1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Thiết kế bài giảng điện tử trên ms powerpoint

38 965 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THPT&TCCN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ 6: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRÊN MICROSOFT POWERPOINT HÀ NỘI, THÁNG 8-2011 MỤC LỤC 1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 3 1.1. Khái niệm bài giảng điện tử 3 1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của một bài giảng điện tử 3 2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 4 2.1. Xác định mục tiêu bài học 4 2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học 5 2.3. Multimedia hoá kiến thức 7 2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu 7 2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Error: Reference source not found7 2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện 8 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRÊN MS POWERPOINT 8 3.1. Các khái niệm cơ bản, khởi động và thoát khỏi PowerPoint, 8 3.2. Xây dựng bản trình diễn Powerpoint 11 3.3. Chèn các đối tượng vào slide 20 3.4. Tạo hiệu ứngvà liên kết 24 3.5. Đóng gói bản trình diễn. Error: Reference source not found 2 1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trong những năm gần đây, bài giảng điện tử được sử dụng tương đối phổ biến ở nhiều bộ môn. Bài giảng điện tử có thể được thiết kế dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tuỳ theo trình độ có được về công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như FrontPage, Publisher, PowerPoint Trong đó thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint là đơn giản và dễ sử dụng đối với đa số giáo viên. 1.1. Khái niệm bài giảng điện tử Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hoá. Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử là kiến thức được khai thác theo nhiều phương án khác nhau: trọng tâm, đơn giản hoặc chi tiết thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm nhanh thông tin. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang web mà địa chỉ đã có sẵn trong sách giáo khoa điện tử. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chỗt chẽ và lôgic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. 1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của một bài giảng điện tử Để đánh giá chất lượng của một bài giảng điện tử có thể dựa trên cơ sở đáp ứng được các tiêu chí sau: - Tính khoa học 3 + Đảm bảo đúng, chính xác và đầy đủ nội dung bài học. + Nội dung bài giảng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình theo quy định, có tính hệ thống và khoa học. - Tính sư phạm + Bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, nêu bật mục tiêu, nội dung, tiến trình bài giảng. + Bài giảng thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy tính tích cực của học sinh. - Tính thân thiện, dễ sử dụng + Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện. + Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục. - Tính công nghệ Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, tối ưu nhằm phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng; thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau. 2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm sáu bước: - Xác định mục tiêu bài học, - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm, - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức, - Xây dựng thư viện tư liệu, - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể, - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước. 2.1. Xác định mục tiêu bài dạy học Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính giáo viên đề ra để định hướng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúng khác nhau cơ bản: - Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Ví dụ: mục đích của chương trình trung học phỗ thông, - Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của một 4 bài dạy học. Như vậy mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chương trình quy định mục tiêu cụ thể của các chương, bài cụ thể ở lớp. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. ở đây là mục tiêu học tập (learning objectives) chứ không phải là mục tiêu dạy học (teaching objectives). Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt bằng hành động, tránh viết chung chung như “nắm được”, “hiểu được”. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ như: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lập được, vẽ được, thu thập, áp dụng Mục tiêu được đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan với ba nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài học thường có các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Theo B.Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có sáu mức độ từ thấp đến cao: - Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm. - Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng. - Áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới. - Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại. - Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán. - Đánh giá: khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề. 2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phỗ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, sắp xếp theo lôgíc khoa học và lôgic sư phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phỗ thông của chương trình. Tuy nhiên trong thực tế quá trình dạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa: - Khối lượng tri thức phong phú và thời gian một tiết lên lớp có hạn (45 phút) với nhiều nhiệm vụ đa dạng. - Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. 5 - Yêu cầu đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức vững chắc với sự phát triển toàn diện những năng lực nhận thức của học sinh Nhiều giáo viên đã rơi vào hai thái cực của việc dạy học: một số tham lam, ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh; ngược lại một số khác rơi vào cực kia - quá “tóm lược” sách giáo khoa, không bảo đảm truyền thụ đầy đủ cho học sinh các kiến thức cần thiết. Kiến thức cơ bản là những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật hiện tượng. Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy học là công việc khó, phức tạp. Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy học, cần phải quan tâm đến các điểm sau: - Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. Do tính tổng hợp cao của khoa học bộ môn mà nội dung tri thức liên quan đến hàng loạt ngành khoa học khác. - Bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu dạy học và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Nắm vững chương trình và sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dung từng chương, từng bài, giáo viên phải có cái nhìn khái quát chung toàn bộ chương trình và mối liên hệ “móc xích” giữa chúng để thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp. Do đó mới xác định đúng đắn những vấn đề, khái niệm cần giảng kỹ, cần đi sâu, cần bổ sung vào hoặc giảm bớt đi được mà không có hại đến toàn bộ hệ thống kiến thức, trên cơ sở đó chọn lọc các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần dạy học và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Đồng thời “muốn chọn lọc cái không nhiều, cái quan trọng thường cần phải học tập rất nhiều (hầu như tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tập mà còn phải hiểu biết khá sâu sắc nữa”. Điều đáng chú ý là: khi nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, giáo viên không chỉ dừng lại ở nội dung bài khoá mà phải nghiên cứu các bảng số liệu thống kê, tranh ảnh, câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với tư cách là một thành phần của nội dung bài giảng. - Phải hết sức quan tâm đến trình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tượng dạy học). Cần phải biết học sinh đã nắm vững cái gì, dựa vào kiến thức của các em để cân nhắc lựa chọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xem kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc cần phát triển, đi sâu hơn. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại 6 cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 2.3. Multimedia hoá kiến thức Đây là bước quan trọng nhất cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh Kiến thức cho một bài lên lớp thường rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng. Giáo viên cần chọn lựa nội dung kiến thức nào được trình bày dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video clip Những hình ảnh, sơ đồ, video clip đó được trình bày dưới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho học sinh hoạt động học tập chứ không chỉ minh hoạ đơn thuần. - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet, Encarta hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. 7 Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các Slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong FrontPage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các Slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/Slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại phông chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc lôgic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (bacgkround) thống nhất cho các trang/Slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy - trò, trò - trò. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, lôgic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. 2.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế. 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRÊN MS POWERPOINT 3.1. Các khái niệm cơ bản, khởi động và thoát khỏi PowerPoint 3.1. 1. Giới thiệu về powerpoint Microsoft Powerpoint là một phần mềm thuộc bộ tin học văn phòng - MicroSoft Office – phục vụ việc tạo ra các bản trình diễn mang tính chuyên nghiệp. Có thể sử dụng Powerpoint cho các mục đích như dạy học; thuyết trình; báo cáo công việc; báo cáo đồ án, luận văn; trình bày một dự án… Có thể đưa vào bản trình diễn Powerpoint nhiều loại đối tượng. Các đối tượng trong Powerpoint: 8 Đối tượng chứa văn bản Text box Placeholder AutoShape Đối tượng phi văn bản: Đồ hoạ (graph) Âm thanh (sound) Phim (video); hình ảnh (picture) Biểu đồ (chart), Biểu thức toán học (equation), Bảng (table) và các đối tượng nhúng khác Powerpoint cung cấp một tập hợp các hiệu ứng hoạt hình đa dạng phục vụ cho việc trình diễn. Powerpoint cũng cho phép tạo liên kết nội tại trong bản trình diễn, liên kết với các tập tin khác hay liên kết đến một trang Web, giúp cho việc trình diễn thông tin linh hoạt hơn. Một bản trình diễn có thể được kết xuất thành nhiều định dạng khác nhau như dạng file trình diễn (Powerpoint Show), dạng trang Web hay các dạng file tranh ảnh. Powerpoint cùng với các chương trình khác trong bộ Microsoft Office càng ngày càng được cải tiến với các chức năng đầy đủ và tiện dụng hơn. Trong tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu phiên bản Powerpoint 2007. Các điểm mới của Powerpoint 2007: Powerpoint 2007 (cũng như các phần mêm khác trong Office 2007) có giao diện hòan tòan mới so với phiên bản trước đó: Thay cho hệ thống menu và toolbar, Office mới bố trí hầu hết chức năng cần thiết vào một dãi băng to gọi là "ribbon". Bộ giao diện (theme) mới của PowerPoint 2007 kèm Quick Style cải tiến đáng kể so với bộ giao diện mẫu (template) nghèo nàn của PowerPoint 2003 Công cụ vẽ hình SmartArt mới mạnh mẽ hơn hẳn phiên bản cũ Tính năng xem trước tức thời của Microsoft Office 2007 cho phép nhanh chóng nhận biết các kết quả định dạng PowerPoint 2007 dùng định dạng file mặc định dựa trên XML gọi là Open XML, và mang đuôi file là .pptx. 9 3.1.2. Khởi động và thoát khỏi Powerpoint Khởi động từ menu Start. Khởi động từ biểu tượng Powerpoint trên Desktop hay Quick Launch 3.1.3. Môi trường làm việc của powerpoint a. Cửa sổ làm việc Hình 6.1. Cửa sổ làm việc của MS PowerPoint 2007 b. Hệ thống Ribbon Hệ thống Ribbron bao gồm nhiều tab, một tab chứa một số chức năng, sau đây là danh sách các tab chính trên Ribbon: • Insert: Chứa các chức năng chèn bảng, hình ảnh, biểu đồ, đoạn,text, âm thanh, header và footer • Design: Chứa các mẫu thiết kế sẵn bao gồm mẫu (Theme) hệ thống màu 10 Slide đang làm việc Danh sách các slide Các kiểu nhìn (view) Thanh cu nộ Quick Access Toolbar Hệ thống Ribbon Office Button [...]... động hóa nhờ các liên kết 11 Văn bản, Phi văn bản, Hiệu ứng hoạt hình (animation), Liên kết Chuyển cảnh (Transaction) Bản trình diễn (Presentation) Slide1 Slide2 … Slide N Hình 6.2 Thứ tự trình diễn trên MS PowerPoint 3.2.2 Các bước cơ bản để tạo một bản trình diễn Bước 1: Thiết kế kịch bản • Dự kiến số slide sẽ tham gia vào bản trình diễn • Phác thảo sơ đồ tổ chức các slide • Thiết kế Slide Master hoặc... By word: Theo từng từ • By letter: Theo từng chữ 3.4.3 Hiệu ứng trên SLIDE MASTER Có thể tạo các hiệu ứng trên slide Master như khi làm trên các slide bình thường Nếu hiệu ứng được tạo trên các placeholder thì nó được áp dụng cho văn bản trong các slide thường Hình 6.26 Thiết lập hiệu ứng trên Slide Master Đối với các bài trình diễn, bài giảng, nên tạo hiệu ứng đơn giản và đồng nhất cho văn bản nội dung... dụng mẫu thiết kế phù hợp với bản trình diễn • Sử dụng Slide Master để bố trí các nội dung sẽ xuất hiện thống nhất trên mọi slide Bước 3: Làm việc với từng slide • Chọn layout thích hợp, tạo dạng slide (sơ đồ màu, mẫu thiết kế ) • Tạo sự chuyển tiếp (transition) và đặt thời gian, âm thanh cho slide • Cung cấp và bố trí nội dung cần thiết trên slide • Tạo dạng, sắp xếp thứ tự các đối tượng 12 • Thiết lập... cần thiết 33 Để tạo liên kết, trước hết cần chọn đối tượng bất kỳ trên slide, sau đó vào tab Insert, chọn Hyperlink trong mục Links Hoặc nháy chuột phải, chọn Hyperlink, Hộp hội thoại insert Hyperlink xuất hiện: Hình 6.27 Tạo liên kết - Các chọn lựa: + Existing file or Web page: liên kết đến 1 file hay trang web + Place in This Document: liên kết đến một vị trí trong bản trình diễn Có thể chọn liên kết... Used Templates) • Installed Templates: Chọn một mẫu thiêt kế đã cài sẵn, như album ảnh, bài test…Template là các mẫu thiết kế sẵn bao gồm nội dung làm ví dụ Chỉ cần chọn mẫu phù hợp và sửa nội dung lại, sẽ có một bản trình diễn nhanh chóng và đẹp • Installed Themes: Chọn một bộ giao diện (Theme) đã cài sẵn Một Theme là một mẫu giao diện thiết kế sẵn về bố cục, nền, màu sắc, font chữ… Ghi chú: để tạo... Don’t show on title slide: Không hiển thị các thông tin trên trên các slide tiêu đề e Chọn bố cục(layout) cho slide Bố cục xác định cách bố trí các Placeholder trong slide Để chọn bố cục cho slide, hãy chọn mục layout trong tab Home 17 Chọn một bố cục Hình 6.8 Thiết lập bố cục (layout) cho slide f Chọn mẫu thiết kế sẵn cho bản trình diễn (Theme) Có thể thiết lập lại theme khác có sẵn vào một hay nhiều slide... trình diễn 3.4.5 Tạo liên kết - Liên kết (Hyperlink) cho phép, trong khi đang trình diễn, di chuyển đến một slide trong tài liệu hay mở một tập tin khác khi thực hiện nháy chuột lên một đối tượng, một đoạn text Tạo các liên kết hợp lý cho phép quá trình trình diễn linh hoạt hơn Chẳng hạn tạo liên kết từ slide tóm tắt nội dung đến các slide chứa các nội dung tương ứng, tạo liên kết đến các đẫn chứng minh... diễn mà là nơi để thực hiện các định dạng chung và chèn các đối tượng muốn chúng xuất hiện trên toàn bộ hay một số 18 slide nào đó trong bản trình diễn Để làm việc với slide Master, hãy vào tab View, chọn nút Slide Master Những thiết kế thông thường trên silde Master: • Bố trí lại các Placeholder, định dạng văn bản trên chúng (chú ý: không gõ văn bản vào trong các placeholder) Đối với placeholder để đưa... tin âm thanh (*.wav) nào đó - Thiết lập các thông số thời gian Để thiết lập thời gian, vào hộp hội thoại Effect Options, trang Timing Các mục đáng chú ý: Hình 6.23 Thiết lập thời gian hiệu ứng • Delay: Tạo thời gian trể tính bằng giây, làm cho hiệu ứng xảy ra chậm hơn • Speed: Tốc độ, có thể nhập giá trị thời gian (tính bằng giây) Đây là thời gian tính từ khi xảy ra đến khi kết thúc hiệu ứng • Repeat:... tạo hiệu ứng, thiết lập trigger hoàn chỉnh, sau đó xóa các văn bản đó đi - Tuỳ chọn hiệu ứng cho văn bản Đối với hiệu ứng xảy ra trên các hộp chứa văn bản, có thể thiết lập một số tùy chọn khác áp dụng cho văn bản Các tùy chọnText Animation Nếu hiệu ứng được áp dụng cho hộp chứa văn bản, khi mở hộp hội thoại Effect Options, sẽ xuất hiện trang Text Animation với các tùy chọn: Hình 6.25 Thiết lập hiệu . kế. 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRÊN MS POWERPOINT 3.1. Các khái niệm cơ bản, khởi động và thoát khỏi PowerPoint 3.1. 1. Giới thiệu về powerpoint Microsoft Powerpoint là một phần mềm thuộc bộ. Start. Khởi động từ biểu tượng Powerpoint trên Desktop hay Quick Launch 3.1.3. Môi trường làm việc của powerpoint a. Cửa sổ làm việc Hình 6. 1. Cửa sổ làm việc của MS PowerPoint 2007 b. Hệ thống. Riêng các chế độ Normal, Slide Sorter và Slide Show có thể chọn trên thanh Status bar phía dưới (xem Hình 6. 6) 14 Hình 6. 6. Thiết lập chế độ làm việc Một số chế độ xem: • Normal View: đây là chế

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w