1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

18 2,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 361 KB

Nội dung

Y u t nguyên nhân ế ố- Yếu tố nguyên nhân là yếu tố trực tiếp làm cho một người hay nhóm người bị mắc bệnh hoặc gây nên các vấn đề sức khỏe cộng đồng.. - Tuy nhiên một bệnh của một người

Trang 1

SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT

II TỔNG QUAN VỀ BÊNH TẬT

1 Khái niệm bệnh tật (Disease)

1.1 Bệnh là gì?

- Trong tiếng Việt,

Bệnh được hiểu

nghĩa:

Bệnh là trạng

thái cơ thể

hoặc bộ phận

cơ thể hoạt

bình thường.

Bệnh là trạng thái hư hỏng của một bộ phận nào đó làm cho các

cơ quan, hệ

cơ quan của

cơ thể con người hoạt động không bình thường.

Bệnh là thói quen xấu, là khuyết điểm

về tư tưởng, về tâm

lý xã hội … làm cho các cá nhân có những hành động đáng chê trách, không phù hợp với những hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội, gây tác hại cho bản thân và cộng đồng xã hội.

Trang 3

- Trong Y học, Bệnh được hiểu là bất kỳ

sự sai lệch hoặc tổn thương nào về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt (Từ điển y học, 2000).

Trang 4

- Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam:

“Bệnh là quá trình hoạt động không bình

thường của cơ thể sinh vật từ nguyên nhân

khởi thuỷ đến hậu quả cuối cùng Bệnh có thể gặp ở người, động vật hay thực vật”.

Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh,

nhưng có thể chia thành ba loại chính:

Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di tuyền bẩm sinh hay rối loạn sinh lý.

Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc

nghiệt như quá lạnh, quá nóng, bị ngộ độc,

không đủ chất dinh dưỡng.

Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi

sinh vật) kí sinh.

Trang 5

1.2 T t là gì? ậ

Tật được hiểu là trạng thái bất thường của một bộ phận trong

cơ thể, do bẩm sinh hoặc tai nạn, bệnh trạng gây nên.

Ví dụ, khi sinh ra đã có một số chức năng cơ thể người không bình thường như tay, chân bị tật không làm được gì …

Trang 6

Yếu tố

tác nhân nguyên nhân Yếu tố

Yếu tố nguy cơ

Bệnh

2 Các yếu tố tác nhân, nguyên nhân và nguy cơ của bệnh

Trang 7

2.1 Y u t tác nhân ế ố

Yếu tố tác nhân (hay căn nguyên) là yếu tố vắng nó bệnh không thể xảy ra Thông thường các tác nhân là: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, là căn nguyên của từng bệnh cụ thể.

Trang 8

2.2 Y u t nguyên nhân ế ố

- Yếu tố nguyên nhân là yếu tố trực tiếp làm cho một người hay nhóm người bị mắc bệnh hoặc gây nên các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

- Tuy nhiên một bệnh của một người hay vấn đề sức khỏe của cộng đồng có thể do nhiều nguyên nhân mang lại Ngược lại, một nguyên nhân cũng có thể gây ra nhiều bệnh tật, hậu quả về sức khỏe khác nhau Người ta có thể phân loại nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp của bệnh tật và tình trạng sức khỏe.

- Trong thực tế, việc xác định tình trạng bệnh tật, sức khỏe của cá nhân và cộng đồng cũng cần đồng thời phải xác định các nguyên nhân và mức độ tác động của từng nguyên nhân để từ đó mới có thể thực hiện các giải pháp can thiệp phù hợp

Trang 9

2.3 Y u t nguy c ế ố ơ

- Yếu tố nguy cơ là yếu tố trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân gây bệnh hay vấn đề sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng Khi yếu tố nguy cơ thực sự tác động đến một người hay nhóm người trong cộng đồng và gây nên các ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình bệnh tật thì

nó trở thành yếu tố nguyên nhân bệnh tật của nhóm người này.

- Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có thể can thiệp được và nhóm không thể can thiệp được Các yếu tố không có thể can thiệp được như tuổi tác

và di truyền Nhưng các yếu tố có thể can thiệp được như dinh dưỡng, vận động thể lực, lối sống (hút thuốc lá, thói quen rượu bia), môi trường sống (như nước, không khí, phương tiện đi lại), v.v… Từ đó, các chiến lược y tế dự phòng là làm thay đổi các yếu tố có thể can thiệp được để nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.

Trang 10

3 Các thời kỳ (giai đoạn) của một bệnh

Thời kỳ tiền lâm sàng

Thời kỳ lâm sàng của bệnh

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Trang 11

Giai đoạn 1 Thời kỳ tiền lâm sàng

- Thời kỳ tiền lâm sàng là thời kỳ đã có sự tác động của tác nhân gây bệnh đến cơ thể, những người bệnh chưa có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, chỉ có thể làm các xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh mới có thể khẳng định chắc chắn

- Thời kỳ tiền lâm sàng của bệnh có thể dẫn đến thời kỳ lâm sàng hoặc có thể khỏi bệnh

mà không phát triển những triệu chứng lâm sàng của bệnh; Do vậy, nhân viên sức khỏe cộng đồng cần nắm vững các thời ký của bệnh đối với từng bệnh cụ thể để có biện pháp phát hiện sớm ngay ở thời kỳ tiền lâm sàng có kế hoạch dự phòng và chăm sóc sức khỏe cho toàn cộng đồng.

Trang 12

Giai đoạn 2 Thời kỳ lâm sàng của bệnh

- Trong giai đoạn này, người bệnh có những đấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.

- Giai đoạn này có thể ngắn, bệnh nhẹ

và khỏi bệnh nhanh chóng như bệnh thủy đậu.

- Giai đoạn này có thể có nhiều biến chứng, bệnh nặng, để lại di chứng hoặc tử vong.

Trang 13

4 Các biện pháp dự phòng

Dự

phòng

cấp o Dự

phòng

Phòng cấp II phòng Dự

cấp III

Trang 14

1 D phòng c p 0 (d phòng căn ự ấ ự

nguyên)

ngăn ngừa sự hình thành và gia tăng nguy cơ bệnh

Trang 15

2 D phòng c p 1 ự ấ

- Dự phòng cấp I là bảo vệ những người khỏe mạnh không bị mắc bệnh.

- Để dự phòng cấp I có hiệu quả, đối với từng bệnh cụ thể, chúng ta phải đặt các câu hỏi sau đây:

- Nhiệm vụ của nhân viên sức khỏe cộng đồng là triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả các biện pháp dự phòng cấp I tại cộng đồng.

Trang 16

3 D phòng c p II ự ấ

- Dự phòng cáp II là phát hiện sớm những người vừa bị mắc bệnh để điều trị kịp thời và

dự phòng bệnh mạn tính hay di chứng.

- Phát hiện người bệnh ở thời kỳ tiền lâm sàng hay thời kỳ lâm sàng, đặc biệt là các bệnh dịch lây truyền để có biện pháp điều trị sớm và cách ly (nếu cần thiết) là góp phần thực hiện dự phòng cấp II và đây là biện pháp

có hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đây cũng chính là một yêu cầu đối với nhân viên chăm sóc ức khỏe cộng đồng.

Trang 17

4 D phòng c p III ự ấ

- Dự phòng cấp III là dự phòng những biến chứng và cái chết ở những bệnh không thể chữa khỏi được.

- Trong những trường hợp dự phòng cấp I và dự phòng cấp II đã không mang lại kết quả, dự phòng cấp III cần được thực hiện để hạn chế các tác hại khác và giúp người bệnh hoà nhập cộng đồng.

Ví dụ:

- Người bệnh bị mù do thiếu vitamin A do không được dự phòng cấp I (dinh dưỡng đầy đủ và uống vitamin A) và dự phòng cấp II (phát hiện sớm và điều trị kịp thời đã bị thất bại, người bệnh đã bị tổn thương giác mạc không thể hồi phục được).

- Dự phòng cấp III được thực hiện đó là: giúp người

mù di chuyển bằng gậy, tạo việc làm có thu nhập kinh tế cho người mù, dạy người mù viết và đọc chữ nổi

Trang 18

Xin trân trọng cảm ơn!

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w