1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

những giải pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường thpt huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá

105 485 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 28,77 MB

Nội dung

những giải pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở các trường thpt huyệ...

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUGNG DAI HOC VINH NGHE AN

DO THANH NAM

NHUNG GIAI PHAP QUAN LY HOAT DONG DAY HOC DAP

UNG YEU CAU DOI MGI CHUGNG TRINH GIAO DUC PHO

THONG O CAC TRUONG THPT HUYEN THO XUAN,TINH

THANH HOA

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC

CHUYEN NGANH: QUAN LY GIAO DUC

MA SO: 60.14.05

VINH, NAM 2011

MUC LUC

Trang

Trang 2

Chương ]: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường

trung học phô thông

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài

1.2.6 Quản lý hoạt động dạy học

Các yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện đổi mới chương trình

trung học phô thông:

1.3.1 Đôi mới chương trình giáo dục phô thông :

1.3.2 Đối mới chương trình trung học phô thông

1.3.3 Các yêu cầu của thực hiện đôi mới chương trình giáo dục

trung học phô thông

Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phố thông

trong diễu kiện đổi mới chương trình giáo dục phố thông:

1.4.1 Vị trí, vai trò của trường THPT trong hệ thống giáo dục

quôc dân

1.4.2.Công tác quản lý hoạt động dạy học trong điều kiện đổi mới

chương trình giáo dục phô thông

Kết luận chương Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trường trung

học phố thông huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

Khái quát về tình hình tự nhiên , tình hình kinh tế xã hội ,giáo dục

của huyện huyện Thọ Xuân 2.1.1 Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên và tình hình phát triên kinh tế

xã hội ở huyện Thọ Xuân

2.1.2 Tình hình chung về giáo dục đào tạo ở huyện Thọ Xuân

Thực trạng giáo dục THPTT ở huyện Thọ Xuân:

Trang 3

2.2.4 Đánh giá chung về giáo dục THPT huyện Thọ Xuân

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện

Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

2.3.1.Quản lý việc thực hiện chương trình GD, kế hoạch dạy học

2.3.2.Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và các loại hồ sơ chuyên

môn khắc của giáo viên

2.3.3 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

2.3.4 Quản lý sinh hoạt tô chuyên môn

2.3.5 Quản lý đổi mới phương pháp day học

2.3.6 Quản lý đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên

2.3.7 Quản lý phương tiện ,điều kiện hỗ trợ HĐDH

Nhận xét chung về thưc trạng quản lý hoạt dộng dạy học ở các

trường THPT huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

2.4.1 Về thực trạng

2.4.2 Nguyên nhân của thực trạng

Kết luận chương 2

Chương 3 : Những giải pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm đáp

ứng yêu câu đôi mới chương trình giáo dục phô thông ở các trường

THPT huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Đề xuất những giải pháp quản lý hoạt dông dạy học đáp ứng yêu

câu đôi mới chương trình giáo dục phô thông ở các truờng THPT

huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

3.2.1 Giải pháp 1 : Tổ chức quản lý việc thực hiện nội dung,

Trang 4

3.2.5 Giải pháp 5: Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả

hoạt động dạy học Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp đã

0]

92 95

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ XXI, đưa thế giới chuyên từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức KH-CN trở

thành động lực cơ bản của sự phát trién KT-XH GD là nền tảng của sự phát triên KH-CN, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và

đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và

năng lực của các thế hệ Để phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế ĐIỚI rất coi trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực và coi GD là chìa khoá tiễn vào tương lai

Bởi vậy, ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, các nước đã vạch ra chiến lược cải cách GD nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đất nước

Xác định đúng vai trò quan trọng của GD trong việc nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, hòa chung

với xu thế đôi mới GD đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm dén GD&DT

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có nêu “ƯUu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.Đôi mới chương trình ,nội dung ,phương pháp dạy và học ,nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường ,phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh .”

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định“Phát triển

giáo dục là quôc sách hàng đâu Đôi mới căn bản, toàn diện nên giáo dục Việt

Nam theo hướng chuân hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập

quốc tế, trong đó, đôi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên

và cán bộ quản lý là khâu then chôt.”

Trang 8

Thực hiện việc đổi mới chương trình GDPT, nhiệm vụ trước hết trong các

trường học là phải đổi mới công tác quản lý HĐDH vì đây là yếu tố có ý nghĩa then chốt đám bảo chất lượng GD

Đổi mới chương trình GDPT ở cấp THPT đã được áp dung dai trà trong cả nước nhiều năm qua Trong quá trình thực hiện, được sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của các cấp uy Đảng- chính quyên, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, cùng

với sự nỗ lực của ngành GD tỉnh Thanh Hoá ,các trường THPT huyện Thọ Xuân

đã đạt được những kết quả nhất định song chưa đáp ứng yêu cầu đôi mới chương

trình GDPT Bởi vậy, cần tiếp tục xây dựng các giải pháp mang tính khả thi cao,

trong đó, những giải pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng là rất cần thiết

Mặc dầu, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý trường THPT, song tác giả nhận thấy còn ít đề tài nghiên cứu về quản lý HĐDH ở các trường THPT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT Đặc biệt là chưa có

đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn Thọ Xuân- một huyện đã có nhiều truyền thông về GD

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu van đề: “Những giải pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phố thông ở các trường trung học pho thông huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng của van dé

nghiên cứu, đề xuất những giải pháp quản lý HĐDH nhăm đáp ứng yêu cầu đôi mới

chương trình GDPT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh

Trang 9

Thanh Hoá trong điều kiện đổi mới chương trình GDPT

3.3 Đối tượng khảo sát:

Đê tài khảo sát và nghiên cứu tại 6 trường THPT ở huyện Thọ Xuân, tỉnh

Thanh Hoá

4 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu những giải pháp quản lý HĐDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT ở các trường THPT huyện Thọ

Xuan,tinh Thanh Hoa

-Không nghiên cứu quản lý hoạt động học tập, kết quả hoạt động học tập của HS được xem là hệ quả của HĐDH

5 Giả thuyết khoa học

Nếu có được những giải pháp đề xuất có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và mang tính khả thi thì sẽ góp phân nâng cao chất lượng dạy học cấp THPT huyện Thọ Xuân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình GDPT hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở các trường THPT

6.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH nhằm đáp

ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT ở các trường THPT huyện Thọ

Xuân,tỉnh Thanh Hoá

6.3 Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp quản lý HĐDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT ở các trường THPT huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hoá

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu Ïý luận:

Trang 10

Gồm các phương pháp phân tích, tông hợp, phân loại và hệ thông các tài liệu lý luận liên quan đến vẫn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sắt sư phạm

+ Phương pháp điều tra viết bằng các phiếu hỏi

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp tông kết kinh nghiệm

7.3 Phương pháp hỗ trợ khác:

Phương pháp thống kê toán họcdùng để xử lý các số liệu thu được qua

điêu tra, khảo sát

8 Những đóng góp mới của luận văn

* Hệ thông hoá cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở các trường THPT

* Làm sáng tỏ thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THPT huyện Thọ

Xuân,tỉnh Thanh Hoá

* Để xuất các giải pháp quản lý HĐDH nhăm đáp ứng yêu cầu đôi mới chương trình GDPT ở các trường THPT huyện Thọ Xuân

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có ích cho

CBQL các trường THPT huyện Thọ Xuân trong công tắc quản lý HDDH giai đoạn hiện nay

9 Câu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc như sau:

Mở đầu: Giới thiệu khái quát những vẫn đề chung của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở các trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THPT huyện Thọ

Xuân,tỉnh Thanh Hoá

Chương3: Những giải pháp quản lý HĐDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi

mới chương trình GDPT ở các trường THPT huyện Thọ Xuân.tỉnh Thanh Hoá

Trang 11

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 12

Chương 1

CƠ SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG DAY HOC

Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG

1.1 VAI NET VE LICH SU NGHIEN CUU VAN DE

Nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Frederich Wiliam Taylor (1856 - 1915) - Mỹ; Henmri Fayol (1841-1925) - Pháp;

Max Weber (1864 - 1920) - Đức đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học và

đồng thời là nghệ thuật thúc đây sự phát triển xã hội Quả đúng như vậy, trong bat ky lĩnh vực nào của xã hội thì quản lý luôn giữ vai trò quan trọng trong việc

vận hành và phát triển Ở lĩnh vực GD&ĐÐT, quản lý là nhân tố gitt vai tro then

chốt trong việc dam bảo và nâng cao chất lượng Bởi vậy, đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vẫn đề quản lý HĐDH để tìm ra các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng GD

Các nhà nghiên cứu GD Xô Viết trước đây như: V.A Xukhomlinxki; V.P Xtrezicondin; Jaxapob đã có nhiều tác phẩm nỗi tiếng về công tác quản lý trường học Trong đó, các tác giả đã khăng định hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà trường: xây dựng được một đội ngũ GV tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn phát huy tính sáng tạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm là yếu tố quyết định thành công trong quản lý HĐDH của người hiệu trưởng Bởi vậy, các nhà nghiên cứu thống nhất: Việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng

Đề bồi dưỡng GV thì tô chức dự giờ và phân tích sư phạm tiết dạy là việc

làm không thê thiếu V.A Xukhomlinxki đã thấy rõ tầm quan trọng của giải pháp

này và chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy Từ thực

trạng đó, tác giả đã đưa ra nhiều cách phân tích bài dạy cho GV

Các nhà nghiên cứu GD Xô Viết trước đây còn nhắn mạnh rằng: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV [33-Tr 28]

Trang 13

Ở Việt Nam, các nhà GD học, các CBQL GD và các nhà sư phạm cũng

luôn quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp quản lý HĐDH khả thi và

hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu GD Ngay từ những năm 70 của thế

kỷ XX, các giáo sư: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Ngọc Quang, nhà

sư phạm Hà Sỹ Hồ đã có các tác phẩm nghiên cứu về quản lý GD, quản lý trường học trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề về quản lý GD Trong phạm vi quản lý HĐDH, phải kê đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn Văn Lê, Đặng

Quốc Báo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bích Liễu Ở các công trình nghiên

cứu này, các tác giả đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý HĐDH,

từ đó chỉ ra các giải pháp quản lý vận dụng trong quản lý GD, quản lý trường học Các tác giả đều khắng định việc quản lý HĐDH là nhiệm vụ trung tâm của

hiệu trưởng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo

Theo tác giả Nguyễn Văn Lê, trong quản lý HĐDH phải chú ý tới công tác bồi dưỡng GV về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ [44-Tr 5, 9ó, 126]

Tác giả Trần Thị Bích Liễu nhắn mạnh tới những yêu cầu đối với công tác quản lý nhà trường trong điều kiện mới: “Đổi mới chương trình SGK đòi hỏi sự đối mới phương pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu trưởng sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên trong trường [27-Tr 43]

Từ những năm cudi thé kỷ XX, ở Việt Nam, xuất hiện ngày càng nhiều

các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường phố thông Trong số các luận văn đã tìm hiểu, tác giả chú trọng xem xét các luận văn của các tác giả nghiên cứu các giải pháp quản lý HĐDH ở cấp THPT gồm:

- “Một số giải pháp quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông huyện Hoàng Hoá, tỉnh Thanh Hóa” Của tác giả Lê Hữu Kỳ (2009)

-“Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Quan sơn,huyện Quan Sơn,tỉnh Thanh Hoá” của tác giá Lê Văn Sơn(2009)

Trang 14

- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Thạch Thành ,tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Bùi Thị Hiên (2010)

-“Một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Lai vung,tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Thanh Liêm (2010)

- “Giải pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS thực hiện chương trình SGK mới tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” của tác

giả Nguyễn Kim Phụng (200%)

Ở các luận văn này, các tác giả đã khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THPT, trong đó, tác giả Nguyễn Kim

Phụng đã chú ý đến bối cảnh thực hiện chương trình SGK mới

Mặc dầu, đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý HĐDH

của hiệu trưởng trường phố thông nhưng vẫn chưa có nhiều tác giả nghiên cứu mang tính hệ thống về đề tài này trong điều kiện đổi mới chương trình GDPT, nhất là ở địa bàn Thanh Hoá - một tỉnh nghèo nhưng đã có nhiều thành tích trong bảng vàng GD Bởi vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Những giải pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu câu đổi mới chương trình giáo dục phố thông ở các trường trung học phố thông huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hoá” với mong muốn góp phân sức lực nhỏ bé vào việc thúc đây sự phát triển

GD THPT huyện nhà

1.2 MOT SO KHAI NIEM CO BAN LIEN QUAN TOI DE TAI

1.2.1 Quan ly

1.2.1.1 Khái niệm quan ly

Quản lý là một hoạt động lao động tất yêu trong quá trình phát triển của xã hội loài người Khi đề cập đến vai trò của quản lý, Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó tiến hành trên quy mô tương đối

lớn, thì ít nhiêu cũng đêu cân đên một sự chỉ đạo Một người độc tâu vĩ câm tự

Trang 15

mình điều khiến lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [26-Tr

480]

Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa nhiều cách khác nhau trên những bình diện và cách tiếp cận khác nhau

Từ điển Tiếng Việt (1992) đặt quản lý trong vai trò một động từ và định nghĩa: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; là tô chức

và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [31 — Tr 798]

Nhân mạnh các chức năng của hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Thị

Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu

của tô chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và

kiểm tra” [9-Tr 2]

Dựa trên sự phân tích các đặc trưng của quản lý, tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tô chức, lựa chọn trong số các tác động có thê có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi

trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ôn định và làm cho nó

phát triển tới mục đích đã định” [21 -Tr 34]

Theo các tác giả Trần Hữu Cát, Hoàng Minh Duệ thì: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thé, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [8-Tr 41]

Những định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận

nhưng đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý Từ đó, ta có thê khái quát răng: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quan ly (gdm

chức năng kế hoạch, tô chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhằm làm cho hệ vận hành dat được mục tiêu đã đặt ra

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông

qua đó chủ thê quản lý tác động vào khách thê quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định

Trang 16

Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung của các chức năng quản lý, nhưng có thể khái quát răng quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng lập kế hoạch: Đây là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và qui định những giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu.Nhiều nhà quản

lý cho rằng lap kế hoạch là khởi đầu cho mọi hoạt động ,mọi chức năng quản lý khác.Họ ví von việc lập kế hoạch được khởi đầu từ rễ cái của một cây Sôi đồ sô,rồi

từ đó mọc lên các “nhánh” tô chức ,chỉ đạo ,kiểm tra

Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên trong quá trình quản lý ,nó có vai

trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động ,là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh gia trong qua trình thực hiện mục tiêu ,nhiệm vụ của đơn vị

Khi thực hiện chức năng kế hoạch ,gười quản lý cần hoàn thành được hai

nhiệm vụ đó là: xác định đúng mục tiêu cần để phát triển giáo dục và qui định những giải pháp có tính khả thi (phù hợp với đường lỗi ,quan điểm ở từng giai đoạn

phát triển của đất nước)

- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo

những cách thức nhất định đê đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra

Chức năng tô chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt là chức năng tô chức có khả năng tạo ra một sức mạnh mới của tô chức ,cơ

quan,đơn vị;sức mạnh này có thê mạnh hơn gấp nhiều lần so với khả năng vốn có của nó;vÌ vậy người ta còn nhẫn mạnh vai trò này với tên gọi “hiệu ứng tô chức”

Tổ chức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại

trong hoạt động của đơn vi

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vị thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao

Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả ;đó là quá trình tác

động và ảnh hưởng của chủ thê quản lý với những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tô chức ,hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu chung

Trang 17

của mọi cản bộ công chức ,trên cơ sở đó mọi người tích cực ,tự giắc và mang hết

khả năng để làm việc ;vì vậy ,chức năng chỉ đạo được xem là cơ sở để phát huy

các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất

lượng và hiệu quả cao của các hoạt động

-Chức năng kiểm tra: Đây là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo

cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tô chức ;nó là công cụ sắc bén gop phan

nâng cao hiệu quả quản lý ;kiếm tra có vai trò giúp cho chủ thê quản lý biết được

mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào ,đánh giá được thực trạng kết

quả vận hành của tô chức ,trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động ,giúp đỡ hay thúc đây cá nhân ,tập thê đi đúng theo quỹ đạo nhằm đạt được mục tiêu dé ra

Các chức năng quản lý nó tạo thành một chu trình quản lý ,các chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau;yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn trong hoạt động quản lý của quá trình quản lý

Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và hệ thống thông tin được biêu

diễn bởi sơ đồ chu trình quản lý như sau:

Sơ đồ 1.1: Minh họa các chức năng quản lý

Quản lý GD là một bộ phận của quản lý xã hội nói chung

Có thê khăng định ,GD và QLGD là tôn tại song hành Nếu nói GD là hiện

tượng XH tôn tại lâu dài cùng với XH loài người thì cũng có thể nói như thế về

QLGD GD xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch sử -xã hội của loài người ,của thế hệ đi trước cho thế hệ sau ,có trách nhiệm kế thừa „phát

Trang 18

triển nó một cách sang tao ,lam cho XH,GD va ban than con người phát trién không ngừng Đề đạt mục đích đó „quản lý được coi là nhân tố tô chức ,chỉ đạo

việc thực thi cơ chế nêu trên Vậy quản lý giáo dục là gì?

Tác giả P.V.Khuđominxky định nghĩa: “Quản lý GD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp

khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thông nhằm đảm bảo việc GD cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở

nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và GD, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ

Như vậy, khái niệm quản lý GD được diễn đạt dưới nhiều góc độ tiếp cận

nhưng tất cả đều hội tụ ở bản chất của quản lý GD Chúng ta có thể hiểu răng: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thông, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quả trình

đạy học và giáo đục điên ra ở các cơ sở giáo đục

Chủ thể quản lý là hệ thống quản lý GD các cấp

Khách thê quản lý là hệ thống GD quốc dân, là sự nghiệp GD của từng địa phương

1.2.3 Quản lý nhà trường:

Trang 19

Nhà trường là tổ chức GD cơ sở trực tiếp làm công tác GD đào tạo Trong

khoản 2, điều 48, mucl, chương 3, Luật Giáo dục 2005 đã khăng định: “Nhà trường trong hệ thông giáo dục quốc dân, thuộc mọi loại hình đều được thành lập

theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục” [37-Tr 16]

Như vậy, quản lý nhà trường là một nội dung quan trọng trong quản lý

GD Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiễn tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [19 -Tr 66]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho răng: “Quản lý nhà trường là quản lý

hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang

trạng thái khác để dần dần tiễn tới mục tiêu giáo dục” [35 —Tr 38]

Từ các cách định nghĩa về quản lý trường học mà các nhà nghiên cứu GD

đã nêu trên, chúng ta co thé thay rang: Qudn lý nhà trường thực chất là hệ thông tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguôn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến đến đạt mục tiêu giáo đục, trong đó, hoạt động trọng tâm là hoạt động dạy học còn

mọi hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động dạy học

Như vậy, quản lý trường học gồm nhiều nội dung trong đó HĐDH là nội dung then chốt quan trọng nhất

1.2.4 Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường:

Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chủ thê quản lý bên trong nhà trường với các quyền hạn và trách nhiệm rộng hơn

để thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ

Các nội dung chủ yếu của QLGD trên cơ sở quản lý nhà trường bao gồm:

- Nhà trường là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào trong hệ thống giáo dục

Trang 20

- Nhà trường tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm -kinh tế - xã hội của mình với sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của những thể thể hữu quan ngoài nhà trường

- Nâng cao trách nhiệm và tính tự quản của mỗi giáo viên

- Hình thành các cơ cẫu cần thiết và thiết thực để các thực thể hữu quan

ngoài nhà trường có thể thực sự tham gia vào việc điều phôi công việc của nhà trường.Đồng thời tăng cường trách nhiệm và quyên hạn của giáo viên tham gia quá trình ra quy định quản lý trong nhà trường

- Hình thành các thiết chế ,hỗ trợ về tài chính và nguồn lực cân thiết khác

để giáo viên thực sự tham gia công việc quản lý nhà trường Hình thành cơ chế

quản lý phân cấp tài chính „nhân sự ,thậm chí cả việc cải tiến nội dung va

phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của nhà trường Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin giữa thực thể trong và ngoài nhà trường ,tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà trường

- Xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường thành một hệ thống mở

„nhằm công khai hoá các hoạt động nhà trường

- Hình thành thiết chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của nhà trường dựa trên những thực thê trực tiếp tham gia quá trình sư phạm và quá trình quản

lý nhà trường

1.2.5 Hoạt động dạy học

1.2.5.1 Khái niệm hoạt động

Hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đôi đôi tượng theo mục tiêu mà chủ thê đặt ra

1.2.5.2 Khát niệm HDDH

Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” - 1848, C.Mác va F.Anghen da

khăng định GD là một hiện tượng xã hội Lịch sử phát triển của xã hội loài người

qua các hình thái KT-XH đã chứng minh một chân lý là xã hội loài người chỉ tồn

tại và phát triển khi thế hệ đi trước truyền cho thế hệ đi sau tiếp thu và làm giàu

Trang 21

thêm hệ thống những kinh nghiệm xã hội ấy Việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội này chính là việc dạy học, là bản chất của GD

Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Dạy học là hệ thống những tác động qua

lại lẫn nhau giữa nhiều nhân tổ nhằm mục đích trang bị kiến thức, hình thành kỹ

năng, kỹ xảo tương ứng và rèn luyện đạo đức cho người công dân Chính những nhân tô hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua lại lẫn nhau

giữa chúng đã làm cho dạy học thực sự tồn tại như một thực thê toàn vẹn- một hệ

thống” [34 — Tr 1]

Với quan niệm trên, dạy học là một hoạt động mang tính toàn vẹn hệ thông Theo các tác giả Thái Văn Thành và Chu Thị Lục thì: “Dạy học là một bộ

phận của quá trình sư phạm tổng thê, là quá trình tác động qua lại giữa GV và

HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học” [39 — Tr 1]

Theo tử điển Tiếng Việt: “Dạy học là dé nâng cao trình độ văn hoá, phẩm

chất đạo đức theo một chương trình nhất định” [31- Tr 252]

Dạy học là hoạt động chủ yếu của nhà trường HĐDH có một ý nghĩa vô cùng to lớn: dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp HS năm được tri thức; là

con đường quan trọng nhất, giúp HS phát triển một cách có hệ thống năng lực

hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo; là một trong

những con đường chủ yếu góp phần GD cho HS thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức

1.2.5.3.Quá trình dạy học,bản chất của quá trình dạy học

Như vậy, quá trình dạy học với nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động của GV và

HS dưới sự lãnh đạo, tô chức, điều khiến, hướng dẫn của GV nhằm giúp cho HS

Trang 22

tự giác, tích cực, chủ động năm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, qua

đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hoạt động: hình thành những cơ

sở của thế giới quan khoa học

Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò

là hai hoạt động trung tâm và là hai hoạt động có tính chất khác nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy với trò, chúng

cùng lúc diễn ra trong những điều kiện CSVC, kỹ thuật nhất định

Trong dạy học, công việc của người thây giáo là tổ chức, điều khiến, hướng dẫn, uốn nắn những hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS HĐDH ngày càng phải đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học, phương pháp dạy học phải “Phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tap va y chí vươn lên”

[42-Tr 2]

Hoạt động học được thê hiện ở việc tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch do GV

đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tắc học tập nhăm giải quyết các nhiệm vụ do

GV yêu cầu, tự điều chỉnh hoạt động học tập dưới sự kiểm tra của GV và tự kiểm tra của bản thân, tự tổ chức, tự điều khiến, tự đánh giá HĐDH đề đạt kết quả tốt Nội dung của hoạt động học là: tri thức, kỹ năng và thái độ

Theo tác giá Phạm Minh Hạc thì: “Hoạt động học nhăm tiếp thu (lĩnh hội)

những điều của hoạt động dạy truyền thụ, và biến những điều tiếp thu được

thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần” [20 - Tr 138]

Hoạt động dạy là hoạt động tô chức, điều khiến, định hướng người học

thực hiện có hiệu quả hoạt động học của bản thân

Dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là: Hình thành tri thức, rèn luyện các kỹ

năng hoạt động nhận thức, hình thành thái độ, tính tích cực xã hội, tính hợp tác

Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ thống đa thành tố, mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội Theo GS TSKH Thái Duy Tuyên: Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc

quá trình dạy học Nhìn chung có thể phân thành hai loại: Một loại giới thiệu về

mặt nội dung của dạy học (Cấu trúc vi mô), một loại giới thiệu mặt quá trình của

Trang 23

nó (Cấu trúc vĩ mô hay lôgic quá trình dạy học) Nắm vững hai loại cấu trúc này

có khả năng hình dung một bức tranh tổng quát của dạy học

Cấu trúc mặt nội dung của dạy học gồm các yếu tố cơ bản: Mục đích, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt động học, phương tiện và kết quả Tất cả những yếu tố này tồn tại trong mối liên hệ

hữu cơ chặt chẽ

Cấu trúc mặt quá trình của QTDH cũng có ý nghĩa rất quan trọng, bao gồm các bước cơ bản: Kích thích động cơ, tạo động lực khám phá, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả

Hai mặt cấu trúc này (Mặt nội dung và mặt quá trình) kết hợp với nhau rất chặt chẽ trong một giờ lên lớp Vì vậy, giáo án là bản thiết kế một giờ lên lớp thường phản ánh sự kết hợp hai cấu trúc đó trong một ma trận mà cột dọc là mặt nội dung, còn hàng ngang là mặt quá trình

Cấu trúc giờ lên lớp được thể hiện như sau:

Mat qos —— ne Mục | Nội | Phương | Phương pháp | Phương pháp Mặt quá trình tiêu | dung | tiện |day cua Thay| hoc cua Tro

QTDH có nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu Nhưng chỉ mâu thuẫn cơ bản và bên trong mới là nguồn gốc của sự phát triển Theo M.A.Danilốp, nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô (1960) thì mâu thuẫn giữa nhiệm vụ cao về lý thuyết và thực hành mà các thầy giáo đặt

Trang 24

ra về trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo có hạn của học sinh, chính là mâu thuẫn

cơ bản, nội tại và đặc biệt chỉ có trong QTDH

Để mâu thuẫn trở thành động lực, nó cần thiết phát sinh và giải quyết trong các điều kiện sau đây: Phải làm cho học sinh hiểu được mâu thuẫn này và xem đấy như là một khó khăn cần giải quyết; Tính vừa sức (Sát đối tượng) là một điều kiện rất quan trọng để làm cho những khó khăn này trở thành động lực; Việc chuẩn bị QTDH cũng như lôgic của nó, đều là những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến việc làm cho mâu thuẫn trở thành động lực

Ngoài những mâu thuẫn cơ bản, quá trình dạy học còn có những mâu thuẫn bổ trợ như: Mâu thuẫn giữa dạy và học, mâu thuẫn giữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tái hiện, mâu thuẫn giữa lao động trí óc và chân tay, mâu thuẫn giữa trí tuệ và cảm xúc

Trong quá trình dạy học, chúng ta cần xác định đúng các mâu thuẫn, đúng đối tượng và vừa sức khả năng tiếp nhận thì chất lượng Dạy học - Giáo dục mới đạt hiệu quả

Tóm lại, quá trình day hoc luôn tồn tại đồng thời hoạt động day của thầy và hoạt động học của trò Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của hai hoạt động thành phân, đặc biệt phụ thuộc vào

hiệu quả sự tương tác lẫn nhau giữa hai hoạt động đó

*Bản chất của quá trình dạy học

Bản chất QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của HS dưới sự tổ chức,chỉ đạo của ŒV ,là qua trình có tính hai mặt:dạy và học.QTDH có hai nhân

tô trung tâm:hoạt động dạy và hoạt động học.Hai hoạt động này thống nhất với

nhau và phản ánh tính chất hai mặt của QTDH

Kết quả DH chính là tập trung ở kết quả nhận thức của HS.Do đó ,bản

chất của QTDH là quá trình nhận thức của HS ,được tô chức một cách riêng biệt

dưới sự tô chức,chỉ đạo ,hướng dẫn của GV nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy

học cụ thê :nhiệm vụ trí dục „phát triển „,ø1áo dục (DH kiến thức ,DH kỹ năng

phương pháp và DH thái độ)

Trang 25

Quá trình nhận thức của HS cũng như quá trình nhận thức của các nhà khoa học (hay quá trình nhận thức có tính chất xã hội lịch sử của loài người) đều tuân theo quy luật được V.L.Lê Nin nêu ra “từ trực quan sinh động đến tư duy

trừu tượng;từ tư duy trừu tượng đến thức tiễn ,đó là con đuờng biện chứng của nhận thức chân lý ,nhận thức hiện thực khách quan”

Mức độ nhận thức của HS có nhiều mức độ từ đơn giản đến phức tạp.Các học giả GD cho rằng có sáu cấp độ nhận thức (được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao):

1-Nhận biết 2-Hiễu 3-Vận dụng 4-Phân tích 5-Tống hợp 6-Đánh giá

Quá trình nhận thức của HS có thể diễn ra theo hai con đường ngược chiều

nhau Đó là con đường từ cụ thể đến trừu tượng ,từ đơn nhất đến khái quát và con đường đi từ trừu tượng đến cụ thê,từ khái quát đến đơn nhất.Vì vậy trong QTDH ,người thầy giáo cần tận dụng cả hai con đường này một cách hợp lý nhất

„nhằm giúp HS thu được kết quả tối ưu Quá trình nhận thức của HS là quá trình

phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc các em Với tư cách là thực thê xã hội

có ý thức ,HS có khả năng thu được những phản ánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức „nghĩa là về nội dung ,HS có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan ;về hình thức ,mỗi HS có hình thức phản ánh riêng của mình ,có cách XD nên khái niệm,những cấu trúc lôgíc

của riêng mình Điều đó chứng tỏ rang ,duéi su t6 chức ,điều khiển của GV ,với

năng lực của bản thân HS có khả năng nhận thức đúng đăn thế giới khách

quan.Quá trình nhận thức của HS có tính độc đáo với nhận thức chung của loài

người,đó là sự tải tạo những tri thức của loài người trong bản thân HS Trong quá trình học tập ở nhà trường HS nắm vững một cách thuận lợi những cơ sở khoa học của các môn học ,không phải trải qua con đường nhận thức quanh co

gap génh Quá trình nhận thức của HS còn thể hiện độc đáo ở tính giáo dục của

nó nghĩa là trong quá trình nhận thức ,thông qua việc nắm tri thức ,kỹ năng ,kỹ

xảo ,phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ,HS hình thành cơ sở thế gidi quan

Trang 26

khoa học và bồi dưỡng phâm chất con người mới.điều này thê hiện quy luật

thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục

+QTDH là một hệ toàn vẹn ,các nhân tô của nó tác động lẫn nhau theo quy luật riêng ,thâm nhập vào nhau ,quy định lẫn nhau tạo nên sự thống nhất biện

chứng

+QTDH là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa chủ thê Thầy -cá thể HS ,HS-HS;Thầy -nhóm HS.Sự tương tác theo kiểu cộng đồng -hợp tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất của QTDH nghĩa là chất lượng

dạy học Dạy tốt ,học tốt chính là bảo đảm được ba phép biện chứng:sự thống

nhất của điều khiển ,bị điều khiển ,tự điều khiến ,có bảo đảm liên hệ thuận

nghịch thường xuyên bên vững

Vậy để có được QTDH tối ưu thì phải xuất phát từ lôgíc lĩnh hội của

HS.,thiết kế công nghệ day học hợp lý ,tổ chức tối ưu hoạt động dạy học cộng

tac,dam bảo liên hệ thuận nghịch đê cudi cùng làm cho Hồ tự giác ,tích cực,tự lực chiếm lĩnh được khái niệm khoa học,phát triển năng lực,hình thành thái độ

*Mỗi quan hệ biện chứng giữa dạy và học trong quá trình dạy học

Sự tác động qua lại giữa dạy và học phải đáp ứng được yêu cầu:nhận thức

rõ mục đích điều khiển,tỗổ chức tốt các mối liên hệ xuôi-ngược,lựa chọn những

PPDH thích ứng trên cơ sở phân tích những thông tin thu được.Sự tác động qua

lại giữa dạy và học, giữa thầy và trò, được diễn ra theo cấu trúc Algorit như sau:

-Phát lệnh: Trước hết là thầy sau đó là bản thân HS.Những lệnh được phát

ra dưới dạng những yêu cầu, nhiệm vụ học tập thể hiện qua các van dé, bai tap,

câu hỏi.Phát lệnh là tạo ra tình huống và kích thích quá trình nhận thức của HS

-Thực hiện lệnh: HS phải ý thức được các lệnh đó một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng HS phát hiện mâu thuẫn nhận thức và tự lực giải quyết nó

dưới sự tô chức,chỉ đạo của thầy.Kết quá là HS có tri thức mới và cách thức hành

Trang 27

động mới; phát triển được năng lực trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập,

sáng tạo

- Thu tín hiệu ngược: Khi HS thực hiện lệnh thầy giáo cần phải thu

thường xuyên những tín hiệu ngược từ HS, nhờ đó thây sẽ phát hiện được thực trạng và kết quả học tập của họ

Tín hiệu ngược ngoài: từ thực trạng và kết quả học tập của HS,thây có thê phát hiện được thực trạng hoạt động của mình,tự uốn năn lệch lạc,tự đánh giá kết

quả giảng dạy của mình

Tín hiệu ngược trong: Đó là các tín hiệu phát ra từ HS và sản phẩm học tập của chúng,người thu nhận chính là HS Nhờ những tín hiệu này mà HS co thé

tự phát hiện,tự đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động của bản thân

-Phát lệnh bố sung: Trên cơ sở xử lý các tín hiệu ngược, thây tiếp tục đưa

ra những lệnh mới cho HS và bản thân HS cũng tự đưa ra những lệnh mới cho mình, những lệnh mới này không ngừng được phát ra cho đến khi HS hoàn thành

được những yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhất định

-Phân tích, đánh giá kết quả: Thầy phân tích, đánh giá kết quả học tập

của HS đồng thời cũng phân tích và tự đánh giá hoạt động của bản thân mình.Bên cạnh đó HS cũng tự phân tích,đánh giá kết quả học tập Tất cả đều so

sánh, đối chiếu với mục tiêu,chuân mực đã xác định Như vậy có thé xem như một chu trình dạy học đã hoàn thành, một chu trình mới lại bắt đầu, ở trạng thái mới trình độ cao hơn

+ QTDH luôn ở trạng thái vận động và phát triển Nó gồm nhiều nhân tố cầu trúc tôn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau Không có dạy thì cũng không có học và cũng như không có học thì sự dạy là vô nghĩa Nhờ hoạt động

học mà cá nhân HS ngày càng được phát triển, hoạt động học có tiền đề mới, cơ

sở mới đề tiễn hành ở trình độ cao hơn Mặt khác trong QTDH, trình độ chuyên

môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm của thây càng được nâng cao và hoàn thiện

Trang 28

dần Do đó hoạt động dạy ngày càng đáp ứng yêu cầu cao của QTDH Kết quả

dat duoc cua QTDH là ở việc đánh giá kết quả nhận thức của HS HS đạt được

kết quả thấp không hắn do năng lực HS yếu kém, người thầy cũng phải chịu

trách nhiệm về kết quả đó,bởi lẽ thầy chưa tô chức, điều khiến và phát huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của HS Cũng như vậy, nếu kết quả học tập của HS khá không chỉ đơn thuần là thầy dạy tốt mà còn thê hiện ở sự nỗ lực, tự điều

khiển nhận thức của HS

Vậy trong QTDH, người học là chủ thê chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ

năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh của GV

1.2.6 Quản lý HĐDH

Quản lý HĐDH bao gồm việc quản lý toàn bộ hoạt động giảng dạy của GV

và quản lý việc học tập, rèn luyện của HS Trong quá trình dạy học, bản chất tác động sư phạm của GV đối với HS là sự điều khiến Bởi thế, hiệu trưởng quản lý

HĐDH là chủ yếu tập trung quản lý vào hoạt động dạy của GV và trực tiếp với

GV còn gián tiếp với HS Thông qua hoạt động của GV để hiệu trưởng quản lý

hoạt động học của HS, quản lý chất lượng dạy học của nhà trường

Quản lý hoạt động dạy trong nhà trường chính là quá trình người hiệu trưởng

hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của

GV nhằm đạt được mục tiêu dạy học, mục tiêu GD của đơn vi

Quản lý hoạt động dạy của GV bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

* Quán lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học:

Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ÐT ban hành Chương trình dạy học quy định nội dung từng môn hoc, chi tiết đến từng phân, từng chương, từng bài học Đồng thời, chương trình quy định thời gian thực hiện môn học tính theo đơn vị tiết học cụ thể cho từng phân, từng chương, từng bài học Sau mỗi cuốn chương trình của từng môn học có cả hướng dẫn thực hiện

Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học là chỉ

đạo, tô chức để GV dạy đúng, dạy đầy đủ nội dung từng môn học, đảm bảo đúng

Trang 29

tiến độ và lượng thời gian quy định trong phân phối chương trình CBQL phải thường xuyên kiểm tra đề tránh xảy ra hiện tượng GV tự ý tăng, giảm số tiết học,

tự ý đảo thứ tự các tiết dạy, thay đổi tiến độ thực hiện chương trình, tự ý thêm bớt các bài kiểm tra định kỳ và cắt xén các tiết thí nghiệm, thực hành, ngoại

khoá

Để quán lý nghiêm túc và có hiệu quả việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, yêu cầu CBQL phải nghiên cứu, nắm vững biên chế năm học, chương trình dạy học và kế hoạch dạy học của từng môn học ở từng khối lớp và cả cấp học Cụ thể là người quản lý phải nắm vững những nguyên tắc câu tạo chương trình dạy học của cấp học, môn học, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học; phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và các hình thức dạy học của

môn học đó; kế hoạch dạy học của từng môn học, lớp học Từ đó, hiệu trưởng chỉ

đạo các tô chuyên môn tô chức cho GV nghiên cứu, thảo luận, nắm vững cấu tạo nội dung chương trình bộ môn mình dạy, nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của môn học, phương pháp, hình thức dạy học dùng để giảng dạy bộ môn Trên cơ sở

đó, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học, trong đó,

phân thực hiện chương trình dạy học phái thể hiện rõ CBQL cùng với tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn, góp ý kiến và duyệt kế hoạch dạy học của từng GV

Đề đảm bảo thời gian cho việc thực hiện chương trình, hiệu trưởng phải chấp hành đúng quy định thời gian trong biên chế năm học của Bộ GD&ĐT

Trong quá trình thực hiện chương trình dạy học, CBQL chỉ đạo các tô

chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức định kỳ các buỗi

họp kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm về tiến độ, tình hình thực hiện chương

trình, thảo luận những vẫn đề khó khăn cần tháo gỡ của chương trình Hiệu trưởng cùng với các phó hiệu trưởng và tÔ trưởng chuyên môn kết hợp theo dõi,

năm tình hình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng của GV qua các tiết dự ø1ờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, lịch báo giang cua GV, số phì dau bai,

số điểm của các lớp và thời khoá biểu Trên cơ sở đó, hiệu trưởng có sự tổng

hợp, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình dạy học của GV toàn trường, đồng thời sử dụng thời khoá biểu để điều tiết tiến độ thực

Trang 30

hiện chương trình dạy học của các môn, các khối lớp sao cho cân đôi, đồng đều; tránh so le, thiếu giờ, thiếu bài

Việc nắm vững chương trình dạy học giúp hiệu trưởng có cơ sở để lập kế

hoạch, chỉ đạo tốt việc xây dựng CSVC, mua sim, bao quan va su dung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học

* Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV:

Hai loại công việc chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị trước giờ lên lớp của GV

là soạn bài và chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho giờ lên lớp Đây là công việc có yếu tô quyết định đầu tiên về chất lượng giờ dạy “Soạn bài là việc chuẩn

bị quan trọng nhất của GV cho giờ lên lớp” [22- Tr 69]

Để quản lý tốt việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp, CBQL phải chú ý tới việc hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận,

thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức đạy

học của mỗi tiết dạy để giờ lên lớp đạt kết quả tốt nhất Để bài soạn có chất lượng

cao, thì GV cần nghiên cứu kỹ bài học ở SGK, tham khảo sách hướng dẫn GV và các tài liệu tham khảo khác, đồng thời chuẩn bị chu đáo các TBDH

Hiệu trưởng cùng các phó hiệu trưởng và tô trưởng, nhóm trưởng chuyên môn phải thường xuyên kiêm tra, theo dõi việc soạn bài của GV, kịp thời nêu gương tốt cũng như góp ý, phê bình những tiết dạy mà GV chưa chuẩn bị chu

dao, dé đưa gid day dat chat lượng cao

* Quản lý giờ lên lớp của GV:

Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định nhất cho chất lượng dạy học “Giờ lên lớp

là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khô nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học Do đó,

trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tô cơ bản của quá trình dạy- học, đó

là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học” [22- Tr 73]

Đề quản lý giờ lên lớp của GV có kết quả tốt, hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chuân để đánh giá giờ dạy của GV theo văn bản quy định của Bộ GD&ĐT và

Trang 31

hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Sở GD&ĐT Mặt khác, CBQL phải xây dựng thời

khoá biểu cho giờ lên lớp một cách khoa học, phù hợp Thời khoá biểu có tác dụng duy trì nền nếp dạy học, điều khiên tiến độ, nhịp điệu dạy và học CBQL sử dụng

thời khoá biêu là giải pháp quản lý trực tiếp giờ lên lớp của GV

Điều quan trọng và cần thiết nhất trong quản lý giờ lên lớp của GV là CBQL

phải có kế hoạch và tiễn hành dự giờ, thăm lớp định kỳ, đột xuất và phân tích, rút

kinh nghiệm cho giờ dạy Theo Xukhomlinxki thì việc dự giờ và phân tích bài học

là công việc quan trọng nhất của người hiệu trưởng Thông qua việc dự giờ, thăm lớp, người quản lý sẽ thấy được trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của GV, từ

đó phân tích, rút kinh nghiệm và hướng dẫn GV khắc phục những mặt yếu trong giảng dạy của họ Đối với những môn học không trùng với chuyên môn của mình, CBQL đánh giá giờ dạy của GV qua phiếu đánh giá của các thanh tra viên trong tô chuyên môn, qua phỏng vấn HS

* Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn:

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động không thê thiếu trong HĐDH ở các nhà trường phố thông Hoạt động này được tiến hành 2 tuần 1 lần với các nhiệm vụ mà khoản 3, điều 14, chương II trong “Điều lệ trường trung học đã quy định” [42 — Tr 6]

CBQL hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của tô, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch

cá nhân của tô viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy

định của Bộ GD&ĐÐT; hiệu trưởng duyệt kế hoạch hoạt động của tô Tổ chuyên

môn có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV đưới các hình thức:

tổ chức các chuyên đề bàn về cách soạn giáo án; về phương pháp dạy học từng phân môn, từng chương, từng bài; cách sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có; cách

làm đồ dùng dạy học; cách đánh giá HS; dự giờ, rút kinh nghiệm, hội thảo các

van dé bức xúc trong HĐDH

Mục đích của sinh hoạt t chuyên môn là nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên

môn nghiệp vụ cho GV, nang cao chất lượng dạy học; cần tránh nặng về tính

chất hành chính

* Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:

Trang 32

Phương pháp dạy học là tô hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò

trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ

day hoc

Đề thực hiện tốt nội dung SGK mới, cần “đặc biệt coi trọng phương pháp dạy học” [11- Tr 30]

Quán lý đổi mới phương pháp dạy học là hiệu trưởng cần tổ chức cho GV

nghiên cứu, thảo luận để nhận thức sâu sắc về yêu cầu đôi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời nắm vững về phương pháp đạy

học theo hướng tích cực hoá HS Ngoài ra, hiệu trưởng cần chỉ đạo và kiểm tra việc

GV đổi mới cách kiểm tra, đánh giá HS vì đây là một bước quan trọng trong đôi

mới cách dạy, cách học, giúp HS phát triên toàn diện

* Quản lý công tác bồi dưỡng GV:

Qua quá trình giảng dạy và quản lý, tác giả nhận thấy răng: muốn có trò giỏi

trước hết thây phải giỏi Muốn có thầy giỏi thì đầu tiên hiệu trưởng phải coi

trọng công tác bồi dưỡng GV Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục và là giải pháp then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Quản lý công tác bồi dưỡng GV là quá trình chỉ đạo, tổ chức, động viên, tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất để GV được nghiên cứu, học tập, nâng cao

trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng day

Đề thực hiện tốt công tác này, CBQL phải chỉ đạo tốt các nội dung: tô chức

thường xuyên các chuyên đề về dạy học, phân tích sư phạm sau các tiết dạy, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; tạo điều kiện thuận lợi để GV tự bồi dưỡng,

học tập nâng trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn

Tất cả các nội dung trên được thực hiện thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo, phô biến sáng kiến kinh nghiệm, cắt cử GV

giỏi, giàu kinh nghiệm giúp đỡ GV mới vào nghề, GV chưa vững về chuyên

môn, còn non về nghiệp vụ sư phạm; động viên, khuyến khích và tạo điều kién cho GV hoc tap

* Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH:

Trang 33

Muốn HĐDH đạt kết quả tốt ngoài hai yếu tô thầy và trò thì phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH là rất cần thiết Các điều kiện, phương tiện gồm:

- Các yếu tô đảm bảo về chính trị, xã hội, tâm lý và tô chức: tuyên truyền đội

ngũ GV quán triệt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng tập thê sư phạm đoàn kết, nhất trí, tạo tỉnh thần phấn khởi

làm việc

- Các yêu tố đảm bảo về phương tiện CSVC, TBDH: Xây dựng day đủ trường

lớp, phòng thí nghiệm- thực hành, sân chơi bãi tập, vườn thực hành và mua sắm các phương tiện phục vụ cho việc dạy học: các thiết bị thí nghiệm, thực hành, phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu, băng hình Đồng thời, hiệu trưởng quản lý có hiệu quả việc bảo quản, khai thác, sử dụng CSVC, TBDH, góp

phân nâng cao chất lượng giờ dạy

Hiệu trưởng căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng về CSVC, TBDH ma BO GD&DT đã đề ra và tình hình thực tế ở nhà trường mà lập kế hoạch trước mắt, lâu dài cho việc xây dựng, mua sắm, làm thêm đồ dùng dạy

học

1.3 CÁC YÊU CÂU CO BAN TRONG VIEC THUC HIEN DOI MOI CHUONG TRINH TRUNG HOC PHO THONG

1.3.1 Doi mới chương trinh GDPT

Đôi mới là quá trình tạo ra sự thay đôi, làm nảy sinh sự vật mới, diễn ra

trong thời gian ngắn với mức biến đổi trung bình

Đổi mới GD là quá trình sửa đôi cái hiện tại, bô sung cái mới, nhằm biến

đối thực trạng GD theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đất

nước đang tiễn lên CNH - HĐH

Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội đã nêu rõ: “Mục tiêu của việc

đổi mới chương trình GDPT là xây đựng nội dung chương trình, phương pháp

GD, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phuc vu CNH, HDH đất nước, phù hợp

Trang 34

với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát

triển trong khu vực và trên thế giới” [29 — Tr 1]

Việc đôi mới chương trình GDPT phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội

dung, phương pháp GD của các bậc học, cấp học quy định trong Luật GD; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, SGK, tăng cường tính thực tiễn, kỹ

năng thực hành, năng lực tự học; coI trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân

văn; bồ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với kha năng tiếp thu của HS Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương

trình GD; tăng cường tính liên thông GDPT với GD nghề nghiệp, GD đại học;

thực hiện phân luồng trong hệ thống GD quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cầu nguôn nhân lực; bảo đám sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương

án vận dụng chương trình, SGK phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa

bàn khác nhau

Đổi mới nội dung chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hoá,

đám bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học, đổi mới về cơ bản phương pháp đánh

giá, thi cử, đổi mới cách đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lý GD” [29 - Tr

3]

1.3.2 Đôi mới chương trình GD THPT

* Đôi mới chương trình GD THPT là thiết kế chương trình mới đảm bảo việc

quán triệt quan điểm phát triển toàn điện nhân cách của HS, phù hợp với những đặc

điểm của lứa tuôi từ 15 đến 18, đảm bảo tính hệ thống của GDPT, gắn bó mật thiết

với GD THCS và trung học phô thông, đồng thời quán triệt đặc điểm của cấp THPT, đảm bảo phù hợp với khả năng, trình độ của HS và GV, phù hợp với hoàn

cảnh, điều kiện và yêu cau phát trién KT- XH cia dat nước

*Sự cần thiết phải đổi mới GD THPT:

Chương trình THPT được xây dựng từ cuối thập ký 70 và áp dụng từ năm

1986 vẫn giữ nguyên đến năm 2000 đã không còn đáp ứng được nhu cầu của người

học, không thích ứng với sự phát triên của xã hội thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Trang 35

Đúng như Nghị quyết TW2 (khoá VIII) đã nhận định: “Nội dung GD&ĐT vừa thừa, vừa thiếu, nhiều phần chưa gắn với cuộc sống Phương pháp GD&ĐÐT chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học” [14- Tr 20]

Bởi vậy, để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì việc đôi mới chương trình GDPT nói chung và đổi mới chương trình GD THPT nói riêng là điều cần thiết và tất yếu

Cũng chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010

của Dang ta đề ra nhiệm vụ là: “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và SGK phô thông phù hợp với với yêu cầu

phát triển mới” [16- Tr 203]

1.3.3 Các yêu cầu của thực hiện đổi mới chương trình GD THPT

+ Mục tiêu GD THỊPT':

“GD THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD

THCS; có hoc van phé thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ

thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học,cao đăng, trung cấp chuyên

nghiệp, học nghê hoặc đi vào cuộc sống lao động” [37-Tr 7]

+ Đổi mới nội dung GD:

Nội dung GDPT phải đám bảo tính phố thông, cơ bản, toàn diện, hướng

nghiệp và có hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa

tuổi của HS, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển

KT - XH, tiến bộ khoa học công nghệ

“GD THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, đảm

bảo cho HS có những hiểu biết phô thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,

ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiêu về kỹ thuật và hướng nghiệp” [37- Tr 7]

Trang 36

Việc đổi mới nội dung GD THPT quán triệt yêu cầu về giảm tải, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thị; coi trọng cả khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kỹ thuật và công nghệ: cập nhật hoá môn học và nội dung môn học; bổ sung các kiến thức thiết yếu mang tính toàn cầu hoặc khu vực, quốc té, quéc gia nhu: dan số, môi trường, pháp luật, giao

thông vào các môn học thích hợp Ngoài ra, nội dung GD THPT còn dành một phân cho các nội dung GD gắn với địa phương, cộng đồng và hướng nghiệp

+ Đổi mới phương pháp GD THPT:

Đổi mới phương pháp GD THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Bên cạnh đó, phương pháp dạy học mới còn khuyến

khích GV va HS sử dụng các phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho

HĐDH nhằm đem lại kết quả cao nhất

+ Đổi mới công tác bôi dưỡng GV:

Chương trình THPT có sự đôi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nên cần phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV để đáp ứng yêu cầu mới của HĐDH

+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học Đề đánh giá kết quả học tập của HS cần xây dựng chuẩn đánh

giá trên cơ sở mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học đã đề ra, sau đó đôi mới các

hình thức kiêm tra, đánh giá Nội dung kiêm tra cần đảm bảo hai cấp độ tư duy của HS (ghi nhớ, tái hiện và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn dé, van dụng vào thực tiễn) Cần kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận truyền thống

+ Đổi mới CSVC, TBDH ở trường THPT:

Trang 37

CSVC, TBDH phải đảm bảo đúng quy cách, đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu của các môn học là đào tạo năng lực ứng dụng, kỹ năng thực hành, hướng nghiệp và những yêu cầu về đôi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực, tích hợp Nhà trường cần kết hợp với địa phương để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

1.4 CONG TAC QUAN LY HOAT DONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG TRONG DIEU KIEN DOI MOI CHUONG TRINH GIAO DUC PHO THONG

1.4.1 Vị trí, vai trò của trường THPT trong hệ thong GD quốc dân

* Vị trí của trường THPT trong hệ thống GDPT cũng như trong hệ thống

GD quốc dân mang đồng thời những nét đặc trưng sau:

- THPT là cấp học tương đối độc lập trong hệ thống GDPT với nhà trường riêng rẽ đã quy định

- Là cấp trung học phô thông thực hiện nhiệm vụ của bậc trung học

Trường THPT giáo dục HS từ lớp 10 đến lớp 12 ở độ tuôi từ 15 đến 18 tuổi với các nhiệm vụ:

* Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo chương trình THPT

do B6 GD&DT ban hành; tiếp nhận HS đã tốt nghiệp THCS và thi trúng tuyên vào trường THPT; tô chức hoạt động hướng nghiệp và chuẩn bị một nghề phô

thông cho HS; tô chức cho GV, HS tham gia các hoạt động xã hội

1.4.2 Công tác quản lý HĐDH ở trường THPT trong điều kiện đổi mới chương trình GDPT

Cán bộ quản lý trường THPT do Giám đốc Sở GD và Đào tạo bô nhiệm Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy nhà trường: xây dựng kế hoạch và tô

chức thực hiện nhiệm vụ năm hoc; quan ly GV, nhân viên, HS; quản lý chuyên môn; phân công công tác kiêm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cua GV;

Trang 38

quan ly va tô chức GD HS; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, HS; tô chức thực hiện quy chế

dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ chủ yếu của hiệu trưởng trường

- Quản lý việc đối mới kiêm tra, đánh giá kết quả dạy học

- Bồi đưỡng GV đủ trình độ để dạy đúng chương trình theo hướng đổi mới

- Kết hợp với địa phương chuẩn bị tốt CSVC, TBDH theo tiêu chuẩn của Bộ GD&DT đã quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình, SGK mới

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong và ngoài nhà trường nhăm góp phần tham gia vào công cuộc đổi mới chương trình GDPT

Kết luận chương 1 Nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý, quản lý GD, quản lý trường học, quản lý HĐDH ở các trường THPT và những yêu cầu của việc thực hiện đôi mới chương trình GDPT, tác giả nhận thức sâu sắc rằng:

+ GD là cơ sở, là động lực dé phat trién KT - XH GD, tao ra chat lượng của từng con người, của cuộc sống cả một thế hệ, từng dân tộc và loài người Đề đáp

ứng yêu cầu về nguôn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì việc đôi mới GD là điều tất yếu

Trang 39

+ Muốn GD phát triển, đôi mới có chất lượng, hiệu quả thì tat yếu phải có

hoạt động quản lý GD hiệu quả Trong trường học, hoạt động trọng tâm của cán

bộ quản lý chính là quản lý HĐDH

+ Trong công cuộc đổi mới GD, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đổi mới

chương trình GDPT trong đó có cấp THPT Sau THCS ,THPT là một bộ phận

quan trọng nhất góp phần thực hiện những bước đi quan trọng của GDPT Cấp

THPT tiếp nỗi bậc THCS nhận nhiệm vụ đảo tạo lớp thanh niên từ 15 đến 18

tuổi- lứa tuôi mang những nét đặc trưng về bước đầu ôn định cũng như phát

triển tâm sinh lý của mỗi người cho cả cuộc đời

Hiệu trưởng các trường học nói chung và cấp THPT nói riêng cần phải năm vững các yêu cầu của đổi mới GDPT để xây dựng các giải pháp quản lý

HDDH phù hợp nhằm đạt được mục tiêu GD đã đề ra

Những khái niệm cơ bản trong chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

Trang 40

Chương 2

THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAY HOC O

CAC TRUONG TRUNG HOC PHO THONG HUYEN

THO XUAN,TINH THANH HOA

2.1 KHAI QUAT VE DIEU KIEN TU NHIEN, TINH HiNH KINH TE, XÃ

HOI, GIAO DUC CUA HUYEN THO XUAN, TINH THANH HOA

2.1.1 Vị trí địa lý ,điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế- xã hội

huyện Thọ Xuân

Thọ Xuân nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hoá là huyện đồng bằng nối liền với trung du và miền núi của tỉnh Thanh Hoá Phía Bắc - Tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía Đông - Đông bắc giáp huyện Yên Định, phía Đông - Đông nam giáp huyện Thiệu Hoá

Từ thành phố Thanh Hoá, theo trục đường 47 đến huyện lị Thọ Xuân chỉ

có 36 km Từ Thọ Xuân lên biên giới Na Mèo gần 150km Toàn huyện có 38 xã

va 3 thi tran nam doc déi bờ hữu ngạn và tả ngạn sông Chu Chính vị trí địa lí đặc biệt như vậy đã tạo cho Thọ Xuân nhiều thế mạnh và sắc thái riêng mà nhiều

vùng đất khác không có Trong suốt trường kì lịch sử, vùng đất của “?Ùiên thời, địa lợi, nhân hoà ” này đã trở thành điểm hẹn lí tưởng để các dòng người từ khắp mọi phương đô về khai phá, lập nghiệp, sinh tồn và phát triển thành một huyện Thọ Xuân giàu đẹp như hôm nay

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 30.035,58 ha với dân số tính đến năm

2009 khoảng 300.000 người, thuộc ba dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sống hoà thuận bên nhau Có thể nói Thọ Xuân là nơi có nền kinh tế - văn hoá, chính trị Ổn

định và phát triển, là vùng đất, lịch sử, văn hoá giàu truyền thống cách mạng

Về cơ câu kinh tê chủ yêu là nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi và dịch

vụ Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự

Ngày đăng: 07/03/2015, 12:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w