ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG: 1 Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH, xây DỰNG và QUẢN lý sử DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN dân THEO mô HÌNH NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 27)

1. Những kết quả đạt được:

Ngày 13/12/2001 UBND tỉnh đã có Quyết định số 2080/QĐ-UB về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, đến ngày 18/3/2009 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn hoá thay cho Quyết định 2080, và tại Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 UBND đã phê duyệt đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong đó quy định cụ thể tiêu chí, chỉ tiêu cho việc quy hoạch nghĩa trang nhân dân. Thực hiện các quyết định trên, một số địa phương trong tỉnh đã xây dựng được quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân như: quy hoạch nơi hung táng và cát táng riêng biệt, chỉ tổ chức cát táng vào những ngày nhất định trong năm, quy định kích cỡ xây mộ theo một mẫu định hình chung và tất cả các xã đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trong đó quy định mỗi xã chỉ quy hoạch từ 1 đến 3 nghĩa trang nhân dân tùy theo quy mô diện tích, dân số và phân bố dân cư phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương. Hiện có nhiều xã xây dựng nghĩa trang nhân dân theo đúng quy định (có từ 3 nghĩa trang nhân dân trở xuống).

2. Các mặt hạn chế:

- Trên toàn tỉnh hiện có 266 xã, 1582 thôn, 1.759.726 nhân khẩu, 1439 nghĩa trang với diện tích 1.238,5ha. Như vậy bình quân 1 thôn có 1 nghĩa trang; diện tích đất nghĩa trang chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên các xã.

- Trong tổng số 266 xã có đến 68 xã có số nghĩa trang trên toàn xã lớn hơn số thôn, có 14 xã có số nghĩa trang lớn hơn 2 lần số thôn, cá biệt có xã số nghĩa trang gấp 4 lần số thôn như xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ có 8 thôn nhưng có đến 31 nghĩa trang nhân dân.

- Ngoài số lượng nghĩa trang lớn thì tại đại đa số các xã, rất nhiều ngôi mộ xây dựng rải rác đơn lẻ giữa cánh đồng gây trở ngại lớn cho việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (thực tế hiện nay 1 sào ruộng người nông dân thuê máy gặt chỉ hết 170.000đ ÷ 180.000đ nhưng cũng mảnh ruộng đó vì có ngôi mộ xây nên phải bỏ ra chi phí gặt thủ công, vận chuyển, tuốt lúa hết đến 400.000đ).

- Hầu hết các nghĩa trang không có quy hoạch chi tiết, không có ranh giới phân định rõ đất nghĩa trang và đất nông nghiệp, không có nhà tiếp linh, không có hệ thống thoát nước, mặt bằng nghĩa trang không đồng nhất do việc đào đắp khi táng,

không có đường nội bộ trong nghĩa trang, để cỏ mọc cao, việc chăn thả trâu bò diễn ra trong hầu hết các nghĩa trang,

- Nhiều nghĩa trang nằm sát khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt của dân đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.

- Do chưa có quy hoạch nên việc xây cất các phần mộ tùy tiện và việc chọn hướng mộ của mỗi gia đình, dòng họ khác nhau nên các ngôi mộ xây dựng không theo hàng lối, ngôi cao ngôi thấp, nhô ra thụt vào rất lộn xộn.

- Về kiến trúc cảnh quan: Nhiều gia đình dòng họ xây cất phần mộ quy mô quá lớn với nhiều kiểu dáng khác nhau (mái cong, mái vòm, mái lượn hoa văn, họa tiết cầu kì gây tốn kém tiền của, lãng phí đất đai, tạo ra sự đua tranh không lành mạnh trong nhân dân.

- Việc xây quây nhận phần đất cho người sống, đắp mộ giả của các gia đình và dòng họ là khá phổ biến ở các nghĩa trang dẫn đến tình trạng diện tích đất để trống nhiều.

- Công tác vệ sinh môi trường tại nghĩa trang chưa được quan tâm, nhiều gia đình sau khi tiến hành cải táng, đồ cải táng vứt bừa bãi tại nghĩa trang làm ảnh hưởng đến mỹ quan, mất an toàn và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH, xây DỰNG và QUẢN lý sử DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN dân THEO mô HÌNH NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w