Trong đào tạo, giảng dạy việc mở đầu một khóa học, một bài giảng là công việc quen thuộc của hầu hết các giảng viên. Mỗi giảng viên có cách mở đầu rất khác nhau và khó có thể nói rằng cách mở đầu nào hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để mở đầu bài giảng hấp dẫn, thú vị, thì người giảng viên phải chú ý và quan tâm đến những vấn đề sau: vì sao phải có phần mở đầu bài giảng tốt? Những điểm cần tính đến để có phần mở đầu bài giảng tốt? Những việc cần làm để có phần mở đầu bài giảng hiệu quả? Những chuẩn bị cần thiết của giảng viên cho phần mở đầu bài giảng? Khi bắt đầu tham gia một khóa học, hay chuyển sang một môn học mới, các học viên sẽ thường đặt ra những câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau: + Về những học viên khác trong khóa học: Họ là ai? Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ về môn học? + Về giảng viên: Họ là ai? Trình độ học vấn, kinh nghiệm và phong cách của giảng viên? + Về nội dung của khoá học và môn học, bài học: nội dung có phù hợp với trình độ và yêu cầu của học viên không? + Về cấu trúc của khoá học, môn học: có bao chuyên đề, nội dung, thời gian của từng chuyên đề? + Mục đích của khoá học, môn học: Những thu hoạch và sự tác động của nó đến công tác của học viên? Trên thực tế, không phải tất cả các học viên đều hướng các suy nghĩ của mình vào khóa học với các câu hỏi đã nêu. Ngược lại, có thể có những học viên chưa thể tập trung vào khóa học, bài học vì còn những mối quan tâm khác về công việc, hay những lo toan cá nhân. Về phía mình, các giảng viên khi bắt đầu một khóa học, một bài học mới cũng thường đặt ra những câu hỏi tương tự.
Trang 1KỸ NĂNG MỞ ĐẦU CHO BÀI GIẢNG HIỆU QUẢ
Trong đào tạo, giảng dạy việc mở đầu một khóa học, một bài giảng là công việc quen thuộc của hầu hết các giảng viên Mỗi giảng viên có cách mở đầu rất khác nhau và khó có thể nói rằng cách mở đầu nào hiệu quả nhất
Tuy nhiên, để mở đầu bài giảng hấp dẫn, thú vị, thì người giảng viên phải chú ý và quan tâm đến những vấn đề sau: vì sao phải có phần mở đầu bài giảng tốt? Những điểm cần tính đến để có phần mở đầu bài giảng tốt? Những việc cần làm để có phần mở đầu bài giảng hiệu quả? Những chuẩn bị cần thiết của giảng viên cho phần mở đầu bài giảng?
Khi bắt đầu tham gia một khóa học, hay chuyển sang một môn học mới, các học viên sẽ thường đặt ra những câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau:
+ Về những học viên khác trong khóa học: Họ là ai? Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ về môn học?
+ Về giảng viên: Họ là ai? Trình độ học vấn, kinh nghiệm và phong cách của giảng viên?
+ Về nội dung của khoá học và môn học, bài học: nội dung có phù hợp với trình độ
và yêu cầu của học viên không?
+ Về cấu trúc của khoá học, môn học: có bao chuyên đề, nội dung, thời gian của từng chuyên đề?
+ Mục đích của khoá học, môn học: Những thu hoạch và sự tác động của nó đến công tác của học viên?
Trên thực tế, không phải tất cả các học viên đều hướng các suy nghĩ của mình vào khóa học với các câu hỏi đã nêu Ngược lại, có thể có những học viên chưa thể tập trung vào khóa học, bài học vì còn những mối quan tâm khác về công việc, hay những lo toan cá nhân Về phía mình, các giảng viên khi bắt đầu một khóa học, một bài học mới cũng
thường đặt ra những câu hỏi tương tự
Mở đầu khoá học, bài giảng là cơ hội giải đáp tất cả các câu hỏi nêu trên của giảng viên, học viên Một sự khởi đầu bài giảng thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu; tạo môi trường dạy - học tin cậy, tích cực có sự hiểu biết giữa giảng viên và học
Trang 2viên và giữa các học viên với nhau; thu hút học viên vào việc học chủ động, tích cực, sáng tạo; tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp giúp học viên tự tin, hứng thú với môn học Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”; “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, qua đó có thể thấy được sự khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong mọi công việc, hoạt động
Ngược lại, nếu một mở đầu kém thuyết phục có thể làm học viên thất vọng, không muốn hợp tác với giảng viên và ảnh hưởng đến cả quá trình học Không có hai lần mở đầu,
do đó, các giảng viên cần phải xem xét nhiều yếu tố để quyết định cách mở đầu hiệu quả nhất
Những điểm cần tính đến khi mở đầu bài giảng
Thông thường, các giảng viên thường có một cách mở đầu mà họ cảm thấy thuận tiện nhất cho mình Tuy nhiên, một khóa học, một bài giảng được mở đầu theo cách phù hợp nhất với giảng viên chưa hẳn đã thành công Còn nhiều yếu tố khác mà giảng viên cần phải xem xét, trong đó, học viên là yếu tố đầu tiên
Thứ nhất, cần phải xem xét lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm và vị trí công tác của học viên để giảng viên quyết định cách thức mở đầu Cùng một trò chơi sư phạm, có thể khiến nhóm học viên trẻ như sinh viên thích thú, nhưng lại có thể làm cho các nhóm học viên là cán bộ, có chức vụ cho là trẻ con và vô nghĩa
Thứ hai, cần xem xét là mục đích, nội dung của khóa học và bài giảng Ví dụ, nếu khóa học có mục đích là nâng cao kỹ năng (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp) thì việc tạo ra một môi trường học tập cởi mở và tin cậy là không thể thiếu Do vậy, phần mở bài có thể bắt đầy bằng cách giới thiệu, làm quen hay các trò chơi sư phạm mang tính tập thể Nhưng nếu khóa học chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức theo cách truyền thống – thầy nói trò nghe – thì phần làm quen giữa các học viên không đóng vai trò quan trọng Việc mở đầu bằng trò chơi sư phạm hay tình huống cần phải phù hợp với nội dung bài giảng
Một yếu tố khác mà giảng viên không thể bỏ qua là thời gian, cách bố trí phòng học,
số lượng học viên và các phương tiện giảng dạy
Phần mở đầu nên chiếm một tỷ lệ thích hợp trong quỹ thời gian của khóa học và bài giảng Ví dụ: một chuyên đề có thời gian giảng dạy là 15 tiết thì có phần mở đầu không thể
Trang 3chiếm đến 5 tiết.
Cách bố trí phòng học cùng với các phương tiện giảng dạy cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giảng viên quyết định cách thức mở đầu và còn góp phần tạo nên một môi trường học tập tích cực
Chỗ ngồi của học viên quá chật, không thoải mái của khiến cho học viên khó theo dõi, tham gia các hoạt động, làm ảnh hướng đến sự sẵn sàng học tập của học viên
Với những lớp đông học viên, giảng viên nên mở đầu sao cho tất cả các học viên đều
có thể tham gia, tập trung vào bài học mà không mất quá nhiều thời gian
Cuối cùng, sau khi đã xem xét các yếu tố trên, giảng viên cần cân nhắc tới phong cách hay điểm mạnh của mình trong giảng dạy để lựa chọn cách mở đầu đáp ứng được các nhu cầu trên, đồng thời cảm thấy tự tin để thực hiện
Để mở đầu bài giảng có hiệu quả, giảng viên cần phải thiết kế nội dung để tạo điều kiện cho việc giới thiệu và làm quen để trả lời câu hỏi học viên, giảng viên là ai? Các thông tin mà giảng viên và học viên cần tìm hiểu về nhau bao gồm: tên tuổi, vị trí, kinh nghiệm công tác, lý do tham gia khóa học, sở thích…
Có một số phương pháp để thực hiện việc làm quen và giới thiệu như:
+ Giới thiệu cá nhân: giảng viên và từng học viên giới thiệu vắn tắt về mình Để tiết kiệm thời gian, giảng viên đưa ra một số gợi ý để các học viên tự giới thiệu như: họ tên, vị trí công tác, kinh nghiệm, gia đình, sở thích…
+ Giới thiệu theo nhóm: Các học viên được phân thành nhóm, trao đổi, làm quen trong nhím và đưa ra những thông tin về lĩnh vực công tác, thời gian làm việc, mục đích tham gia khóa học, gia đình, sở thích Các nhóm trình bày kết quả trên bảng ghim hoặc giấy lật
+ Giới thiệu theo cặp: các học viên tạo thành một đôi và giới thiệu chéo về nhau + Trong quá trình giới thiệu, các học viên có thể vẽ chân dung của mình
Trong trường hợp giảng viên mở đầu bài giảng thì việc giảng viên nhất thiết phải giới thiệu về mình
Sau khi giới thiệu và làm quen, giảng viên cần phải giới thiệu về nội dung giảng dạy
Trang 4của khoá học, bài giảng trong hoạt động này, giảng viên tìm hiểu những hiểu biết kinh nghiệm của học viên về chủ đề, kết nối với những bài học trước đó và nêu lên những nội dung chính, quan trọng của khóa học
Giảng viên cũng cần phải giới thiệu mục đích của khoá học, bài giảng; giới thiệu qui tắc làm việc trong khoá học, bài giảng đồng thời thông báo về lịch trình làm việc và những thông tin có liên quan
Khi bắt đầu một bài giảng, giảng viên nên đến sớm kiểm tra phòng học và những phương tiện trợ giảng Giảng viên có thể bắt đầu nói chuyện thân thiện với một số học viên Chuẩn bị câu mở đầu từ trước và cần lưu ý:
- Không nên chọn những từ phức tạp, khoa trương;
- Không nên sử dụng những câu nh ư: “xin lỗi tôi không đủ thời gian”, “Bởi vì giáo
sư A bận nên tôi giảng thay”;
- Không nên nói những câu thừa, không có thông tin;
- Không nên bắt đầu từ từ những câu tạo tâm lý lo ngại, căng thẳng “Đây là chủ đề rất khó, các anh, các chị phải…”
Giảng viên sử dụng trò chơi sư phạm để mở đầu bài giảng cần ghi nhớ trò chơi phải phù hợp với mục tiêu giảng dạy, đặc điểm học viên, các điều kiện thời gian, cách bố trí phòng, các phương tiện giảng dạy
Khi bắt đầu bằng trò chơi, giảng viên phải bảo đảm rằng mình kiểm soát đươc tình hình, tránh trường hợp quá hứng thú với trò chơi mà quên đi mục đích học tập chính Giảng viên luôn nhớ giải thích mối quan hệ mục đích của trò chơi với nội dung bài giảng
Giảng viên cần phải biết:
- Chấp nhận những ý kiến khác biệt của học viên;
- Khuyến khích học viên tham gia tích cực;
- Thể hiện mối quan tâm đối với các mong đợi của học viên
- Cố gắng nhớ tên học viên
- Cần tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của học viên
- Giảng viên không nên đi thẳng vào nội dung sẽ gây khó khăn cho học viên về một
Trang 5ý niệm tổng quát của bài giảng
Mở đầu bài giảng là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi giảng viên và điều đó là cần thiết đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị Mở đầu bài giảng hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn chính là tiền đề để đạt được hiệu quả, chất lượng cao trong bài giảng, khóa học Việc trang bị và rèn luyện kỹ năng mở đầu bài giảng góp phần tạo nên phong cách và bản lĩnh sư phạm của mỗi giảng viên./