“Khi quốc gia này đang vượt qua những đường biên kỹ thuật số, IDC dự đoán dịch vụ công sẽ được tăng cường bởi CNTT. Thị trường của quốc gia này cũng ngày càng khuyến khích công nghệ, cơ hội gia công CNTT sẽ phát triển, và sự sẵn sàng về mặt cơ sở hạ tầng của quốc gia sẽ cao hơn nhiều”, bản thông báo viết.
Ông Nguyễn Lâm, Giám đốc Quốc gia IDC Việt Nam nói, "nghiên cứu của chúng tôi đem đến cái nhìn tổng quan về top 10 dự báo CNTT-TT của Việt Nam năm 2012. Những dự báo được tổng hợp từ tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, xu hướng CNTT toàn cầu, xu hướng sản phẩm và công nghệ, nhu cầu người dùng, những hiểu biết sâu sắc về thị trường mới nổi và các yếu tố khác”. Báo cáo cũng nhấn mạnh những cơ hội và thách thức đối với các công ty CNTT, các nhà cung cấp dịch vụ, những đối tượng kinh doanh và người tiêu dùng cuối vào năm 2012.
IDC dự báo chi tiêu CNTT ở Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng 19,2% trong năm 2012 sau khi chỉ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 8,4% trong năm 2011. Tổng thị trường CNTT tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 3,25 tỷ USD vào năm 2012. Nếu dự báo này trở thành hiện thực thì Việt Nam sẽ là một trong những nước có chi tiêu CNTT hàng đầu ở châu Á/Thái Bình Dương trong năm 2012. Điều này cho thấy triển vọng phát triển trong thị trường TMĐT của Việt Nam rất tiềm năng.
Thị trường bảo mật xác thực Việt Nam đã tăng trưởng mạnh năm 2010 với mức tăng 43% so với năm trước. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các dự án chính phủ và sự gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến. Năm 2011, thị trường chậm
nhiên, IDC dự đoán rằng thị trường bảo mật xác thực sẽ tăng tốc vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ là 28% vào cuối năm nay. Năm 2012, IDC ước tính rằng thị trường máy tính bảng tại Việt Nam sẽ tăng trưởng đầy ấn tượng đạt 92% so với năm 2011.
Đến cuối năm 2012, sẽ có khoảng 26 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam. Chiếm khoảng 30% trên tổng dân số 86 triệu người. Sự phát triển của công nghệ và sử dụng trực tuyến sẽ mở ra một loạt các cơ hội. ePayment là một lĩnh vực mà IDC dự đoán sẽ có tăng trưởng cao. TTTT sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. CNTT phát triển, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng sẽ phát triển theo xu hướng thế giới, trao đổi mua bán online sẽ dần trở thành thói quen của người tiêu dùng. Bởi thế, thanh toán trực tuyến là thiết yếu trong thị trường TMĐT tiềm năng hiện nay tại Việt Nam.
Thị trường TMĐT rộng mở, nhu cầu TTTT gia tăng điều này kích thích sự phát triển của các cổng TTTT, do tính chất của các cổng thanh toán gần như tương đồng nên việc hỗ trợ sau bán là rất quan trọng đánh dấu sự khác biệt giữa các nhà cung cấp hạ tầng thanh toán.