1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác xây dựng dự án của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa

44 349 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 98,19 KB

Nội dung

Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng Tham Mưu – Bộ Quốc Phòng, từ đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những bấ

Trang 1

1.Tên đề tài khóa luận tốt nghiệp

- Hoàn thiện công tác xây dựng dự án của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa

- GVHD: ThS.Vũ Thị Như Quỳnh - Bộ môn khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

- Sinh viên thực hiện: Hà Mạnh Hùng - Lớp: K46A5

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa kiến thức về dự án và công tác xây dựng dự án Phân tích và đánhgiá tình hình công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa Đề xuấtgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Thanh Hóa

3 Nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác xây dựng dự án

Chương 2: Đánh giá và phân tích thực trạng công tác xây dựng dự án tại công tyTNHH Toyota Thanh Hóa

Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công

ty TNHH Toyota Thanh Hóa

Trang 2

Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài của mình em xin chân thành cảm ơntới:

Thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh và nhà trường đã tạo điều kiện cho em có

cơ hội cọ sát với thực tế và hiểu hơn về chuyên môn của mình

Ban giám đốc công ty, các cô, chú, anh chị cán bộ công nhân viên công ty TNHHToyota Thanh Hóa đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hiểu rõ hơn nhữngkhó khăn trong công tác xây dựng dự án

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới ThS Vũ Thị Như Quỳnh, người đã tận

tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu để hoàn thành tốt đề tàicủa mình.Tuy nhiên, vì trình độ hiểu biết và thời gian có hạn, chắc chắn sẽ khôngtránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót Chính vì vậy, em mong nhận được sự đánhgiá quan tâm và những lời phê bình, đóng góp chân thành của các thầy cô giáo vànhững người quan tâm đến đề tài này nhằm góp phần làm cho nội dung đề tài hoànthiện hơn

Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm2014

Sinh viên

Hà Mạnh Hùng

Trang 3

TÓM LƯỢC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4

5.2 Các phương pháp phân tích dữ liệu 5

6 Kết cấu bài 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ ÁN 6

1.1 Các khái niệm có liên quan 6

1.1.1 Khái niệm dự án 6

1.1.2 Khái niệm quản trị dự án 6

1.1.3 Khái niệm xây dựng dự án 6

1.2 Các nội dung của xây dựng dự án 6

1.2.1 Các nội dung của dự án kinh doanh 6

1.2.1.1 Phương án sản phẩm, thị trường, hoạt động marketing 6

1.2.1.2 Phương án công nghệ và kỹ thuật của dự án kinh doanh 8

1.2.1.3 Phương án tài chính của dự án 9

1.2.1.4 Tổ chức quản trị dự án 11

1.2.1.5 Quản trị rủi ro dự án 11

1.2.1.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 13

1.2.2 Quy trình xây dựng dự án 14

1.2.2.1 Chuẩn bị xây dựng dự án 14

Trang 4

1.2.2.3 Trình duyệt dự án 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 17

1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

1.3.1.1 Nguồn lực tài chính 17

1.3.1.1 Nguồn nhân lực 17

1.3.1.2 Điều kiện kỹ thuật, công nghệ, máy móc 18

1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18

1.3.2.1 Môi trường kinh doanh 18

1.3.2.2 Nghành nghề kinh doanh 19

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH TOYOTA THANH HÓA 20

2.1 Khái quát về doanh nghiệp 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa20 2.1.1.1 Thông tin chung của doanh nghiệp 20

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 20

2.1.2 Chức năng,nhiệm vụ của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 21

2.1.4 Nghành nghề và môi trường kinh doanh 22

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 22

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 23

2.2.1 Các nội dung của dự án kinh doanh 23

2.2.1.1 Phương án sản phẩm, thị trường sản phẩm, hoạt động marketing 23

2.2.1.2 Phương án công nghệ và kỹ thuật của dự án kinh doanh 25

2.2.1.3 Phương án tài chính của dự án 25

2.2.1.4 Tổ chức quản trị dự án 27

2.2.1.5 Quản trị rủi ro dự án 28

2.2.1.6 Hiệu quả kinh - tế xã hội của dự án 29

2.2.2 Quy trình xây dựng dự án tại công ty 29

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 30

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 31

Trang 5

2.3.2.2 Nguyên nhân 32 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH TOYOTA THANH HÓA 33 3.1 Phương hướng hoạt động của TNHH Toyota Thanh Hóa trong giai đoạn 2014

- 2016 33 3.1.1 Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2016 33 3.1.2 Định hướng trong công tác xây dựng dự án tại công ty 33 3.2 Quan điểm để hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 34 3.3 Các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 34

KẾT LUẬN 35DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa 21

Bảng 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 - 2013

ĐVT:VNĐ 22

Bảng 2.2: Các dòng xe kinh doanh của dự án 24

Bảng 2.3:Dự kiến doanh thu và chi phí từ hoạt động kinh doanh xe của dự án 26

Bảng 2.4: Dự kiến doanh thu từ kinh doanh phụ tùng của dự án: 27

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trên đà phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa Cũng như nhiềunước khác, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường và hoàn thiện cơ cấu mở cửa theocam kết khi gia nhập WTO Các doanh nghiệp nước ta có cơ hội thuận tiện và côngbằng khi phát triển trên thị trường thế giới Tuy nhiên nó cũng tạo ra không ít các khókhăn cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm một vị trí vững chắc cho mình trên thị trường

Vì vậy, các chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp phải chính xác, hợp lí và hiệuquả Một trong những yếu tố góp phần cho sự phát triển doanh nghiệp là công tác xâydựng dự án phải được thực hiện tốt

Trong phạm vi một doanh nghiệp, công tác quản trị dự án có vai trò quan trọng

Nó quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, công tác xây dựng dự án tốt

sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng vàphát triển thêm các dự án khác giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình trên thịtrường Vì vậy muốn có vị trí trên thị trường doanh nghiệp phải nghiên cứu, đầu tư,thực hiện tốt các dự án của mình để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngcũng như sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế

Nhìn chung thì công tác xây dựng dự án ở công ty TNHH Toyota Thanh Hóachưa được quan tâm đúng mức Vấn đề hoàn thiện công tác xây dựng dự án là rất cầnthiết, nó giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trênthị trường Xây dựng dự án tốt còn giúp công ty thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tăng thịphần, mở rộng quy mô, quảng bá thương hiệu, tăng lợi nhuận đồng thời tăng cườnglòng tin đối với khách hàng Đó là lý do em chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện côngtác xây dựng dự án của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu và thu thập trên sách báo, interner, thư viện về một số công trìnhnghiên cứu có liên quan đến đề tài có thể kể ra như sau:

- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại công ty tưvấn - xây dựng công trình văn hóa và đô thị” của Nguyễn Trần Thanh, năm 2006,trường đại học Thương Mại

Trang 8

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng công tác xâydựng dự án đầu tư tại công ty tư vấn – xây dựng công trình văn hóa đô thị, qua đó thấyđược thành tích và hạn chế của công tác xây dựng dự án tại công ty Từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại công ty.

- Luận văn “Hoàn thiện công tác xây dựng dự án ứng dụng thương mại điện tửtại công ty TNHH sông hồng 2 trong lĩnh vực khách sạn du lịch” của Nguyễn VănĐoàn, năm 2009, trường đại học Thương Mại

Luận văn đã đánh giá tổng quan thực trạng công tác xây dựng dự án ứng dụngthương mại điện tử tại công ty TNHH Sông Hồng 2, từ đó chỉ ra những thành tựu đạtđược cũng như những hạn chế về công tác xây dựng dự án Qua đó đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện và phương hướng phát triển công tác xây dựng dự án tại công ty

- Luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần dịch vụ cơ điệnlạnh công trình TSC” của Đặng Thị Ngọc Anh, năm 2012, trường đại học ThươngMại

Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổphần dịch vụ cơ điện lạnh công trình TSC, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm vànhược điểm của dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện côngtác lập dự án tại công ty

- Luận văn “Hoàn thiện hện thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong BộTổng tham mưu – Bộ Quốc phòng” của Nguyễn Mạnh Hà, năm 2012, trường đại họcQuốc Gia Hà Nội

Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động quản lý các dự án đầu

tư xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng Tham Mưu – Bộ Quốc Phòng, từ đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những bất cập trong công tác quản lý, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng Tham Mưu - Bộ Quốc Phòng

Như vậy: những công trình nghiên cứu các năm trước đã cho thấy cái nhìn cơ

bản về những lý luận liên quan đến việc xây dựng dự án Từ đó tìm ra những tồn tại của vấn đề nghiên cứu đề từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp

Trang 9

3 Mục đích nghiên cứu

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài “hoàn thiện công tác xây dựng dự

án của công ty TNHH Toyota Thanh Hóa”, hiện chưa có đề tài về hoàn thiện công tácxây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa Vì vậy, mục đích nghiêncứu đề tài là:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu làm cơ

sở khoa học để phân tích thực trạng

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án tại công ty TNHHToyota Thanh Hóa trong thời gian từ 2013 – 2015, nhằm làm rõ những vấn đề tồn tại

và nguyên nhân tồn tại những vấn đề đó

- Đưa ra một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácxây dựng dự án tại công ty TNHH Toyota Thanh Hóa trong thời gian tới

2013 – 2015, trong đó lấy năm 2013 là năm phân tích

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp thu thập dữ liệuchưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thểnghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê

Mục đích: Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm thu thập và

phân tích thông tin liên quan đến công tác xây dựng dự án của công ty, đáp ứng tốt yêucầu nghiên cứu bổ sung những thông tin còn thiếu của nghiên cứu thứ cấp Trong quátrình nghiên cứu em đã thực hiện một số phương pháp sau:

- Phương pháp bảng câu hỏi

+ Bước 1: Lập phiếu điều tra Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câuhỏi bám sát vào các vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể là các vấn đề phát sinh trong côngtác xây dựng dự án

Trang 10

+ Bước 2: Phát phiếu điều tra Công việc này được tiến hành dựa trên mẫu điềutra Số lượng phiếu điều tra được phát ra 10 phiếu, được phát tập trung cho đối tượngnhân viên tham gia dự án của doanh nghiệp.

+ Bước 3: Thu lại phiếu điều tra Sau khi đã phát phiếu điều tra, hẹn rõ thời gianthu lại phiếu, phiếu điều tra thu lại có nội dung như phiếu ban đầu phát ra và nội dungtrong phiếu đã được trả lời

+ Bước 4: Xử lý phiếu điều tra Sau khi đã thu nhận các phiếu điều tra thì tiếnhành tổng hợp và đánh giá các vấn đề trong phiếu điều tra

- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp có thể thu thập thông tin mộtcách tương đối chính xác bởi hiệu quả của phương pháp này là có thể biết được thái độhay cũng như cử chỉ của đối tượng điều tra

Mục đích : Phỏng vấn nhằm bổ xung các thông tin trong phiếu điều tra còn chưa

rõ và phỏng vấn các phòng ban khác trong công ty để có cái nhìn sát nhất về công tácxây dựng dự án

Phương pháp phỏng vấn được tiến hành qua 4 bước:

+ Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn

+ Bước 2: Xác định đối tượng phỏng vấn: là các cán bộ quản lý cấp cao trongdoanh nghiệp, câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức, hiểu biết, quan điểm của họ về côngtác xây dựng dự án

+ Bước 3: Ghi chép trả lời Có nhiều phương pháp để ghi chép những câu trả lờitrong quá trình phỏng vấn, các phương pháp tác giả áp dụng là ghi âm, tốc ký ngắngọn những ý mà người được phỏng vấn nói

+ Bước 4: Phân tích và nhận xét Sau khi ghi chép phỏng vấn xong, tác giả tiếnhành phân tích tổng hợp những câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, làm cơ sở đểphân tích kết quả điều tra

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Cách thức tiến hành: đến phòng kế toán tìm hiểu các báo cáo kết quả kinh doanhcủa ba năm gần đây về hoạt động kinh doanh dự án Đến phòng kinh doanh thu thậptài liệu về danh sách các dự án, tình hình hoạt động của dự án cũng như hoạt độngkinh doanh của công ty, bên cạnh đó tìm hiểu hoạt động dự án của các đối thủ cạnhtranh

Trang 11

Mục đích: Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm thu thập

số liệu, dữ liệu từ các phòng, ban của công ty phục vụ cho việc tìm hiểu, đánh giá thựctrạng công tác xây dựng dự án của công ty Phương pháp này có ưu điểm là chi phíthấp, dựa trên các số liệu thu thập được mà các nhà quản trị có cách nhìn nhận để phântích và làm cơ sở cho việc lập mục tiêu xây dựng dự án của công ty

5.2 Các phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê: Các số liệu thu thập được cần phải có sự chọn lọc, thống

kê theo các chỉ tiêu nhằm phục vụ các phần khác nhau trong luận văn

Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí…củacác năm 2011, 2012, 2013 để so sánh số liệu giữa các năm bao gồm so sánh tương đối

và tuyệt đối

Phương pháp phân tích kinh tế: để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự ánđầu tư đối với nền kinh tế quốc dân thì em dựa trên các tiêu chí, chính sách của nhànước trong thời kỳ đó Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cũng là cơ sở để các cơ quan

có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư vào dự án hay không, hoặc có chínhsách hỗ trợ nhằm khuyến khích thực hiện dự án

Phương pháp phân tích tài chính: Xác định các số liệu liên quan đến nguồn vốncũng như chi phí sử dụng Từ đó xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án

6 Kết cấu bài

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác xây dựng dự án

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án tại công tyTNHH Toyota Thanh Hóa

Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng dự án tạicông ty TNHH Toyota Thanh Hóa

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

DỰ ÁN 1.1 Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm dự án

Về hình thức: Dự án là một tập hồ sơ, tài liệu, trong đó trình bày một cách chitiết và hệ thống các hoạt động với các nguồn lực và chi phí theo một kế hoạch nhằmthực hiện mục tiêu xác định trong một thời gian ấn định

1.1.2 Khái niệm quản trị dự án

Quản trị dự án là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc xác định

dự án, phân tích và lập dự án, triển khai dự án, nghiệm thu và tổng kết dự án nhằm đápứng một mục tiêu riêng biệt và qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanhnghiệp

1.1.3 Khái niệm xây dựng dự án

Xây dựng dự án là một trong những nội dung đầu tiên của hoạt động quản trị dự

án, đây là nền tảng và là cơ sở để có thể triển khai các bước tiếp theo Nội dung phảixác định một cách đầy đủ, chi tiết, có căn cứ lý luận, thực tiễn và pháp lý, làm chỗ dựacho việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn và phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền.Đồng thời, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư của các chủ đầu tư, hạn chế nhữngrủi ro, nguy cơ trong quá trình triển khai thực hiện

1.2 Các nội dung của xây dựng dự án

1.2.1 Các nội dung của dự án kinh doanh

1.2.1.1 Phương án sản phẩm, thị trường, hoạt động marketing

Phương án sản phẩm, dịch vụ của dự án kinh doanh

- Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của dự án (đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ hay kinhdoanh sản phẩm duy nhất, sản phẩm chủ yếu và thứ yếu, các thang sản phẩm…)

Trang 13

- Các tính năng, đặc điểm, quy cách, hình thức, chất lượng, mẫu mã… của mỗisản phẩm, dịch vụ.

- Xác định đối tượng phục vụ của dự án cho từng sản phẩm, dịch vụ nhằm trả lờicâu hỏi: ai mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào Họ là khách hàng mua trực tiếp hay

“sau chót” ?

- Xác định vị trí của sản phẩm, dịch vụ trong chu kỳ sống của nó, từ đó xem xét

để loại bỏ những sản phẩm sắp lỗi thời và hướng tới sản phẩm mới Mặt khác, đánhgiá những cơ hội để đổi mới, cải thiện sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, thịhiếu của khách hàng

Thị trường của dự án kinh doanh

- Xác định rõ loại thị trường và đoạn thị trường sản phẩm dịch vụ mà dự án sẽtham gia

- Xác định nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng về sản phẩm dịch vụcủa dự án, gồm cả nhu cầu hiện tại và tương lai theo từng loại thị trường và từng đoạnthị trường

- Phân tích và đánh giá khả năng cung ứng của các nguồn hàng (các tổ chức, cánhân thuộc các thành phần trong nước và ngoài nước…) ở hiện tại cũng như tương lai

- Phân tích và đánh giá sự biến động cũng như xu hướng phát triển của thị trườngsản phẩm dịch vụ của dự án

- Khả năng chiếm lĩnh thị trường, hoạt động tiếp thị của dự án (giao tiếp, khuếchtrương, quảng cáo…), dự kiến về mức tăng thị phần trong tương lai theo các giai đoạncủa dự án

- Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ cả về quy mô, thịphần, điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh và xu hướng phát triển…

Hoạt động marketing của dự án kinh doanh

Trong quá trình xây dựng dự án, cần đưa ra được sách lược về marketing cho sảnphẩm và dịch vụ mà dự án tạo ra Nếu không có một chiến lược marketing tốt thì sảnphẩm của dự án sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ và điều này gây ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả của dự án nói riêng và của doanh nghiệp nói chung

Lên kế hoạch marketing cho dự án cần đảm bảo ít nhất bốn nội dung cơ bản:

- Chiến lược và chính sách sản phẩm, dịch vụ

- Chiến lược và chính sách giá

Trang 14

- Chiến lược và chính sách phân phối

- Chiến lược và chính sách giao tiếp khuyếch trương

Hoạch định chiến lược marketing nhằm xác định rõ đoạn thị trường, sản phẩm vàchính sách marketing phù hợp

Chiến lược marketing của dự án bao gồm một số nội dung chính sau:

- Dự án cần xác định rõ đoạn thị trường để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ:(người sản xuất, người tiêu dùng cá nhân, các thương nhân hay chính phủ…)

- Những thuộc tính cơ bản nào của hàng hóa, dịch vụ của dự án sẽ được dự ánkhuếch trương nhằm đẩy mạnh bán ra (ví dụ: dể sử dụng, giá cả phù hợp, chất lượngcao, độc đáo, tiết kiệm thời gian tiêu dùng…)

- Những thuận lợi hay kém thuận lợi về địa điểm kinh doanh, tùy thuộc vàonghành kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mà dự án sẽ kinh doanh

- Xác định kênh phân phối sản phẩm như bán lẻ, bán buôn: đại lý, mô giới…cóthể phải chi tiết đến nhân viên bán hàng, chào hàng, các đại lý…

- Xác định các hình thức dịch vụ khách hàng và chính sách đảm bảo cho kháchhàng được hưởng mọi quyền lợi của họ như: bảo hành, sữa chữa miễn phí, vận chuyểnsau khi bán, miễn thuế…xác định mức độ và địa điểm cung ứng các dịch vụ đó

- Dự kiến các chính sách giá cả, các khung giá và mức giá cụ thể

- Công tác quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức khác nhautrên các phương diện phù hợp, mức độ sử dụng chúng…

- Xác định ngân sách cho hoạt động marketing của toàn bộ dự án và cho từng mặthàng, dịch vụ chủ yếu

1.2.1.2 Phương án công nghệ và kỹ thuật của dự án kinh doanh

Phân tích và lựa chọn hình thức đầu tư, công xuất, công nghệ và trang thiết bị của

dự án kinh doanh

- Hình thức đầu tư: Thông thường dự án có hai hình thức đầu tư chính là đầu tư

mới và đầu tư cải tạo mở rộng Trên thực tế, người ta có thể tiến hành các hoạt độngđầu tư phụ thuộc vào thực trạng điều kiện của từng dự án khác nhau về: khả năng tàichính của nhà đầu tư và đặc biệt là tình hình thị trường tiêu thụ và thực trạng của sảnsuất xã hội Tùy theo từng dự án cụ thể các nhà quản trị sẽ lựa chọn hình thức đầu tưphù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất

Trang 15

- Công suất của dự án: được phản ánh thông qua số lượng sản phẩm hàng hóa,

dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian, cũng như quy mô của dự án Có baloại công suất cơ bản: công suất thiết kế, công suất thực tế và công suất tối thiểu Việc

dự án lựa chọn cho mình công suất ra sao phụ thuộc vào kết quả phân tích đánh giácủa rất nhiều yếu tố, nhiều góc độ như khả năng cung ứng của dự án, quy mô thịtrường, tầm hạn quản trị, trình độ nhân sự…

- Công nghệ và trang thiết bị: theo Bộ Luật Khoa Học và công nghệ Việt Nam

thì công nghệ được hiểu là những phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,phương tiện, dùng để biến đổi các nguồn lực và sản phẩm Khi lựa chọn công nghệphải đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong lựa chọn công nghệ và các nội dung: tên và cácđặc điểm chủ yếu của công nghệ mà dự án đã lựa chọn, nguồn công nghệ và phươngthức chuyển giao công nghệ, bản thiết kế công nghệ dự án, những tác động đến môitrường và giải pháp phòng ngừa, khắc phục khi sử dụng công nghệ của dự án và danhmục trang thiết bị cần thiết cho dự án Xác định số lượng, chủng loại, chất lượng…củamáy móc, thiết bị kết hợp đánh giá trang thiết bị, đánh giá trước khi ra quyết định nhậpkhẩu trang thiết bị Lập mô hình khai thác, sử dụng toàn bộ trang thiết bị và thẩm định

1.2.1.3 Phương án tài chính của dự án

Phương án về vốn và nguồn vốn kinh doanh của dự án

Xác định tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng

Vốn cố định được tính toán dựa trên các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí chuẩn bị, lập, thẩm định và phê duyệt dự án

- Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước

- Giá trị nhà cửa và cấu trúc hạ tầng sẵn có

- Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng, kết cấu hạ tầng

- Chi phí máy móc, thiết bị, dụng cụ (nếu có)

- Chi phí đào tạo

- Chi phí khác

Vốn cố định được tính cho từng năm đầu tư cho tới khi hết đầu tư tài sản cố định

Vốn lưu động gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (thường cho

một chu kỳ sản xuất kinh doanh) đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo cácđiều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính Vốn lưu động bao gồm:

Trang 16

- Vốn sản xuất (hay tài sản lưu động sản xuất): nguyên vật liệu và bán thànhphẩm; chi phí lương và bảo hiểm xã hội; chi phí điện nước, nhiên liệu; phụ tùng thaythế;…

- Vốn lưu thông: nguyên liệu, thành phẩm tồn kho, các khoản phải thu, chi phíbán hàng, quảng cáo…

Vốn dự phòng: tiền dự phòng cho các công việc phát sinh chưa lường trước được

khi thành lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện

dự án

Nguồn Vốn

Cần xác định nguồn tiền đầu tư vào dự án Một kế hoạch chi tiết của dự án phảitính tới nguồn tiền đầu tư và khi nào có được Dựa trên tiêu chí thời gian hoàn trả,doanh nghiệp có hai nguồn vốn chính là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn có thời gian hoàn vốn dưới một năm nên thường được sử

dụng cho các hoạt động hằng ngày hay các dự án nhỏ có thời gian kéo dài dưới mộtnăm Nguồn này được lấy từ thấu chi tài khoản ngân hàng; từ tín dụng thương mại(khoản phải trả) hay các nguồn vốn vay ngắn hạn khác

Nguồn vốn dài hạn có thời gian hoàn vốn trên một năm Nguồn này bao gồm vốn

vay dài hạn, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại hay các nguồn trợ cấp (đối với các tổchức phi lợi nhuận) Nguồn vốn dài hạn thường được sử dụng cho các đầu tư về tài sản

cố định

Nếu không tìm được thêm vốn, doanh nghiệp có thể thuê mua tài sản miễn làviệc sử dụng tài sản đó tạo ra doanh thu đều đặn để trả cho bên cung cấp dịch vụ thuêmua Chi phí vốn cũng là một vấn đề quan trọng cần lưu ý khi xác định nguồn vốn.Chi phí vốn càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận của dự án càng cao thì mới trang trải đủ và

do đó mới đáng thực hiện Mặc dù doanh nghiệp không phải “trả lãi” cho lợi nhuậngiữ lại, nhưng họ chỉ nên sử dụng lợi nhuận này tài trợ cho các dự án có tỷ suất lợinhuận cao hơn lãi xuất tiền gửi ngân hàng

Phương án thu nhập và chi phí của dự án

- Phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án kinh doanh chotừng giai đoạn và cho từng dự án

- Phân tích và xác định các khoản thu chi tiền mặt của dự án cho từng giai đoạn

và toàn bộ dự án Trên cơ sở đó, lập bảng cân đối thu chi tiền mặt

Trang 17

1.2.1.4 Tổ chức quản trị dự án

Tổ chức quản trị dự án nhằm xác định và giải quyết các vấn đề chủ yếu liên quanđến công tác tổ chức bộ máy quản trị và các phương thức quản lý dự án (theo từng giaiđoạn, từng chức năng và từng hoạt động cụ thể) bao gồm:

- Vấn đề tổ chức và quản trị dự án trong các giai đoạn xác định, xác lập và lựachọn dự án

- Vấn đề tổ chức và quản trị dự án trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án

- Vấn đề tổ chức và quản trị dự án trong giai đoạn tổng kết, nghiệm thu và giảithể dự án

1.2.1.5 Quản trị rủi ro dự án

Quản trị rủi ro dự án là một quá trình liên tục, bao gồm 5 công đoạn chính: nhậndạng rủi ro, phân tích các rủi ro đã nhận dạng và đánh giá khả năng thiệt hại, xử lýhành chính các rủi ro, kiểm tra giám sát công tác phòng ngừa rủi ro, xây dựng và thựchiện kế hoạch phục hồi Quản trị rủi ro dự án cần phải được thực hiện trong tất cả giaiđoạn của chu trình quản trị dự án, từ khi xác định ý đồ đầu tư dự án cho đến khi tổngkết, nghiệm thu dự án

Quản trị rủi ro dự án đòi hỏi nhà quản trị dự án phải chủ động kiểm soát các sựkiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở dự báo tần suất xuất hiện của các sự kiện đó.Một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả phải cho phép giảm thiểu mức độ ảnh hưởngcủa các sự kiện trong tương lai đến việc thực hiện mục tiêu của dự án

Các nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro dự án:

a Phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro là quá trình dự báo các rủi ro có thể xảy ra với dự án kinhdoanh và xác định các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế mức độ thiệt hại khi rủi roxuất hiện

Nội dung của phòng ngừa rủi ro

- Dự báo rủi ro: là một nội dung quan trọng của quản trị rủi ro dự án Để né tránh,ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro dự án cần tiến hành dự báo rủi ro để hạn chế đến mứcthấp nhất sự ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả dự án Dự báo rủi ro được hiểu là quátrình phân tích, đánh giá, nhận dạng được những rủi ro tiềm tàng có khả năng xảy ratrong quá trình quản trị dự án Dự báo rủi ro là một nghệ thuật, ở đó tính sáng tạo đóngvai trò quan trọng

Trang 18

- Né tránh và ngăn ngừa rủi ro: Né tránh rủi ro là một biện pháp kiểm soát củanhà quản trị, nó giúp cho việc đưa ra các quyết định để chủ động né tránh trước khi rủi

ro xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân của chúng Né tránh rủi ro là cách tiếp cậnhữu hiệu của nhà quản trị, nó giúp cho tổ chức biết rằng họ sẽ không gánh chịu nhữngtổn thất tiềm tàng hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra Tuy nhiên, né tránh có thể làmcho doanh nghiệp mất đi những lợi ích có thể có từ những rủi ro đó Ngăn ngừa rủi ro

là một biện pháp khôn ngoan hơn cả, bởi nhà kinh doanh xác định trước khả năng xảy

ra rủi ro và chấp nhận với một sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việc kinhdoanh với chi phí phù hợp để vẫn được lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai

- Chấp nhận rủi ro: Mạo hiểm trong kinh doanh nghĩa là chấp nhận rủi ro và cũng

có nghĩa là nhà quản trị đã phân tích, đánh giá và tìm biện pháp phòng ngừa rủi ro.Nhà kinh doanh chỉ né tránh và hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh “Phản công làcách phòng thủ tốt nhất”

- San sẻ rủi ro: Thông thường được san sẻ bằng cách tham gia bảo hiểm Bảohiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắn của một bên – là người được bảohiểm thông qua việc san sẻ những rủi ro cá biệt tới một bên khác – người nhận bảohiểm

b Khắc phục rủi ro

Khắc phục rủi ro là một trong những nội dung của quản trị rủi ro nhằm tìm kiếmcác giải pháp nhằm bù đắp những rủi ro mang lại

Nội dung của khắc phục rủi ro:

- Khắc phục về rủi ro tài chính: Huy động nguồn vốn tự có, huy động nguồn vốnbên ngoài Chính vì vậy, các nhà quản trị dự án cần phải tìm được chỗ dựa vững chắc

từ các thể chế tài chính đa dạng

- Khắc phục rủi ro về mặt công nghệ - kỹ thuật: Sự tiến bộ một cách vũ bảo củacông nghệ - kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho dự án.Biện pháp để khắc phục tương đối đa dạng: lựa chọn công nghệ phù hợp, đẩy nhanhtiến độ dự án

- Khắc phục rủi ro về mặt tổ chức, nhân sự: Môi trường kinh doanh luôn bất định

là một trong những yếu tố tạo ra rủi ro về mặt tổ chức, nhân sự Tổ chức của dự án cóthể trở nên sơ cứng và không thích ứng được với sự thay đổi của môi trường kinhdoanh Nhân sự biến động cũng tạo ra rủi ro cho dự án Để thay đổi cấu trúc tổ chức

Trang 19

cũng đòi hỏi phải mất thời gian và chí phí, muốn thay thế nhân sự đã rời bỏ cũng cầnphải đào tạo một thời gian Nhà quản trị dự án cần theo dõi sát sao các biến động bấtlợi về tổ chức, nhân sự để kịp thời có biện pháp khắc phục.

- Khắc phục rủi ro thông qua hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội Nhànước và các tổ chức xã hội cũng là chỗ dựa vững chắc cho các nhà quản trị dự án, đặcbiệt khi có tổn thất xảy ra Nhà quản trị dự án cần nắm được các chương trình mà nhànước có chính sách ưu tiên hỗ trợ như: chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,chương trình vay vốn giải quyết việc làm, chương trình xúc tiến thương mại…

1.2.1.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Đối với các dự án nhỏ trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp hay tầm ảnh hưởngkhông đáng kể, việc có hay không nội dung này đều có thể được chấp nhận

Nội dung này thường được áp dụng đối với các dự án có quy mô vừa hoặc lớn,những dự án có sự tài trợ của nhà nước và các dự án kinh doanh có sự ảnh hưởng rõrệt đến môi trường kinh doanh bên ngoài Khi xây dựng nội dung này cần chú ý đảmbảo ba vấn đề chính :

Những đóng góp về mặt kinh tế - tài chính của dự án:

- Phân tích và đánh giá phần giá trị gia tăng của dự án

- Những đóng góp cho ngân sách của dự án

- Những đóng góp của dự án cho việc cải thiện cán cân thanh toán

- Tỷ lệ gia tăng vốn đầu tư

……

Những đóng góp cho xã hội của dự án

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

- Phân tích và đánh giá việc đóng góp của dự án kinh doanh cho sự phát triểncủa các nghành, các lĩnh vực hoạt động khác

- Phân tích và đánh giá việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

- Phân tích và đánh giá việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Bảo vệ và phát triển môi trường văn hóa, xã hội, tự nhiên, sinh thái

- Nâng cao dân trí

……

Những tác động tiêu cực của dự án và cách khắc phục

- Những tác động tiêu cực về mặt kinh tế và cách khắc phục

Trang 20

- Những tác động tiêu cực về mặt xã hội và cách khắc phục

- Phân tích sự ảnh hưởng của dự án kinh doanh đến môi trường, nhất là môitrường tự nhiên, sinh thái và các phương án khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực tớimôi trường

1.2.2 Quy trình xây dựng dự án

1.2.2.1 Chuẩn bị xây dựng dự án

a Xác định mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng dự án

Trước hết, phải làm rõ mục tiêu và yêu cầu của việc lập dự án

Mục đích:

- Xây dựng được một dự án khả thi với các nội dung cần thiết

- Các nội dung này phải được xác định một cách đầy đủ, chi tiết, có căn cứ lýluận, thực tiễn và pháp lý, là chỗ dựa cho việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn và phêduyệt dự án của các cấp có thẩm quyền Đồng thời, làm cơ sở cho việc ra quyết địnhđầu tư của chủ đầu tư, cho việc triển khai thực hiện dự án của nhà quản trị dự án

Các yêu cầu xây dựng dự án:

- Dự án phải đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của dự án và của doanhnghiệp

- Dự án phải kết hợp hài hòa tính khả thi và tính hiệu quả

- Dự án phải đảm bảo huy động đầy đủ mọi nguồn lực sẳn có của doanh nghiệp

để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Từng nội dung của dự án phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo sự thốngnhất về ngôn ngữ và cách diễn đạt nhằm tránh sự nhầm lẫn, sai lệch trong trao đổi vàtruyền đạt thông tin

b Thành lập nhóm soạn thảo dự án

Nhóm soạn thảo dự án sẽ bao gồm nhóm trưởng và các thành viên

Thông thường, nhóm trưởng chính là chủ nhiệm dự án, là người chịu trách nhiệm

tổ chức, lãnh đạo, điều hành và theo dõi kiểm tra việc xây dựng dự án, phải là người

có năng lực tổ chức quản lý và điều hành công việc, có trình độ chuyên môn nhất định,

có uy tín cá nhân đối với các thành viên trong nhóm Các thành viên còn lại là người

có trình độ chuyên môn cần thiết phù hợp với nội dung và yêu cầu cụ thể của việc soạnthảo dự án, đúng với nhiệm vụ được phân công Số lượng thành viên các thành viên sẽtùy thuộc vào nội dung và quy mô của dự án

Trang 21

Nếu doanh nghiệp không có đủ điều kiện, nhất là về nhân sự thì có thể thuê soạnthảo một số nội dung hay phương án của dự án hoặc thuê tư vấn đối với các nội dunghay phương án đó.

c Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho soạn thảo dự án

Bao gồm các văn bản pháp quy, các quy định hướng dẫn của nhà nước, cấp trên

và doanh nghiệp có liên quan đến các nội dung của dự án, các điều kiện vật chất chonhóm soạn thảo (phòng làm việc, các tiện nghi…)

1.2.2.2 Triển khai soạn thảo dự án

a Lập quy trình và lịch trình soạn thảo dự án

Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tiến hành lập quy trình và lịch trình soạn thảo

dự án

Quy trình, lịch trình bao gồm:

- Khái quát hóa dự án

- Lập đề cương sơ bộ và lời giới thiệu về dự án

- Dự trù kinh phí soạn thảo dự án

- Lập đề cương chi tiết

- Phân bố công việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhómsoạn thảo theo đúng chuyên môn

b Phân công công việc và tiến hành soạn thảo dự án

- Các thành viên trong nhóm (tùy theo nhiệm vụ được giao) tiến hành thu thậpthông tin, tư liệu cần thiết cho việc soạn thảo dự án

- Phân tích xử lý thông tin tư liệu theo yêu cầu của nội dung soạn thảo

- Xác định nội dung cụ thể và kết quả nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại theo từngnhóm nghiên cứu

- Tổng hợp chung kết quả nghiên cứu của các nhóm, dưới sự điều hành của nhómtrưởng (chủ dự án) để hình thành nên toàn bộ nội dung dự án

- Trình bày thành văn bản các kết quả nghiên cứu theo đúng mục đích, yêu cầu

và kết cấu của một dự án

c Hoàn chỉnh dự án

Dự án được soạn thảo xong và được thống nhất ý kiến sẽ trình bày với cơ quanchủ trì (ban giám đốc công ty hay hội đồng quản trị) hoặc chủ đầu tư để lấy ý kiếnđóng góp bổ sung hoàn chỉnh dự án

Trang 22

Nhóm soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và điều chỉnh dự án cả về nội dung

và hình thức, sau đó dự án được in ấn và kết thúc công việc soạn thảo

Một dự án hoàn chỉnh thường được trình bày theo kết cấu như sau:

- Tên dự án, mục lục và lời mở đầu

- Sự cần thiết của việc tiến hành dự án đối với doanh nghiệp thông qua những lợiích mà dự án mang lại

- Tóm tắt dự án: nhằm cung cấp toàn bộ các nội dung của dự án nhưng không cầntrình bày chi tiết các vấn đề cụ thể trong mỗi nội dung

- Phần thuyết minh chính: trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu trêncác phương diện công nghệ kỹ thuật, tổ chức quản lý dự án… Các nội dung đượcthuyết minh phải đảm bảo logic, chặt chẽ

- Trình bày những kết luận và kiến nghị

- Phần phụ lục của dự án (nếu có): bao gồm các bảng biểu, số liệu, phân tíchthống kê, các sơ đồ minh họa, các bản thiết kế và mô hình, tranh ảnh…

Trình bày những kết luận và kiến nghị: trong đó phải khẳng định những ưu điểmcủa dự án (tính khả thi và tính hiệu quả) nêu rõ những thuận lợi và khó khăn trong việcthực hiện dự án Những kiến nghị đối với nhà nước hay doanh nghiệp phải ngắn gọn,

rõ ràng, súc tích và mang tính thuyết phục cao

1.2.2.3 Trình duyệt dự án

Chuẩn bị hồ sơ dự án:

- Các văn bản pháp quy liên quan tới dự án

- Dự án đã được trình bày rõ ràng, mạch lạc

- Các khâu chuẩn bị khác (nếu có)

Trình bày báo cáo chính thức dự án khả thi:

- Dự án được hoàn thành trong phạm vi giới hạn của ngân sách dự án

- Đảm bảo được tiến độ thời gian của dự án

- Chất lượng thực hiện của dự án

- Mức độ tiên tiến của công nghệ sử dụng trong dự án

- Hiệu quả mà dự án mang lại

Thuyết trình dự án:

Ngày đăng: 13/03/2015, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w