nhà máy cơ khí gang thép - công ty gang thép thái nguyên tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tậ...
Trang 1Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Tra
ng
Lời nói đầu 3
Phần I Giới thiệu một số vấn đề chung về nhà máy CKGT 7
I.1 Sơ lược một số nét về quá trình hình thành và phát triển của NM
7 I.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 11
I.3 Đặc điểm, tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy .12
I.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy 16
I.4.1 Cụ thể từng khâu sản xuất 17
I.4.2 Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy .18
I.4.3 Kết cấu sản xuất của nhà máy 19
Phần II Tình hình chung về công tác kế toán của NM CKGT .20
II.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán thống kê của nhà máy 20
II.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán và công tác hạch toán của NM .22
II.3 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban
23 II.4 Công tác thống kê tại nhà máy .24
II.4.1 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy thống kê tại nhà máy .25
II.4.2 Nội dung công tác thống kê .25
Phần III Một số phần hành kế toán ở Nhà máy .
28 III.1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 28
III.1.1 Kế toán nguyên vật liệu 28
III.1.2 Kế toán công cụ dụng cụ .31
Trang 2III.2 Kế toán Tài sản cố định 31
III.2.1 Kế toán tăng giảm TSCĐ .33
III.2.2 Kế toán hao mòn TSCĐ
34 III.3 Kế toán lao động – tiền lương và các khoản trích theo lương
34 III.3.1 Phân tích tình hình lao động 34
III.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 36
III.4 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 39
III.4.1 Tập hợp chi phí 40
III.4.2 Tính giá thành sản phẩm 46
III.5 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ 47
III.5.1 Công tác quản lý thành phẩm 48
III.5.2 Côngtác hạch toán thành phẩm 49
III.6 Kế toán tiền mặt tại quỹ và các khoản tạm ứng
51 III.6.1 Kế toán vốn bằng tiền tại nhà máy CKGT
51 III.6.2 Kế toán Tiền gửi ngân hàng
54 III.7 Kế toán các khoản phải thu - phả trả 55
III.7.1 Kế toán các khoản phải thu .55
III 7.1 Kế toán các khoản phải trả 55
III.8 Kế toán các nguồn vốn 56
III.9 Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh .57
III.10 Hệ thống báo cáo kế toán của nhà máy .60
Trang 3Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III.11 Công tác tài chính tại nhà máy .61 III.11.1 Đánh giá khái quát sự biến động về Tài sản và Nguồn vốn .64 III.11.2 Phân tích tình hình tài
sản .65
III.11.3 Phân tích tình hình nguồn vốn 68 III.11.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 69
Phần IV Đánh giá chung và kết luận 72
IV.1 Đánh giá chung về tình hình của nhà máy 72
Kết luận 74
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế Sự ra đời của nó gắn liền với
sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội Nền sản xuất càng phát triển kếtoán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được Đểquản lý có hiệu quả và tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp đồng thời sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kếtoán là công cụ quản lý hiệu quả nhất
Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải hạchtoán kinh tế, phải tự lấy thu bù chi và có lãi Để tồn tại và phát triển trong nềnkinh tế thị trường có cạnh tranh ganh gắt, một vấn đề đặt ra cho các doanh
Trang 4nghiệp sản xuất là phải quan tâm đến tất cả các khâu các mặt quản lý trong quátrình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi đến vốn về sao cho chi phí bỏ
ra là ít nhất lại thu về được lợi nhuận cao nhất Có như vậy đơn vị mới có khảnăng bù đắp được những chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,cải thiện đời sống cho người lao động và thực hiện tái sản xuất mở rộng
Để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh có lãi tạo cơ sở để phát triểndoanh nghiệp Bên cạnh các biện pháp cải tiến quản lý sản xuất thực hiện côngtác marketing tiếp thị bán hàng, sản phẩm huy động tối đa các nhuồn lực củadoanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất mới để tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu, cải tiến công tác kế toán để thực hiện tốt vai trò của kếtoán trong việc giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đề ra kế hoạch sản xuất đúngđắn.Hạch toán kế toán là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản
lý, nó được sử dụng như một công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh khách quan
và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với nhà nước
kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng để kiểm tra việc chấp hànhngân sách nhà nước để điều hành nền kinh tế quốc dân
Nhận thức được vấn đề đó, đối với những kiến thức tiếp thu được tạitrường kết hợp với thời gian thực tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế tổ chức kếtoán tại Nhà máy Cơ khí Gang thép với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo
Vũ Thị Hậu và các cô, chú phòng kế toán và các phòng ban khác thuộc Nhà máy
Cơ khí em đã hoàn thành báo cáo này Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhậnthức chưa sâu về thực tế, nên trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tậptốt nghiệp của em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót Em mong nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn và các cô, chúphòng kế toán Nhà máy để em có thể hoàn thành được báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 5Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉPI.1 SƠ LƯỢC MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY.
Nhà máy Cơ khí Gang Thép thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Với chức năng là đơn vị phụ trợ được phân cấp và có tư cách pháp nhân, có condấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng công thương Lưu Xá Thái Nguyên,hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 10661 của trọng tài kinh tế TháiNguyên cấp ngày 20/03/1993
Trang 6- Tên gọi :Nhà máy Cơ Khí Gang Thép
- Tên giao dịch quốc tế :Gang Thép engineering factory
- Cơ quan chủ quản :Bộ công nghiệp
- Địa chỉ :Phường Cam Giá- thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại :(0280) 832126- (0280) 832198
- Website : htt:// www.cokhigangthep.com.vn
- Giám đốc Nhà máy Cơ khí Gang Thép : ông Nguyễn Văn Mãi
Với chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Ngay từ những nămđầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965 khu liên hiệp Gang Thép -Thái Nguyên đã được hình thành với mục tiêu sản xuất Gang thép cho nền côngnghiệp nước nhà
Từ những ngày khởi đầu nhà máy là một xưởng nhỏ với thiết bị gia côngcắt gọt còn hạn chế, trải qua năm tháng tồn tại và phát triển nay nhà máy đượcđổi tên thành nhà máy Cơ khí Gang thép Với diện tích hơn 40 héc ta, có đườngsắt, đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, cung cấp vật tư và tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa của nhà máy trong nội bộ nhà máy cũng như trong nội bộ công
ty và ngoài công ty
Nhà máy Cơ khí Gang thép là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Gangthép Thái nguyên được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1961 theo quyết định số361-CNG của bộ công nghiệp nặng.Với chức năng là đơn vị xản xuất phụ trợcác phụ tùng, bị kiện và thép thỏi phục vụ các đơn vị thành viên trong công ty.Nhà máy là đơn vị phụ thuộc chưa hạch toán độc lập, thanh toán nội bộ theo uỷnhiệm chi Nhiệm vụ chính của nhà máy là chế tạo phụ tùng thay thế, sửa chữamáy móc cho các xưởng mỏ trong công ty và chế tạo phụ tùng, phụ kiện tiêuhao cho sản xuất luyện kim của toàn Công ty
Trang 7Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngay từ khi thành lập nhà máy đã được trang bị 1 lò điện luyện thép 1,5T/
mẻ 2 lò đứng đúc gang 700 mm, hơn 50 máy gia công cơ khí với nhiều chủngloại và được trang bị thêm 1 lò điện 1,5T/mẻ vào năm 1982 Nhà máy có lựclượng lao động khá dồi dào, với 770 CBCNV trong đó có 80 kỹ sư và cử nhânkinh tế, bậc thợ công nhân kỹ thuật là 4,5/7
Năm 1990 do yêu cầu nâng cao sản lượng thép của Công ty, nhà máy đãđược Công ty trang bị thêm 1 lò điện luyện thép 12T/mẻ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Nhà máy luôn coi trọng nâng caochất lượng sản phẩm đảm bảo chữ Tín cho người tiêu dùng với phương châm
“Tiết kiệm chi phí giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêusống còn của Nhà máy” Chính vì vậy năm 2002 Nhà máy đã thực hiện 5S vànhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 của trung tâm Quản lý chất lượngQUACERT
Hệ thống sản xuất của nhà máy gồm 7 phân xưởng được kết cấu như sau:
Sản xuất chính:
- Phân xưởng 1: Phân xưởng gia công Cơ khí
- Phân xưởng 2: Phân xưởng Đúc thép
- Phân xưởng 3: Phân xưởng Đúc gang và lò điện 12T/mẻ
- Phân xưởng 4: Phân xưởng Cơ điện
- Phân xưởng 5: Phân xưởng rèn dập
Sản xuất phụ trợ:
- Phân xưởng 6: Phân xưởng chế biến và vận chuyển phế thép
- Phân xưởng Mộc Mẫu: Phân xưởng gia công khuôn mẫu gỗ
Công nghệ của các phân xưởng trong nhà máy được tổ chức sản xuấttheo chuyên môn hoá công nghệ với rất nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp vớinhà máy cơ khí sửa chữa Một số sản phẩm của phân xưởng này là khởi phẩm
Trang 8của phân xưởng kia, tạo ra một dây chuyền khép kín từ công đoạn tạo phôi đếncông đoạn gia công cơ khí, nhiệt luyện lắp ráp để có thành phẩm xuất xưởng
Năm 2004 nhà máy sản xuất đạt giá trị sản xuất 148 277 triệu đồng, doanh thu đạt 185 419 triệu đồng Hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng
các mặt hàng Công ty giao trước thời hạn quy định
Trang 9Báo cáo thực tập tốt nghiệp
*Một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện được những năm qua
Qua kết qủa trên ta nhận thấy:
Đạt được thành tích trên đó là một sự cố gắng lớn của lãnh đạo và tập thểcán bộ công nhân viên nhà máy Sự tăng trưởng về mọi mặt điều đó chứng tỏrằng Nhà máy sản xuất có hiệu quả doanh thu năm sau cao hơn năm trước tăng120,727%, đời sống của người lao động cải thiện, việc tổ chức sắp xếp khoa họchợp lý dây chuyền sản xuất bố trí mặt hàng thích hợp, khâu sản xuất gắn với tiêuthụ thích ứng tốt với cơ chế thị trường
Trang 10I.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY
Nhiệm vụ chính của Nhà máy Cơ khí Gang Thép là chế tạo phụ tùng
thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị cho các đơn vị, Xưởng mỏ trong Công ty.Đồng thời chế tạo phụ tùng phụ kiện tiêu hao cho sản xuất luyện kim của toànCông ty với các sản phẩm chủ yếu như: Đúc gang, đúc thép, rèn dập, gia công
cơ khí và chế tạo lắp ráp các thiết bị máy móc đồng bộ Hàng năm Nhà máy còncung cấp cho Công ty 25 000 tấn đến 300 000 tấn thép thỏi
Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất thép cán tròn, góc với nhiều chủng loạitheo yêu cầu của khách hàng Chế tạo các thiết bị đồng bộ cho công trình xâydựng cơ bản mà Công ty có vốn đầu tư
Hàng năm Nhà máy cung cấp cho thị trường 4 000 đến 5 000 tấn thépthành phẩm, 1 000 đến 2 000 tấn trục cán và các loại hàng gia công cơ khíkhoảng hơn 4 000 tấn sản phẩm mỗi năm Nhà máy còn thiết kế chế tạo các loạitrục ép mía cỡ lớn, con lăn đỡ lò xi măng và lô xeo giấy thay thế hàng trước đâyphải nhập từ nước ngoài cho các công trường như: Quảng Ngãi, La Ngà( BìnhDương), xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá và nhiều thiết bị khác, sản xuất và lắp rápdây truyền cán thép đồng bộ trong ngành luyện kim, như các dự án xây lắp,nâng cấp và sử dụng trong cả nước Đặc biệt các dự án trị giá hàng chục tỷ đồng.Một số chi tiết phụ tùng chất lượng cao, trọng lượng lớn, kích thước lớn cungcấp cho nền kinh tế quốc dân
Ngoài năng lực chuyên môn Nhà máy cũng đã tham gia chế tạo nhữngmặt hàng khó gia công lắp đặt các dây truyền cán cho các đơn vị ngoài để tạocông ăn việc làm và nâng cao đời sống và thu nhập cho người lao động Ngoài
ra nhà máy còn tận dụng nguồn lực dư thừa để sản xuất thép cán bán ra thịtrường để có tiền mặt chi trả những khoản cần thiết
Nhà máy cũng có đủ khả năng sản xuất, chế tạo những chi tiết, phụ tùngyêu cầu chất lượng cao, trọng lượng lớn, kích thước lớn cung cấp cho nền kinh
tế quốc dân như:
Trang 11Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Trục cán các loại 210 - 840mm trọng lượng đến 15T
- Thân lô xeo giấy 1500 - 2000
- Lô ép mía 700 - 840 mm trọng lượng đến 9T
- Con lăn đỡ lò xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá trọng lượng đến 16 T
Loại hình sản xuất của nhà máy chủ yếu là sản xuất theo loạt nhỏ, đơnchiếc hay đơn đặt hàng, chỉ một số sản phẩm được sản xuất theo loạt lớn như:thép thỏi, khuôn thỏi, trục cán, lô ép mía vv
Với chức năng và hàng hoá như vậy nhà máy không nhận các chỉ tiêupháp lệnh mà chỉ nhận các chỉ tiêu giao như:
Giá trị tổng sản lượng
Sản lượng hiện vật và mặt hàng
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Chỉ tiêu định mức đơn giá tiền lương
Chỉ tiêu cung ứng thu mua vật tư kỹ thuật
Tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu tài chính
I.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY.
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là thực hiệnhạch toán kinh doanh độc lập không hoàn toàn, có tư cách pháp nhân không đầy
đủ Tổ chức quản lý thực hiện như một doanh nghiệp nhà nước đầy đủ, về mặttài chính Công ty phân cấp quản lý cho nhà máy, mở rộng quyền tự chủ của cơ
sở Nhà máy có tài khoản tại ngân hàng, nhưng vẫn phụ thuộc quản lý chung củaCông ty Các hoạt động về mặt tài chính chủ yếu dưới sự kiểm soát của Côngty Là một đơn vị sản xuất có nhiều ngành nghề, chủng loại mặt hàng thay đổinên công tác quản lý của nhà máy cũng là một trong những đơn vị có độ phứctạp nhất Công ty Nhà máy có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống phòngban, phân xưởng
Trang 12Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí Gang Thép
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính: Bao gồm ban giám đốc và các phòng
chức năng
Giám đốc: Là thủ trưởng đơn vị, người lãnh đạo nhà máy, chịu trách
nhiệm trước tổng giám đốc, và công nhân viên chức nhà máy về việc điều hànhsản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý theo đường lối của Đảng, pháp luật của nhànước Chịu sự chỉ đạo của cơ quan công ty Gang thép Thái nguyên
+ Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch về các mặt sản xuất, kếtoán tài chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức sản xuấttheo chỉ đạo của công ty Tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch tác nghiệp giaocho các đơn vị trong nhà máy
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn, lao động theophân cấp của công ty với nhà máy
+ Chỉ đạo các mặt sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tố chức lao động, ký kết vàchỉ đạo thực hiện các hợp đồng sản xuất, mua bán vật tư, dịch vụ trong và ngoài
Trang 13Báo cáo thực tập tốt nghiệp
công ty theo phân cấp quản lý Thực hiện yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trên
cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+ Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy, quy trình sản xuất antoàn lao động
+ Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật laođộng Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghề nghiệp theo phân cấp
+ Chỉ đạo và cung cấp nguồn lực để áp dụng thành công Hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Hai phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, đồng thời trực tiếp
giải quyết các công việc trong phần hành được giám đốc uỷ quyền
Phó giám đốc kỹ thuật, thiết bị: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc
nhà máy về các lĩnh vực được phân công
+ Tổ chức nghiên cứu đề xuất đầu tư kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật trong côngnghệ sản xuất, nghiên cứu chế thử sản phẩm
+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật, áp dụng vào hợp
lý hoá sản xuất, sáng kiến tiết kiệm
+ Tổ chức xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tưtrong sản xuất Tổ chức phân tích các chỉ tiêu tiêu hao và tìm các biện pháp tiếtkiệm
+ Tổ chức theo dõi đôn đốc chỉ đạo công tác kỹ thuật nhằm ổn định sảnxuất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
+ Tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Chủ tịch hội đồng sáng kiến tiết kiệm, hội đồng đào tạo, hội đồng bảo hộlao động
+ Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức xây dựng và ápdụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Phó giám đốc sản xuất và tiêu thụ:
+ Tổ chức theo dõi đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất vàcông tác tiêu thụ sản phẩm
Trang 14+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quản lý, sử dụng vật tư phục vụcho sản xuất.
+Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO9001:2000
+ Tổ chức và chỉ đạo theo dõi và chỉ đạo công tác đời sống xã hội
+ Chủ tịch hội đồng kỷ luật nhà máy Trưởng các ban: Chăm sóc, bảo vệtrẻ em, ban chăm sóc sức khoẻ người lao động và ban phòng chống bão lụt nhàmáy
Cùng các phòng ban:
Phòng kế hoạch - điều độ: Biên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kếhoạch giá thành tháng, quý, năm, đôn đốc các phòng ban chức năng và các phânxưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Phòng kế toán -thống kê: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lý tàisản của nhà máy, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh Thựchiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trướcgiám đốc và cơ quan quản lý cấp trên
Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ quản lý lao động trong toànnhà máy, biên lập định mức lao động, quản lý quỹ tiền lương, đào tạo nâng caotay nghề cho công nhân viên và công tác quản lý hành chính trong toàn nhàmáy
Phòng kỹ thuật - cơ điện: Quản lý thiết bị máy móc, sửa chữa lớn, xâydựng cơ bản trong toàn nhà máy Lập quy trình công nghệ gia công cơ khí, sửachữa thiết bị thường xuyên
Phòng luyện kim - KCS: Quản lý biên lập và theo dõi các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật Quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật, thiết kế và lập quy trình côngnghệ đúc và luyện kim, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn nhà máy
Trang 15Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch cung ứng và quản lývật tư trong toàn nhà máy Quản lý toàn bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tưđến các phân xưởng
Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản
xã hội chủ nghĩa
Trạm y tế : Chịu trách nhiệm trong việc chăm lo khám chữa bệnh chocán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề chocông nhân sản xuất trong môi trường độc hại
I.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY.
Trong quá trình sản xuất Nhà máy có một phó Giám Đốc kỹ thuật trựctiếp phụ trách phòng kỹ thuật luyện kim - KCS, phòng kỹ thuật cơ điện quản lýchặt chẽ tất cả mọi quy trình công nghệ chế tạo nghiên cứu đề ra các bước cảitiến công nghệ mới nhằm hạ giá thành sản phẩm mà đồng thời nâng cao đượcchất lượng sản phẩm
Về máy móc thiết bị được giao cho phòng kỹ thuật cơ điện đặc trách vềtất cả các loại thiết bị đang phục vụ cho sản xuất của Nhà máy Căn cứ vào quátrình hoạt động, tính năng yêu cầu của từng loại thiết bị mà hàng năm đều cóphương án trung, đại tu, tiểu tu và theo tính chất làm việc của thiết bị Mặt kháccăn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy để tiến hành xây dựngcác dự án đầu tư nhằm đáp ứng nguồn lực cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng kinhdoanh ngày càng cao của Nhà máy
Công nghệ phân xưởng của Nhà máy được tổ chức theo chuyên môn hoá công nghệ với nhất nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
Trang 16Các đơn vị trong nội bộ và ngoài cty
Thu hồi trong cán (Thép đầu mẩu)
*Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy Cơ khí Gang Thép
Ví dụ lưu trình cán thép:
Trang 17Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I.4.1 Cụ thể từng khâu sản xuất
1) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Gang, sắt thép phế,… và các chất trợ dụng được
tập kết vào khu vực chuẩn bị nguyên lệu, tại đây chúng được phân loại, giacông, chế biến theo đúng yêu cầu để đưa sang nấu luyện
2) Nấu luyện: Nguyên liệu và các chất trợ dụng đã được chế biến phù hợp theo
yêu cầu được nạp vào các lò điện hồ quang để tiến hành nấu luyện Khi théplỏng đạt yêu cầu về nhiệt độ, thành phần hoá học và các yêu cầu khác thì đượctháo ra khỏi lò và chuyển sang khâu đúc rót Hiện nay tại nhà máy khâu nấuluyện được thực hiện trong lò điện 12tấn và lò 1,5 tấn
3) Đúc rót thép: Thép lỏng được đúc rót vào khuôn đúc loại từ 36 - 340kg/thỏi
kiểm tra đủ yêu cầu chất lượng chuyển sang khâu Cán
4) Cán: Sau khi được phôi thép đúc được đưa vào Nhà máy cán thép tuỳ theo
yêu cầu sử dụng có thể cán dát thành những sản phẩm cụ thể
5) Nghiệm thu và nhập kho: Sản phẩm quá trình cán được nghiệm thu và phân
loại theo tiêu chuẩn quy định, thép hợp cách được nhập kho thành phẩm củaNhà máy sau đó xuất bán cho khách hàng
I.4.2 Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy.
Nhà máy Cơ khí Gang Théptổ chức sản xuất chuyên môn hoá các bộ phận:
+ Phân xưởng 1: Gia công cơ khí các chi tiết, phụ tùng sửa chữa,phụ tùng
tiêu hao,chế tạo lắp ráp đồng bộ các dây truyền máy cán
+ Phân xưởng 2: Có 2 lò điện 1,5T/mẻ làm nhiệm vụ đúc các chi tiết khởi
phẩm bằng thép, đúc thép thỏi cho các máy cán nhỏ
+ Phân xưởng 3: Có lò điện 12T/mẻ, 2 lò đúc gang,1 lò đúc đồng Phân
xưởng có nhiệm vụ đúc các chi tiết bằng gang, bằng đồng, các chi tiết bằng thép
có trọng lượng lớn và đúc thép thỏi các loại phục vụ cho cán thép của toàn Côngty
Trang 18+ Phân xưởng 4: Có nhiệm vụ sủa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên
các thiết bị trong nội bộ đơn vị, ngoài ra tận dụng lao động sản xuất dây truyềnthép cán vằn và góc các loại từ phôi tận dụng của nhà máy
+ Phân xưởng 5: Có nhiệm vụ rèn dập các chi tiết mặt hàng phục vụ các
đơn vị trong cũng như hàng ngoài Công ty
+ Phân xưởng 6: Là phân xưởng chuyên đảm nhiệm chế biến, tuyển chọn,
vận chuyển và cung cấp thép phế và phế liệu đầu vào phục vụ nấu luyện cho cácphân xưởng luyện kim
+ Phân xưởng mộc mẫu: Là bộ phận chuyên gia công, chế tạo các khuôn
mẫu bằng gỗ phục vụ cho các phân xưởng đúc Ngoài ra còn nhận làm một sốmặt hàng đồ gỗ dân dụng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường
I.4.3 Kết cấu sản xuất của nhà máy.
Kết cấu sản xuất của nhà máy Cơ khí gang thép là một hệ thống gồm:
- Phân xưởng, bộ phận sản xuất chính: Phân xưởng gia công cơ khí, Đúcthép, Đúc đồng, Phân xưởng cơ điện, Phân xưởng rèn
- Phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng chế biến nguyên vậtliệu, phân xưởng mộc mẫu
- Bộ phận phục vụ: Hoá nghiệm, vận chuyển bốc dỡ, bộ phận động lực ( oxy, điện nước…)
Các phân xưởng và bộ phận trong Nhà máy có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau để đạt được kết quả sản xuất một cách tốt nhất Phân xưởng 2, 3 là kháchhàng của phân xưởng 6 và phân xưởng mộc mẫu, phân xưởng 1, 4 và phânxưởng 5 là khách hàng của phân xưởng 2 và phân xưởng 3
Trang 19Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉPII.1.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN-THỐNG KÊ CỦA NHÀ MÁY.
Phòng kế toán thống kê có nhiệm vụ : Hạch toán quản lý tài sản và tiền
vốn của nhà máy, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh Thựchiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trướcgiám đốc và cơ quan quản lý cấp trên
Phòng kế toán thống kê hiện nay có 12 người, được phân công theo yêucầu quản lý nhà máy cũng như của phòng Nhà máy trang bị cho 5 máy vi tínhphục vụ cho quá trình quản lý và hạch toán của nhà máy
+ Trưởng phòng kế toán - thống kê : Là người phụ trách chung, có
nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc kế toán, tìnhhình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, tài sản tiền vốn củanhà máy, giúp Giám đốc điều hành sản xuất có hiệu quả
Trang 20Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
+ Kế toán tổng hợp ( Phó phòng kế toán - thống kê): Có nhiệm vụ tổng
hợp hết số liệu được phản ánh từ các nghiệp vụ của các kế toán chi tiết, lên bảngcân đối tài khoản, sổ tổng hợp, các báo cáo tài chính liên quan khác
+ Thống kê tổng hợp : Theo dõi ghi chép số liệu phản ánh tình hình sản
xuất, lao động, tiêu hao vật tư, sản phẩm, tình hình sử dụng thiết bị máy móc củacác phân xưởng, lập báo cáo thống kê
+ Kế toán giá thành : Tập hợp, phản ánh đầy đủ mọi chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất, phân bổ chi phí, tính toán giá thành sản phẩm lao vụ đãhoàn thành, lập báo cáo chi phí sản xuất
+ Kế toán sửa chữa lớn - Xây dựng cơ bản, tài sản cố định : Theo dõi
các hạng mục công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản của nhà máy Thanhtoán, quyết toán các hạng mục đó Theo dõi việc biến động tài sản cố định, tínhtoán việc trích khấu hao vào giá thành sản phẩm
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
kho thành phẩm, tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ( bao gồm cả nhiệm vụ kế toán thanh toán – Công nợ phải thu.)
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Tính toán lương cơ
quan và các khoản trích bảo hiểm, tổng hợp lương toàn nhà máy lập bảng phân
bổ tiền lương cho các đơn vị
+ Kế toán vật liệu : Theo dõi và lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho vật tư
toàn nhà máy, lập bảng phân bổ vật liệu ( kiêm luôn cả kế toán công nợ – Công
nợ phải trả)
+ Kế toán vốn bằng tiền : Theo dõi thu chi tài chính, công nợ phải thu,
phải trả trong và ngoài công ty, lập báo cáo thu chi, nhật ký bảng kê liên quan
+ Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu, chi tiền, quản lý két bạc của nhà máy.
Sơ đồ bộ máy quản lý phòng kế toán - thống kê
Trang 21Thủ quỹ
Kế toán tổng hợpThống kê tổng hợpKế toán SCTX- TSCĐKế toán lương - BHXHKế toán NVLKT giá thànhKT TP-TT SCL XDCB
Các nhân viên thống kê
PX
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II.2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CỦA NHÀ MÁY.
Cùng với sự đổi mới sâu sắc của hệ thống quản lý kinh tế, hệ thống kếtoán Việt Nam đã có những đổi mới góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mớikinh tế nước nhà Từ đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất, trình độ quản lý, để
đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà máy Cơ khí áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Loại hình tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung, toàn bộ công
tác hạch toán kế toán được thực hiện tại phòng Kế toán Thực hiện ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian kết hợp với hệ thống hoá theo nội dungkinh tế, kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết
Một số nghiệp vụ cơ bản trong công tác hạch toán kế toán tại nhà máy Cơkhí Gang thép áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Trang 22+ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nhà máy thực hiện chế độ ghi chép ban đầu từ các ca sản xuất và cácphân xưởng
Vài năm gần đây, Công ty Gang thép đã đầu tư một phần mềm kế toán:
Bravô @ accounting 4.1 cho nhà máy nên các kế toán viên chỉ cần lọc các
chứng từ cho phù hợp Sau đó nhập các dữ liệu vào máy Đến cuối tháng, lập búttoán kết chuyển và in báo cáo theo yêu cầu của Công ty
* Trình tự luân chuyển chứng từ :
Hàng ngày các kế toán phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc thu thậpđược có liên quan, kiểm tra, phân loại Lấy số liệu ghi trực tiếp vào sổ chi tiết vàcác bảng kê Cuối tháng căn cứ vào bảng kê và sổ chi tiết đối chiếu chứng từgốc để ghi vào nhật ký chứng từ Từ nhật ký chứng từ cuối tháng vào sổ cái vàlập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Ghi cuối tháng
Trang 23Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối chiếu kiểm tra
II.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ PHẬN KẾ TOÁN VỚI CÁC PHÒNG BAN.
Với cấp trên
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc nhà máy về mọi mặt công tác củaphòng Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan kế toán – thống kê - tài chínhcủa Công ty Gang thép Thái Nguyên
Với các phòng ban khác
* Đối với phòng Kế hoạch
Phòng KT -TK cấp cho phòng kế hoạch các báo cáo thống kê, báo cáo kếtoán, báo cáo kế hoạch tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của phòng
Kế hoạch nhà máy Ngược lại phòng Kế hoạch nhà máy cũng cung cấp chophòng Kế toán các loại tài liệu, số liệu như: Các văn bản kế hoạch sản xuất –kinh tế – kỹ thuật – đời sống xã hội; các văn bản kế hoạch giá thành, giá bántừng tháng - quý - năm của nhà máy; các loại hợp đồng, thanh lý hợp đồng, cácloại dự toán công trình Xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sản xuất phụ khác, sửachữa thường xuyên Công ty đã được duyệt
* Đối với phòng Tổ chức – hành chính
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng Tổ chức – Hành chính các
số liệu về số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ của nhà máy, biểu quyết toán cáccông trình Bên cạnh đó Phòng Tổ chức– Hành chính cung cấp cho phòng Kếtoán – Thống kê các văn bản liên quan đến lao động, quỹ lương, ăn ca, đào tạo,các chế độ đối với người lao động và các báo cáo khác có liên quan đến công tác
kế toán – thống kê khi phòng Kế toán – Thống kê yêu cầu
* Với phòng Kỹ thuật – cơ điện
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng kỹ thuật các tài liệu vềtình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu Phòng Kỹ thuật cũng cungcấp cho phòng Kế toán – Thống kê toàn bộ tài liệu, số liệu về các chỉ tiêu kinh
Trang 24tế, kỹ thuật; các phương án, biện pháp kỹ thuật của các công trình, luận chứngkinh tế, kỹ thuật của các dự án đầu tư.
* Với phòng vật tư
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng vật tư báo cáo tổng hợp
số lượng vật tư tồn kho theo tháng của nhà máy và phòng vật tư cung cấp chophòng Kế toán – Thống kê các kế hoạch, đơn hàng, nhu cầu thu mua vật tưtháng, quý, năm; báo cáo quyết toán các loại vật tư xuất kho cho sử dụng hàngtháng
* Đối với các Phân xưởng
Các phân xưởng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác kếtoán – thống kê theo quy định của phòng kế toán
II.4 CÔNG TÁC THỐNG KÊ TẠI NHÀ MÁY.
Nhà máy Cơ khí có quy mô vừa, tuy có 7 phân xưởng nhưng do đặc điểmsản xuất kinh doanh là vận hành và chuyển tải nên hoạt động thống kê khôngđược tách riêng mà nó được ghép bởi nhân viên của các phòng: phòng kế toán –thống kê, phòng kế hoạch, phòng tổ chức nhân sự, các phân xưởng, tổ, đội đểtạo thành bộ máy thống kê
II.4.1 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy thống kê tại nhà máy.
Thống kê tổng hợp thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ công tác thống kê vàkiểm tra thường xuyên việc ghi chép ban đầu của các bộ phận theo đúng quyđịnh của pháp lệnh kế toán - thống kê đã ban hành Cập nhật các số liệu ghi chépban đầu trong phạm vi được giao về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, quyết toán,khối lượng sản phẩm, công trình phục vụ cho công tác hạch toán kế toán củanhà máy
Hạch toán thống kê theo dõi, phản ánh các số liệu về lượng của quá trìnhsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể nhằm nêu lênthưc trạng, bản chất, tính quy luật từ đó đưa ra các quyết định cho quản lý.Thống kê có 3 nhiệm vụ chính:
Trang 25Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thu thập, xử lý, tổng hợp các số liệu thống kê phản ánh quá trình sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm tạo ra thông tin nội bộ
- Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích các thông tin được thuthập, khai thác triệt để thông tin từ đó nêu lên bản chất của hiện tượng
- Định kỳ lập các báo cáo tổng hợp thống kê của nhà máy, báo cáo lêncông ty theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo
II.4.2 Nội dung công tác thống kê.
Các nghiệp vụ thống kê gồm có: Thống kê sản lượng, vật tư, thống kêTSCĐ, thống kê tiền vốn và thống kê lao động
- Thống kê sản lượng: Được thống kê ở cả hai mặt hiện vật và giá trị Nghiệp
vụ này do phòng kế hoạch và phòng kế toán – thống kê phối hợp thực hiện
Ở dưới phân xưởng có nhân viên kinh tế Phân xưởng theo dõi hàng ngày
và báo cáo hàng ngày lên phòng kế toán – thống kê tình hình sản phẩm sản xuất
ra là bao nhiêu? Nhập kho bao nhiêu? tiêu thụ bao nhiêu? và tồn kho là baonhiêu? Sau đó báo cáo lên cho thống kê tổng hợp để tính giá thành Tổng hợpcác thông tin kinh tế và giá thành, về kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúpcho Giám đốc nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vịmình
Căn cứ vào phiếu nhập xuất, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, biênbản kiểm nghiệm
- Thống kê TSCĐ: Chỉ thống kê được Tài sản cố định hữu hình Nghiệp vụ
này do nhân viên phòng kế toán thực hiện Thống kê TSCĐ nhằm xác định đượcVốn cố định, vốn lưu động của Nhà máy từ đó để phân phối TSCĐ một cáchhợp lý cho các bộ phận tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu không sử dụng hếtđược năng lực sản xuất của TSCĐ, bảo vệ TSCĐ, tận dụng công suất của TSCĐ,góp phần tích cực vào phát triển sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Mặt khácthống kê TSCĐ còn nhằm đặt kế hoạch mua sắm TSCĐ kịp thời bổ sung chocác loại hỏng phải hủy bỏ; lập kế hoạch sửa chữa lớn để đảm bảo sản xuất của
Trang 26nhà máy được liên tục, cân đối và đều đặn trong dây chuyền sản xuất Công tácnày thường được thực hiện vào giữa năm và cuối năm.
- Thống kê Nguyên vật liệu: Dùng để kiểm soát quá trình cung cấp NVL:
cung cấp về mặt số lượng, chất lượng, thời gian; kiểm soát quá trình sử dụngtiêu hao NVL cho các sản phẩm sản xuất ra, xem việc sử dụng NVL có đúngđịnh mức hay không; kiểm soát quá trình dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trìnhsản xuất của nhà máy, của các giai đoạn được diễn ra liên tục, ngoài ra thống kêNVL còn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng NVL
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các chứng từ có liên quan,phiếu báo giá, phiếu chất lượng sản phẩm, kiểm định hàng đặt chất lượng nhậpkho chưa
- Thống kê tiền vốn: Do nhân viên phòng kế toán – thống kê thực hiện.
- Thống kê lao động : Do nhân viên phòng tổ chức thực hiện Thống kê lao
động là công cụ phục vụ cho việc quản lý lao động, cung cấp số liệu về laođộng để phục vụ cho việc lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vạch ranhững hiện tượng không hợp lý về tổ chức và quản lý lao động để tăng cường kỷluật lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch
Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo ăn ca, giấy nghỉ phép, phiếu ốm.Tại nhà máy Cơ khí, việc thống kê sản lượng, vật tư, lao động được thựchiện hàng ngày Hàng ngày các nhân viên thống kê của các phân xưởng lên ghichép việc theo dõi về sản lượng, vật tư, lao động vào sổ thống kê của cho từngphân xưởng
Thống kê TSCĐ thường được tiến hành vào giữa năm và cuối năm
* Hệ thống báo cáo thống kê tổng hợp
- Biểu doanh thu bán ngoài tính lương
- Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch
- Bảng quyết toán tiền lương và thu nhập
- Báo cáo tháng hoạt động sản xuất công nghiệp
Trang 27Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Báo cáo chi tiết thực hiện mặt hàng trong tháng
- Tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn thép thỏi kho bán thành phẩm
- Tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho sản phẩm
- Báo cáo tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật tư
Các báo biểu thống kê này đều được xây dựng theo các mẫu biểu do các
cơ quan ban nghành có liên quan quy định
Trang 28PHẦN III
MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN Ở NHÀ MÁY
Nhà máy Cơ khí có đầy đủ các phần hành kế toán để quản lý tình hình tàichính của nhà máy Dưới đây là một số phần hành kế toán cơ bản
III.1 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
III.1.1 Kế toán nguyên vật liệu.
* Đặc điểm nguyên vật liệu tại nhà máy :
Nhà máy Cơ khí Gang thép là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đầu
ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng Do vậy, nguyên vậtliệu của nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lượng lớn
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động trongkhâu thu mua, nhà máy đã thành lập tổ tiếp nhận liệu có nhiệm vụ tìm hiểu cácnguồn vật tư có giá nhập thấp, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phíthu mua và góp phần hạ giá thành sản phẩm
Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều được kiểm tra trước khinhập kho Định kỳ 6 tháng 1 lần thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng luyệnkim – KCS tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu,xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật
tư cho sản xuất
Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu chủ yếu thực hiện theo hìnhthức nhật ký chứng từ trên máy vi tính Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu thậpkiểm tra các chứng từ như : phiếu xuất kho, phiếu nhập kho Sau đó địnhkhoản, đối chiếu với sổ sách của thủ kho (qua các thẻ kho) rồi nhập dữ kiện vàomáy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như : hệ số giá, trị giá vật liệu xuấtkho, trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ Cuối kỳ máy tính in ra các số liệu, bảngbiểu cần thiết như : Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu, các báo cáo kháctheo yêu cầu phục vụ cho công tác hạch toán nguyên vật liệu
Trang 29Giá thực tế của NVL xuất dùng Giá thực tế NVL tồn kho đầu tháng Giá thực tế NVL nhập kho trong tháng
Số lượng NVL tồn đầu tháng Số lượng NVL nhập kho trong tháng
=
+
+
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Phân loại nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ khí Gang thép.
- Nguyên vật liệu chính : Bao gồm thép phế, gang thỏi, FeSi, FeMn, FeCr,
Ni, Al
- Nguyên vật liệu phụ: Cát, bột đất sét, nước thuỷ tinh, đất đèn, huỳnh
thạch, phấn chì, vôi
- Nhiên liệu: Than, xăng, dầu
- Phế liệu: Trục cán gang thu hồi, gang khuôn phế, phôi thép thu hồi
Tại nhà máy kế toán hạch toán tổng hợp NVL và công cụ dụng cụ theo
phương pháp kê khai thường xuyên
Chi phí thu mua vận chuyển không tính vào giá vật liệu nhập kho mà tính
vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý
Giá nhập NVL = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí liên quan
Nhà máy tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền, mỗi tháng tính một lần vào cuối tháng do máy tự động tính
Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán chi tiết
vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song, mua hàng theo phương thức trực tiếp
không có chiết khấu – giảm giá hàng bán
Trang 30TK 11111, 1121, 331,
Phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 1381, 642 Xuất cho CP SXC, bán hàng, QL
Tăng do mua ngoài
TK 411
Nhận cấp phát tặng thưởng
TK 642, 3381
Phát hiện thừa khi kiểm kê
* Tài khoản sử dụng: TK 1521: Vật liệu chính
TK 1522: Vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng sửa chữa thay thế
TK 1525: Thiết bị vật tư cho xây dựng cơ bản
TK 1526: Phế liệu thu hồi
+ Nhật ký chừng từ số 1, 2, 5 + Bảng kê số 3
+ Sổ chi tiết số 2 + Và các sổ sách liên quan
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL
Trang 31Phiếu nhập kho
Sổ chi tiết vật tư
Kế toán tổng hợp
Bảng tổng hợp N - X -T
kho vật tư Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III.1.2 Kế toán công cụ, dụng cụ.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ nhỏ ở nhà máy được tiến hành như đốivới vật liệu Kế toán sử dụng TK 1531_Công cụ dụng cụ để hạch toán Trườnghợp công cụ, dụng cụ xuất dùng nếu xét thấy có giá trị lớn cần trừ dần vào chiphí nhiều kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ
Nhà máy hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song
* Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư
Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán kê khai thườngxuyên để hạch toán hàng hàng tồn kho Đến cuối năm 2004 nhà máy Cơ khígang thép có: 100 780 132 366 đồng hàng tồn kho
III.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Nhà máy Cơ khí là đơn vị trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên nênmọi Tài sản cố định của nhà máy chủ yếu là do Công ty Gang thép cấp vốn,nguồn vốn mà công ty cấp có thể là vốn bằng tiền hay bằng nguồn vốn xây dựng
cơ bản, đầu tư phát triển, vốn Ngân sách, vốn vay, Vốn tự bổ sung, Vốn vaykhác Tài sản cố định của nhà máy ít có sự biến động và chủ yếu là Tài Sản Cố
Trang 32Định hữu hình, không có Tài Sản Cố Định vô hình và Tài Sản Cố Định thuê tàichính.
Nhà máy hạch toán TSCĐ theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nguyên giá của TSCĐ: 29 928 378 651 đồng
+ Hoá đơn mua TSCĐ + Phiếu nhập TSCĐ
* Sổ sách sử dụng: + Thẻ TSCĐ
+ Sổ theo dõi TSCĐ+ Nhật ký chứng từ số 9, 10+ Sổ chi tiết số 2, 5
+ Sổ cái TK 211, 214, 241, 136, 336
Trang 33Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III.2.1 Kế toán tăng giảm TSCĐ.
Trang 34Mức khấu hao tháng Mức khấu hao năm 12
Mức khấu hao năm Thời gian hữu ích của TSCĐ đó Nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ < 5 000 000 đồng thì chuyển sang công cụ dụng cụđang dùng Như máy vi tính của nhà máy trước kia là TSCĐ nhưng qua quátrình sử dụng đã bị hao mòn dần, nay máy vi tính đã được chuyển thành công cụdụng cụ
III.2.2 Kế toán hao mòn TSCĐ.
Mọi tài sản cố định của nhà máy đưa vào sử dụng đều tính khấu hao.Tuân theo quyết định số 206 KTDN, kế toán tiến hành trích khấu hao theophương pháp đường thẳng (khấu hao đều) và tính khấu hao mỗi tháng một lầnvào cuối tháng
=
Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí liên quan
Định kỳ kế toán tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và phản ánh hao mòn tài sản cố định
III.3 KẾ TOÁN LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
III.3.1 Phân tích tình hình lao động.
Cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động năm 2004 theo một số tiêu thức
Trang 35Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ít
* Về công tác tổ chức lao động: Lực lượng lao động được biên chế theo
dây chuyền nên hầu như không tăng Hiện nay nhà máy chỉ áp dụng một hìnhthức hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn Khốiquản lý được tinh giản, chỉ chiếm tổng số lao động
Tuyển dụng và đào tạo lao động:
- Tuyển dụng: Nhà máy chỉ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu cần thiết cho vị
trí làm việc mới và tuyển dụng hàng năm để đào tạo thay thế các vị trí trong dâychuyền sản xuất Tuy nhiên về việc xây dựng kế hoạch lao động được điềuđộng từ trên xuống
* Các tiêu chuẩn khi tuyển dụng lao động:
+ Có sức khỏe tốt, có chứng nhận của bệnh viện xác định tình trạng sức khỏetốt và không mắc bệnh lây nhiễm, ma túy
+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp đúng với nghành nghề cần tuyển.+ Độ tuổi 30 tuổi, có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt
+ Qua được vòng kiểm tra xét chọn của Hội đồng tuyển dụng lao động
+ Ưu tiên con em CNVC trong nhà máy
- Đào tạo lao động:
Trang 36+ Do nhà máy là đơn vị quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,nên công tác đào tạo và giáo dục công nhân luôn được coi trọng Một năm huấnluyện và kiểm tra quy trình vận hành, quy trình an toàn 2 lần đối với công nhân.Hàng năm cán bộ kỹ thuật đều hướng dẫn công nhân về lý thuyết và tay nghề và
tổ chức thi lại bậc, nâng bậc cho công nhân
+ Riêng với thiết bị mới được đầu tư, nhà máy đều thuê chuyên gia đào tạocho đội ngũ kỹ thuật để từ đó đào tạo công nhân vận hành Toàn bộ số côngnhân làm việc trên dây chuyền sản xuất chính đều được đào tạo nghề, một số đã
là kỹ sư chứ không có lao động phổ thông
+ Đối với cán bộ quản lý, nhà máy mới chỉ cấp kinh phí đào tạo lý luậnchính trị cao cấp, trung cấp chứ chưa hỗ trợ đào tạo kiến thức về quản lý Chủyếu cán bộ công nhân viên có nhu cầu thì tham gia các khóa đào tạo bên ngoài
Tình hình sử dụng thời gian lao động:
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
+ Làm việc 3 ca liên tục các ngày trong tuần, kể cả lễ tết vì chủ yếu là sản xuấtdây chuyền, thiết bị vận hành liên tục
+ Thời gian làm việc trong 1 ca: 8h/ ca, nghỉ giữa ca 60 phút
- Đối với quản lý và lao động phục vụ:
+ Thời gian làm việc trong tuần: 40 giờ/ tuần, nghỉ thứ bảy và chủ nhật
+ Để bán hàng, nhà máy quy định bộ phận bán hàng phải làm việc cả thứ bảy và chủ nhật một cách luân phiên và được nghỉ bù vào các ngày
khác trong tuần, nhưng không được tính thêm giờ
*Thời gian làm việc trong năm: T cđ = 365 - ( 52 x 2 )
(chủ nhật & thứ 7 + 8 ngày lễ )
III.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Kế toán tiền lương.
Theo như nhà máy quy định:
Trang 37Hệ số lương cơ bản
Mức lương cấp bậc bình quân Phụ cấp trách nhiệm* Hệ số trách nhiệm* *
Lương bình quân trong tháng của đơn vị sản xuất chính
Thời gian làm việc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Trưởng phòng: + Hệ số lương chức danh 3,48
+ Trả theo thời gian
+ Trả theo khoán công việc
- Lao động được phân ra là: Cán bộ công nhân viên
Lao động thời vụ
* TK sử dụng: TK 334
+ TK 3341: Tiền lương+ TK 3342: Tiền ăn ca+ TK 3343: Thu nhập từ tiết kiệm C2+ TK 3344: TL và các khoản tiền thưởng chi hộ CĐ
TK 338
+ TK 33821: KPCĐ phải nộp cấp trên
Trang 38+ TK 33822: KPCĐ được chi+ TK 33831: BHXH nộp cấp trên+ TK 33832: BHXH được chi+ TK 33833: Thu 5% BHXH trừ người lao động+ TK 33841: BHYT tính vào Z đơn vị
+ TK 33842: BHYT thu của người lao động+ TK 33844: Lương thưởng do công ty cấp
TK 3352: Trích trước bồi dưỡng độc hạiNgoài ra còn có một số TK sau: 111, 136, 138, 138, 141, 335, 622, 627, 641, 642
*Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập kho kèm theo phiếu xác nhận công việc hoàn thành+ Biên bản nghiệm thu sản phẩm
+ Bảng chấm công+ Bảng đơn giá tiền lương theo đơn vị tấn, chiếc, cái, lô
+ Biên bản bàn giao sản phẩm
*Sổ sách sử dụng: + Bảng phân bổ tiền lương
+ Nhật ký chứng từ số 1 + Sổ cái TK 334, 335, 338
+ Sổ theo dõi nhân sự + Sổ theo dõi lương cơ bản, lương cấp bậc
* Kế toán các khoản trích theo lương:
KPCĐ = Tổng quỹ lương sản phẩm * 2%
Trong đó: 1,5% nộp lên công ty
0,5% giữ lại nhà máy
BHXH = Tổng quỹ lương cơ bản * 20%
Trong đó: 15% tính vào chi phí
5% trừ vào thu nhập lao động