1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án sinh học lớp 6 học kỳ 2

119 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1 : HIỆN TƯỢNG NẢY MẦM CỦA HẠT PHẤN.7ph Mục tiêu: HS biết được sau khi thụ phấn hạt phấn nảy mầm phát triển thành ống phấn.?.  Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực tinh

Trang 1

Tuần: 19 Ngày soạn:……… Tiết: 37 Ngày dạy:………

§ 30 THỤ PHẤN (TIẾP THEO) - -

I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ

-Hiểu hiện tượng giao phấn

-Biết được vai trò của con người tự thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao nâng suất và phẩm chất cây trồng

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh ảnh, hợp tác nhóm.

3/Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên góp phần thụ phấn cho cây.

II THÔNG TIN BỔ SUNG :

Tranh ảnh về các loại hoa thụ phấn nhờ gió như hoa ngô,hoa phi lao.

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh vẽ : phóng to H 30.3,4,5 SGK

-Bảng phụ

-Chuẩn bị: Cây ngô có cả hoa đực và hoa cái

b/HS: Mẫu vật : chuẩn bị Cây ngô có cả hoa đực và hoa cái.

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ:

3/Mở bài: :(1 phút)

Ở hoa ngoài hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ còn được thụ phấn nhờ vào gió & cả ngừơi

Vậy những hoa thụ phấn nhờ gió cấu cấu tạo gì để phù hợp với lối thụ phấn đó & con người đã làm

gì để giúp hoa thụ phấn? Nhằm mục đích gì?

HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ GIÓ (16ph)

Mục tiêu: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

-GV gọi HS đọc to thông tin  SGK mục 4

-GV treo tranh H30.3 & H30.4 yêu cầu HS qs

-HS đọc to thông tin  SGK -HS quan sát tranh vẽ nêu được :

Trang 2

?Em có nhận xét gì về vị trí của hoa ngô đực và

hoa ngô cái?

?Vị trí đó của hoa ngô đực có tác dụng gì trong

cách thụ phấn nhờ gió?

?Những hoa thụ phấn nhờ gió thì nhị & nhụy có

cấu tạo như thế nào để thích nghi với cách thụ

phấn đó?

?Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm

gì?

-GV gọi 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét,

GV nhận xét bổ sung

+ Hoa ngô đực ở trên ngọn, hoa ngô cái nằm dưới bẹ lá

+ Dể tung hạt phấn

+ Chỉ nhị dài hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ Đầu và vòi nhụy dài có lông dính

-1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét => kết luận

Tiểu kết:

Những hoa thụ phấn nhờ gió thường có những đặc điểm:

+ Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

+ Bao hoa thường tiêu giảm.

+ Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng.

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.

+ Đầu và vòi nhụy dài có lông dính.

HOẠT ĐỘNG 2: ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ THỤ PHẤN -15ph

Mục tiêu: Biêùt được vai trò của con người về thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất

và phẩm chất cây trồng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV gọi HS đọc to thông tin  SGK mục 5

?Hãy kể những ứng dụng về thụ phấn nhờ

người

? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?

? Con người đã làm những gì để tạo điều kiện

giúp hoa thụ phấn nhiều?

-GV gọi 1-2 hs phát biểu, gọi hs khác nhận

xét GV nhận xét và nhấn mạnh: con người

chủ động thụ phấn cho hoa nhằm tăng sản

lượng quả và hạt, tạo ra các giống lai mới

-HS đọc to thông tin  SGK mục 5

+ Trồng dưa hấu ngắt hoa đực úp lên hoa cái, giúp ngô thụ phấn, bí đỏ………

+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn

+ Nuôi ong trong vườn cây ăn quả, trồng cây ở nơi có gió

-1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét

Tiểu kết:

Trang 3

Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt,tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

4.CỦNG CỐ –ĐÁNH GIÁ: (5 ph)

GV treo bảng phụ và nêu câu hỏi lần lượt hs lên bảng làm.gọi hs khác nhân xét :

1/ Hãy liệt kê vào bảng dưới đây tất cả những điểm khác biệt giữa hoa thụ phân nhờ sâu bọ & hoa thụ phấn nhờ gió mà em đã biết:

Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió

-Đặc điểm khác

-Màu sắc đẹp, có hương thơm-Hạt phấn to có gai

-Đầu nhụy có lông dính-Hoa có mật ngọt

-Tiêu giảm hoặc không màu

-Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ-Đầu nhụy có lông nhiều-Hoa ở ngọt hoặc đầu cành

2/ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?

5/ DẶN DÒ : (5 ph)

-Học bài theo nội dung câu hỏi 1,2, SGK T/102

-Đọc bài mới “ Thụ tinh, kết hạt, tạo quả”

-Trả lời câu hỏi vào vở bài tập: Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi ích gì

Trang 4

Tuần: 19 Ngày soạn:……… Tiết: 38 Ngày dạy: ……… §31 THỤ TINH KẾT HẠT TẠO QUẢ

I/MỤC TIÊU:

- -1/Kiến thức:

- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh

- Nhận biết được dấu hiệu của sinh sản hữu tính

- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh

2/kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết, thảo luận nhóm.

3/Thái độ:Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

Phân biệt từ “quả” dùng trong khái niệm TV với từ “quả” dùng trong sinh hoạt hàng ngày

+Từ “quả” là một khái niệm chỉ một bộ phận của cây do phần bầu của hoa phát triển thành Những quả đó được gọi là “Quả thật” Ví dụ như: quả táo ta, quả cà chua, quả đậu

+Trong đời sống hàng ngày người ta thường dùng từ “quả” chỉ phần ăn được của “quả” ở cây

Ví dụ: quả lê, qủà táo tây Phần ăn được của quả không do bầu nhuỵ phát triển thành nên không hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm trên.Thực ra phần ăn được đó là do đế hoa phát triển thành và được gọi là “quả giả” (bao bọc lấy quả thật ở bên trong thường không ăn được)

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Phiếu học tập cho các nhóm

-Phóng to H/31.1 , bảng phụ.

b/HS: -Oân tập lại bài “Cấu tạo & chức năng của hoa”.

-Xem lại khái niệm về thụ phấn

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?

3/Mở bài: :(1 phút) Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt & tạo quả

Vậy thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh bộ phận nào của hoa phát triển thành quả & hạt ? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên

HOẠT ĐỘNG 1 : HIỆN TƯỢNG NẢY MẦM CỦA HẠT PHẤN.(7ph)

Mục tiêu: HS biết được sau khi thụ phấn hạt phấn nảy mầm phát triển thành ống phấn

Trang 5

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV gọi 1 HS đọc to thông tin  SGK

?Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

-GV gọi 1-2 hs phát biểu ý kiến, hs khác nhận

xét bổ sung

- 1 HS đọc to thông tin  SGK

-HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi ra giấy nêu được:

 Sau khi thụ phấn đầu nhụy có nhiều hạt phấn, mỗi hạt phấn hút chất nhầy trương lên và nảy mầm thành ống phấn Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn xuyên qua đầu, vòi vào trong bầu nhụy

-Đại diên 2-3 nhóm trình bày ý kiến , nhóm khác nhận xét

Tiểu kết:

-Hạt phấn hút chất nhầy trương lên và nảy mầm thành ống phấn.

-Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn

-Oáng phấn xuyên qua đầu nhụy , vòi nhụy vào trong bầu nhụy.

HOẠT ĐỘNG 2: THỤ TINH (11 Ph)

Mục tiêu: HS hiểu rỏ sự thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử, nắm được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

-GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát H31.1

-GV gọi 1 HS đọc to thông tin  SGK

? Sự thụ tinh xảy ra ở bộ phận nào của hoa?

? Thụ tinh là gì?

?Tại sao nói thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh

sản hữu tính?

-GV gọi lần lượt HS trả lời, HS khác nhận xét

-GV nhận xét nhấn mạnh: có sự tham gia tb sinh

dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

-HS tiếp tục quan sát H/31.1

-1-2 HS đọc to thông tin  SGK Nêu được:

Xảy ra ở noãn

 Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái( trứng) có trong noãn tạo thành một tế

bào mới gọi là hợp tử.

 dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp tb sinh dục đực với tế bào sinh dục cái -1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét

Tiểu kết:

- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái( trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.

HOẠT ĐỘNG 3: KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ (11 Ph)

Mục tiêu: Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.

Trang 6

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV gọi 1 HS đọc to thông tin  SGK

? Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

? Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ

phận nào của hạt?

? Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? quả có

- 1 HS đọc to thông tin  SGK Nêu được:

Hạt do noãn phát triển thành chứa phôi, phôi do hợp tử phát triển thành

 Noãn phất triển thành hạt chứa phôi

 Quả do bầu nhụy phát triển thành chứa

hạt.

- 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét

 Các bộ phận khác của hoa sẽ héo và rụng đi

Tiểu kết:

Sau khi thụ tinh:

-Hợp tử phát triển thành phôi.

-Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.

-Bầu phát triển thành quả chứa hạt.

-Các bộ phận khác của hoa sẽ héo và rụng đi.

4/CỦNG CỐ-ĐÁNH GIÁ :(6 ph) Giáo viên nêu câu hỏi gọi lần lượt từng hs trả lời.

1/ Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, nêu mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh

2/ Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

3/E m có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của cây đó

Đáp án:

1/ Nêu khái niệm thụ phấn và thụ tinh

2/ Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn , nhưng hạt phấn phải được nảy mầm Vậy thụ phấn là ĐK cho thụ tinh xảy ra

3/ Cà chua, hồng, ổi, chuối, ngô………

5/DẶN DÒø: (3ph)

- Học bài theo nội dung câu hỏi 1,2 SGK

- Đọc mục “Em có biết”

- Đọc bài mới “ Các loại quả”

-Chuẩn bị: quả chanh, cà chua, táo cắt ngang Quả chò, quả đậu bắp khô

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

HỒ NGỌC VÀNG

Trang 7

Tuần: 20 Ngày soạn:……… Tiết: 39 Ngày dạy:………

CHƯƠNGVII: QUẢ VÀ HẠT § 32 CÁC LOẠI QUẢ - - I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Học được cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau

-Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả, nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm quả nhỏ hơn : hai loại quả khô và hai loại quả thịt

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, hợp tác nhóm.

3/Thái độ: Giáo dục HS biết được cách bảo quản quả và hạt sau khi thu hoạch.

II.THÔNG TIN BỔ SUNG :

Một số quả đặc biệt như :

+Quả có áo hạt:Quả nhãn, quả vải, quả chôm chôm thì áo hạt do cuống noãn phát triển thành +Quả kép: được hình thành từ một hoa nhưng bộ nhuỵ có các lá noãn rời, mỗi lá noãn thành một quả riêng biệt như quả dâu tây, quả hồi, quả của cây hoa hồng, quả kim anh

+Quả phức: được hình thành từ cả 1 cụm hoa.Trong thành phần của quả không chỉ có bầu mà còn có cả trục của cum hoa, bao hoa, là bắc, Ví dụ như quả mít, quả dứa, quả dâu tằm, quả sung,

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh vẽ : phóng to H 32.1 SGK

-Bảng phụ

-Vật mẫu: quả khô (quả chò, quả bồ kết, quả đậu xanh………)

quả thịt (quả táo, quả cà chua, quả chanh………….)

b/HS: Mẫu vật : quả chò, quả bồ kết, quả đậu xanh, quả táo, quả cà chua, quả chanh………

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

- Thụ tinh là gì ? thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh

- Hoa sau khi thụ tinh đã biến đổi thành những bộ phận nào của quả và hạt ?

3/Mở bài: :(1 phút)

Trong thiên nhiên có rất nhiều loại quả nhưng để tiện cho việc nghiên cứu người ta có thể

chiaquả thành hai nhóm quả khô và quả thịt Vậy dựa vào đặc điểm nào người ta có thể phân chia chúng như vậy Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên

Trang 8

HOẠT ĐỘNG 1: CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM NÀO ĐỂ PHÂN CHIA CÁC LOẠI QUẢ (14ph)

Mục tiêu: Học được cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau dựa vào đặc điểm hình thái của

vỏ quả

-GV yêu cầu HS đặt tất cả mẫu vật lên bàn qs

-GV yêu cầu các nhóm hãy phân chia các quả,

quả nào có đặc điểm giống nhau thì xếp chung

-GV gọi 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận

xét

?Dựa vào đặc điểm nào để có thể phân chia như

vậy

-GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét

* GV nhấn mạnh: Dựa vào đặc điểm của vỏ

-HS đặt tất cả mẫu vật lên bàn quan sát

-HS tiến hành phân chia những quả thành từng Nhóm1: quả chò, quả bồ kết, quả đậu

+ Dựa vào hình dạng, số hạt, đặc điểm của hạt

- 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét => kết luận

-HS nghe và ghi nhớ được: nhóm 1 quả khô; nhóm 2 quả thịt

-1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét ->Rút ra KL

Tiểu kết:

*Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả người ta có thể phân chia quả thành 2 nhóm chính:

+ Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng và mỏng Ví dụ: quả chò……… + Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt qủa Ví dụ: quả đu đủ…………

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC LOẠI QUẢ CHÍNH (15ph)

Mục tiêu: Phân chia quảthành các nhóm khác nhau quả thịt gồm: quả mọng và quả hạch; quả khô gồm: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

-GV treo H32.1 yêu cầu HS quan sát, nêu câu

Trang 9

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a Phân biệt quả khô:

- GV cầm quả đậu xanh và quả chò giới thiệu

trước lớp: quả đậu xanh và quả chò chúng đều

là quả khô nhưng nếu ta qs kỉ vỏ của chúng thấy

có sự khác nhau nên ta có thể chia quả thành 2

b Phân biệt quả thịt:

-GV cầm quả chanh và quả táo đứng trước lớp

giới thiệu : mặt dù quả chanh và quả táo là quả

thịt nhưng nếu qs kỉ chúng sẽ có đặc điểm khác

nhau

?Tìm điểm khác nhau của quả chanh và quả táo

?Ta có thể phân chia quả thịt thành những loại

nào?

-GV gọi lần lượt HS trả lời, GV nhận xét và kết

luận: quả khô được chia thành 2 nhóm chính:

quả khô nẻ và quả khô không nẻ; quả thịt gồm

quả hạch và quả mọng

?Hãy liệt kê tên của các quả khô nẻ và quả khô

không nẻ, quả mọng , quả hạch ở H32.1

-GV gọi 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét

-HS ghi nhận

+ Quả đậu xanh khi chín vỏ qủa nứt ra

Quả chò vỏ quả không bị nứt

+ Quả khô nẻ va quảø khô không nẻ

-HS trao đổi nhóm liệt kê được:

+Quả khô nẻ: quả cải, quả bông, quả đậu Hà Lan

+Quả khô không nẻ: quả chò, quả thìa là +Quả mọng:Quả đu đủ,quả chanh,quảcà chua +Quả hạch :Quả mơ ,quả táo

-1-2 đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác nhận xét

Tiểu kết:

Có 2 loại quả chính :Quả khô và quả thịt

a.Quả khô:có 2 loại

-Quả khô nẻ: Khi chín khô,vỏ quả có khả năng tách ra.

VD: quả cải, quả bông, quả đậu hà lan.

-Quả khô không nẻ:khi chín khô,vỏ quả không tự tách ra.

VD: quả chò, quả thìa là………

b.Quả thịt: có 2 loại

-Quả mọng:phần thịt quả dày,mọng nước

VD: quả chanh, quả cà chua………

Trang 10

-Quả hạch:có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.

VD: quả táo, quả mơ……….

4/ CỦNG CỐ –ĐÁNH GIÁ : (5 ph)

-Gv treo bảng phụ và nêu câu hỏi lần lượt hs lên bảng làm.gọi hs nhân xét :

1/ Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính?

a.nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu xám

b nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ

c nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng

d.nhóm quả khô và nhóm quả thịt

2/ Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?

a quả cà chua, quả ớt , quả thìa là b củ lạc, quả dừa, qủa táo ta

c quả đậu bắp, quả cải, quả đậu xanh d quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối

Đáp án:

1- d ; 2- c

5/ DẶN DÒ : (5 ph)

-Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK 107

-Đọc mục “em có biết”

-Đọc bài mới “ Hạt và các bộ phận của hạt”

-Chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau: Ngâm hạt đổ đen ở trong nước trước 1 ngày

Đặt hạt ngô lên bông ẩm trước (3-4)

Trang 11

Tuần: 20 Ngày soạn:……… Tiết: 40 Ngày dạy:………

§ 33 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT - -

I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Kể tên được các bộ phận của hạt

-Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, sosánh nhận biết, hợp tác nhóm.

3/Thái độ: Giáo dục HS có ý thức biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

Quan sát bộ phận phôi của hai loại hạt như thực hiện như sau:

+Đặt một số hạt ngô lên bông ẩm vài ngày (Khoảng độ 3-4 ngày, tuỳ thời tiết) khi thấy phầnphôi của hạt bắt đầu trương lên ở giữ hạt, nổi rỏ trên phần vỏ và rễ bắt đầu nhú ra, lúc đó có thể dùng mũi dao nhỏ, nhẹ nhàng tách vỏ của hạt ra, dùng kính lúp quan sát ta có thể nhìn rỏ phần phôi đó bao gồm: một lá mầm không có màu bao bọc lấy chồi mầm ở bên trong, phần ngắn ở dưới là thân mầm, còn rễ mầm hơi nhú ra bên ngoài rất dể nhận ra

+Với hạt đổ thì có thể ngâm vào nước trước một ngày là có thể bóc vỏ và quan sát dể dàng

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh câm : phóng to H 33.1 và H/33.2 SGK

-Bảng phụ

-Dụng cụ: 6 kính lúp, kim mũi mác

b/HS: Mẫu vật:Ngâm hạt đổ đen ở trong nước trước 1 ngày Đặt hạt ngô lên bông ẩm trước (3-4) 2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ+Thực hành tư duy trên giấy –bút.

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Quả

mọng khác quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt

3/Mở bài: :(1 phút)

Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành Vậy hạt có cấu tạo như thế nào? Các hạt khácnhau thì cấu tạo của chúng có giống nhau không? Để tìm hiểu vấn đề trên chúng ta vào bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT (14ph)

Mục tiêu: Nắm được hạt gồm vo,û phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Trang 12

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật lên bàn, GV

kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, và phát

dung cụ: kim mũi mác, kinh lúp

-GV yêu cầu HS qs H33.1,2 ghi nhớ chú thích

-GV yêu cầu HS tiến hành bóc bỏ vỏ hạt ngô và

đổ đen, quan sát tìm đủ các bộ phận của hạt

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội

dung bảng SGK/108 :

-GV gợi ý HS muốn trả lời câu hỏi 1 phải trả lời

câu hỏi 2-5

-GV gọi 2 nhóm trình bày kết quả, gọi nhóm

khác nhận xét

?Hạt gồm những bộ phận nào?

-Gọi1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét

-GV treo H33.1,2 gọi lần lượt HS lên bảng xác

định từng bộ phận

- Các nhóm đặt mẫu vật lên bàn, nhận dụng cụ: kim mũi mác, kinh lúp

-HS quan sát H33.12 ghi nhớ chú thích

-HS quan sát được: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm

-HS lần lượt lên bảng hoàn thành nội dung :

Hạt đổ đen Hạt ngô

Hạt gồm những bộ phậnnào?

Vỏ, phôi &

chất DD dựtrữ

Vỏ, phôi &chất DD dựtrữ.Bộ phận nào

bao bọc và bảo vệ hạt?

Phôi gồm những bộ phậnnào?

Lá, thân,chồi, rễ mầm Lá, thân, chồi,rễ mầm

Phôi có mấy lámầm?

Hai lá mầm Một lá mầm

Chất DD dự trữ của hạt chứa ở đâu?

Lá mầm Phôi nhủ

-Lần lượt 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.-HS nhìn vào kết quả của bảng nêu được: hạt gồm vỏ, phôi & chất DD dự trư.õ

- 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét => kết luận.-1-2 HS lên bảng xác định từng bộ phận

Tiểu kết:

Hạt gồm: vỏ,phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

+Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm

+Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũû

HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT HẠT MỘT LÁ MẦM VÀ HẠT HAI LÁ MẦM (15ph)

Mục tiêu: Phân biệt được đặc điểm chủ yếu của hạt một lá mầm & hạt hai lá mầm.

Trang 13

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân căn cứ vào

bảng SGK/108 ở mục 1

?Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa

hạt đổ và hạt ngô?

-GV gọi 1-2 hs phát biểu, hs khác nhận xét GV

nhận xét

* Gv giảng: từ điểm khác nhau chủ yếu đó người

ta đã phân chia thành 2 nhóm cây( cây một lá

mầm và cây hai lá mầm)

-GV yêu cầu HS đọc thông tin  mục 2 tìm ra

điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm

và hạt hai lá mầm

?Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm

+Giống nhau : hạt cấu tạo gồm 3 phần (vỏ, phôi,chất dinh dưỡng)

Khác nhau: hạt ngô số lá mầm của phôi chỉ có 1,hạt đổ đen số lá mầm của phôi có 2, vị trí chất DD

-1-2 hs phát biểu, HS khác nhận xét

*HS ghi nhận

-HS đọc thông tin  mục 2 tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

+Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm số lá mầm có

ở phôi

* 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét,rút ra KL

Tiểu kết:

-Cây hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.Vd: cây đỗ đen, cây cam….

-Cây một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm Vd: cây ngô , cây lúa ….

4/CỦNG CỐ– ĐÁNH GIÁ : (5 ph)Cho HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK/109

5/ DẶN DÒ : (2 ph)

-Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3, SGK/109

-Đọc bài mới “ Sự phát tán của quả và hạt”

-Chuẩn bị: quả chò, quả đậu bắp, quả ké, quả chi chi, quả ổi, quả bồ công anh………

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

HỒ NGỌC VÀNG

Trang 14

Tuần: 21 Ngày soạn:……… Tiết: 41 Ngày dạy:………

§ 34 PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT - -

I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt

-Tìm ra những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của từng loại quả và hạt

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết, hợp tác nhóm.

3/Thái độ:Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học.

II/THÔNG TIN BỔ SUNG:

GV sưu tầm 1 số quả và hạt thật hoặc ảnh khác với các loại quả và hạt có trong SGK để cho HS chơi trò chơi

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh vẽ : phóng to H 34.1SGK

-Bảng phụ

b/HS: Mẫu vật : quả chò, quả đậu bắp, quả chi chi, quả bồ công anh, quả ké, quả ổi.

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ+Thực hành tư duy trên giấy –bút.

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Hạt gồm những bộ phận nào? Dựa vào đâu để phân biệt giữa hạt của cây một lá mầm với hạt

của cây hai lá mầm

3/Mở bài: :(1 phút) Cây thường sống cố định ở một chổ nhưng quả và hạt của chúng lại được

phát tán đi xa hơn nơi nó sống Vậy phát tán là gì? Những yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán được, bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên

HOẠT ĐỘNG 1: CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT (14ph)

Mục tiêu: Nắm được 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt (tự phát tán, nhờ gió, nhờ động

vật).

-GV treo tranh H34.1 yêu cầu HS quan sát

-GV treo bảng phụ SGK/111 yêu cầu HS lên

bảng hoàn thành nội dung theo yêu cầu

-HS qs tranh vẽ tìm những thông tin cần thiết để ghi tên và đánh dấu vào bảng kẻ sẵn về các cáchphát tán của quả và hạt đã quan sát được:

-HS lần lượt lên bảng hoàn thành nội dung :T

T

Tên quảhoặc hạt

Cách phát tán của quả và

hạt

Trang 15

-GV gọi HS khác nhận xét, giáo viên nhận xét.

?Quả và hạt thường có những cách phát tán

nào?

- GV gọi 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét,

GV nhận xét và nhấn mạnh: có 3 cách phát tán

tự nhiên của quả và hạt ( phát tán nhờ gió, phát

tán nhờ ĐV và tự phát tán)

- Ngoài ra còn 1 vài cách phát tán khác: nhờ

nước, nhờ người bằng cách vận chuyển quả và

hạt hoặc xuất nhập khẩu quả và hạt từ nhiều

8 Quả trinh nữ

9 Quảtrâm bầu

10 Hạt hoa sữa

-HS nhìn vào kết quả của bảng nêu được: có 3 cách phát tán (nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán)

- 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét => kết luận

-HS ghi nhận

Tiểu kết:

Quả và hạt có các cách phát tán :

+Phát tán nhờ gió: quả chò, quả bồ công anh……

+Phát tán nhờ động vật: quả ké, hạt thông………

+Tự phát tán : quả chi chi, quả đậu bắp………….

+Ngoài ra quả và hạt phát tán được nhờ nước và con người

*HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ

VÀ HẠT-15ph

Mục tiêu: Phân biệt được đặc điểm chủ yếu của quả và hạt phù hợp với từng cách phát tán.

-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm,đặt tất cả

mẩu vật lên bàn tiến hành qs và phân chia các -HS hoạt động nhóm, đặt tất cả mẩu vật lên bàn tiến hành qs và phân chia các quả dựa vào cách

Trang 16

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

quả dựa vào cách phát tán thành từng nhóm

riêng

-GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi

lệnh ∇

?Những quả và hạt của nhóm có cách phát tán

nhờ gió có đặc điểm nào mà gió có thể giúp

chúng phát tán đi xa?

?Những quả và hạt của nhóm có cách phát tán

nhờ ĐV có đặc điểm gì phù hợp với cách phát

tán đó?

?Những quả và hạt của nhóm tự phát tán thì vỏ

của chúng khi chín có đặc điểm gì?

?Con người có giúp cho việc phát tán của quả và

hạt không? Bằng những cách nào?

-GV gọi 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét

GV nhận xét

phát tán thành từng nhóm riêng

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh ∇+Chúng có cánh hoặc có túm lông nhẹ

+Có hương thơm mật ngọt hoặc quả có nhiều gaibám

+Vỏ tự nứt làm hạt tung ra ngoài

+Con người giúp rất nhiều cho sự phát tán của quả và hạt bằng nhiều cách vận chuyển quả và hạt các miền vùng khác nhau hoặc giữa các nước, thực hiện xuất nhập khẩu nhiều loại quả và hạt

-HS đại diện nhóm trình bày ý kiến , HS khác nhận xét

Tiểu kết:

-Quả và hạt phát tán nhờ gió thừơng có cánh hoặc túm lông nhẹ.

-Quả và hạt phát tán nhờ ĐV có hương thơm, vị ngọt hoặc quả có nhiều gai hoặc nhiều móc.

-Quả và hạt tự phát tan có vỏ quả tự tách hoặc mở ra để cho hạt tự tung ra ngoài

4/ CỦNG CỐ – ĐÁNH GIÁ : (5 ph)

*GV treo bảng phụ và nêu câu hỏi lần lượt hs lên bảng làm.gọi hs khác nhận xét :

1/ Sự phát tán là gì?

a.hiện tượng quả và hạt bay đi xa nhờ gió

b hiện tượng quả và hạt mang đi xa nhờ động vật

c hiện tượng quả và hạt chuyển đi xa chổ nó sống

d.hiện tượng quả và hạt tự vung vãi nhiều nơi

2/ Nhóm quả và hạt nào hích nghi với cách phát tán nhờ động vật:

a những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc

b những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh

c những quả và hạt làm thức ăn cho động vật

d a và c

Đáp án:

1- c ; 2- d

Trang 17

5/ DẶN DÒ : (5 ph)

-Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2,3, SGK/112

-Chuẩn bị bài mới bài mới “ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm”

-Làm thí nghiệm ở nhà trước khoảng 3-4 ngày như sau:

*Chọn một số hạt đổ đen tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh mỗi cốc 10 hạt

• Cốc 1: 10 hạt đổ đen không bỏ gì thêm

• Cốc 2: cho nước vào ngập 10 hạt đổ đen khoảng 6-7 cm

• Cốc 3: lót dưới 10 hạt đổ đen 1 lớp bông ẩm, sau đó để 3 cốc nơi thoáng mát 3-4 ngày.Ghi kết quả vào bảng:

Cốc 1 10 hạt đổ đen không bỏ gì thêm

Cốc 2 cho nước vào ngập 10 hạt đổ đen khoảng 6-7

cmCốc 3 10 hạt đổ đen 1 lớp bông ẩm

Trang 18

Tuần: 21 Ngày soạn:……… Tiết: 42 Ngày dạy: ……… §35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NÃY MẦM

I/MỤC TIÊU:

-Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống

2/Kỹ năng: Rèn luyện thiết kế một thí nghiệm thực hành.

3/Thái độ: Giáo dục ý thức bảo quản hạt giống, ý thức yêu thích môn học.

II

THÔNG TIN BỔ SUNG :

Ý nghĩa của các yếu tố bên ngoài đối với sự nảy mầm của hạt:

+Nước: khi hàt già lượng nước trong hạt giảm xuống đến mức thấp nhất, phôi trong hạt chỉ sống được ở mức độ cầm chừng.Khi có đủ độ ẩm, nước được hút vào hạt tham gia vào vào sự biến đổi các chất bên trong tế bào của hạt làm cho phôi của hạt chuyển sang trạng thái hoạt động, hạt mới nảy mầm được

+Không khí: khi hạt nảy mầm, phôi hô hấp rất mạnh nên hạt cần rất nhiều ôxi Nếu thiếuôxi cây mầm sẽ bị ngạt, tình hình ngạt kéo dài cây mầm sẽ chết Điều này liên quan tới yếu tố nước, nếu quá nhiều nước, hạt bị ngập, dể bị ngạt vì thiếu khí ôxi để hô hấp Chỉ trừ một số cây đã thích nghi với môi trường nước, hạt của nó có khả năng lấy được khí ôxi hoà tan trong nước nên có thể nảy mầm trong điều kiện ngập nước

+Nhiệt độ thích hợp: các chất dự trữ của hạt bị biến đổi cung cấp cho quá trình nảy mầm,sự biến đổi đó cần có nhiệt độ thích hợp Bên cạnh đó các tế bào của cây mầm ở mỗi loài chỉ sống và hoạt động được ở nhiệt độ nhất định Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình biến đổi của các chất và sự phát triển của cây mầm

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Phiếu học tập cho các nhóm

-GV làm thí nghiệm 1 và 2 trước 3-4 ngày để so sánh với thí nghiệm của học sinh

b/HS: -Làm thí nghiệm trước như hướng dẩn ở tiết 41.

-Bảng báo cáo kết quả của thí nghiệm

2/Phương pháp:THTN+Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ+TH tư duy trên giấy –bút IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

Trang 19

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Phát tán là gì ? Quả và hạt có những cách phát tán nào ? Những quả và hạt phát tán nhờ gióthường có đặc điểm gì ?

3/Mở bài: :(1 phút)

-Hạt giống sau khi được phơi khô và bảo quản cẩn thận có thể giử trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nãy mầm

-Vậy hạt nãy mầm cần những điều kiện gì ? Khi biết được những điều kiện cần cho hạt nãy mầm chúng ta sẽ ứng dụng vào trong sản xuất như thế nào ? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên

HOẠT ĐỘNG 1 : THÍ NGIỆM VỀ NHỮNG ĐK CẦN CHO HẠT NẢY MẦM.(15ph)

Mục tiêu: Quá thí nghiệm học sinh thấy được khi hạt nãy mầm cần đủ nước,không khí và nhiệt đô thích hợp.

- GV yêu cầu HS báo cáo lại kết quả thí nghiệm

1

- GV ghi lên bảng 4-5 ý kiến

- GVcho HS cả lớp thấy kết qủà của thí nghiệm 1

+Cốc 1 :10 hạt đổ không nảy mầm

+Cốc 2 :10 hạt đổ không nảy mầm

+Cốc 3 :10 hạt đổ đã nảy mầm

-GV ghi câu hỏi lên bảng yêu cầu HS thảo luận

nhóm trong 5 phút

? Giải thích tại sao hạt đổ ở cốc 3 nảy mầm, còn

cốc 1 và 2 không nảy mẫm

-GV gọi đại diên các nhóm trình bày ý kiến , gọi

nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét suy ra đáp án

?Qua TN 1 cho ta biết hạt nảy mầm cần có

những điều kiện gì?

* Gv gọi 1 học sinh đứng lên đọc cách làm thí

nghiệm 2

?Dự đoán xem 10 hạt đổ đen có nảy mầm

không ? tại sao?

-GV gọi 1-2 hs phát biểu ý kiến, gọi hs khác nhận

xét bổ sung

- HS báo cáo kết quả của thí nghiệm 1

-HS chú ý xem kết quả của nhóm có giống kết quả của GV chưa( nếu không đúng do các em làm TN không đúng yêu cầu)

-HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi ra giấy nêu được:

 Hạt đổ ở cốc 1 không nãy mầm do thiếu nước, cốc 2 không nãy mầm do thiếu không khí, cốc 3 do có vừa đủ không khí , nước nên hạt nảy mầm

-HS đại diên 2-3 nhóm trình bày ý kiến , nhóm khác nhận xét

 Điều kiện cần cho hạt nảy mầm nước và không khí

1 hs đọc thí nghiệm 2 , hs khác chú ý và dự đoán kết quả

 Hạt đổ không nảy mầm vì trong nước đá là

Ooc

-1-2 HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét bổsung

Trang 20

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV đưa kết quả TN 2 cho cả lớp quan sát

?Ngoài ĐK đủ nước , đủ KK hạt nảy mầm còn

cần điều kiện nào nữa?

-GV gọi 1 hs đọc thông tin SGK

?Ngoài 3 điều kiện trên sự nãy mầm của hạt còn

phụ thuộc vào yếu tố nào?

-GV gọi HS phát biểu, GV chốt lại kiến thức ->

-1 HS đọc thông tin SGK

 Chất lượng hạt giống

-1 HS phát biểu ,HS khác nhận xét

-HS ghi nhận

Tiểu kết:

-Hạt nảy mầm cần có đủ các điều kiện sau : đủ nứơc , đủ không khí và nhiệt độ thích hợp -Ngoài ra sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống ( hạt chắc , không sâu , còn phôi)

*HOẠT ĐỘNG 2: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO SẢN XUẤT (15 Ph)

Mục tiêu: Giải thích đươcï cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.

-GV gọi 1 HS đứng lên đọc lệnh ∇

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 7 ph

+Phát phiếu học tập cho 4 nhóm

+Thảo luận các câu hỏi ở lệnh ∇ SGK/114

- Vận dụng kiến thức giải thích tại sao

1/ Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to , nếu đất bị

úng thì phải tháo hết nước ngay

2/ Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt

3/ Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo

4/ Phải gieo hạt đúng thời vụ

5/ Phải bảo quản tốt hạt giống

-GV gọi đại diện 4 nhóm lên dán kết quả

-GV nhận xét -> đáp án

-1 HS đứng lên đọc lệnh ∇

- HS nhận xét phiếu học tập thảo luận thống nhất ý kiến

-HS giải thích được:

Hạt đủ không khí để hô hấp -> hạt nãy mầm tốt

 Có đủ KK để hô hấp mới nãy mầm được

 Làm cho nhiệt độ thích hợp -> hạt nãy mầm

 Hạt gặp điều kiện thời tiết thuân lợi : nhiệt độ , nước, độ ẩm phù hợp -> hạt nãy mầm tốt hơn

 Hạt giống không bị mối mọt …….nấm móc phá hoại ->hạt nảy mầm cao

- Các nhóm lên bảng dán phiếu học tập

Trang 21

Tiểu kết:

Khi gieo hạt phải làm đất thật tơi xốp ,phải chăm sóc hạt gieo:Chóng úng,chống hạn,chống rét phải gieo hạt đúng thời vụ,đồng thời bảo quan tốt hạt giống

4/CỦNG CỐ –ĐÁNH GIA:ù(6 ph)

*Giáo viên nêu câu hỏi gọi lần lượt từng hs trả lời.

1/ Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

2/ Trong TN 2 ta đã dùng cốc TN nào để làm đối chứng? Giữa cốc TN đối chứng và cốc TN chỉ khác nhau về điều kiện nào? TN nhằm chứng minh điều gì?

3/Cần phải thiết kế TN như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?

Đáp án:

1/ Nội dung hoạt động 1

2/ Cốc 3 của TN 1 làm đối chứng ; Giống : hạt giống , nước , kk ; Khác : đk nhiệt độ

3/ Làm nhiều cốc TN khác nhau về tất cả các đk bên ngoài : nước không khí , nhiệt đô thích hợp, chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống vd chỉ có 1 cốc có hạt giống tốt

5/DẶN DÒ: (3ph)

- Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2 SGK/115

- Đọc mục “Em có biết”

-Chuẩn bị bài mới “ Tổng kết về cây có hoa”

- Oân lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan : rễ , thân , lá , hoa , quả và hạt của cây xanh có hoa

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

HỒ NGỌC VÀNG

Trang 22

Tuần: 22 Ngày soạn: ……… Tiết: 43 Ngày dạy: ……… §36 TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA

- -I CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức: Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ

quan ở cây có hoa Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa.

3/Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.

II.

THÔNG TIN BỔ SUNG:

Cần phân tích các ví dụ thực tế làm nổi bật 3 mối quan hệ sau:

+Mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan

+Mối quan hệ trong các hoạt động giữa các bộ phân của một cơ quan

+Sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động sống giữa các cơ quan trong một cơ thể

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: Tranh vẽ Sơ đồ cây có hoa theo H.36.1(SGK trang 115) Làm 6 quân bài bằng 6 tờ bìa

mỗi tờ viết tên 1 cơ quan của cây xanh có hoa, 12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1 số hoặc 1 chữ (1,2,3 hoặc a,b,c )

b/HS: Vẽ phát họa theo sơ đồ H.36.1(SGK trang116) vào vỡ bài tập.

Xem lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá, hoa,quả, hạt

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

3/Mở bài: :(1 phút) Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có những chức năng

riêng Vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành 1 thể thống nhất? Đó chính là câu hỏi mà bàihọc hôm nay cần phải giải đáp

*Họat động 1:Tìm hiểu về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa (20 phút)

+Mục tiêu: Làm nổi bậc mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan.

-Yêu cầu HS thực hiện lệnh ∇ SGK

-Tổ chức HS tham gia trò chơi để cùng

-Đọc lệnh mục 1, thực hiện bài tập trắc nghiệm trong SGK

Trang 23

-Làm trọng tài chấm điểm cho các tổ

-Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi của mục 1:

+Sau khi đã điền vào sơ đồ, nhìn vào đó trình

bày lại một cách hệ thống toàn bộ đặc điểm

cấu tạo và chức năng của tất cả các cơ quan

ở cây có hoa

+Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo

và chức năng của mỗi cơ quan ?

-GV nhận xét,bổ sung và rút ra kết luận

Đáp án:1c,2e,3d,4b,5g,6a

- HS trả lời

+1 HS trình bày,HS khác bổ sung

+Có sự phù hợp về cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan

-HS ghi nhận kiến thức

Tiểu kết:

Cây có hoa là 1 thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan

*Họat động 2:Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.(15phút)

+Mục tiêu: Thấy dược mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.

-Yêu cầu HS thực hiện lệnh ∇ SGK

?Cho biết giữa các cơ quan ở cây có hoa có

mối quan hệ ntn?

Gợi ý thêm: Có thân, có rễ, nhưng không có

lá (Không có diệp lục) thì cây có chế tạo được

chất hữu cơ không? Ở những cây không có lá,

thì thân và cành biến đổi ntn?

-GV nhận xét bổ sung và rút ra kết luận

- HS thực hiện lệnh ∇ SGK

-Thảo luận nhóm nêu được:

Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận-Nhóm khác nx bổ sung và rút ra KL

Tiểu kết:

Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây

4.KIỂM TRA –ĐÁNH GIÁ: (05 phút)

-Cây có hoa gồm những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?

-Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ?

-Gợi ý HS chơi trò chơi giải ô chữ

-Gợi ý Câu 3(SGK / 117): Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới, bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hưu cơ, lá không thể xanh tốt Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẩn đến năng suất thu hoạch thấp

5/DẶN DÒ: (01 phút)

-Xem trước bài 36“ Tổng kết về cây có hoa (TT)”

-Xem lại kiến thức về cây xanh có hoa

Trang 24

Tuần: 22 Ngày soạn: ……… Tiết: 44 Ngày dạy: ……… §36 TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA (tiếp theo)

I/MỤC TIÊU:

- -1/Kiến thức:

-Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dướinước , ở trên cạn, sa mạc , bải lầy ,ven biển.)

-Thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường

2/Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát

3/Thái độ:HS có lòng say mê yêu thích môn học.

II.THÔNG TIN BỔ SUNG :

Khả năng thích nghi của thực vật (hay của cây xanh) với môi trường không chỉ thể hiện ở những đặc điểm biến đổi hình thái (như một vài ví dụ nêu trong bài) mà còn có cả những đặc điểm cấu tạo bên trong, đặc điểm sinh lý (như khả năng quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, ) Nhưng trong khuôn khổ 1 tiết học không thể đề cập được hết mọi đặc điểm mà chỉ có thể nói đến những đặc điểm bên ngoài dể thấy nhất

Môi trường trên cạn nói ở đây là môi trường cạn nói chung Thật ra trong môi trường cạn còn phân biệt nhiều loại: nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, nơi sáng, nơi râm, nơi nóng, nơi lạnh và thực vật sống ở mỗi nơi có những đặc điểm khác nhau Cũng như vậy, các môi trường đặc biệt như sa mạc, núi cao, vùng cực, cũng thuộc lọai môi trường cạn nói chung nhưng vì có những điều kiện khá khắc nghiệt nên các thực vật sống ở đó đã hình thành những đặc điểm thích nghi khá đặc biệt

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: –Tranh vẽ hình 36.2-36.4 SGK

–Bảng phụ

b/HS: -MV: Cây bèo tây ( sống trôi nổi trong nước và cây bèo tây sống ở cạn.)

Một đoạn thân cây xương rồng

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho vd

3/Mở bài: :(1 phút) Ở cây xanh không có sự thống nhất giữa các bộ phận cơ quan với nhau mà

còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống , thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường Đó chính là nội dung mà ta cần tìm hiểu

Trang 25

II/ CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG.

HOẠT ĐỘNG 1 :CÁC CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC (11 ph)

Mục tiêu:Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường dưới nước.

-GV:treo H36.2 yêu cầu HS qs chú ý đến vị trí

củalá

?Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt

nước và chìm trong nước

?Giải thích vì sao có sự khác nhau đó

-GV gọi hs phát biểu, gọi hs khác nhận xét, GV

nhận xét

-GVyêu cầu hs đặt mẩu vật lên bàn , tiến hành

qs thảo luận nhóm

-GVghi câu hỏi lên bảng

?Cây bèo tây sống trôi nổi trong nước cuống lá

phình to có tác dụng gì? So sánh cuống lá của

cây sống trôi nổi và sống trên cạn

?Tại sao cùng là một loài nhưng chúng sống ở 2

môi trưòng khác nhau có hình dạng không giống

nhau, điểu đó có ý nghĩa gì?

-GV gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày ý kiến ,

nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét -> đáp án

-HS qs lá súng trắng , lá rong đuôi chó chú ý đến vị trí của lá thấy được sự khác nhau

 Lá súng trắng nằm trên mặt nước phiến lá totròn Lá rong đuôi chó phiến lá dạng nhỏ

 Lá to nằm trên mặt nước do không khí có nhiều ôxi để hô hấp

- 1-2 hs phát biểu , hs khác nhận xét

-Các nhóm đặt mẩu vật lên bàn tiến hành quan sát so sánh thấy được sự khác nhau về hình dạng của 2 cây bèo tây sống ở 2 môi trường khác nhau

 Cuống lá phình to, nhẹ , xốp chứa khí -> nổi.cây bèo tây sống ơ cạn cuống lá không phình to

 Giúp cây thích nghi môi trường sống

- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhậnxét

-HS rút ra KL

Tiểu kết:

Những cây sống trong nước có lá biến đổi vềø hình dạng để thích nghi với môi trường sống VD: +Cây bèo tây sống trôi nổi trong nước có cuống lá phình to,nhẹ ,xốp chứa không khí +Cây bèo tây sống ở cạn cuống lá không phình to

HOẠT ĐỘNG 2: CÁC CÂY SỐNG TRÊN CẠN (10 ph).

Mục tiêu: Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường trên cạn.

-GV gọi 1 hs đọc thông tin SGK

? Ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu lan rộng

?Vì sao lá cây sống nôi khô hạn có lông sáp có

Trang 26

?Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn

-HS lần lượt trả lời, hs khác nhận xét

-> HS tự rút ra kết luận

Tiểu kết:

-Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng ,gió nhiều thường có những đặc điểm sau:

+Rễ ăn sâu để hút nước , lan rộng để hứng sương đêm.

+Lá có lông hoặc sáp phủ ngoài để giảm sự thoát hơi nước.

-Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân vươn cao các cành tập trung ở ngọn để thu ngận ánh sáng thực hiện quá trình quang hợp.

HOẠT ĐỘNG 3 : CÂY SỐNG TRONG NHỮNG MÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT (10 ph)

Mục tiêu: -Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường đặc biệt.

-GV hỏi:

?Thế nào là môi trường sống đặc biệt ?

?Kể tên những cây sống ở môi trường này

-GV gọi lần lượt hs trả lời , hs khác nhận xét

-GV chốt lại: cây xương rồng cỏ lạc đà sống ở

sa mạc ,cây đước sống ở quen biển ,cây vẹt

sống ở vùng quanh năm ngập thuỷ triều

-GV treo H 36.4 SGK yêu cầu học sinh quan

sát

?Cây đước sống vùng ven biển để giúp cây

đứng vững chúng có đặc điểm gì ?

-GV gọi 1 hs đọc thông tin mục :Em có biết

?Những cây sống ở vùng bải lầy như vẹt , bần

có đặc điểm gì giúp chúng tồn tại

-GV yêu cầu HS qs H36.5 chú ý đặc điểm thân

và lá kể cả đặc điểm bộ rễ của chúng

?Những cây sống ở sa mạc chúng có đặc điểm gì

-HS vận dụng những kiến thức về sự hiểu biết để trả lời:

 Là môi trường khắc nghiệt có ít sinh vật sinhsống ở môi trường này

 Cây xương rồng , cây vẹt , cây bần………

-HS lần lượt phát biểu , hs khác nhận xét bổ sung

-HS nghe và biết được một số môi trường sống đặc biệt

-HS qs H 36.4 chú ý đến bộ rễ của cây đước nêu được:

 Có bộ rễ chống -> cây đứng vững

-1 HS đọc thông tin ở mục em có biết cả lớp chú ý nghe và phát hiện kiến thức :

 Hạt nãy mầm trên cây hoặc có rễ thở

-HS qs H 36.5 và vâït mẩu nêu được:

 Cây xương rồng thân mọng nước lá biến thành gai hoặc cỏ có rễ rất dài

Trang 27

cây xanh với môi trường?

-GV gọi lần lượt hs trả lời , hs khác nhận xét

4/CỦNG CỐ – ĐÁNH GIÁ :(6ph)

Cho HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SKG /121

5/ DẶN DÒ : (1 ph)

-Học bài,trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/121

-Đọc bài mới “ Tảo”

-Chuẩn bị mẫu vật : 2-3 sợi tảo xoắn bỏ vào trong lọ thuỷ tinh có nước

Tuần: 23 Ngày soạn:……… Tiết: 45 Ngày dạy:……….

CHƯƠNG VIII : CÁC NHÓM THỰC VẬT DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

HỒ NGỌC VÀNG

Trang 28

§ 37 :TẢO

I/MỤC TIÊU:

- -1/Kiến thức:

-Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo là TV bậc thấp

-Phân biệt được một tảo có dạng giống ( rong mơ ) cây với một cây xanh thật sự

-Tập nhận biết một số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ

-Nói rõ được những lợi ích thực tế của tảo

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích kênh hình

3/Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây lúa

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

_Tảo có nhiều màu(lục ,nâu ,đỏ ,vàng) Màu của tảo do các chất màu quy định,trong đó chất diệp lục là chất màu chính không thể thiếu Ngoài ra còn có các chất màu phụ (khác nhau tuỳ loại)

Ở tảo,các chất màu nằm trong thể màu(đừng lẫn lộn thể màu với hạt diệp lục ở cây xanh)

_Tảo có các hình thức sinh sản khác nhau:sinh dưỡng (phân đôi tế bào hay cắt rời sợi tảo thành từng đoạn, ), vô tính (hình thành bào tử), hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử – tức là các tế bào sinh dục thành hợp tử), tiếp hợp (kết hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng thành hợp tử

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV:

-Tranh vẽ : phóng to H 37.1-H 37.4 SGK

-Bảng phụ kính hiển vi cho 4 nhóm , nhíp gấp

b/HS: Mẫu vật :2-3 sợi tảo xoắn bỏ trong lọ thuỷ tinh

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

- HS1 :nêu 1 vài ví dụvề sự thích nghi của các cây ở nước và các cây ở cạn với môi trường

- HS 2 : các cây sống trong những môi trường đặc biệt có những đặc điểm gì ? cho ví dụ

3/Mở bài: :(1 phút) Trên mặt nước ao hồ thường có lớp vùng màu lục hoặc màu vàng Vàng

đó chính do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên Vậy tảo có cấu tạo như thế nào ? Tảocó vai trò gì trong thiên nhiên ? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết những vấn đề nêu trên

HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO CỦA TẢO (16ph)

Mục tiêu: thấy được tả xoắn và rong mơ có cấu tạo cơ thể đơn giản

Trang 29

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A/ Quan sát tảo xoắn .

-GV hỏi :

? Hãy cho biết nơi sống của tảo xoắn

-GV : gọi 1 HS phát biểu , gọi HS nhận xét

-GV : yêu cầu các nhóm để mẫu vật sợi tảo

xoắn trên bàn

-GV:phát d cụ :KHV,nhíp gấp cho các nhóm

-GV :yêu cầu các nhóm gấp 1 đoạn tảo xoắn

đặt trên bản kính -> quan sát dưới kính hiển vi

? Quan sát MV kết hợp H 37.1 SGK nhận xét

về hình dạng của tảo xoắn

- GV gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày ý kiến ,

nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét giảng :tên gọi của tảo xoắn là

do chất nguyên sinh có dãy xoắn chứa diệp

lục

- GV gọi 1 hs đọc thông tin về cách sinh sản

của tảo xoắn

B/Quan sát rong mơ ( tảo nước mặn)

- GV giới thiệu rong mơ gặp ơ vùng ven biển

nhiệt đới , chúng thường sống thành từng đám

lớn ,bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám vào

gốc

- GV treo H 37.2 yêu cầu hs quan sát hỏi

?Qua quan sát H 37.2 em có nhận xét gì về

cấu tạo cơ thể của rong mơ

- GV goị 2 hs trả lời.GV giảng : mặc dù ở 1

đoạn thân cây rong mơ các em qs thấy rễ,

thân ,lá ,quả nhưng thực ra đó hkông phải là

rễ , thân ,lá chỉ là dạng giống Vì thân lá chưa

phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô

dẫn, rễ chỉ là giá bám , quả là phao nổi bên

trong chứa khí

- GV gọi 1 hs đọc về hình thức SS rong mơ

- GV : nhấn mạnh tảo có các hình thức sinh

sản : sinh sản sinh dưỡng , kết hợp , hữu tính

- HS :các em đã nhặt mẫu tảo xoắn ở nơi nào?-> HS trả lời

+Tảo xoắn sống ở mương rãnh , ruộng lúa nước

- HS phát biểu ,HS khác nhận xét bổ sung

- HS :đặt mẫu vật lên bàn

- HS :đại diện lên nhận dụng cụ mang về

- HS :tiến hành các thao tác qs 1 đoạn tảo xoắn dưới KHV các thành viên trong nhóm thay nhautiến hành qs yêu cầu thấy rỏ hình dạng tảo xoắn Cá nhân qs H 37.1 thấy dược cấu tạo của tảo xoắn ,HS thống nhất ý kiến nêu được : +Cơ thể tảo xoắn là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữû nhật nối tiếp nhau, mỗi tế bào gồm:thể màu vách tế bào , nhân tế bào

-1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét

-1 HS đocï to thông tin SGK ,HS khác chú ý theo dõi và biết được tảo xoắn có 2 hình thức sinh sản: ss sinh dưỡng và sinh sản kết hợp -Cả lớp nghe và ghi nhớ nơi sống của rong mơ Kết hợp quan sát H 37.2 nêu được :

- Rong mơ có rễ , thân, lá ,quả

-HS nghe ghi nhớ được : rong mơ chưa có thân ,lá ,rễ

-HS ghi nhận

-1 HS đọc to về cách sinh sản của rong mơ.-HS ghi nhận

Trang 30

Tiểu kết:

A/ Quan sát tảo xoắn :(Tảo nước ngọt)

-Nơi sống mương , rảnh ,ao hồ….

-Cấu tạo: Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữû nhật nối tiếp nhau , mỗi tế bào gồm: thể màu ,vách tế bào ,nhân tế bào,tảo xoắn có màu xanh lục

-Sinh sản : tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng và sinh sản kết hợp.

B/ Quan sát rong mơ :(Tảo nước mặn)

-Nơi sống ven biển nhiệt đới.

-Cấu tạo :rong mơ chưa co ùrễ,thân, lá, có màu nâu

-Sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính

HOẠT ĐỘNG 2: MỘT VÀI TẢO KHÁC THƯỜNG GẶP (7PH)

Mục tiêu: thấy được trong tự nhiên có các loại tảo khác nhau về hình dang tổ chức cơ thể màu sắc.

-GV :treo tranh H-37.3 và 37.4.yêu cầu HS

quan sát

?Nêu 1 vài loài tảo thường gặp trong thiên

nhiên

?Em có nhận xét gì về hình dạng, màu sắc , cấu

tạo các loài tảo trên

-GV :gọi lần lượt hs trả lời , gọi hs khác nhận

xét

-GV giảng: tảo đơn bào ,tảo đa bào tuy khác

nhau về hình dạng, tổ chức cơ thể ,màu sắc

nhưng chúng giống nhau ở đặc điểm cơ bản:

chưa có rễ ,thân, lá xếp vào nhóm thực vật bậc

thấp

-HS : quan sát tranh vẽ , nhận biết được 1 vài loại tảo trong thiên nhiên nêu được:

+ Tảo đơn bào :taỏ tiểu cầu tảo silic

Tảo đa bào : tảo sừng hưou, tảo vòng , rau câu

+Các loài tảo rất đa dạng về hình dạnh và màu sắc

-1-2 HS phát biểu ,HS khác nhận xét

-HS ghi nhận

Tiểu kết:

a Tảo đơn bào :tảo tiểu cầu, tảo silic

b Tảo đa bào : tảo sừng hươu, tảo vòng , rau câu.

Tảo đơn bào và Tảo đa bào tuy khác nhau về hình dạng ,cấu tạo và màu sắc Nhưng chúng có chung đặc điểm chưa có rễ , thân ,lá nên được xếp vào nhóm thực vật bậc thấp

HOẠT ĐỘNG 3 : VAI TRÒ CỦA TẢO.(7PH)

Mục tiêu: Nêu được vai trò chung của tảo ở trong nước.

Trang 31

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV hỏi :vì sao KK trong nước thiếu ôxi và thức

ăn nhưng cá vẫn sống được

?Đối với con người tảo đã mang lại lợi ích gì ?

- GV gọi hs phát biểu , hs khác nhận xét

- GV giảng :ngoài ra người ta dùng tảo làm phân

bón ,làm thuốc nhuộm…

?Trong nông nghiệp tảo gây ra những tác hại

gì ?

?Ta phải là gì để bảo vệ lúa

- GV giảng: 1 số loài tảo đơn bào sinh sản rất

nhanh” nước nở háo” khi chết làm ô nhiễm môi

trường nước gây chết cá

-HS dựa vào kiến thức thực tế trong đời sống nêu được:

+ Do tảo cung cấp thức ăn và khi quang hợp tảo nhã khí ôxi ra môi truờng nước

+ Làm thức ăn cho người như rau câu

-Lần lượt hs phát biểu ,hs khác nhận xét bổ sung

4/ CỦNG CỐ –ĐÁNH GIÁ :(5ph)

GV treo bảng phụ ghi câu hỏi :khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

1/Cơ thể của tảo có cấu tạo:

a Tất cả đều là đơn bào

b Có dạng đơn bào và đa bào

c Tất cả đều là đa bào

2/Tảo là thực vật bậc thấp vì:

a Cơ thể có cấu tạo đơn bào

b Sống ở nước

c Chưa có re,ã thân ,lá

Đáp án : 1-b; 2-c

5/DẶN DÒ: (3ph)

-Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2,3,5 SGK

-Đọc mục “Em có biết”

-Xem bài mới “Rêu- Cây rêu”.chuẩn bị mẫu vật cho tiết học sau: cây rêu

Trang 32

Tuần: 23 Ngày soạn:……… Tiết: 46 Ngày dạy:………

§ 38 RÊU – CÂY RÊU - - I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

-Xác đinh được môi trường sống của cây rêu liên quan tới cấu tạo của chúng

-Nêu rỏ được đặc điểm cấu tạo của rêu phân biệt được rêu với tảo và một cây có hoa -Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử củng là cơ quan sinh sản của rêu

2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích kênh hình

3/Thái độ:Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học bảo vệ cây lúa

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

_Thân rêu không có sự phân nhánh Trong thân cũng chưa có mạch dẩn

_Rêu chưa có rễ chính thức

_Lá rất mõng, chưa có đường gân thật sự mà chỉ là những tế bào dài xếp sát nhau (khitiến hành quan sát có thể cho học sinh tách một lá soi qua kính lúp hoặc xem qua kính hiển

vi để kiểm tra điều này)

Những điều trên cho thấy rêu tuy có dạng cây (thân, rễ, lá) nhưng cấu tạo còn rất đơn giản, thô sơ, không giống như các cây xanh khác

*Về sinh sản và cơ quan sinh sản của rêu: Trong quá trình phát triển, đến một giai đoạn nhất định, trên ngọn các cây rêu khác nhau có mang các cơ quan sinh sản riêng (có cơ quan đực_túi tinh, cơ quan sinh dục cái_túi noãn) Tinh trùng và noãn cầu (hay trứng, tế bào trứng), được hình thành trong các cơ quan này, kết hợp với nhau thành hợp tử rồi mới phát triển thành túi bào tử bên trong chứa các bào tử Sau đó bào tử mới phát triển thành cây rêu như trong hình vẽ ở SGK

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh vẽ : phóng to H 38.1-H 38.2 SGK

-Bảng phụ, kính lúp cầm tay cho 4 nhóm

b/HS: Mẫu vật : cây rêu

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ vì sau nói tảo là nhóm thực vật bậc thấp ?

3/Mở bài: :(1 phút)

Trang 33

Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, thường mọc thành từng đám tạo nên một lớp thảm màulục tươi đó là cây rêu Vậy rêu có cấu tạo như thế nào ? Rêu có vai trò gì đối với đời sống con người?

* HOẠT ĐỘNG 1: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA RÊU ( 4ph)

Mục tiêu: Biết được rêu chỉ sống ở nơi ẩm ướt

-GV hỏi :Các em lấy mẫu rêu ở đâu ?

-GV chỉ lên vách tường của lớp học nếu có

-GV giảng: rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm

ướt

-HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời

-Lấy mẫu rêu ở nơi đất ẩm,trên tường ……….-HS qs trên vách tường thấy được nơi sống của rêu

Tiểu kết:

Rêu sống ở nơi ẩm ướt : quanh nhà ,quanh lớp học ,trên tường ,trên thân các cây to *HOẠT ĐỘNG 2: QUAN SÁT CÂY RÊU ( 10ph)

Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mổi bộ phận.

-GV yêu cầu hs đặc mẫu vật lên bàn ( cây rêu)

GV phát dụng cụ kính lúp cho mỗi nhóm, hs tiến

hành quan sát cây rêu

-GV treo H 38.1 yêu cầu hs quan sát và đối

chiếu với mẫu vật

-GV gọi 1 hs đọc to thông tin SGK ở phần 1 GV

ghi câu hỏi lên bảng yêu cầu hs thảo luận nhóm

4 ph

?Cơ quan sinh sản của rêu gồm những bộ phận

nào ?mỗi bộ phận đó có đặc điểm gì ?

-GV gọi các nhóm trình bày ý kiến GV ghi ý

kiến từng nhóm lên bảng, GV nhận xét

-GV nhấn mạnh :Mặc dù rêu đã lên môi trường

cạn sống nhung chưa ra khỏi môi trường ẩm ướt

vì trong cấu tạo thân ,lá rêu chưa có mạch dẫn

-GV hỏi: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với

tảo

-GV gọi 1 hs phát biểu, gọi hs khác nhận xét

-HS các nhóm để mẫu vật trên bàn ( cây rêu )

HS nhận kính lúp mang về nhóm quan sát

-HS quan sát tranh vẽ đối chiếu với mẫu vật

thấy được : rêu có rễ ,thân, lá.

-HS đọc thông tin SGK ,hs khác chú ý nghe

-Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được: Cqsd của cây rêu gồm :rễ giả ,thân chưa phân nhánh ,lá nhỏ.Thân ,lá chưa có mạch dẫn

-HS đại diện nhóm trình bày ý kiến , HS khác nhận xét

Rêu là những TV đã có thân,lá,nhưng cấu tạo vẫn đơn giản:

+Thân ngắn không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.

Trang 34

+ Rễ giả ,chưa có rễ chính thức.

+Lá mỏng ,nhỏ ,chưa có hoa.

*HOẠT ĐỘNG 3 : TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU ( 10ph)

Mục tiêu: biết được rêu sinh sản bằng bào tử , túi bào tử là cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây

rêu.

-GV treo H38.2 SGK yêu cầu hs qs Phân biệt

được các phần của túi bào tử

?Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ?

?Rêu sinh sản bằng gì ?

?Trình bày sự nảy mầm và phát triển của cây

rêu

?Hãy so sánh với cây có hoa ( cấu tạo sinh sản )

rêu có gì khác

-GV gọi lần lượt hs phát biểu ,gọi hs khác nhận

xét

-GV nhận xét :

*Về cấu tạo rêu giống cây có hoa đã có rễ ,thân

,lá nhưng cấu tạo còn đơn giản (rễ giã ,thân ,lá

chưa có mạch dẫn)

*Về sinh sản: rêu có cqss là túi bào tử Còn cây

có hoa cqss là hoa ,quả ,hạt.từ những đặc điểm

trên cho thấy rêu được xếp vào nhóm TV bậc

cao Cùng với những TV có rễ, thân ,lá khác

-HS qs H 38.2 chú ý đặc điểm túi bào tử

Túi bào tử có 2 phần :mũ ở trên ,cuống ở dưới ,trong túi chứa nhiều bào tử

+ cqss là túi bào tử

+ Bằng bào tử

+Cây rêu mang túi bào tử, khi túi bào tử chín mởnắp các bào tử rơi xuống đất ẩm ,bào tử nãy mầm phát triển thành cây mới

+ Cấu tạo cây rêu đơn giản, cây có hoa cqss là hoa ,

quả , hạt Còn rêu là túi bào tử

-HS lần lượt phát biểu , hs khác nhận xét

-HS nghe giảng và ghi nhận kiến thức

Tiểu kết:

Rêu sinh sản bằng bào tử.

+Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây.

+Sự phát triển của rêu: cây rêu trưởng thành mang túi bào tử chín sẽ mở nắp làm rơi các hạt bào tử xuống đất ẩm ,bào tử sẻ nãy mầm phát triển thành cây rêu mới

* HOẠT ĐỘNG 4 : VAI TRÒ CỦA RÊU (5ph)

Mục tiêu: thấy được vai trò của rêu trong việc tạo chất mùn và khí đốt.

Trang 35

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV gọi 1 hs đọc thông tin SGK ,trả lời câu hỏi

?Rêu có vai trò gì trong đời sống và trong thiên

nhiên

-GV giảng :người ta nói rêu là SV tiên phong đi

đầu tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài:

SVkhác trên Trái Đất Vì : rêu có sống ở vùng

đất nghèo chất dinh dưỡng ,sau đó chết dưới sự

phân huỷ các VSV sẽ làm cho đất trở nên giàu

chất dinh dưỡng tạo cho TV sống phong phú ->

ĐV phát triển -> Con người sống

-1 hs đọc thông tin SGK ,hs khác chú ý nghe và phát hiện kiến thức nêu đươcï :

+ Rêu góp phần hình thành chất mùn ,………

-HS nghe giảng ghi nhớ kiến thức về vai trò củarêu -> kết luận

Tiểu kết:

-Rêu góp phần tạo thành chất mùn trong đất

-Tạo than bùn , dùng làm phân bón , làm chất đốt.

4/ CỦNG CỐ – ĐÁNH GIÁ : (6 ph)

-GV treo bảng phụ và nêu câu hỏi lần lượt hs lên bảng làm.gọi hs nhân xét :

1/Điền vào chỗ trống những từ thích hợp

-Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có………a……… ,…………b………chưa………c……….thật sự Trong thân và ,lá rêu chưa có………d………rêu sinh sản bằng………e………được chứa trong…………f……… ,cơ quan này nằm ở………g……….cây rêu

2/Tại sao rêu ở cạn chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

Đáp án:

1/ a-thân ; b-lá ; c-rễ; d-mạch dẫn; e- bào tử ; f- túi bào tử; g- ngọn

2/Các TV sống trên cạn cần có rễ hút nước và thức ăn cần có bó mạch vận chuyển các chất đó lên cây Rêu chưa có rễ chính thức ,chưa có mạch dẫn ở thân , lá chức năng hút nước , dẫn truyền chưa hoàn chỉnh việc lấy thức ăn và muối khoáng vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt Do đó rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt

5/ DẶN DÒ : (3 ph)

-Học bài,trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK đọc bài mới “ quyết – cây dương xĩ”

-Chuẩn bị mẫu vật cho tiết học sau “ cây rán , cây rau bợ , cây dương xĩ”

Tuần: 24 Ngày soạn : ………

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

HỒ NGỌC VÀNG

Trang 36

Tiết: 47 Ngày dạy : ………

§ 39 QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ - - I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương

xỉ

- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ

- Nói rỏ nguồn gốc hình thành các mỏ than đá

2/Kĩ năng:Rèn kĩ năng hoạt động nhóm quan sát và phân tích , so sánh

3/Thái độ:Giáo dục Hs lòng say mê yêu thích môn học bảo vệ thiên nhiên

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

Cần phân biệt các từ:

+Quyết: là một nhóm thực vật đã có thân, rễ, lá thật và sinh sản bằng bào tử

+Dương xỉ: là tên gọi chung của nhiều cây trong nhóm Quyết có đặc điểm riêng về lá, nhất là lá non, về vị trí và cấu tạo túi bào tử không giống như các Quyết còn lại

+Cây dương xỉ: thật ra đó là cây dương xỉ thường (vì nó thường gặp rất phổ biến ở nhiều nơi) Như vậy khi nói cây dương xỉ (nói chung) hoặc cây thuộc Dương xỉ (ví dụ cây lôngculi, cây cỏ bợ ) ta đừng lẩn lộn với “cây dương xỉ” ở H.39.1 SGK vì đây là loại cây dương

xỉ thường gặp thuộc Dương xỉ (cũng có tên là cây dương xỉ thường)

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: -Tranh phóng to H 39.1 – 39.3 SGK

-Bảng phụ

b/HS: Cây rán , cây rau bợ , cây dương xỉ

2/Phương pháp:Quan sát+Vấn đáp gợi mở+Hợp tác nhóm nhỏ

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

HS 1- Rêu có cấu tạo cơ thể như thế nào ? Tại sao rêu ở cạn chỉ có thể sống đượ ở cổ ẩm ướt ?

HS 2- Sự phát triển của rêu diển ra như thế nào so với cây có hoa ?

3/Mở bài: :(1 phút)

Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật ( trong đó có cây dương xỉ ) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản vậy sự khác nhau đó như

Trang 37

*HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT CÂY DƯƠNG XỈ Û(15 ph)

Mục tiêu biết được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương xỉ

-GV giới thiệu để phân biệt các tên gọi : quyết ,

dương xỉ

a/ Cơ quan sinh dưỡng (7ph)

-GV treo H39.1 yêu cầu hs qs , đặt cây rán ,

bồng bông lên bàn quan sát đối chiếu với H39.1

?Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có những

bộ phận nào ? Lá non của cây dương xỉ có gì đặc

biệt

-GV gọi HS đọc thông tin SGK

?Từ cấu tạo của dương xỉ cho biết môi trường

sống cuả cây dương xỉ

?So sánh về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu

với dương xỉ , cây nào có cấu tạo phức tạp hơn

b Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ (8 ph)

-GV treo H39.2 yêu cầu HS qs GV giảng : lá

dương xỉ già lật mặt dưới có những đốm chính là

túi bào tử , trong túi bào tử có vòng cơ chứa bào

tử

?Cơ quan sinh sản của rêu là gì ? Rêu sinh sản

bằng cơ quan nào ?

-GV treo bảng phụ ghi BT SGK , GV gọi HS lên

bảng hoàn thành nội dung yêu cầu của bảng

-GV nhận xét -> đáp án

-HS nghe và phân biệt được các tên gọi

-HS quan sát H39.1 SGK chú ý tới các đặc điểm thân , lá , rễ đặc biệt là lá non -HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được :Cây dương xỉ có rễ , thân , lá thật sự Lá non của dương xỉ cuộn tròn lại

-1 HS đọc thông tin SGK , HS khác chú ý đặc điểm thân , lá dương xỉ có mạch dẫn

-Do dương xỉ có mạch dẫn ở thân ,lá -> sống ở cạn

Cây rêu Cây dương xỉ

+Rễ giả +Rễ thật

+Thân ,lá chưa có mạch +Thân,lá có mạch dẫn dẫn

-HS quan sát tranh nêu được :

-Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử , rêu sinh sản bằng bào tử

-HS tiếp tục qs H39.2 , hoàn thành BT nêu được:1-túi bào tử ; 2-bào tử bay xa ; 3-nguyên tản.4-câydương xỉ con ; 5-bào tử ; 6-nguyên tản -Lần lượt HS lên bảng làm , HS khác nhận xét

Tiểu kết:

a/Cơ quan sinh dưỡng gồm :

Trang 38

- Rễ thật

- Thân ngầm hình trụ.

- Lá già có cuống lá dài , lá non cuộn tròn

- Thân và lá có mạch dẫn.

b/ Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ :

-Cơ quan sinh sản là túi bào tử , dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác ở chỗå có nguyên tản do bào tử phát triển

-Sự phát triển của dương xỉ : Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm nhỏ chứa túi bào tử có một vòng cơ , màng tế bào dày lên rất rõû , vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay xa khi túi bào tử chín bào tử rơi xuống đất sẽ nãy mầm phát triển thành nguyên tản từ đó mọc ra cây dương xỉ con.

HOẠT ĐỘNG 2 : MỘT VÀI LOÀI DƯƠNG XỈ THƯỜNG GẶP (7 ph)

Mục tiêu : biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ

-GV treo H39.3 SGK yêu cầu HS quan sát

? Kể tên một vài loài dương xỉ thường gặp

?Em có nhận xét gì về hình thái lá của các loại

dương xỉ trên

?Ta có thể nhận ra một số cây dương xỉ nhờ đặc

điểm nào của lá ?

-GV gọi 1-2 HS trình bày , gọi HS khác nhận xét

, GV nhận xét

GV giảng : những cây thuộc loài dương xỉ tuy

chúng gây hại lúa (rau bợ) nhưng củng có ích

trong đời sống dùng làm thuốc chửa bệnh sỏi

thận hoặc làm thuốc cầm máu (rễ cây lông

culi)

-HS quan sát tranh thảo luận nhóm nêu được:+Cây rau bợ , cây lông culi , rán ,bồng bông………+Hình thái của các lá rất khác nhau

+Lá non cuộn tròn

-Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét

-HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức áp dụng vào đời sống

Tiểu kết:

Một số loài dương xỉ thường gặp : Cây rau bợ , cây lông culi ……….

HOẠT ĐỘNG 3 : QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ (7 ph)

Mục tiêu :Biết được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá

-GV gọi HS đọc thông tin SGK

?Các loại cây dương xỉ ngày nay có nguồn gốc

tổ tiên từ đâu?

-Một HS đọc to thông tin SGK lớp chú ý nghe và nêu được :

+Tổ tiên của các loại cây dương xỉ là loài quyếtcổ đại sống cách đây khoảng 300 triệu năm

Trang 39

còn tồn tại ?

?Than đá được hình thành như thế nào ?

-GV gọi lần lượt HS trả lời , gọi HS khác nhận

xét , GV nhận xét -> đáp án

+Rừng quyết chết và bị vùi sâu dưới đất , do tác dụng của VK , sức nóng , sức ép của tầng Trái Đất dần dần chúng tạo thành than đá

+Lần lượt HS trả lời , HS khác nhận xét

Tiểu kết:

Tổ tiên của các loại cây dương xỉ là loài quyết cổ đại có thân gỗå lớn sống cách đây khoảng

300 triệu năm Do sự biến đổi của vỏ Trái Đất làm cho những khu rừng quyết cổ đại bị chết và vùi sâu dưới đất lâu ngày thành than đá

4/ CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ : (4 ph)

-GV ghi câu hỏi vào bảng phụ gọi 1-2 Hs trả lời, gọi HS khác nhận xét Điền vào chổ trống trong những câu sau đây :

-Dương xỉ là những cây đã có………1………… ,………2……… ,…3………… thật sự Trên thân cây dương xỉ thường có phủ những …………4………Lá non của cây dương xỉ bao giờ củng có đặc

điểm…………5……… Khác với rêu bên trong thân và lá dương xỉ đã có………6……… làm chất vận chuyển

-Dương xỉ sinh sản bằng………7………như rêu nhưng khác nhau ở chổ có…………8……….do bào tử

phát triển thành -Đáp án :1- rễ ; 2-thân ; 3- lá ; 4-lớp lông tơ màu vàng ;5-cuộn tròn ; 6-mạch dẫn ;7-bào tử ;8- nguyên tản

5/ DẶN DÒ : (1PH )

-Học bài ,trả lời câu hỏi 1,2 SGK

-Oân lại kiến thức bài cũ từ bài 30 – 39 để chuẩn bị ôn tập

Tuần: 24 Ngày soạn : ……… Tiết: 48 Ngày dạy : ………

§ ÔN TẬP - -

Trang 40

I/MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- Giúp HS nắm vững những vấn đề sau : Thụ phấn là gì ? sự khác nhau giữa hoa giao phấn và hoa tự thư phấn ở những đặc điểm nào ? sự thống nhất về cấu tạo của mỗi cơ quan ở cây có hoa

- Phân biệt các loại quả , các cách phát tán của quả và hạt

- Các điều kiện cần cho hạt nãy mầm , giải thích được một số hiện tượng trong thực tế

- Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu

- Cấu tao cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ

- Biết được các loại cơ quan của cây có hoa và chức năng của từng loại cơ quan

2/Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích nhận biết kiến thức

3/Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận , xuyên năng trong học tập

II THÔNG TIN BỔ SUNG:

III/CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị phương tiện dạy học:

a/GV: Bảng phụ nội dung nội dung câu hỏi ôn tập , photo đề cương ôn tập.

b/HS: Oân lại kiến thức đã học từ bài 30 – 39

2/Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề+ Hợp tác nhóm nhỏ + Làm việc thông tin.

IV/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1/Oån định lớp:(1 phút)

2/Kiểm tra bài cũ: (4 phút.)

Trình bày đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và sự phát triển của cây dương xỉ

3/Mở bài: :(1 phút)

Ở những tiết trước ta đã được tìm hiểu về cấu tạo của cơ quan sinh sản của cây có hoa và một số nhóm thực vật như : tảo ,rêu và quyết Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại kiến thức đã học

4/ Nội dung ôn tập :

A/ Trắc nghiệm :

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,ddưới đây mà em cho là đúng :

1/ Hoa mọc trên cây theo những cách nào?

a Cánh hoa dính nhau hoặc không dính nhau b Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm

Ngày đăng: 08/03/2015, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng GV nhận xét . - giáo án sinh học lớp 6 học kỳ 2
ng GV nhận xét (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w