hơn nợ ngắn hạn Việc sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơncác nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanhnghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch Giải pháptrong trường hợp này là : doanh nghiệp phải nhanh chóng giải phóng hàng tồn

Trang 26

kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng

- Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0 thì các nguồn vốn ngắnhạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanhnghiệp Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn dể tài trợ cho chu kỳkinh doanh

1.7.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trongBáo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽnhững đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động đểđưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếunhư trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động(sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn vàsử dụng vốn qua Báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáo tàichính này, các nhà phân tích có thể đánh giá những thay đổi về vốn lưu độngròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó cớ thể đánh giá những thay đổi về ngânquỹ của doanh nghiệp Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên hệ rấtchặt chẽ: Những thay đổi trên Bảng Cân đối kế toán được lập từ đầu kỳ vàcuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ Báo cáo Kết quả kinh doanhđược thể hiện trên Bảng tài trợ và liên quan mật thiết đến ngân quỹ của doanhnghiệp.

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, ngườita còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơntình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanhnghiệp Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều tỷ lệ rất có ý nghĩa vềhoạt động, cơ cấu vốn…, của Doanh nghiệp.

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý(không kể khấu hao và lãi vay)

Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu haoThu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Trang 27

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệpTrên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mứctăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời nhà phân tích cần so sánh cùng với các chỉtiêu cùng loại của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanhnghiệp

Các chỉ tiêu được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích kết quả kinhdoanh như sau:

Trang 28

Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh

LượngTỷ trọng LượngTỷ trọng LượngTỷ trọng1 Doanh thu thuần

2 Giá vốn hàng bán3 Lãi gộp

4 Chi

phí bán hàng vàquản lý

5 Lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh6 Lợi nhuận từ hoạtđộng tài chính

7 Lợi nhuận khác8 Tổng lợi nhuậntrước thuế

9 Thuế TNDN10 Lợi nhuận sauthuế

1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính trongdoanh nghiệp.

1.8.1 Nhân tố bên ngoài.

Chế độ kế toán ở Việt Nam là một trong những quy phạm pháp luật, làcông cụ quản lý của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp, trong đó quy định hệ thống kế toán phù hợp và thống nhấtgiữa các doanh nghiệp Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ kế toán sẽ tácđộng ngay tới báo cáo tài chính, làm thay đổi ý nghĩa phân tích của chúng Vìvậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật các thông tin để từ đócó thể cung cấp các số liệu đáng tin cậy, khi có công tác phân tích tài chính,đánh giá mới có ý nghĩa.

1.8.1.1.Môi trường luật pháp

Môi trường luật pháp có thể có những tác động đáng kể đến công tác

Trang 29

phân tích tài chính của doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp đềugắn kết với môi trường xung quanh, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với môi trườngpháp lý Doanh nghiệp được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ phápluật, tuân thủ các quy định, chính sách của Nhà nước Thông qua hệ thốngpháp lý, Nhà nước có thể điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp Vì vậy, hệthống pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ đócó ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính Những lỏng lẻo trong hànhlang luật pháp có thể tạo những điều kiện tiêu cực phát sinh trong quá trìnhphân tích như việc những cán bộ phân tích và lập dự án, Ban giám đốc… cấukết với nhau để tính toán sai các chỉ tiêu nhằm trục lợi Hệ thống pháp luậtnghiêm minh, công bằng, ổn định sẽ có tác động tích cực đến phân tích tàichính.

1.8.1.2 Sự can thiệp của các cơ quan quản lý

Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cũnglàm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích tài chính Để đảm bảo tínhchuẩn xác về mặt thông tin cũng như lựa chọn phương pháp phân tích và đưa ranhững đánh giá thì các nguyên tắc, điều lệ hạch toán giữa các doanh nghiệp cầnđược thống nhất và minh bạch Đây cũng là cơ sở cho việc đảm bảo một hệthống chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở tham chiếu cho quá trình phân tích.Trong trường hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa cao về ngành nghề hoạtđộng thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính là điều cần thiết, thểhiện rõ nét trong thuyết minh Báo cáo tài chính Có như vậy mới có thể tiếnhành so sánh ngành hay so với các doanh nghiệp khác.

1.8.1.3 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một yếu tố tác động đến côngtác phân tích tài chính Các tỷ số được tính toán chỉ có ý nghĩa phản ánh tìnhhình tài chính doanh nghiệp khi được so sánh với các tỷ số trung bình ngànhhoặc các tỷ số tương ứng của những năm trước để xác định vị thế của doanhnghiệp trong ngành hoặc đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp đang tốt lênhay xấu đi Những hạn chế của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành dẫn đến khó

Trang 30

khăn cho hoạt động phân tích tài chính Thiếu hệ thống chỉ tiêu trung bìnhngành, nhà phân tích khó có thể khẳng định một cách chính xác một chỉ tiêu tàichính là tốt hay xấu, do đó việc đưa ra nhận định về tình hình tài chính bị hạnchế, thiếu chính xác.

1.8.2 Nhân tố bên trong

1.8.2.1 Nhận thức về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Trình độ hiểu biết và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai tròquan trọng vào sự thành công của công tác phân tích tài chính Khi lãnh đạodoanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng, hữu ích của công tác phân tíchtài chính và sử dụng kết quả của công tác này để phục vụ cho việc ra quyếtđịnh tài chính thì lãnh đạo sẽ rất chú trọng đến công tác này Khi đó, lãnh đạodoanh nghiệp sẽ phân công chuyên trách về việc phân tích và kiểm tra tàichính trong nội bộ doanh nghiệp Bộ phận này sẽ được lãnh đạo bởi Giám đốcphụ trách tài chính hay trưởng phòng tài chính và bao gồm các nhân viên cótrình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về tài chính và phân tích tàichính Các nhân viên thực hiện công việc về tài chính và phân tích tài chínhtách rời với các nhân viên thực hiện các công việc về kế toán, do đó có sựchuyên môn hóa cao Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thiết lập các quyđịnh tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính.Tất cả điều đó sẽ nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính.

1.8.2.2 Nguồn nhân lực làm công tác phân tích tài chính doanh nghiệpNgười thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tớichất lượng phân tích tài chính Trước hết mục đích của nhà phân tích tài chínhkhi tiến hành phân tích sẽ định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết địnhquy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng như chi phí cho việc phântích Khả năng của nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin và tiến hành thu thậpnguồn thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính vìphân tích tài chính muốn hiệu quả phải dựa trên những thông tin đầy đủ chínhxác kịp thời và chi phí cho việc thu thập là nhỏ nhất Việc lựa chọn công cụphân tích cũng phụ thuộc vào người phân tích Kết quả phân tích tài chính

Trang 31

luôn mang dấu ấn cá nhân do vậy nhà phân tích có những đánh giá nhận xétriêng của mình về tình hình tài chính doanh nghiệp là điều không thể tránhkhỏi.

Nhà phân tích phải trung thực ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụcủa mình thì việc phân tích tài chính mới có hiệu quả cao.

1.8.2.3 Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính.

Để thực hiện công việc phân tích tài chính cần phải bao gồm các công việctừ khâu chuẩn bị kế hoạch, thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả Cáccông việc này muốn thực hiện tốt phải cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cácphòng ban trong một doanh nghiệp Mỗi phòng ban với chức năng nhiệm vụ củamình dưới sự phân công của trưởng phòng mỗi người đều có phần việc của mìnhđể hướng tới mục tiêu chung là tổ chức tốt công tác phân tích tài chính Nguồnthông tin được thu thập từ các phòng ban là kết quả nội bộ quan trọng trên cơ sởđược xử lý, chọn lọc bởi các nhà quản lý cấp cao được cung cấp cho quá trìnhphân tích tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính.

1.8.2.4 Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.

Thông tin là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích tàichính Để phân tích có hiệu quả thì thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời vàphù hợp với yêu cầu nghiên cứu.

Thông tin phải đầy đủ vì phân tích tài chính rất phức tạp, nhà phân tíchkhông thể chỉ sử dụng một loại thông tin nào mà phải nắm được tất cả các thôngtin nội bộ như thông tin kế toán, nhân lực, chương trình nghiên cứu phát triển,chính sách tín dụng thương mại, chương trình marketing…,

Thông tin phải chính xác vì quyết định trực tiếp đến độ tin cậy của kết quảphân tích tài chính

Thông tin phải kịp thời vì phân tích tài chính có hiệu quả là phải phản ánhkịp thời tình hình doanh nghiệp để từ đó có hướng điều chính hoạt động trongtương lại.

Thông tin phải phù hợp Thông tin có thể thu thập được rất nhiều nguồn,nhà phân tích phải lựa chọn nguồn thông tin phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

Trang 32

của mình và trong quá trình phân tích phải lựa chọn đúng những thông tin đểlàm sáng tỏ nội dung phân tích.

Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việcphân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiệnthông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp Do vậy làmthế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho côngtác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm.

1.8.2.5 Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính

Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì?làm như thế nào? Áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thựctrạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chínhtuỳ theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mớimang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.

1.8.2.6 Sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ.

Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại như máy tính, các phần mềmchuyên dụng, hoạt động phân tích tài chính trở nên nhanh chóng, chính xác và dễdàng hơn Đây chính là tác động trực tiếp của yếu tố công nghệ đến khả năng ápdụng các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp.

Công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp có thể lưu trữ một lượng thôngtin lớn trong từng giai đoạn và thông tin được sử dụng, khai thác một cách triệtđể Đặc biệt, với công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh, việc tính toán hàngloạt các chỉ tiêu tài chính, so sánh sự biến động giữa các thời điểm cả về số tuyệtđối và số tương đối được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

Do vậy, nếu một doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, trang bị các công nghệ tinhọc hiện đại sẽ khiến cho mọi quá trình từ thu thập đến phân tích, xử lý số liệuđều phải tiến hành thủ công thì hoạt động phân tích tài chính nói chung và việcáp dụng các phương pháp phân tích nói riêng sẽ kém hiệu quả.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Trang 33

TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT NGỮ

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Thương Mại và Dịch VụViệt Ngữ.

Tên công ty: Công ty TNHH THương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ.

Trụ sở chính: Số 46 – Ba La – Phú La – Hà Đông – Hà Nội,

Số đăng ký kinh doanh: 0500593171

Ngày đăng ký lần đầu: 26/9/2000

Nơi cấp đăng ký kinh doanh: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà

Trong quá trình hoạt động công ty đã từng bước phát triển và luôn thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước Là một doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, Công ty TNHH Thương Mại Việt Ngữ đã có một quá trình phát triểnkhông ngừng để tồn tại và khẳng định mình trên thị trường cung cấp thiết bịcho công trình giao thông, thủy lợi, môi trường……

 Ngành nghề kinh doanh của công ty

- Sản xuất, kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt và công nghiệp;

- Đầu tư và thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,giao thông, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nôngnghiệp, thủy lợi, thủy điện, đường dây và trạm biến áp các loại;

- Gia công, lắp dựng kết cấu thép và thiết bị kỹ thuật công trình;

Trang 34

- Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra chất lượngthiết bị, vật tư và thực hiện công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ phục vụchuyên ngành cấp thoát nước và môi trường;

- Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụtùng xây dựng và chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường;

- Tư vấn, đầu tư và kinh doanh nhà, bất động sản, cho thuê văn phòng;quản lý khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp, khu đôthị, khu nhà ở, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch và các dịchvụ khác;

- Sản xuất kinh doanh vật tư chuyên ngành cấp thoát nước;

- Làm đại lý cho các hãng sản xuất vật tư, thiết bị trong va ngoài nướcphục vụ sản xuất tiêu dùng;

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Phápluật.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

• Chức năng:

- Tìm kiếm thị trường đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.

- Không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng tốt yêu cầu của côngviệc.

- Phải giải quyết tốt việc huy động các nguồn lực để thực hiện côngviệc một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

- Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị,các doanh nghiệp liêndoanh liên kết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ công ty.

• Nhiệm vụ của công ty

- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lậpcông ty.

- Thực hiện việc phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và

Trang 35

tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của nhà nước, cónhiệm vụ đóng thuế đầy đủ theo quy đinh, công khai minh bạch tài chính.

- Tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật, đảm bảo đúng yêu cầu kỹthuật đối với các công trình.

2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh củacông ty.

Trong kinh doanh việc thống nhất về một hình thức kinh doanh là mộttiền đề cân thiết đối với mỗi doanh nghiệp nó giúp cho các phòng ban trongcông ty có thể nắm được quyền hạn và trách nhiệm của mình nhằm tạo ra sựkết hợp thống nhất từ trên xuống dưới quan điểm này đã được ban lãnh đạoCông ty TNHH Thương Mại Việt Ngữquán triệt và thực hiện một mô hình tổchức bộ máy của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng Có nghĩa là thựchiện chức năng, chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ một giám đốc.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phậncó mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạnnhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt thông suốt.

Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch theo phương hướng phát triểnsản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn trên cơ sở mục tiêu của Công ty vànhu cầu thị trường.

Công ty chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình Bảo toànvà phát triển nguồn vốn, tự bù đắp chi phí và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

Thực hiện phân phối theo lao động công bằng xã hội, từng bước nângcao đời sống vật chất tinh thần của người lao động.

Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất kinh doanh và môi trường Giữ gìn trậttự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, báo cáohạch toán theo đúng chế độ mà pháp luật Nhà nước quy định.

Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề sản xuấtvà tiêu thụ các sản phẩm của các công trình thủy lợi, giao thông, môi trườngđô thị, ……

Trang 36

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH ThươngMại Việt Ngữ

Chức năng, vai trò và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận.

Giám đốc: Là người đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành của công ty, là

người đại diện công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng vớiđối tác trên thị trường Đối với nội bộ giám đốc là người đưa ra mọi quyếtđịnh, trực tiếp chỉ huy cán bộ cấp dưới, chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhànước trong mọi hành vi hoạt động của công ty.

Phó giám đốc: Là người giúp việc cộng sự cho giám đốc trong quá trình

sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời phó giám đốc là người giám sátmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh kịp thời, chính xác, trung thực và lên BCTC, báo cáo thốngkê theo quy định Theo dõi chế độ BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kỹ thuật, vật tư

Tổ thi công công trình

Phòng kế hoạch, bán hàngPhòng kế toán

Tổ kiểm tra chất lượng

Tổ bảo hànhTổ tư vấn khách

hàng

Trang 37

Tham mưu với lãnh đạo trong công tác sử dụng công cụ tài chính nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Phòng kế hoạch và bán hàng: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản

xuất kinh doanh cho đơn vị và kế hoạch khai thác cần thiết ký kết các hợpđồng giao khoáng với khách hàng, tiến hành phân tích đánh giá tình hình sảnxuất cũng như thị trường để có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cũng nhưmở tộng thị trường.

Phòng kỹ thuật và vật tư: Có nhiệm vụ kiểm kê chất lượng sản phẩm

nhập kho và lượng xuất nhập nguyên vật liệu trong kho sau khi đã kiểm địnhchất lượng.

Tổ thi công công trình: Có nhiệm vụ đến thực hiện những công trình

mà khách hàng yêu cầu

Tổ kiểm tra chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra chất công trình cũng

như nguyên vật liệu nhập kho.

Tổ bảo hành: Có nhiệm vụ bảo hành những hỏng hóc hư hại mà do lỗi

kỹ thuật của công ty.

Tổ tư vấn khách hàng: Có nhiệm vụ tư vấn cho khách hành về mẫu mã

sản phẩm cũng như các dịch vụ mà công ty cung cấp.

2.3 Đặc điểm về tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.3.1 Đặc điểm về vốn của doanh nghiệp.

Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đơn vị:đồng

I.Tổng tài sản41.498.832.29672.514.588.52731.015.756.2311.TSLĐ và ĐTNH19.473.605.39749.953.560.49430.479.955.0972.TSCĐ và đầu tư dài hạn 22.025.226.89922.561.028.033535.801.134II Nguồn vốn41.498.832.29672.514.588.52731.015.756.2311.Nợ phải trả24.473.017.52354.337.999.84629.864.982.323

Trang 38

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy nguồn vốn khôngngừng tăng lên trong những năm gần đây Vào thời điểm 31/12/2011 tổngnguồn vốn của công ty là 72.514.588.527 đồng, cũng vào thời điểm đó năm2010 tổng nguồn vốn của công ty là 41.498.832.296 đồng, tăng31.015.756.231 đồng điều này cho thấy công ty đã thành công trong việc huyđộng vốn để sản xuất kinh doanh của công ty Về cơ cấu tàisản thì phần tài sản lưu động luôn chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng tàisản,nó cũng tăng lên so với năm trước là 30.479.955.097 đồng.

2.3.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Tổng quát một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanhcủa công ty qua các năm.

Về lợi nhuận sau thuế: năm 2010 là 1.513.990.132 đồng, năm 2006 là3.057.000.000 đồng, năm 2011 là 2.305.066.435 đồng,

Trong các năm qua tình hình nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đốivới Nhà nước thể hiện sau: năm 2010 là 539.754.649 đồng, năm 2011 là522.466.492 đồng.

Đi đôi với sản xuất kinh doan công ty cũng luôn quan tâm đến đời sốngcủa cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Thu nhập của người lao độngcũng tăng lên qua từng năm.

Trang 39

2.4 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương MạiViệt Ngữ

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty qua 2 năm 2010,2011.

(ĐVT: Đồng)

Năm2011TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN100 19.473.605.39749.953.560.494I.Tiền và các khoản tương đương tiền110 8.150.964.3154.446.095.750

2.Các khoản tương đương tiền112

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn1203.150.630.492

2.Dự phòng giảm giá đằu tư ngắn han 129

III.Các khoản phải thu130 6.238.747.82118.874.261.905

1.Phải thu của khách hang131 3.128.747.82115.325.305.9522.Trả trước cho người bán132 3.110.000.0003.538.577.370

II.Tài sản cố định220 19.957.849.84320.653.364.677

1.Tài sản cố định hữu hình221 19.957.849.84319.062.482.471

- Giá trị hao mòn lũy kế223 (1.546.329.340) (3.628.889.490)

III.Bất động sản đầu tư240 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

V.Tài sản dài hạn khác260 2.067.377.0561.907.663.356

1.Chi phí trả trước dài hạn261 2.067.377.056 1.907.663.356

TỔNG CỘNG TÀI SẢN270 41.498.832.29672.514.588.527NGUỒN VỐN

A.NỢ PHẢI TRẢ300 24.473.017.52354.337.999.846I.Nợ ngắn hạn310 17.766.461.66648.431.443.989

1.Vay và nợ ngắn hạn311 1.600.000.000 5.275.532.2502.Phải trả cho người bán312 12.020.676.43025.712.771.370

Ngày đăng: 15/03/2015, 09:41

Xem thêm: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Việt Ngữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1.5.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng Cân đối kế toán

    Để phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn cần lập Bảng phân tích như sau:

    Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

    1.5.2.Phân tích các tỷ lệ tài chính

    Bảng 1.2: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn

    1.6.3. Phương pháp phân tích Dupont

    Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh

    1.8.2. Nhân tố bên trong

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w