Bài tìm hiểu về bệnh tâm thần

4 711 5
Bài tìm hiểu về bệnh tâm thần

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I.KHÁI NIÊM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TÂM THẦN. 1. khái niệm. Có rất nhiều khái niệm về bệnh tâm thần sau đây là một số khái niệm về bệnh tâm thần Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm… Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. 2. nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần ( bao gồm 4 nhóm chính) Các nguyên nhân thực thể: Chấn thương sọ não, các bệnh máu não, nhiễm trùng nhiễm độc thần kinh: do rượu, thuốc ngủ, thuốc kích thích … Các bệnh khác ở não : u não, áp xe não, tai biến mạch máu não … Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não : suy thận mãn, cường giáp, nhược giáp … Các nguyên nhân tâm lý :Căng thẳng tâm lý, rối loạn do strees, môi trường xã hội không thuận lợi. Các nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý gây ra : Góp phần gây ra các rối loạn như chậm phát triển tâm thần và các rối loạn nhân cách . Các nguyên nhân chưa rõ ràng : tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh hay nguyên phát. Thí dụ như tâm thần phân liệt, các rối loạn khí sắc … 3. Phân Loại . Hiện nay theo Bảng Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về Các Rối Loạn Tâm Thần và Hành Vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992 hiện có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần; rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử dụng rượu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tưởng; các loại rối loạn khí sắc như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; các loại rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du …

BÀI TÌM HIỂU VỀ BỆNH TÂM THẦN I.KHÁI NIÊM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TÂM THẦN. 1. khái niệm. Có rất nhiều khái niệm về bệnh tâm thần sau đây là một số khái niệm về bệnh tâm thần Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm… Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. 2. nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần ( bao gồm 4 nhóm chính) - Các nguyên nhân thực thể: Chấn thương sọ não, các bệnh máu não, nhiễm trùng nhiễm độc thần kinh: do rượu, thuốc ngủ, thuốc kích thích … Các bệnh khác ở não : u não, áp xe não, tai biến mạch máu não … Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não : suy thận mãn, cường giáp, nhược giáp … - Các nguyên nhân tâm lý :Căng thẳng tâm lý, rối loạn do strees, môi trường xã hội không thuận lợi. - Các nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý gây ra : Góp phần gây ra các rối loạn như chậm phát triển tâm thần và các rối loạn nhân cách . - Các nguyên nhân chưa rõ ràng : tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh hay nguyên phát. Thí dụ như tâm thần phân liệt, các rối loạn khí sắc … 3. Phân Loại . Hiện nay theo Bảng Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về Các Rối Loạn Tâm Thần và Hành Vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992 hiện có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần; rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử dụng rượu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tưởng; các loại rối loạn khí sắc như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; các loại rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du … II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TÂM THẦN Đặc điểm lớn nhất của người bị tâm thần là họ không có cảm xúc với ngôn ngữ, người thường khi nghe những từ “chết” hoặc “ung thư” thường có phản ứng nhất định trong não bộ nhưng những người bị tâm thần thì không có biểu hiện gì. - Phần này gọi là các triệu chứng của bệnh Các triệu chứng trong bệnh tâm thần rất là đa dạng, phong phú và phức tạp, luôn luôn biến đổi, chia làm 2 loại triệu chứng gồm: các triệu chứng âm tính và dương tính. a. Các triệu chứng âm tính: Các triệu chứng âm tính là thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có và mất tính toàn vẹn, thống nhất của hoạt động tâm thần. Theo quan điểm của P.E. Bleuler triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt. Các triệu chứng âm tính gồm 2 loại chủ yêu: thiếu hoà hợp, tự kỷ và giảm sút thể năng tâm thần. + Tính thiếu hoà hợp: Biểu hiện bằng 5 tính chất chung: tính 2 chiều trái ngược, tính dị kỳ khó hiểu, tính khó thâm nhập, tính phủ định và tính tự động. Tính thiếu hoà hợp thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động tâm thần nhưng rõ nét nhất là 3 mặt hoạt động chính như: tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong. Tính tự kỷ cũng mang tính chất như trên ở mức độ cao hơn, nổi bật là tính dị kỳ khó hiểu, khó thâm nhập. Con người tự kỷ là con người dị kỳ, khó thâm nhập biểu hiện đa dạng, khi thì đạo mạo, đài các, khi thì thô bạo. Thế giới tự kỷ là thế giới bên trong riêng biệt của bệnh nhân hết sức kỳ lạ, đi vào thế giới nội tâm, vào thế giới bên trong với các quy luật tự nhiên và xã hội đều bị đảo lộn và người bệnh hiểu và làm những điều kỳ dị không ai có thể hiểu được. + Giảm sút thế năng tâm thần: Nhóm 4 1 Giảm thế năng tâm thần là giảm tính năng động, tính nhiệt tình trong mọi hoạt động tâm thần. Biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy đồi, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì. b. Các triệu chứng dương tính: Là những triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Triệu chứng dương tính rất đa dạng và phong phú, luôn luôn biến đổi, xuất hiện nhất thời và mất đi hoặc thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác. c. Các triệu chứng âm tính và dương tính trong tâm thần. Đều biểu hiện trong các mặt hoạt động tâm thần. Mối liên quan giữa các triệu chứng âm tính và dương tính phụ thuộc vào các thể tiến triển của bệnh TT( tâm thần), bệnh càng nặng thì các triệu chứng âm tính càng nhiều. + Về tư duy: Rối loạn cả về hình thức và nội dung tư duy, ngôn ngữ của người bệnh thường sơ lược, tối nghĩa, ẩn dụ, khó hiểu và thường có những lời nói ngắt quãng hoặc thêm từ lạ. Dòng tư duy của bệnh nhân nhanh hoặc chậm, nói một mình hoặc không nói hoặc có cơn nói liên hồi hoặc nói đầu gà đuôi vịt, hỗn độn hoặc nói lặp đi lặp lại. Hai nét đặc trưng nhất của rối loạn tư duy là hội chứng tâm thần tự động và hoang tưởng bị chi phối, những ý nghĩ và hành vi sâu kín nhất dường như bị người khác đánh cắp. Người bệnh thường phàn nàn bị chi phối bằng các máy móc như: máy vô tuyến điện, máy ghi âm, máy điều khiển từ xa và có trường hợp thấy mình bị chi phối bằng phép thuật hoặc thôi miên bằng một sức mạnh siêu nhiên. + Về tri giác: Đặc trưng lớn nhất là ảo thanh bình phảm hoặc thảo luận vớinhau về hành vi của bệnh nhân hoặc đe doạ, cưỡng bức hoặc ra lệnh làm những việc nguy hiểm cho bệnh nhân và xã hội và cũng có thể gặp ảo giác thị giác, ảo khứu hoặc ảo xúc giác nhưng hiếm hơn. Một số bệnh nhân khác gặp rối loạn cảm giác bản thể, giải thể nhân cách hoặc biến hình bản thân như không có tim phổi, chân tya dài hoặc ngắn lại và có những suy nghĩ tác phong mình biến đổi, cái “tôi” đã biến mất. + Về cảm xúc: Những thay đổi cảm xúc thường xuất hiện sớm, đặc trưng là cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, lạnh nhạt, bàng quan và người bệnh mặc cảm với những người xung quanh, không hào hứng với những thú vui trước đây vốn có. Cảm xúc trái ngược hoặc cảm xúc 2 chiều vừa yêu lại vừa ghét đối với một người hoặc một hiện tượng. Người bệnh thường hằn học với mọi người, xa lánh người thân và đôi khi xuất hiện những cảm xúc đột biến như: cơn khóc, cơn cười vô duyên cớ hoặc cơn lo sợ, giận dữ và có cơn trầm cảm hoặc cơn hưng phấn. + Về tâm lý vận động: Có nhiều loại rối loạn nhưng đặc trưng là căng trương lực biểu hiện bằng 2 trạng thái kích động và bất động xen kẽ nhau. Trang thái kích động biểu hiện bằng lời nói và động tác định hình (kiểu cách định hình như nhún vai, nhếch mép, xua tay), hành vi dị kỳ khó hiểu (trời rét cới trần ra tắm) và có thể có xung động tấn công hoặc xung động đốt nhà hoặc giết người. Trạng thái bất động biểu hiện bằng sững sờ, giữ nguyên dáng và uốn sáp, tạo hình. + Rối loạn ý chí: Người bệnh mất sáng kiến, mất vận động cơ và hoạt động không hiệu quả, thói quen nghề nghiệp cũ mất dần và không thiết làm gì, đời sống ngày càng suy đồi không chú ý đến vệ sinh thân thể và nằm một chỗ không hoạt động III. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TÂM THẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Toàn cầu hóa và đô thị hóa là nguyên hàng đầu khiến số người mắc phải các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn tâm lý… ngày càng gia tăng. Từ ngày 25 đến 27/11/2010, tại TP Huế diễn ra hội thảo “Vấn đề toàn cầu hóa, thành thị hóa và sức khỏe tâm thần” với sự tham dự của các chuyên gia sức khỏe đến từ các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và các nước Đức, Australia, Mỹ… Theo các báo cáo, vấn đề đô thị hóa, thành thị hóa với nền kinh tế và văn hóa công nghiệp đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của cuộc sống con người, nhất là vấn đề sức khỏe. Đây là nguyên hàng đầu khiến số người mắc phải các chứng bệnh như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn tâm Nhóm 4 2 lý… ngày càng gia tăng. Riêng ở Việt Nam, hiện có khoảng 20% dân số mắc các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” này do cơn lốc đô thị hóa. Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề cập đến các lĩnh vực như: diện mạo văn hóa của việc phòng bệnh và can thiệp về sức khỏe tâm thần; gia đình trong quá trình thành thị hóa liên quan đến sức khỏe tâm thần của con người; các giải pháp cải tiến nghiên cứu về biến đổi văn hóa và xúc tiến đào tạo về sức khỏe tâm thần toàn cầu… Qua đó, những kiến thức và kinh nghiệm trong việc nhận biết và điều trị các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” đã được các chuyên gia, các quốc gia chia sẻ với nhau. Bệnh tâm thần khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, chiếm tỷ lệ từ 0,5 đến 1,5% dân số. Anh Vũ Đình Hoàn, 37 tuổi, ngụ tại Hải Dương, bị tâm thần phân liệt dẫn đến hoang tưởng. Khoảng 18 giờ ngày 15/7, khi xô xát với vợ là chị Nguyễn Thị Ái Thư, 35 tuổi, anh cầm dao đâm chị nhiều nhát rồi tự sát. Đây là hậu quả của chứng hoang tưởng ở bệnh nhân tâm thần. Người bệnh luôn có cảm giác mình bị ai đó sai khiến, xúi giục và thực hiện theo. Vậy làm sao để phát hiện một người mắc chứng bệnh này? Theo thống kê gần đây của Viện sức khoẻ tâm thần trung ương thì tỷ lệ người Việt Nam có khả năng bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20% dân số ( đa số đã chữa khỏi hay ổn định ). Qua một số công trình nghiên cứu dịch tể về một số bệnh tâm thần thường gặp trong dân số chung tại TP. HCM được thực hiện trong những năm từ 2000 đến 2003 do Bệnh Viện Tâm Thần thực hiện chúng tôi sơ bộ đã thu được một số tỷ lệ sau :sa sút tâm thần ( ở nhóm người lớn hơn hoặc bằng 65 tuổi ) 7,8 – 9,7%; trầm cảm 9,4%; các rối loạn lo âu 6,1%; tâm thần phân liệt 1%; chậm phát triển tâm thần 0,9%; động kinh 0,5% … IV. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI a. Hỗ trợ tâm lý cho người bị bệnh tâm thần Người bị bệnh tâm thần thường hay căng thẳng về tâm lý, đôi khi người bệnh còn có ý định tự sát, thường không làm chủ được hành động của bản thân.Họ luôn cảm thấy không có hứng thú với mọi thứ với các hoạt động như chơi các trò chơi yêu thích trước đây hoặc thăm viếng bạn bè, không có khả năng giao tiếp xã hội quan hệ bạn bè gặp các vấn đề trục trặc trong nghề nghiệp hoặc việc học tập vì không có khả năng hoàn thành công việc được giao hay mục đích đề ra. Vì vậy cần có sự hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân tâm thần . Tham vấn cho bệnh nhân, người thân ổn định tâm lý yên tâm điều trị để có kết quả tốt nhất . b. Cung cấp dịch vụ xã hội cho người bệnh tâm thần. Hỗ trợ về y tế ( cung cấp thẻ BHYT cho người bệnh, phối hợp với các cơ sở y tế để cung cấp thuốc cho người bệnh tâm thần) . Giới thiệu các cơ sở y tế, bệnh viện, các trung tâm chăm sóc người bệnh tâm thần. Giới thiệu các khu vui chơi giải trí, các loại hình giải trí giúp người bệnh thư giãn. c. vai trò trung gian của NVCTXH . Phối hợp với gia đình người bệnh, liên kết các thành viên trong gia đình để chăm sóc người bệnh . Liên kết với các cơ sở y tế để hỗ trợ về mặt y tế cho người bệnh . Kêu gọi sự hỗ trợ của các cá nhân, các cơ quan hữu quan, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để có thêm nguồn kinh phí điều trị cho người bệnh. d. Tuyên truyền. Nhóm 4 3 Tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh hiểu về đặc điểm, tâm sinh lý của người bệnh để có sự cảm thông, quan tâm giúp đỡ họ, giúp người bệnh sớm khỏi bệnh hòa nhập xã hội. Tuyên truyền về cách phòng ngừa, giữ gìn sức khỏe tinh thần, các biểu hiện ban đầu của bệnh để mọi người có phương án phòng ngừa, chũa trị kịp thời tránh được những hậu quả đáng tiếc . Những điều nên tránh trong khi chữa bệnh tâm thần: Không đưa người bệnh tới thầy bùa, thầy pháp… vì bệnh không phải do ma quỷ gây ra. Không tranh luận, bàn cãi với người bệnh về những hoang tưởng vô lý, bất thường của họ. Không xiềng xích, trói, nhốt người bệnh. Không được tự ý ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ tâm thần. Mọi người xung quanh không được xúi giục, bắt ép người bị tâm thần làm các việc mà họ không muốn hoặc các việc làm phạm pháp. DANH SÁCH NHÓM 4 : 1. HOÀNG VĂN TÍNH 2. PHAN XUÂN NHỰT 3. HOÀNG THỊ THƯƠNG A 4. PHAN THỊ THANH VÂN 5. NGUYỄN THỊ THU HÀ 6. NGUYỄN THỊ NGẦN 7. TRẦN THỊ THU XUÂN 8. ĐINH THỊ YẾN 9. NGUYỄN THỊ TUYỀN Nhóm 4 4 . BÀI TÌM HIỂU VỀ BỆNH TÂM THẦN I.KHÁI NIÊM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TÂM THẦN. 1. khái niệm. Có rất nhiều khái niệm về bệnh tâm thần sau đây là một số khái niệm về bệnh tâm thần Bệnh tâm thần. trợ tâm lý cho bệnh nhân tâm thần . Tham vấn cho bệnh nhân, người thân ổn định tâm lý yên tâm điều trị để có kết quả tốt nhất . b. Cung cấp dịch vụ xã hội cho người bệnh tâm thần. Hỗ trợ về. TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI a. Hỗ trợ tâm lý cho người bị bệnh tâm thần Người bị bệnh tâm thần thường hay căng thẳng về tâm lý, đôi khi người bệnh còn có ý định tự sát, thường không làm

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan