1. Khái quát chung về phát triển cộng đồngCác vấn đề tác động đến con người phần lớn xuất phát từ các vấn đê sinh thái, có nhiều trục trặc, khiếm khuyết (như thiếu mạng lưới an sinh, thiếu tổ chức, chưa nhận ra tiềm năng, thờ ơ, vệ sinh môi trường, tài nguyên nghèo nàn, thiếu kiến thức, lạc hậu… nói chung cơ cấu kinh tế,xã hội và chính trị còn yếu). Do đó cần tạo những cơ cấu mới, những thay đổi để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết và cơ bản của người dân bị thiệt thòi nhất. Đó là một quá trình nhằng giảm dần bất công xã hội.
Trang 1MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Khái quát chung về phát triển cộng đồng 3
2 Tính cấp thiết của vấn đề 5
3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển cộng đồng 5
3.1 Từ sáng kiến của cộng đồng, gia tăng tính năng động xã hội vi mô và giảm trừ độc quyền Nhà nước vĩ mô 5
3.2 Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng 6
3.3 Khái niệm và công cụ 7
3.4 Cơ sở thực tiễn 7
II/ PHẦN NỘI DUNG 7
1 Một số khái niệm 7
1.1 Phát triển cộng đồng 7
1.2 Mục tiêu của phát triển cộng đồng: 8
2 Khả năng ứng dụng của phát triển cộng đồng vào ngành công tác xã hội 9
3 Phẩm chất của tác viên cộng đồng 10
4 Vai trò của tác viên cộng đồng 11
5 Các điều chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồng 12
6 Các kỹ năng của tác viên phát triển cộng đồng 12
6.1 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 12
7 Kỹ năng sử dụng bộ công cụ PRA 14
7.1 PRA là gì? 15
7.2 Sử dụng PRA như thế nào? 15
8 Các kỹ năng khác 18
Trang 28.1 Kỹ năng trình bày vấn đề 18
8.2 Kỹ năng đặt câu hỏi: 18
8.3 Kỹ năng ra quyết định 18
8.4 Kỹ năng điều hành một buổi học nhóm 19
8.4.1 Mục tiêu : 19
8.4.2 Thảo luận : 19
9 Kỹ năng xây dựng nhóm cộng tác (ê-kíp) 20
9.1 Nhóm cộng tác là gì ? 20
9.2 Tại sao lại cần sự cộng tác ? 20
9.3 Các yếu tố của sự cộng tác 20
9.3.1 Sự tham gia của mọi cấp độ của nhân viên 20
9.3.2 Sự nhập cuộc .20
9.4 Tiến trình cộng tác 21
9.4.1 Truyền thông 21
9.4.2 Thỏa hiệp 21
9.4.3 Sự hợp tác 21
9.4.4 Sự phối hợp 21
9.4.5 Sự hoàn tất 22
9.5 Kết luận 22
III KẾT LUẬN 22
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1 Khái quát chung về phát triển cộng đồng
Trang 3Các vấn đề tác động đến con người phần lớn xuất phát từ các vấn đê sinh thái,
có nhiều trục trặc, khiếm khuyết (như thiếu mạng lưới an sinh, thiếu tổ chức, chưanhận ra tiềm năng, thờ ơ, vệ sinh môi trường, tài nguyên nghèo nàn, thiếu kiếnthức, lạc hậu… nói chung cơ cấu kinh tế,xã hội và chính trị còn yếu) Do đó cầntạo những cơ cấu mới, những thay đổi để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết và cơbản của người dân bị thiệt thòi nhất Đó là một quá trình nhằng giảm dần bất công
xã hội
Các nền tảng của phát triển cộng đồng
a) Viễn cảnh của phát triển cộng đồng
Nguyên tắc 1: Toàn diện (bất cứ các vấn đề nào đều có liên quan đến các vấn
đề khác và chỉ được hiểu khi tham chiếu các vấn đề có liên quan)
Nguyên tắc 2; bền vững (tái cấu trúc, biết sử dụng nguồn lực, thay đổi căncơ)
Nguyên tắc 3: Đa dạng hoá (sự tham gia từ nhiều phía, sử dụng nhiều giảipháp khác nhau, kỹ thuật đơn giản)
Nguyên tắc 4: Sự cân bằng ( Sự hài hoà giữa hệ thống, hợp tác hơn là cạnhtranh, vấn đề giới- âm dương)
b) Viễn cảnh công bằng xã hội:
- Lĩnh vực cá nhân: Nghèo đói, thất nghiệp, tự tử, bị phân biệt… các đốitượng là nạn nhân cần được trợ giúp
Lãnh vực cải tiến định chế: Hệ thông an sinh xã hội, hệ thống tư pháp, chămsóc sức khoẻ , giáo dục… thêm tài nguyên, thêm dịch vụ đào tạo
Lĩnh vực cấu trúc: Phân phối, giới, quản lý, quyền lực, bị thiệt thòi…thay đổinhận thức và hành vi
c).Tăng quyền lực:
Trang 4Tăng năng lực cho người bị thiệt thòi:
Giúp họ có khả năng ảnh hưởng đến người khác, là một tiến trình giúp họcạnh tranh hiệu quả hơn với các quyền lợi, giúp họ học và sử dụng các kỹ năng vậnđộng, biết làm việc hệ thống
- Thể hiện quyền lực gì ?
Quyền lực trên sự lựa chọn cá nhân và cơ hội cuộc sống
Quyền lực trên việc xác định nhu cầu (chính mình xác định nhu cầu của mìnhchứ không do ai khác) Cần được giáo dục và thông tin
Quyền lực trên ý tưởng: Khả năng suy nghĩ độc lập
Quyền lực trên các định chế: Tiếp cận được các hệ thống giáo dục, chăm sócsức khoẻ, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống chính quyền…
Quyền lực trên: Tài chính, giáo dục, vui chơi
Quyền lực tren hoạt động kinh tế: Sản xuất, phân phối, trao đổi
Nhu cầu:
+ Do dân xác định chứ không phải do người khác xác định
Nhu cầu thật: Nhu cầu được cảm nhận mà không bị ảnh hưởng từ bên ngoài
và hoàn toàn tự do muốn để được thoả mãn hay không
Nhu cầu giả tạo: Có được do áp lực hay bị ảnh hưởng (quảng cáo…)
Có 4 loại nhu cầu: Nhu cầu theo chuẩn mực đã được chấp thuận (xác định bởichính quyền như mức nghèo đói ), nhu cầu cảm nhận (qua kinh nghiệm thấy cónhu cầu như qua điều tra xã hội học) nhu cầu được biểu lộ (cần dịch vụ cần đượckhám bệnh, đi xin việc làm…), nhu cầu so sánh (so sánh với địa phương khác có
sự khác biệt)
2 Tính cấp thiết của vấn đề
Trang 5Phát triển cộng đồng ở nước ta hiện nay đóng vai tro rất quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế, xã hội Phát triển cộng đồng nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nhân dân, xoá bỏ khoảngcách chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội,…Trong đó ứng dụng của pháttriển cộng đồng trong ngành công tác xã hội là một trong những vấn đề quan trọng
và cần được ưu tiên đầu tư bởi vì muốn phát triển cộng đồng văn minh, hạnh phúc,bình đẳng thì phải phối kết hợp nhuần nhuyễn với công tác xã hội và đặc biệt lànhững nhân viên xã hội có đầy đủ năng lực và phẩm chất để giúp cho xã hội ngàycàng phát triển văn minh và thịnh vượng Đặc biệt là đối với tình hình nước ta hiệnnay, một đất nước mới bước vào con đường hội nhập, cơ hội phát triển rất dồi dàonhưng cũng không ít thử thách
Nhận thức đúng đắn được vấn đề Phát triển cộng đồng nói chung và ngànhcông tác xã hội nói riêng, Bộ Giáo Dục và Đào tạo những năm gần đây nhiềutrường đã mở nhiều lớp đào tạo ngành công tác xã hội, tính đến hiện nay thì đã cóhơn 25 trường có mở ngành đào tạo CTXH, Đảng và Nhà nước đã đầu tư về vốn,
kỹ thuật, nhân lực nhằm mở rộng ngành CTXH để đào tạo những “bác sĩ chữabệnh cho xã hội” Trong đó phát triển cộng đồng là một ngành rất quan trọng đểgiúp cho ngành CTXH phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn Nhưng hiện nayvẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, sự thiếu thốn cơ sở vật chất kỹthuật cộng với thiếu cán bộ giảng dạy nên phát triển cộng đồng và ngành công tác
xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được
3 Cơ sở thực tiễn và lý luận của phát triển cộng đồng
3.1 Từ sáng kiến của cộng đồng, gia tăng tính năng động xã hội vi mô và giảm trừ độc quyền Nhà nước vĩ mô.
Nhu cầu phát triển của các cộng đồng nhỏ ở nông thôn đòi hỏi phải có nhữngcách đặt vấn đề mới xuất phát từ những nhu cầu được thức tỉnh từ chính họ Tínhbền vững của các hoạt động phát triển cần phải có những nguyên tắc làm việc mới,những phương pháp mới đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống Quá trìnhxác định nhu cầu, lập kế hoạch can thiệp đã dựa trên một tư duy mới là : thay vìbên ngoài làm hộ, người dân ở mỗi cộng đồng phải tự mình đứng ra giải quyếtnhững vấn đề riêng của mình, sự giúp đỡ của bên ngoài chỉ có tính chất hỗ trợ,không mang tính quyết định
Trang 6Thiếu hụt sự hưởng ứng, ý chí và nỗ lực của người dân là một trong nhữngnguyên nhân cho sự thất bại của nhiều chương trình phát triển cộng đồng Ngoàinguyên nhân chú trọng đến biện pháp hỗ trợ mang tính cấp cứu, từ thiện là cáchđặt vấn đề mang tính áp đặt từ trên xuống (Top-down) thay vì cần có một kế hoạch
từ dưới lên (Bottom-up)
Cho dù thể chế đã cởi mở rất nhiều nhưng xã hội ta chưa biết nhiều đến các tổchức tự nguyện từ sáng kiến của người dân, của các tổ chức phi chính phủ Hệthống giáo dục chưa tạo cho con người Việt Nam khả năng tự chủ, sáng tạo, biếtthích ứng trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống Tinh thần làm việctheo nhóm còn xa lạ với chúng ta
Phát triển cộng đồng khuyến khích sáng kiến từ dưới lên, với sự kết hợp vớichính người dân để giải quyết vấn đề của cộng đồng Sự tin tưởng tuyệt đối, vôđiều kiện vào khả năng vươn lên của người nghèo, của những thành phần xã hộithấp kém nhất là một giá trị nhân bản, là một cách đặt vấn đề mới Thói quen ápđặt, bao biện và làm thay dân là sản phẩm của cách giáo dục và quản lý khôngthích hợp với tư duy phát triển cộng đồng Triết lý phát triển cộng đồng có sự thamgia tích cực của người dân đòi hỏi một sự đổi mới về nhận thức và tư duy hànhđộng
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt.Nhiều hình thức hợp tác tự nguyện mới, nhiều mô hình do người dân địa phương
tự liên kết để giải quyết nhu cầu của mình hay tham gia vào các chương trình từbên ngoài đưa vào, một số mô hình đã chứng minh tính hiệu quả của nó Trongcông cuộc Đổi mới, chúng ta có thể lấy các tư tưởng của Bác Hồ “Dễ trăm lầnkhông dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” cũng như các tư tưởng “lấydân làm gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” làm cơ sở tư tưởng chophát triển cộng đồng Truyền thống tình làng nghĩa xóm, tương thân tương trợ, lálành đùm lá rách cũng là những cơ sở xã hội-lịch sử quan trọng cho hoạt động nầy
3.2 Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng
Ơ cấp Nhà nước cần có sự công nhận phát triển cộng đồng như là mộtphương thức tạo điều kiện cho cho phát triển kinh tế, xã hội toàn diện, và phảiđược áp dụng trong các chương trình quốc gia như phát triên nông thôn, xóa đóigiảm nghèo, dân số và sức khỏe…
Trang 7 Cán bộ các chương trình kể trên cần được tập huấn về phương phápphát triển cộng đồng.
Cần xây dựng phát triển cộng đồng như một bộ môn khoa học ứngdụng tại các trường đại học
3.3 Khái niệm và công cụ
Khái niệm đầu tiên chúng tôi sử dụng trong báo cáo là khái niệm cộng đồng
“ Cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu chặt chẽ cho đến các tổ chức ít
có cấu trúc chặt chẽ, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạmthời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khan giả, đámđông…’’
Khái niệm Công tác xã hội cộng đồng dưới đây được chúng tôi sử dụng bởi vìvới tư cách những nhà công tác xã hội tương lai, chúng tôi muốn ứng dụng tri thứccông tác xã hội trên phương diênj lý thuyết nhằm góp phần phát triển cộng đồng ởViệt Nam “ Công tác xã hội cộng đồng là phương pháp với một cộng đồng dân cưvốn có mối quan hệ và có nhu cầu chung với sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm từngbước tụ nâng cao năng lực, thay đổi hiện trạng, giải quyết vấn đề xã hội cấp thiếtcủa cộng đồng ”
3.4 Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn chúng tôi sử dụng làm tư liệu trong báo cáo này là qua trình
cô giáo Lê Thị Kim Lan giảng bài, tổ chức thảo luận và ra bài tập làm trên lớp
II/ PHẦN NỘI DUNG
1 Một số khái niệm.
1.1 Phát triển cộng đồng
Khái niệm PTCĐ được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940:
“PTCĐ là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộngđồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước đểcải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”
Murray G Ross, 1955:
Trang 8“PTCĐ là một diễn tiến qua đó CĐ nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triểncủa CĐ, biết sắp xếp các nhu cầu ưu tiên và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ýmuốn thực hiện chúng, biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài CĐ để đáp ứngchúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong CĐ”
Định nghĩa chính thức của LHQ, 1956:
“PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lựccủa chính quyền để cải thiện các điều kiện KT, XH, VH của các CĐ và giúp các
CĐ này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995:
“PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến CĐ nghèo, thiếu tự tin thành CĐ tựlực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ,phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồidưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát triển”
Phát triển cộng đồng sẽ bao gồm một số hoạt động chủ yếu sau :
Cộng đồng xác định các vấn đề cần giải quyết của cộng đồng (Nhucầu và mục tiêu)
Chọn lựa các vấn đề ưu tiên bằng các phân tích định lượng và địnhtính (Nhu cầu và mục tiêu ưu tiên)
Xây dựng các chương trình hành động trên cơ sở phối hợp các nguồnlực bên trong và bên ngoài
Triển khai, bao gồm cả điều chỉnh các chương trình hành động
Lượng giá các chương trình hành động không chỉ trên cơ sở nguyên
lý là chúng phải tạo ra những chuyển biến xã hội hơn là một số hiệu quả trước mắthoặc mang tính hình thức, không căn bản
1.2 Mục tiêu của phát triển cộng đồng:
Mục tiêu bao trùm của Phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng và pháttriển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triểnnăng lực tự quản cộng đồng
Trang 9Mục tiêu tổng quát trên đây được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau đây :
Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng
về vật chất và tinh thần, qua đó, tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng
Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộngđồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình
và được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó, góp phần đẩy mạnh côngbằng xã hội
Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyểnbiến xã hội và sự tăng trưởng
Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển
Hai khái niệm then chốt của PTCĐ hiện nay là “xây dựng năng lực”(capability building) và tạo sức mạnh (empowerment) Để tạo được điều nầy,PTCĐ phải là một quá trình luôn luôn tiếp diễn Mục tiêu cuối cùng của mộtchương trình PTCĐ là giúp cho cộng đồng đi từ một tình trạng kém phát triển,không tự mình giải quyết các vấn đề của riêng mình tiến tới tự lực
2 Khả năng ứng dụng của phát triển cộng đồng vào ngành công tác xã hội
Sự hợp tác liên nghành giữa phát triển cộng đồng và công tác xa hội là vấn đềquan trọng, nếu chúng ta có một sự tham gia đồng bộ không chỉ nghành phát triểncộng đồng mà còn biết áp dụng vào ngành CTXH thì sẽ góp phần giải quyết tốt và
có hiệu quả hơn
Một trong những điều hết sức quan trọng đó là phương pháp công tác xã hộivới cộng đồng Tất nhiên chỉ là lý thuyết nhưng mong muốn của nhóm là để chúng
ta thảo luận về vấn đề này, bởi vì công tác xã hội luôn chú trọng đến phát triểncộng đồng
Bước 1: Nhân viên công tác xã hội tiếp cận và hội nhập với cộng đồng Hiểu
rõ cộng đồng mình đang làm việc về kinh tế, văn hoá, và quan trọng là nhận thứcđược những vấn đề về cộng đồng, khả năng áp dụng vào ngành công tcá xã hội làrất lớn, các lý thuyết và công cụ của phát triển cộng đồng sẽ giúp cho quá trình làmviệc của công tác xã hội đạt hiệu quả cao hơn Như chúng ta đã biết thì công tác xã
Trang 10hội với cộng đồng là một vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức xã hộigiảm bớt các nguy cơ rủi ro, giúp cộng đồng phát triển bền vững.
Bước 2: Phân tích các vấn đề như nghèo đói, các dự án phát triển nông thôn,cung cấp nước sạch, điện đường…rất cần đến sự tham gia của người dân Thì pháttriển cộng đồng giúp cộng đồng tự nhận thức được các vấn đề mà cộng đồng đanggặp khó khăn Như nghèo đói bệnh tật Tiếp theo là xây dựng lực lượng, bồi dưỡngcác nhóm nòng cốt như là tập huấn ngắn ngày cho cán bộ địa phương về vấn đềnghèo đói, bệnh tật…
Bước 3: Thành lập cơ chế liên nghành, hợp tác các nhóm hành động trongcộng đồng, phát huy tính tích cực của từng cá nhân và tiềm năng của cộng đồng
Bước 4: Tổ chức triển khai các chương trình hành động cụ thể với cộng đồng
để trực tiếp giải quyết vấn đề của cộng đồng đó
Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm, lượng giá các vấn đề
Bước 6: Tăng cường, mở rộng các mối liên kết trong cộng đồng
Theo chúng tôi, quan trọng khi áp dụng phương pháp phát triển cộng đồngvới công tác xã hội để giải quyết vấn đề về giải quyết những vấn đề đói nghèo, các
dự án phát triển nông thôn là sự khơi dậy tiềm năng và cộng đồng là lực lượngtham gia chủ yếu Sau đó la sự duy trì, tồn tại để đạt hiệu quả lâu dài
3 Phẩm chất của tác viên cộng đồng
Năng lực: Tác viên CĐ phải qua huấn luyện, có đủ năng lực chuyên môn để
thực hiện tốt vai trò của mình, để tự tin và tạo niềm tin nơi dân
Hòa đồng : phong cách sống, làm việc phù hợp với người dân, biết lắng nghe
và đồng cảm với người dân
Trung thực : Tác viên CĐ phải trung thực với dân và trong sáng với chính
mình
Kiên trì, nhẫn nại : để không nóng vội, thiếu kiên nhẫn ngã lòng hay làm
thay, áp đặt, thúc ép người dân
Trang 11Khiêm tốn : không khoe khoang, dám nhận những hạn chế của mình và sẵn
sàng lắng nghe, học tập những cái hay của dân
Khách quan, vô tư : trong nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình, con
người Khách quan là điều quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn trong CĐ vàlàm tốt vai trò xúc tác, liên kết các nhóm
Đạo đức : Tác viên CĐ phải có cuộc sống đạo đức phù hợp với các giá trị,
mẫu mực của xã hội
4 Vai trò của tác viên cộng đồng
Nhân viên làm việc trong chương trình PTCĐ đóng vai trò là người tổ chức,lập kế hoạch, người tổ chức và xúc tác cho quá trình hợp tác, người bồi dưỡngnâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân về điều kiện sống và quyền an sinh vàphát triển, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người nghèo, thiệt thòi với nhữngnguồn lực sẵn có
Người xúc tác: nhiệm vụ đầu tiên của tác viên là tập hợp quần chúng vào các
nhóm để chia sẻ với họ những thông tin cuộc sống mới Là người tạo cơ hội, điềukiện thuận lợi để người dân tăng dần khả năng bàn bạc, chọn lựa, lấy quyết định vàcùng hành động để giải quyết những vấn đề của ho Là người tạo bầu không khíthân tình cởi mở và đối thoại, khuyến khích sự tham gia của người dân vào tiếntrình trưởng thành và phát triển của họ và CĐ
Người biện hộ : tác viên với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của
nhóm/CĐ đề đạt đến cơ quan công tác, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúccủa các nhóm/CĐ và kêu gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra một chuyển biến
về nhận thức, hoặc một sự hỗ trợ tích cực hơn cho các đối tượng thiệt thòi, thí dụ,biện hộ cho việc chăm sóc bảo vệ trẻ em bị lạm dụng lao động
Người nghiên cứu : tác viên là người cùng với những người nòng cốt trong
CĐ thu thập, tìm hiểu, và phân tích các thế mạnh, thế yếu, vấn đề, tiềm năng sẵn cótrong CĐ Tác viên giúp CĐ chuyển những phân tích đó thành những chươngtrình hành động cụ thể, thí dụ, CĐ chăm sóc trẻ mồ côi trong CĐ
Người huấn luyện : trước tiên là bồi dưỡng các nhóm trong CĐ hiểu biết về
mục đích, chiến lược phát triển của dự án / chương trình hành động Bồi dưỡng kỹ