Định nghĩa: Biểu mô là một loại mô được tạo bởi những tế bào nằm sát nhau còn chất gian bào thì rất ít. Dưới kính hiển vi quang học không thấy chất gì xen giữa các tế bào. Nguồn gốc biểu mô: đa số các tế bào biểu mô có nguồn gốc từ nội bì (biểu mô lợp mặt trong ống tiêu hóa, biểu mô các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa…) và ngoại bì (biểu bì, biểu mô giác mạc…). Ngoài những biểu mô có nguồn gốc nội bì và ngoại bì còn có những biểu mô có nguồn gốc trung bì (biểu mô phủ thanh mạc, phủ các tạng đặc). Nhiệm vụ của biểu mô: Bảo vệ, bao phủ mặt ngoài cơ thể, mặt trong các tạng rỗng và các khoang thiên nhiên. Chế tiết và bài xuất một số chất có vai trò quan trọng trong chuyển hóa biến đổi các chất dinh dưỡng
Trang 1BÀI GIẢNG BIỂU MÔ MỤC TIÊU
1 Trình bày những nét đại cương về biểu mô, nêu tính chất chung và phân loại biểu mô
2 Mô tả cấu tạo vi thể của các loại biểu mô trong cơ thể.
3 Áp dụng bài học vào môn học khác và công tác điều dưỡng.
NỘI DUNG
1 Khái niệm biểu mô
Định nghĩa: Biểu mô là một loại mô được tạo bởi những tế bào nằm sát nhau còn chất gian bào thì rất ít Dưới kính hiển vi quang học không thấy chất gì xen giữa các tế bào
Nguồn gốc biểu mô: đa số các tế bào biểu mô có nguồn gốc từ nội bì (biểu
mô lợp mặt trong ống tiêu hóa, biểu mô các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa…) và ngoại bì (biểu bì, biểu mô giác mạc…) Ngoài những biểu mô có nguồn gốc nội
bì và ngoại bì còn có những biểu mô có nguồn gốc trung bì (biểu mô phủ thanh mạc, phủ các tạng đặc)
Nhiệm vụ của biểu mô:
− Bảo vệ, bao phủ mặt ngoài cơ thể, mặt trong các tạng rỗng và các khoang thiên nhiên
− Chế tiết và bài xuất một số chất có vai trò quan trọng trong chuyển hóa biến đổi các chất dinh dưỡng
2 Tính chất chung của biểu mô:
− Các tế bào của biểu mô nằm sát nhau:
+ Dưới kính hiển vi quang học màng của các tế bào biểu mô cạnh nhau hình như chập vào nhau, vì vậy không thấy khoảng gian bào
+ Nhờ ánh sáng của kính hiển vì điện tử người ta thấy rõ khoảng cách giữa
2 tế bào biểu mô kề nhau rộng khoảng 100-150 A0 và chứa một chất vô hình thuộc loại Protein gọi là Glycoprotein có vai trò quan trọng việc gắn kết các tế bào biểu mô với nhau trong ẩm bào và miễn dịch
− Kích thước và hình dáng những biểu mô khác nhau phụ thuộc vào loại biểu mô, chức năng và vị trí của biểu mô
+ Hình dáng nhân tế bào biểu mô có thể cho biết khái niệm hình dáng tế bào khi không nhìn rõ ranh giới giữa các tế bào kề nhau
Trang 2− Những tế bào biểu mô hợp thành lớp và cách mô liên kết với màng đáy bởi khoảng trên đáy rộng khoảng 400A0, thông với khoảng gian bào Màng đáy phân cách giữa biểu mô với mô liên kết, làm giới hạn cho sự phát triển của biểu mô
+ Khi màng đáy vững chắc thì biểu mô ngừng phát triển Thành phần của màng đáy chủ yếu là Protein, Glycoprotein và ít sợi võng dính vào mặt dưới nên
có tính chất chun giãn giúp mao mạch máu chịu được huyết áp lòng mạch và đóng vai trò như một màng lọc trong sự trao đổi chất giữa dịch gian bào và tế bào biểu mô
− Trong biểu mô không có mạch máu và bạch huyết: biểu mô được nuôi dưỡng bởi sự khuyếch tán các chất qua màng đáy
− Xen giữa các tế bào biểu mô có thể thấy đầu tận cùng thần kinh và
những tế bào Lympho
− Biểu mô thường nằm trên một lớp mô liên kết và mạch máu gọi là màng đệm (màng đệm thường có những nhú để làm tăng diện tích kết dính và dinh dưỡng)
− Các biểu mô được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau:
+ Hấp thu, bài xuất: tất cả những chất được hấp thu và bài xuất khỏi cơ thể đều phải đi qua biểu mô
+ Chế tiết: biến đổi các chất dinh dưỡng, chuyển hóa một số chất
+ Vận chuyển: nước hoặc một số dịch
+ Bảo vệ và thu nhận cảm giác: những tận cùng thần kinh ở da thu nhận những cảm giác đau, nóng, lạnh tránh cho cơ thể khỏi tổn thương
− Đa số các tế bào biểu mô có hai phần bào tương khác nhau, phần bào tương phía trên nhân (cực ngọn) khác với phần dưới nhân (cực đáy)
Sự khác biệt đó liên quan đến chức năng của tế bào
3 Phân loại biểu mô
− Theo chức năng biểu mô được chia làm 2 loại:
+ Biểu mô phủ
+ Biểu mô tuyến
− Theo cấu tạo và cách sắp xếp của tế bào biểu mô cũng gồm 2 loại:
+ Biểu mô đơn
+ Biểu mô tầng
Trang 33.1 Biểu mô phủ
Biểu mô phủ là những biểu mô do các tế bào sắp xếp thành hàng để bao phủ mặt ngoài cơ thể, mặt trong của các tạng rỗng và các khoang thiên nhiên Dựa vào cấu tạo hình thái biểu mô phủ chia làm 3 loại:
− Biểu mô đơn
− Biểu mô tầng
− Biểu mô chuyển tiếp
3.1.1 Biểu mô đơn: là những biểu mô được tạo thành bởi một hàng tế bào, căn
cứ vào hình dạng tế bào tạo thành biểu mô người ta chia biểu mô đơn làm 3 loại:
− Biểu mô lát đơn: do các tế bào dẹt, mỏng xếp thành hàng, có ranh giới giữa các tế bào ngoằn ngoèo Vùng trung tâm mỗi tế bào thường có một nhân lồi vào lòng khoang
Biểu mô này có đặc điểm nhẵn, ẩm giúp cho các tạng chuyển động dễ dàng, không chịu sự cọ xát mạnh vào nhau và vào thành cơ thể Thường gặp biểu mô này ở: mặt trong màng nhĩ, lá ngoài bao Bowman, đoạn lên quai Henle, các thanh mạc (màng bụng, màng phổi, màng tim), nội mô là mặt trong thành các mạch máu và mạch bạch huyết
Hình 1: Biểu mô lát đơn
− Biểu mô vuông đơn: Do các tế bào có hình khối vuông xếp thành hàng, nhân tế bào hình tròn nằm giữa tế bào
Thường gặp biểu mô vuông đơn ở một số tuyến ( tuyến giáp trạng), lợp mặt
tự do của buồng trứng, mặt trong của bao nhân mắt, biểu mô sắc tố võng mạc
Trang 4Hình 2: Biểu mô vuông đơn
− Biểu mô trụ đơn: là biểu mô được tạo thành bởi một hàng tế bào hình trụ, nhân tế bào hình trứng thường nằm lệch về phía đáy của tế bào
Biểu mô trụ đơn lợp mặt trong ống tiêu hóa suốt từ tâm vị đến hậu môn và gặp cả ở đường bài xuất của một số tuyến
Có thể gặp biểu mô trụ đơn chỉ do 1 loại tế bào hình trụ giống nhau: biểu
mô niêm mạc dạ dày, biểu mô ống cổ tử cung nhưng cũng có biểu mô trụ đơn do nhiều loại tế bào hình trụ tạo thành như biểu mô ruột (do 3 loại tế bào hình trụ:
tế bào mâm khía, tế bào hình đài, tế bào ưa bạc hay ưa crôm) Có thể gặp biểu
mô trụ đơn có lông chuyển ở mặt buồng trứng, ống dẫn trứng
Hình 3: Biểu mô trụ đơn
Trang 53.1.2 Biểu mô tầng: là loại biểu mô được tạo thành bởi 2 hay nhiều hàng tế bào
chồng lên nhau Dựa vào hình dáng lớp tế bào trên cùng người ta chia biểu mô tầng làm 3 loại:
− Biểu mô lát tầng: được tạo thành bởi nhiều hàng tế bào nhưng những tế bào thuộc hàng trên cùng là những tế bào dẹt, mỏng làm nhiệm vụ chống đỡ với
cọ sát Có 2 loại biểu mô lát tầng :
+ Biểu mô lát tầng có sừng hóa (biểu mô da) là biểu mô được tạo thành bởi 5 lớp:
• Lớp đáy (lớp sinh sản): do một hàng tế bào hình vuông hay hình trụ có khả năng sinh dản bằng gián phân
• Lớp sợi: gồm nhiều háng tế bào hình đa diện gắn với nhau bởi tế liên kết
• Lớp hạt: gồm 2-4 hàng tế bào hình thoi nằm song song với mặt da Trong bào tương của những tế bào này chứa nhiều hạt bắt màu base đậm (hạt Keratohyalin) báo hiệu sự sừng hóa của biểu mô
• Lớp bóng: là lớp mỏng những tế bào dẹt không có nhân, bào tương bắt màu acid, bóng
• Lớp sừng: gồm nhiều tế bào chết không nhân tạo thành lướp nhuộm màu acid có độ dày tùy thuộc từng vùng da Trong bào tương của tế bào thuộc lớp này chứa nhiều chất Scleroprotein (chất Keratin)
Hình 4: Biểu mô lát tầng có sừng hóa
Lớp sừng
Lớp bóng
Lớp hạt
Lớp sợi
Lớp đáy
Trang 6+ Biểu mô lát tầng không sừng hóa:
Loại biểu mô này không có lớp hạt và lớp sừng, chỉ có các lớp: lớp đáy (lớp sinh sản), lớp sợi (lớp Manpighi) và lớp tế bào dẹt trên cùng sẽ bong vào trong khoang và có nhân Mặt trên của tế bào dẹt thường có độ ẩm nhất định Biểu mô lát tầng không sừng hóa lợp một số khoang thiên nhiên trong cơ thể như: miệng, thực quản, âm đạo…
Hình 5: Biểu mô lát tầng không sừng hóa
− Biểu mô vuông tầng: được tạo thành bởi nhiều hàng tế bào, hàng tế bào trên cùng có hình khối vuông như biểu mô võng mạc thể mi
Hình 6: Biểu mô vuông tầng
Trang 7− Biểu mô trụ tầng: được tạo thành bởi nhiều hàng tế bào và hàng tế bào trên cùng có hình trụ như biểu mô màng tiếp hợp mi mắt, biểu mô niệu đạo tiền liệt và một số ống bài xuất chính của một số tuyến
− Biểu mô trụ giả tầng: Trong biểu mô này cực đáy của các tế bào biểu mô đều sát màng đáy, nhưng cực ngọn không lên đều đến mặt biểu mô, nhân các tế bào không cùng nằm ở một độ cao như biểu mô ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt mang tai, biểu mô niệu đạo nam, biểu mô khí phế quản
Hình 7: Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
3.1.3 Biểu mô chuyển tiếp: Là hình thái trung gian giữa biểu mô trụ tầng và
biểu mô lát tầng, do nhiều hàng tế bào tạo thành Biểu mô này lợp mặt trong của những tạng rỗng phải chịu sự co giãn lớn như biểu mô niệu quản, bàng quang
Hình 8: Biểu mô niệu quản
Trang 8Hình 9: Biểu mô bàng quang
3.2 Biểu mô tuyến: là loại biểu mô được tạo bởi nhiều hàng tế bào nằm sát
nhau tạo thành các tuyến có khả năng chế tiết và bài xuất các chất vào môi
trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể
Biểu mô tuyến được phân chia theo 3 cách sau:
∗ Dựa theo số lượng tế bào tham gia vào sự tạo ra chất tiết người ta phân biệt 2 loại tuyến:
− Tuyến đơn bào: chỉ có 1 tế bào chế tiết (tế bào hình đài tiết nhầy)
− Tuyến đa bào: được tạo bởi tập hợp nhiều tế bào, đa số tuyến trong cơ thể thuộc tuyến đa bào
∗ Dựa theo cách các sản phẩm chế tiết đi ra khỏi tế bào tuyến người ta chia làm 3 loại:
− Tuyến toàn vẹn: chỉ có sản phẩm ra khỏi tế bào, tế bào tuyến còn nguyên vẹn, đa số tuyến trong cơ thể thuộc loại này như tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết
− Tuyến bán hủy: sản phẩm chế tiết được bài xuất ra khỏi tuyến cùng phần ngọn tế bào tuyến (tuyến sữa)
− Tuyến toàn hủy: toàn bộ tế bào tuyến trở thành sản phẩm bài xuất (tuyến bã)
∗ Dựa vào vị trí nhận sản phẩm chế tiết đầu tiên có thể phân tuyến thành 2 loại:
Trang 9− Tuyến ngoại tiết: sản phẩm chế tiết được đưa ra môi trường ngoài cơ thể (tuyến bã, tuyến mồ hôi, tuyến sữa…) hoặc vào các khoang thiên nhiên trong cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến tiền liệt…) Tuyến ngoại tiết gồm 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất
Hình 10: Cấu tạo vi thể của da
Hình 11: Tuyến vú
Trang 10+ Phần chế tiết: được tạo thành bởi những tế bào có khả năng chế tiết các sản phẩm của tuyến Cấu tạo hình thành của phần này gồm có:
• Hình túi: phần chế tiết phình rộng hơn phần bài xuất gọi là tuyến nang (tuyến bã, tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết…)
• Hình ống: có tuyến ống đơn hoặc ống chia nhánh thẳng hoặc cong queo (tuyến mồ hôi, tuyến đáy vị, tuyến môn vị, tuyến Liberkun….)
• Hình ống túi: (tuyến ống túi) tuyến có phần phình rộng thành túi, có phần hẹp lại thành hình ống
+ Phần bài xuất: gồm một hệ thống ống từ nhỏ đến lớn có thể lợp bởi biểu
mô tầng
- Tuyến nội tiết: là các tuyến có sản phẩm chế tiết được đưa thẳng vào máu nên chỉ có phần chế tiết được liên hệ chặt chẽ với mạch máu (mạng mao mạch) xung quanh
Dựa vào cấu tạo hình thái có thể chia tuyến nội tiết làm 3 loại:
• Tuyến kiểu lưới: các tế bào tuyến tạo thành những dây tế bào, nối với nhau thành lưới Giữa các lưới tế bào có các mao mạch nhận sản phẩm chế tiết của các tế bào tuyến Đa số tuyến nội tiết thuộc loại tuyến kiểu lưới (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp trạng…)
Hình 12: Tuyến kiểu lưới
• Tuyến kiểu túi: các tế bào tuyến tạo thành túi được lợp bởi một hàng tế bào biểu mô chế tiết, trong lòng túi thường chứa đầy chất keo
Chỉ có tuyến giáp trạng thuộc loại tuyến này Giữa các túi có mạch máu và bạch huyết
Trang 11Hình 13: Tuyến kiểu túi
• Tuyến kiểu tản mác: các tế bào tuyến hoặc rải rác hoặc tạo thành nhóm nhỏ nằm tản mác trong mô liên kết và tiếp xúc mật thiết với các mao mạch ( tuyến kẽ tinh hoàn)
Hình 14: Tuyến kiểu tản mác
Trang 12TÀI LIỆU HỌC
- Bài giảng mô học bộ môn biên soạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng Mô học-Phôi thai học Trường ĐHY Hà Nội 2002
- Bài giảng Mô học-Phôi thai học.Trường học viện quân y 2001
- Bài giảng Mô học –Phôi thai học Trường ĐH y dược TP Hồ Chí Minh
- Bài giảng điều dưỡng nội, ngoại khoa……