1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH, xây DỰNG và QUẢN lý sử DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN dân THEO mô HÌNH NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH THÁI BÌNH

27 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

ĐỀ ÁN: QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THEO MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ I.. Nghĩa trang nhân dân là nơi táng người

Trang 1

Uû ban nh©n d©n tØnh th¸i b×nh -& -

ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THEO MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Th¸i B×nh 2012

Trang 2

ĐỀ ÁN: QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG

NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THEO MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ

I GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

1 Nghĩa trang nhân dân là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch

2 Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người

3 Các hình thức táng người chết bao gồm: mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác

4 Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết

5 Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất

6 Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất

7 Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng

8 Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác

9 Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng

10 Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao

11 Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự

án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa trang

12 Quản lý nghĩa trang là việc thực hiện các nội dung theo quy chế quản lý đã được phê duyệt

13 kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang

14 Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là thực hiện việc chỉnh trang, nâng cấp các công trình trong nghĩa trang hiện đang sử dụng và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với diện tích mở rộng nhằm bảo đảm về cảnh quan, môi trường

15 Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang

Trang 3

16 Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển thi hài, hài cốt trong nghĩa trang đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.

17 Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm

18 Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang là người đang sống có quan hệ với người được táng trong nghĩa trang hoặc đến thăm viếng, tưởng niệm

19 Chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản

lý hành chính

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP ĐỀ ÁN:

Theo Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 thì Nghĩa trang nhân dân là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch Nhưng thực tế hiện nay tại hầu hết các xã việc xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang chưa có các quy định và hướng dẫn cụ thể nên còn nhiều tồn tại Hầu hết mỗi thôn có một nghĩa trang, đặc biệt có xã có đến 31 nghĩa trang Nhiều nghĩa trang nằm sát khu dân cư

hoặc nguồn nước sinh hoạt của nhân dân gây ô nhiễm môi trường, đa phần huyệt

mộ được đào sâu 1,5 – 1,8m, không có giải pháp cách ly sự phân hủy của thi thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất và có nguy cơ cao về dịch bệnh Những nghĩa trang nhỏ lẻ nằm rải rác giữa cánh đồng vừa gây khó khăn cho việc phân vùng sản xuất nông nghiệp, vừa tạo nơi trú ngụ của chuột bọ phá hoại lúa, hoa màu, làm giảm năng xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Do quản lý không tốt nên nhiều khu hung táng đan xen với khu cát táng, việc xây cất tại nghĩa trang mỗi nhà một kiểu,

có những ngôi mộ xây tốn 50 - 70 triệu đồng, đặc biệt có ngôi mộ tổ xây hết hơn 1

tỷ đồng, rộng hàng trăm mét vuông, vừa lãng phí tiền của, đất đai, vừa gây tâm lý đua tranh không tốt ở nông thôn Hiện nay, chúng ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, theo mục tiêu: sản xuất phát triển, đời sống sung túc, diện mạo sạch đẹp, làng xóm văn minh, quản lý dân chủ Do đó, việc lập Dự án Quy hoạch, xây dựng và quản lý nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới là nhiệm vụ cấp bách, nhằm hướng dẫn chính quyền và nhân dân mỗi địa phương tổ chức Quy hoạch, xây dựng và quản lý nghĩa trang đi vào nền nếp

III MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:

- Xác định các giải pháp chủ yếu, làm căn cứ để mỗi xã triển khai lựa chọn địa điểm phù hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng và quản lý nghĩa trang nhân dân phù hợp với dân số, diện tích đất tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 4

- Từng bước đưa công tác xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang tại các

xã vào nền nếp, nhằm tiết kiệm đất, thuận lợi cho việc phân vùng sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn

- Quy chuẩn QCVN 14:2009/BXD năm 2009 về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD năm 2008 về Quy hoạch xây dựng

- Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD năm 2010 về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

- Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Thái Bình

về việc phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình;

- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc Ban hành quy định về nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2012 của UBND tỉnh;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

Chương II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA TỈNH THÁI BÌNH

1 Vị trí địa lý:

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và TP Hải Phòng Thái Bình cách Hải Phòng khoảng 70 km và Hà Nội khoảng 110 km

2 Đặc điểm địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn:

2.1 Địa hình:

- Thái Bình thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng, có cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, được hình thành chủ yếu bởi phù sa của hệ thống

Trang 5

sông Hồng, sông Thái Bình và biển Độ dốc biến thiên nhỏ hơn 1%/1km, cao độ nền phổ biến từ 1-2 m so với mặt biển Nhìn chung toàn tỉnh có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nhưng ở từng khu vực có các vùng thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung, có thể phân chia tương đối thành 2 khu vực:

- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý đất được hình thành sớm chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt nhiều, đây là vùng tương đối cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng)

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với khu vực phía Bắc Đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng

Trong thực tế, từng khu vực cũng có độ chia cắt hình thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao, thấp tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi có thuận lợi và những hạn chế nhất định

2.2 Khí hậu:

- Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đông bằng ven biển, với 4 mùa luân chuyển, trong đó rõ rệt nhất là: Mùa hè nóng và mùa đông lạnh Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10, Mùa đông lạnh từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 Các mùa chuyển tiếp (xuân, thu) thể hiện biến thiên trung gian của sự thay đổi của 2 hệ thống đã nêu ở trên

- Tổng bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000C

- Lượng mưa trung bình trong năm 1.500 - 1.900 mm Mưa mùa hè chiếm 80%, có cường độ lớn, khoảng 150 - 300 mm/ngày và không ổn định, có khi cả tháng không mưa, có khi mưa suốt tuần, mưa lớn thường kèm dông bão và dông, nên trong mùa này có thể gặp cả úng lẫn hạn Mùa đông khoảng 15 - 20%, các tháng 12 và 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời

kỳ mưa phùn và ẩm ướt Nhìn chung lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 260C, cao nhất là 39,20C Trong mùa

hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo Mùa đông lạnh, thấp nhất xuống tới 100C

- Gió thịnh hành là gió Đông Nam, tốc độ trung bình từ 2 - 4 m/giây Vào mùa này thường hay xuất hiện bão, trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão, bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá ghê gớm Ngoài ra còn có Bắc, Đông Bắc và Đông, tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra lạnh đột ngột

Trang 6

- Độ ẩm trung bình khoảng 80%, Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu ( có thể tới 90%) Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (có

thể dưới 30%), những này như vậy rất khô hanh, độ bốc hơi cao.

- Nhìn chung khí hậu Thái Bình là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên tính biến động mạnh mẽ với điều kiện thời tiết như bão, dông, gió Tây Nam, gió bấc, đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh úng, bão, hạn, lụt

2.3 Thuỷ văn:

Tỉnh Thái Bình có hệ thống sông ngòi khá dày và phân bố khá đều giữa các vùng nội tỉnh, chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, các sông có tiềm năng về giao thông vận tải và cung cấp lượng phù sa rất lớn cho nội vùng nói riêng và đồng bằng Nam sông Hồng nói chung

- Hệ thống sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc ở độ cao trên 1.000m, vào địa phận vùng tây Bắc bộ, qua vùng đồng bằng sông Hồng, đến Thái Bình chia làm 3 nhánh: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý

+ Sông Hồng chảy qua địa phận Thái Bình có chiều dài 90km Lưu lượng trung bình 850 - 950 m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 8160 m3/s, lưu lượng thấp nhất mùa kiệt là 105 m3/s Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động khoảng 0,2÷0,4 m/s, mùa lũ 1,3÷1,5 m/s Bề rộng dòng sông là 500 - 1.000m

+ Sông Luộc đoạn tiếp giáp với phía Bắc tỉnh Thái Bình nối sông Hồng và sông Thái Bình từ cửa Luộc (xã Phú Sơn) đến ngã ba Chanh (Ninh Giang - Hải Dương) có chiều dài 71km Bề rộng dòng sông trung bình là 100 - 300m

+ Sông Trà Lý nối với sông Hồng tại xã Hồng Lý, chảy theo hường Tây - Đông qua thành phố Thái Bình rồi đổ ra cửa Biển Trà Lý Sông có chiều dài 65km

Bề rộng dòng sông trung bình là 100-200m

- Hệ thống sông Thái Bình: Sông Hoá nằm ở đoạn tiếp giáp giữa phía nam Hải Phòng với phía Bắc tỉnh Thái Bình nối từ xã An Khê sau đó đổ ra cửa sông Thái Bình, có độ dài 36 km, bề rộng dòng sông trung bình là 100 - 250m

- Hệ thống sông nội Đồng: Ngoài các sông lớn, Thái Bình có hệ thống nội đồng tương đối dàn trải (sông Bình Cách, sông Diêm Hộ, sông Tiên Hưng, sông Hoài, sông Cô, sông Cầu Sa, sông Ơ, sông Kiến Giang, sông Lân, sông Xuân Trạch, sông Tân Hoá, sông Long Hầu, sông Bến Hán, sông Châu Giang, sông Chuồn, sông Cầu Kim, sông Ngái…) có tổng chiều dài trên 236km Mật độ dòng chảy 0,153km/km2

- Hệ thống các cửa sông: Có 5 cửa sông (cửa Trà Lý - Sông Trà Lý, cửa Diêm

Hộ - Sông Diêm Hộ, cửa Thái Bình - Sông Hoá, cửa Lân - Sông Kiến Giang, cửa

Ba Lạt (Sông Hồng)

Trang 7

- Hệ thống sông ngòi của Thái Bình đã nêu ở trên với mật độ dòng chảy chung là 0,322km/km2, cùng với lượng mưa mỗi năm khoảng 290 tỷ m3 nước là nguồn tài nguyên lớn cho phát triển KT-XH

2.4 Đặc điểm địa chất - thuỷ văn:

- Kiến tạo: Thái Bình có kiến tạo địa chất nằm trên đới sụt lún thuộc trũng sông Hồng, có các đứt gãy kiến tạo quan trọng như: Đứt gãy sông Hồng, sông Thái Bình Quá trình sụt lún được bồi đắp bởi lượng phù sa tương đối dồi dào Tốc độ sụt lún trong đệ tứ là 0,12mm/năm Trong đới cấu trúc võng sụt lún, các móng đá gốc hầu hết bị chôn vùi dưới lớp phủ của các lớp trầm tích từ Nêogen đến đệ tứ Lớp trầm tích Holocen rất đa dạng về thành phần, nguồn gốc và có tuổi trẻ nhất (3000 năm) Sau Halocen muộn là giai đoạn phát triển châu thổ hiện đại

Châu thổ hiện đại với bề mặt là kết cấu sét pha cát trầm tích biển và phù sa của hệ sông Hồng, sông Thái Bình khá mầu mỡ

- Địa chất công trình: Cấu trúc địa chất gồm đất phù sa và đất trầm tích biển, lớp trầm tích đệ tứ với chiều dày dao động từ 40-60m Đất có cường độ thấp, các lớp đặt móng cho công trình có cường độ rất yếu như bùn, sét, bùn cát Cột địa tầng cho thấy các lớp trầm tích sắp xếp như sau: Tầng sét pha đất hữu cơ 0,4-2m có cường độ chịu tải từ 1,0-1,2kg/cm2, tầng tiếp theo gồm các lớp bùn cát, cát nằm xen

kẽ không theo quy luật dày từ 5-20m, cường độ chịu tải khoảng 0,5-kg/cm2, sau đó

là lớp bùn dày từ 3-22m, cường độ chịu tải từ 0,3-0,7kg/cm2

- Địa chất thủy văn: Tỉnh Thái Bình nằm trong trầm tích bở rời hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 - 120m, nước áp lực nên mực nước ngầm cách mặt đất 0,5 - 10m rất thuận lợi cho quá trình khai thác Theo bản đồ phân đới thuỷ địa hoá thì toàn bộ phía Nam sông Trà Lý bao gồm thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và Thái Thuỵ nước ngầm ở đây có nguồn gốc chôn vùi thường bị nhiễm mặn không sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, thường tại các vùng này nhân dân khoan giếng đến độ sâu 10 - 12m để tắm, giặt nhưng không dùng cho

ăn uống Tại phía Bắc sông Trà Lý bao gồm các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ và một phần huyện Thái Thuỵ nước ngầm ở đây không bị nhiễm mặn nên có thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất

- Địa vật lý, hải triều: Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng dự báo có động đất cấp

8 (theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu), vì vậy khi thiết kế các công trình xây dựng cần đảm bảo an toàn cho công trình trong vùng có dự báo với cấp động đất trên

Trang 8

Hải triều của vùng biển Thái Bình theo hải triều của biển Đông, không có gì đặc biệt Tuy nhiên với các dòng chảy của hệ sông Hồng, sông Thái Bình và hải lưu hiện hữu có tác dụng tích cực cho việc bồi lắng ở ven biển với tốc độ lấn biển

là 50ha/10 năm Đây là yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng lãnh thổ, mở rộng diện tích đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội

3 Tài nguyên thiên nhiên:

Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của tỉnh như sau:

- Đất nông nghiệp: 108.500,2 ha, chiếm 71,16% diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp: 46.806,06 ha, chiếm 30,26% diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng: 1.696,79 ha, chiếm 1,09% diện tích tự nhiên (gồm toàn

bộ là đất bằng và trũng nước chưa sử dụng)

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.526,7 ha chiếm 0,99% diện tích đất tự nhiên

- Đất biển ngoài địa giới hành chính là 10.177,94 ha

Đất các khu dân cư nông thôn 12.065,08 7,78

Đất xây dựng dân dụng đô thị 789,00 0,51

Đất chuyên dùng 26.229,48 16,91

Đất tôn giáo tín ngưỡng 455,80 0,29

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.526,70 0,98

Đất sông, suối và mặt nước 5.710,65 3,68

Đất phi nông nghiệp khác 29,89 0,02

2 Đất có mặt nước ven biển 10.117,9

4 Môi trường sinh thái:

Trang 9

Là tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng ruộng và làng xóm phân bố hài hoà, trù phú, tạo một cảnh quan hấp dẫn Do ảnh hưởng của sinh thái biển và sinh thái đồng bằng nên hệ sinh thái của tỉnh khá phong phú và đa dạng Trong đó

hệ sinh thái đồng bằng mang nét đặc trưng vùng đồng bằng sông Hồng, hệ sinh thái biển với rừng ngập mặn là nơi có đa dạng sinh học cao Theo kết quả điều tra, khảo sát vùng đất ngập nước ven biển của tỉnh thống kê được 26 họ thực vật, gồm 48 chi

và 52 loài, 123 loài chim và rất nhiều loài sinh vật khác, nhiều loài nằm trong sách

đỏ Việt Nam, đang có nguy cơ tiệt chủng Hiện, Thái Bình có 2 khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước ven biển ở huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ, phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học, phát triển ngành du lịch sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội Thời gian tới cần có quy hoạch phát triển cân đối giữa rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý

Đang thành lập thêm 01 thị trấn: Thái Ninh

Đang thành lập thêm 01 thị trấn: Nam Trung

Đang thành lập thêm 01 thị trấn:

Vũ Quý

6 Thực trạng về dân số:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm

2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo Niên giám thống kê dân số

và nhà ở tỉnh Thái Bình năm 2009:

Trang 10

Bảng tổng hợp Diện tích - Dân số theo đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2)Thành phố Thái Bình 67,71 184000 2717

- Dân số trung bình của tỉnh Thái Bình năm 2010 là 1.786 nghìn người (chiếm 9,1% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và 2,077% dân số của cả nước), trong đó nữ: 921,906 nghìn người (chiếm 51,7%), nam: 859,936 nghìn người (chiếm 48,3%)

- Dự kiến đến năm 2015, dân số trung bình của tỉnh khoảng 1.885 nghìn người

và đến năm 2020 là 1.975 nghìn người

+ Dân số trung bình ở nông thôn, năm 2010 là 1.607,4 nghìn người, chiếm 90,2% dân số cả tỉnh, dự kiến đến năm 2015 là 1.490 nghìn người, chiếm 79% dân

số cả tỉnh và đến năm 2020 là 1.289 nghìn người, chiếm 65,3%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình năm 2010 là 8,4% và dự kiến đến năm

2015 là 9% và đến năm 2020 là 9%

- Mật độ dân số toàn tỉnh, năm 2010 là 1.155 người/km2 (gấp 1,24 lần so với

930 người/km2 của đồng bằng sông Hồng và gấp 4,45 lần so với 259 người/km2 của

cả nước)

- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, năm 2010 là 1052,2 nghìn người, dự kiến đến năm 2015 là 1.160 nghìn người và đến năm 2020 là 1.200 nghìn người

- Hiện toàn tỉnh có 64% số dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên thu nhập của người dân rất thấp (bình quân là 600 USD/người/năm), trong khi thu nhập bình quân toàn quốc là 1200USD/người/năm

Bảng tổng hợp tỷ lệ sinh – tỷ lệ chết – tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

Năm Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết

(%)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

Trang 11

2009 1,450 0,580 0,870

3 Thực trạng sử dụng đất tại nông thôn:

- Các điểm dân cư trong tỉnh phân bố khá dàn trải theo cấu trúc bất quy tắc,

tự phát, phân tán, quy mô khá lớn đạt trung bình trên 3.000 người/điểm (gồm 1-3 thôn), hình thành tại nơi thuận tiện cho việc trồng cấy Dân cư phân bố chủ yếu ven các đường giao thông, hai bên bờ sông, dòng chảy Mật độ dân số trung bình trong các điểm dân cư nông thôn là 5.432 người/km2, cao như ở đô thị loại V

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhìn chung khá tốt so với khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, giao thông đạt 0,5 km/km2 đối với đường liên thôn trở lên, điện năng đạt 200 KWh/người/năm Cơ bản chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung

- Hệ thống hạ tầng xã hội dịch vụ tương đối hoàn chỉnh đối với cấp xã, gồm

đủ công trình: y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và các dịch vụ khác, riêng cấp thôn chỉ chủ yếu là công trình dịch vụ như: hàng quán, chợ phục vụ hàng ngày cho các điểm dân cư nông thôn

Chương III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ

NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TẠI NÔNG THÔN TRÊN TOÀN TỈNH

I SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG NGHĨA TRANG

1 Bảng tổng hợp thực trạng nghĩa trang nhân dân các xã tại thành phố Thái Bình:

STT

Đơn vị hành

chính (xã)

Diện tích tự nhiên

Dân số (người)

Số thôn Hiện trạng nghĩa

trang nhân dân

Số lượng

Diện tích (ha)

Trang 12

2 Bảng tổng hợp thực trạng nghĩa trang nhân dân các xã huyện Quỳnh Phụ: STT

Đơn vị hành

chính (xã)

Diện tích

tự nhiên ( ha)

Dân số (người)

Số thôn Hiện trạng nghĩa

trang nhân dân

Trang 13

Dân số (người)

Số thôn Hiện trạng nghĩa

trang nhân dân

Số lượng

Diện tích (ha)

Ngày đăng: 09/03/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w