1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng kế hoạch marketing sản phẩm rửa tay cho mẹ và bé của tiny flowers

277 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 277
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH Trong bối cảnh của sự tăng trưởng không ngừng của ngành hàng tiêu dùng và đặc biệt là ngành hàng chăm sóc cá nhân như sản phẩm rửa tay, cùng với những chính sách nâng c

Trang 1

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING 3

2.1 Phân tích thực trạng doanh nghiệp: 3

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp: 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức: 5

2.1.3 Cơ cấu lao động: 9

2.1.4 Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn 9

2.1.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh: 10

2.1.5.1 Danh mục sản phẩm: 10

2.1.5.2 Hệ thống kênh phân phối: 11

2.1.5.3 Qui mô và năng lực sản xuất: 19

2.1.5.4 Mức độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: 20

2.1.5.5 Cơ cấu chi phí: 21

2.1.5.6 Giá bán bình quân: 26

2.1.5.7 Doanh thu và doanh số: 28

2.1.5.8 Lợi nhuận biên – Lợi nhuận gộp – Lợi nhuận ròng: 32

2.1.5.9 Tỷ suất sinh lời: 33

2.2 Thẩm tra thực trạng Marketing: 35

2.2.1 Cơ cấu và năng lực đội ngũ phòng Marketing: 35

2.2.2 Trách nhiệm – quyền hạn: 35

2.2.3 Ngân sách cho hoạt động marketing: 40

2.2.4 Thực thi marketing (giai đoạn 2009 – 2014): 40

2.3 Tổng quan tình hình thị trường và ngành: 45

2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô (PESTLE): 45

2.3.1.1 Môi trường kinh tế (Economic factors): 45

2.3.1.2 Môi trường xã hội (Social – cultural factors): 46

2.3.1.3 Môi trường chính trị (Political forces): 48

2.3.1.4 Môi trường pháp luật (Legal forces): 48

2.3.1.5 Môi trường tự nhiên (Ecological factors): 49

2.3.1.6 Môi trường công nghệ (Technological factors): 49

Trang 2

2.3.2 Phân tích ngành sản phẩm rửa tay: 52

2.3.2.1 Tổng quan ngành sản phẩm rửa tay: 52

2.3.2.2 Các doanh nghiệp sản xuất: 53

2.3.2.3 Các doanh nghiệp kinh doanh: 75

2.3.2.4 Tình hình phân phối của sản phẩm trong ngành: 76

2.3.3 Phân tích thị trường sản phẩm rửa tay: 78

2.3.3.1 Thị trường người mua vì mục đích tiêu dùng: 78

2.3.3.2 Người mua vì mục đích thương mại: 85

2.3.3.3 Người mua vì mục đích phi lợi nhuận: 86

2.4 Phân tích nhu cầu khách hàng: 86

2.4.1 Phương pháp chọn mẫu: 86

2.4.2 Cơ cấu mẫu: 86

2.4.3 Sự nhận biết các thương hiệu sản phẩm rửa tay: 87

2.4.4 Sự nhận biết, sử dụng và yêu thích đối với từng loại sản phẩm rửa tay: 90

2.4.5 Thương hiệu được nhận biết, sử dụng, yêu thích torng từng loại sản phẩm: 92

2.4.6 Mục đích sử dụng sản phẩm rửa tay: 94

2.4.7 Những yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi chọn mua/ sử dụng sản phẩm: 94

2.4.8 Các quyết định khi mua hàng: 95

2.4.8.1 Quyết định nơi mua hàng: 96

2.4.8.2 Quyết định về thời điểm mua sản phẩm: 99

2.4.8.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua: 99

2.4.8.4 Quyết định về kích cỡ sản phẩm: 102

2.4.8.5 Quyết định về mùi hương, màu sắc sản phẩm: 102

2.4.9 Yêu cầu đối với sản phẩm trong tương lai: 103

2.4.10 Ý tưởng sản phẩm mới 103

2.5 Phân tích cạnh tranh: 104

2.5.1 Mức độ cạnh tranh trong ngành: 104

2.5.1.1 Tình hình – đặc điểm cạnh tranh: 104

2.5.1.2 Công cụ cạnh tranh: 106

Trang 3

2.5.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: 108

2.5.2.1 Đối với các sản phẩm rửa tay: 108

2.5.2.2 Đối với sản phẩm rửa tay thiên nhiên dành cho mẹ và bé: 111

2.5.3 Đối thủ cạnh tranh phụ/ tiềm ẩn: 116

MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING: 118

3.1 Phân khúc – Lựa chọn thị trường mục tiêu – Định vị: 118

3.1.1 Đối với sản phẩm hiện tại: 118

3.1.1.1 Đối tượng khách hàng mục tiêu: 118

3.1.1.2 Định vị: 118

3.1.2 Đối với sản phẩm mới: 119

3.1.2.1 Phân khúc thị trường – Lựa chọn thị trường mục tiêu: 119

3.1.2.2 Định vị: 134

3.2 Mục đích – Mục tiêu: 137

3.2.1 Mục đích: 137

3.2.2 Mục tiêu: 137

3.2.2.1 Mục tiêu tài chính: 137

3.2.2.2 Mục tiêu marketing: 137

3.2.2.3 Mục tiêu xã hội: 138

3.3 Định hướng chiến lược cho sản phẩm rửa tay cho mẹ và bé của Tiny Flowers: 139

3.3.1 Áp dụng ma trận BCG và Ansoff: 139

3.3.2 Ma trận GE: 141

3.4 Mục tiêu Marketing – Mix: 143

3.4.1 Mục tiêu sản phẩm: 143

3.4.2 Mục tiêu phân phối: 144

3.4.3 Mục tiêu chiến lược giá: 144

3.4.4 Mục tiêu chiến lược chiêu thị: 144

3.5 Chiến lược Marketing – Mix: 145

3.5.1 Chiến lược sản phẩm: 145

3.5.1.1 Kích thước tập hợp sản phẩm: 145

3.5.1.2 Chiến lược sản phẩm cho các sản phẩm hiện tại: 147

3.5.1.3 Chiến lược sản phẩm đối với sản phẩm mới: 151

Trang 4

3.5.1.4 Ngân sách và kế hoạch thực hiện: 158

3.5.2 Chiến lược giá: 159

3.5.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá: 159

3.5.2.2 Chiến lược giá và phương pháp định giá: 169

3.5.2.3 Ngân sách, thời gian thực hiện: 170

3.5.3 Chiến lược phân phối: 170

3.5.3.1 Nhận diện nhu cầu thiết kế kênh: 170

3.5.3.2 Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối: 170

3.5.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc kênh: 172

3.5.3.4 Chiến lược phân phối cho các kênh hiện tại: 173

3.5.3.5 Chiến lược phát triển các kênh phân phối mới: 175

3.5.3.6 Kế hoạch cụ thể: 180

3.5.4 Chiến lược chiêu thị: 182

3.5.4.1 Chiến lược chiêu thị cho các sản phẩm hiện tại của công ty: 182

3.5.4.2 Chiến lược chiêu thị cho sản phẩm mới: 189

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 220

4.1 Dự kiến tài chính – hiệu quả: 220

4.1.1 Sản lượng sản xuất dự kiến: 220

4.1.2 Cơ cấu giá sản phẩm: 221

4.1.3 Phân tích điểm hòa vốn cho sản phẩm mới năm 2015: 223

4.1.3.1 Chi phí cố định: 223

4.1.3.2 Chi phí biến đổi: 224

4.1.3.3 Điểm hòa vốn sản lượng: 224

4.1.4 Kết quả kinh doanh dự kiến: 224

4.2 Ngân sách cho hoạt động: 227

4.3 Chương trình thực hiện: 229

4.3.1 Timeline cho phối thức sản phẩm: 229

4.3.2 Timeline cho phối thức giá: 230

4.3.3 Timeline cho phối thức phân phối: 231

4.3.4 Timeline cho phối thức chiêu thị: 233

4.3.4.1 Đối với sản phẩm hiện tại: 233

Trang 5

4.3.4.2 Đối với sản phẩm mới: 234

KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 238

5.1 Mục đích: 238

5.2 Các chỉ tiêu đo lường kiểm tra: 238

5.3 Ngân sách – Đơn vị thực hiện đo lường kiểm tra: 243

PHỤ LỤC 244

Bảng câu hỏi khảo sát người tiêu dùng: 244

Danh sách các điểm phân phối sản phẩm của TFC: 249

Trang 6

TÓM TẮT ĐIỀU HÀNH

Trong bối cảnh của sự tăng trưởng không ngừng của ngành hàng tiêu dùng và đặc biệt là ngành hàng chăm sóc cá nhân như sản phẩm rửa tay, cùng với những chính sách nâng cao kiến thức của người tiêu dùng, khuyến khích người dân rửa tay đúng cách nhằm ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm của Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức Y

tế, ngành hàng sản phẩm rửa tay ngày càng trở nên sôi động hơn với sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ Các sản phẩm rửa tay trên thị trường hiện nay rất đa dạng,

từ thiết kế sản phẩm (xà phòng dạng thỏi, dạng nước, gel, loại rửa tay không cần nước ), đến công dụng (rửa tay diệt khuẩn, dưỡng da, dưỡng ẩm ), đến mùi hương, màu sắc nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau Tuy nhiên, nhận thấy phân khúc thị trường sản phẩm rửa tay dành riêng cho các thai phụ, các bà mẹ trong thời kì cho con bú, cho các em bé từ 0 – 5 tuổi – những đối tượng có làn da vô cùng nhạy cảm mà các sản phẩm rửa tay thông thường có thể gây kích ứng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của họ - còn đang bỏ ngỏ và chưa có nhiều doanh nghiệp khai thác Cùng với những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng cũng như với môi trường mà công ty Cổ phần Hóa mỹ phẩm TFC đã quyết định phát triển dòng sản phẩm rửa tay dành riêng cho mẹ và bé với thành phần không gây kích ứng, mùi hương dễ chịu, thân thiện với da tay và sức khỏe của đối tượng này

Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm rửa tay dành cho mẹ và bé như gel rửa tay cho trẻ em của Green Cross Việt Nam, xà phòng rửa tay cho mẹ và bé Arau Baby của Nhật Bản hay bọt rửa tay Kirei Kirei của Thái Lan sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dòng sản phẩm rửa tay cho mẹ

và bé TFC Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như Unilever với sản phẩm Lifebuoy rửa tay diệt khuẩn cho trẻ em, Johnson & Johnson, Pigeon – những công ty có kinh nghiệm trong việc phát triển các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho mẹ và bé, hay Thorakao Việt Nam là thương hiệu lâu năm trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm với thành phần thiên nhiên

Định hướng trong năm 2015, TFC sẽ tiếp tục đẩy mạnh những dòng sản phẩm đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và hiện mang lại nhiều doanh thu cho công ty chính là dòng sản phẩn chăm sóc cá nhân Tender, mỹ phẩm trang điểm Natural Look

Trang 7

Các dòng sản phẩm đang mất dần hiệu quả kinh doanh như dưỡng da Etukia và dưỡng thể Pure Nature cần được cắt giảm để tránh gây ra những hao phí không cần thiết Bên cạnh đó, công ty đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm dành cho mẹ và bé và trước hết là dòng sản phẩm rửa tay với thành phần thiên nhiên Với dòng sản phẩm mới này, công

ty mong muốn gia tăng doanh thu lên 15% và mức lợi nhuận trước thuế lên 24% so với cuối năm 2014 TFC cũng đặt mục tiêu phát triển hệ thống kênh phân phối thông qua việc xây dựng các cửa hàng riêng tại các thành phố lớn, cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến và đồng thời thực hiện thâm nhập vào các kênh phân phối sản phẩm dành cho mẹ

và bé, tạo cơ sở để tiếp tục phát triển nhiều dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho

mẹ và bé sau này của công ty Ngoài ra, công ty còn đặt ra những mục tiêu marketing

xã hội như tăng cường mức độ sử dụng nguyên liệu thiên nhiên từ các nguồn cung ứng trong nước, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm hữu cơ đối với sức khỏe và môi trường thông qua các hoạt động tuyên truyền của mình

Trang 8

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING 2.1 Phân tích thực trạng doanh nghiệp:

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp:

 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Hóa Mỹ Phẩm TFC

 Địa chỉ văn phòng: 194 Phạm Văn Hai, Tân Bình

 Cơ sở nghiên cứu và sản xuất: Khu công nghiệp Vietnam- Singapore VSIP 2

Bình Dương và Khu Công Nghiệp Tân Bình TP HCM

 Cơ sở hạ tầng: diện tích đã xây dựng - văn phòng (1563 m2), nhà máy (11.700m2), kho (5.443 m2)

- Năm 2004: Mở rộng hệ thống nhà máy, với dây chuyền sản xuất khép kín, máy

móc thiết bị hiện đại Bao gồm 1 khu văn phòng; 03 phân xưởng sản xuất chính:

mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và xà phòng; 03 khu pha chế và 01 kho hàng

- Năm 2007: Khánh thành nhà máy mới tại Thành Phố Hồ Chí Minh

- 2009: cho ra đời sản phẩm Natural Look, đánh dấu một nước chuyển lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty

- Năm 2010: Trở thành 1 trong những đơn vị đầu tiên trong ngành mỹ phẩm đạt

được chứng nhận CGMP ASEAN Nhận chứng chỉ ISO 9001:2008

- 2012 đến nay: TFC đã trở thành một thương hiệu được nhiều người ở trong và

ngoài nước biết đến, công ty đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh

 Các thành tựu đạt được:

Trải qua thời gian dài nỗ lực xây dựng và phát triển, công ty TFC đã đạt được những danh hiệu như sau:

- 2003 Đạt thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

- 2004 Đạt Huân chương lao động hạng ba Chủ tịch nước

Trang 9

- 2006 Thương hiệu mạnh Thời báo Kinh tế Việt Nam

- 2008 Thương hiệu Việt yêu thích Thời báo Kinh tế Việt Nam

- 2010 Huân chương lao động hạng Nhì Chủ tịch nước

- 2011 Thương hiệu Natural Look đạt giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng” VCCI

& SC Nielsen

- 2012 “Top 5” ngành hàng mỹ phẩm của cả nước Báo Sài gòn tiếp thị

- 2013 Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liên tiếp (2003 – 2013) và được

người tiêu dùng bình chọn: “Sản phẩm được yêu thích nhất”

ví dụ điển hình về một doanh nghiệp sử dụng hoạt động kinh doanh và sản xuất của mình để thay đổi xã hội theo hướng tích cực

- Doanh nghiệp đề cao và nhấn mạnh sự đoàn kết và toàn diện giữa các phòng ban trong công ty, thông qua các hoạt động giao tiếp, cùng tham gia vào tiến trình phát triển công ty cũng như tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức

- Công ty cam kết hoạt động dựa trên những nguyên tắc bảo vệ môi trường và lợi ích chung của xã hội, tập trung vào việc tái chế, tái sử dụng, sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và ứng dụng những công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, phù hợp

 Tầm nhìn:

Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên tại Việt Nam Góp phần cải thiện cuộc sống bằng những sản phẩm thuần khiết và những triết lý hoạt động tích cực

Trang 10

 Triết lý kinh doanh:

Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đều hướng đến những giá trị và lợi ích chung của toàn xã hội Các hoạt động đó đều được thực hiện, tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức sau:

- Nhà máy sản xuất ứng dụng những công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng đến môi trường

- Không sử dụng lao động trẻ em và lao động trái phép

- Sử dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên, không nằm trong danh sách cấm của Chính Phủ, thân thiện với môi trường

- Nói “không” với thử nghiệm sản phẩm trên động vật

- Luôn đặt lợi ích và sự an toàn của người tiêu dùng lên hàng đầu

 Giá trị cốt lõi: Lấy chất lượng và niềm tin của khách hàng là phương châm hoạt

động hàng đầu của TFC

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Trang 11

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần TFC được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng do đại hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm

 Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị của công ty gồm có 5 người có toàn quyền nhân danh công ty

để đưa ra mọi quyết định liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty để quyết định mọi vấn đề, trừ những thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

2 Nguyễn Phạm Hoàng Anh Thành Viên HDQT

4 Phạm Lê Phương Linh Thành Viên HDQT

 Ban kiểm soát và quản lý rủi ro:

Đại hội đồng cổ

đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Phòng đầu tư

Phòng kế toán -tài chính

Phòng nhân sự

Phòng dịch vụ khách hàng

-Phòng marketing

Phòng điều hành phát triển nguồn nguyên liệu

Phòng sản xuất Ban kiểm soát

Trang 12

Ban kiểm soát 3 thành viên hoạt động độc lập với hội đồng quản trị, ban kiểm soát thay mặt Đại hội đồng cổ đông kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, Ban Kiểm Soát đã xem xét toàn diện hoạt động của công ty để báo cáo Đại hội đồng cổ đông trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

1 Nguyễn Anh Tú Trưởng ban kiểm soát

2 Hồ Phương Lan Thành viên ban kiểm soát

3 Hồ Hải Minh Thành viên ban kiểm soát

 Ban điều hành:

2 Phòng đầu tư và phát triển Trần Thị Thanh Tuyền

3 Phòng kế toán – tài chính Nguyễn Huy Chương

4 Phòng nhân sự Võ Ngọc Lan Phương

5 Phòng dịch vụ - khách hảng Hoàng Võ Thái Sơn

6 Phòng marketing Hứa Thùy Thanh Thảo

7 Phòng cung ứng Hà Trần Anh Tuấn

8 Phòng sản xuất Hoàng Minh Ngọc Sơn

 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

Phòng đầu tư:

 Quản lý điều hành công tác kế hoạch, thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh

và đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, thiết bị

 Chỉ đạo điều hành công tác tư vấn, thiết kế, quản lý kỹ thuật - chất lượng, kinh

tế - kế hoạch, tiến độ, kỹ thuật công nghệ, công tác kỹ thuật an toàn lao động trong đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 13

 Xúc tiến đầu tư, lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư xây dựng móc; công tác thẩm định các hồ sơ kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đấu thầu

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị Công ty

Phòng Kế toán – tài chính:

 Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán

kế toán, tính chi phí đầu vào và đầu ra, tính mức lãi lỗ,đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích các báo cáo tài chính

 Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty

 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu

Phòng nhân sự:

 Quản lý nguồn nhân lực

 Xây dựng chế độ lương, thưởng, bảo hiểm cho nhân viên

Phòng dịch vụ - khách hàng:

 Triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, phân tích đánh giá hồ

sơ, và các hợp đồng kinh tế trong công ty

 Phát triển chính sách dịch vụ khách hàng của Công ty

 Quản lý đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng

 Quản lý công tác chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng và hoạt động của khách hàng Trong đó, quản lý dịch vụ khách hàng phải luôn được chú trọng để hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng

Phòng điều hành và phát triển nguồn nguyên liệu:

 Kiểm tra chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra, lập kế hoạch về chất lượng và quản lý chất lượng nguồn nguyên vật liệu

 Lên kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất, thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu, đặt hàng nguyên vật liệu

Phòng sản xuất:

 Sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của công ty

 Theo dõi quá trình sản xuất, công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trang 14

2.1.3 Cơ cấu lao động:

Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Tỷ lệ %Nam % Nữ Lao động trực

cá nhân của mình

Hàng năm công ty luôn lập kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân đến đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

Chính sách lương thưởng đối với người lao động

Chính sách tiền lương được sử dụng như là đòn bẩy kinh tế quan trọng làm động lực thúc đẩy sáng tạo, kích thích người lao động tích cực làm việc, hoàn thành tốt số lượng, chất lượng công việc được giao, tăng năng suất lao động, gia tăng sản lượng và thị phần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Ngoài các đợt khen thưởng trong các dịp lễ, tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập công ty, công ty còn có những chính sách thưởng đột xuất đối với các cá nhân và

Trang 15

tập thể có những đóng góp nổi bật hoặc có những thành tích nổi bật trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của công ty; có những ý tưởng và giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả trong việc phát triển công ty

 Chính sách trợ cấp:

Ngoài tiền lương, thưởng, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo lương tùy thuộc vị trí công tác, năng lực làm việc của mội người và kết quả hoạt động của công ty Các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế cho người lao động được công ty thực hiện tốt

2.1.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh:

2.1.5.1 Danh mục sản phẩm:

Dòng sản phẩm Mô tả dòng SP Sản phẩm Mô tả sản phẩm Chăm sóc da

mặt Etukia

Dòng sản phẩm chăm sóc da mặt với các thành phần từ thiên nhiên như yến mạch, gạo, dưa leo phù hợp với nhiều loại da khác nhau, kể cả các loại da nhạy cảm nhất

Sữa rửa mặt Etukia Tuýp 150g

Trang 16

Phấn mắt 4 màu Hộp 8g

Dưỡng thể Pure

Nature

Sản phẩm dưỡng thể với thành phần thiên nhiên như bột ngọc trai, yến mạch, lô hội, giúp bảo vệ, chăm sóc làn da một cách toàn diện

2.1.5.2 Hệ thống kênh phân phối:

 Mô tả tổng quan cấu trúc phân phối:

Công ty phân phối mặt hàng của mình đến toàn quốc nhưng chủ yếu đến các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ Đặc biệt, Tp Hồ Chí Minh là thị trường chính nên công ty sẽ tập trung việc phân phối mạnh nhất tại đây Vì vậy, nhóm sẽ chỉ phân tích sâu về hệ thống kênh phân phối tại thị trường TP Hồ Chí Minh

Công ty chủ yếu sử dụng hệ thống kênh phân phối 2 cấp hỗn hợp để đưa sản phẩm từ công ty đến tay người tiêu dùng Với mỗi dòng sản phẩm khác nhau, công ty

sẽ có các thiết kế kênh phân phối khác nhau cho phù hợp với đặc tính sản phẩm Mỗi loại kênh phân phối sẽ có những đặc điểm, vai trò và chức năng khác nhau Công ty phân phối rộng khắp ở tất cả các quận trong TP Hồ Chí Minh và có nhiều loại kênh phân phối nhằm tiếp cận tối đa đối tượng khách hàng của công ty

Trang 17

 Cơ cấu tổ chức kênh phân phối:

o Đại lý (nhà bán buôn):

Ở mỗi tỉnh thành chính, công ty sẽ có 1 đại lý trung gian chuyên phân phối các

sản phẩm đến các kênh bán lẻ khác Các đại lý này sẽ giúp công ty giảm bớt chi phí và

thời gian trong việc phân phối các sản phẩm của mình

Hiện nay, công ty TFC có 4 nhà đại lý phân phối chính tại 4 tỉnh thành là:

 HÀ NỘI: (khu vực miền Bắc)

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI ZINNIA

Địa chỉ: 38 Nguyễn Khắc Hiếu, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (84-4)3728 1440 – Fax: (84-4)3753 4370

 ĐÀ NẴNG: (khu vực miền Trung)

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VDA ĐÀ NẴNG

Văn phòng: 478 Điện Biên Phủ Quận Thanh Khê TP Đà Nẵng

Điện thoại: 0511-3759449 Fax: 0511-3756069

 TP.HỒ CHÍ MINH:

Trang 18

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI TỔNG HỢP

Địa chỉ: 792 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh

 CẦN THƠ: (khu vực miền Tây)

CÔNG TY CP PHÂN PHỐI PHÚ THÁI CẦN THƠ

Địa chỉ: 132D Trần Quang Diệu, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Cần Thơ Tel: (84-710) 3894416 – Fax: (84-710) 3894415

o Kênh phân phối hiện đại: là những kênh có không gian trưng bày rộng

rãi, tiện nghi, hiện đại, có dịch vụ hỗ trợ bán hàng, hệ thống quản lý bán hàng thông qua hệ thống máy tính Có 2 dạng chính mà công ty sử dụng

là cửa hàng tiện lợi và hệ thống siêu thi Supermarket được phân biệt theo quy mô, giá cả niêm yết và mật độ số lượng trên một khu vực

 Hệ thống các siêu thị: Sử dụng để phân phối toàn bộ các dòng sản phẩm của

công ty

- Hệ thống siêu thị Big C: gồm 6 siêu thị

- Hệ thống siêu thị Coop Mart: gồm 29 siêu thị

- Hệ thống siêu thị MaxiMark: gồm 2 siêu thị

- Hệ thống siêu thị Citimart: gồm 19 siêu thị

- Hệ thống siêu thị Lotte Mart: gồm 2 siêu thị

 Hệ thống các cửa hàng tiện lợi: chuyên phân phối một số sản phẩm tiêu dùng

thường xuyên như: sữa rửa mặt, kem trị mụn thâm, kem dưỡng da (chăm sóc da mặt Etukia); son thỏi màu và son dưỡng (mỹ phẩm Natural Look); các sản phẩm trong dòng chăm sóc cá nhân

- Hệ thống của hàng tiện lợi Shop&Go: gồm 98 cửa hàng

- Hệ thống cửa hàng tiện lợi B’s mart (Family Mart): gồm 95 cửa hàng

- Hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K: gồm 42 cửa hàng

 Hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp:

phân phối toàn bộ sản phẩm của công ty

- Hệ thống cửa hàng Guardian: gồm 19 cửa hàng

Trang 19

- Hệ thống cửa hàng MediCare: gồm 13 cửa hàng

o Kênh phân phối truyền thống:

 Hệ thống các cửa hàng tạp hóa: phân phối các sản phẩm trong dòng sản phẩm

Trang 20

Bảng số lượng và doanh thu các kênh phân phối qua các năm tại TP.Hồ Chí Minh

Trang 21

Cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối năm 2014 (tỷ đồng)

Chăm sóc da mặt Etukia Mỹ phẩm Natural Look Dưỡng thể Pure

Nature Chăm sóc cá nhân

Trang 22

Cửa hàng

TỔNG 8.7 7 2.2 7.9 4.9 5.7 5.9 13.2 13.2 14.8 4 7 7 8 8.2 12.5 12.8 12 155

Bảng đánh giá các kênh phân phối

Cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

Cửa hàng tạp hóa

Đội ngũ nhân viên phục vụ tốt

Trang 23

Khả năng trưng bày Không gian rộng

Có thể trưng bày

Không gian hẹp

Có thể trưng bày nhưng hạn chế

Không gian rộng

Có thể trưng bày nhưng hạn chế

Thường có không gian

hẹp

Ít có thể trưng bày

Nhận xét:

_ Ta thấy rằng các kênh phân phối đều có sự tăng trưởng qua từng năm Trong đó, kênh các “cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm

sóc sức khỏe và sắc đẹp” có mức tăng trưởng nhanh nhất và có tiềm năng rất lớn

_ Doanh thu từ kênh siêu thị và các cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là nhiều nhất (chiếm hơn 75%)

do phân phối tất cả các mặt hàng của công ty Kênh các cửa hàng tạp hóa có doanh thu thấp nhất do chỉ phân phối 1 số mặt hàng tiêu dùng phổ thông

_ Mặt hàng chăm sóc cá nhân và sữa rửa mặt bán chạy nhất tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng tạp hóa Riêng các dòng

mỹ phẩm và dưỡng thể do tính chất của nó nên bán chạy tại các cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp _ Các sản phẩm trong dòng dưỡng thể (tại các kênh như cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp) và chăm sóc da mặt (tại kênh siêu thị) đang có xu hướng giảm doanh thu Riêng các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân đang có sự tăng trưởng cao trong 3 năm gần đây tại tất cả các kênh

Trang 24

2.1.5.3 Qui mô và năng lực sản xuất:

 Quy mô – năng suất:

TFC có tất cả 2 nhà máy đặt tại TP.HCM và Bình Dương Hiện nay hầu hết các máy móc hoạt động khoảng 70% công suất Sản lượng bình quân khoảng 500.000 – 600.000 sản phẩm/ tháng (gần 6.000.000 – 7.200.000 sản phẩm/ năm) Thông tin chi tiết về các nhà máy được tổng hợp ở bảng sau:

Doanh nghiệp trong 2 năm qua đã thiết lập một thoả thuận hợp tác lâu dài với Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam, sản xuất nguyên liệu thô đầu vào mà hiện phải nhập khẩu Điều này đã giúp cho doanh nghiệp năng động hơn trong mạng lưới cung ứng toàn cầu, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và đối tác Về công nghệ môi trường, doanh nghiệp

đã phấn đấu thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường bằng hình thức sẽ tự động hoá toàn

bộ dây chuyền sản xuất, điều khiển bằng máy tính Những dây chuyền sản xuất từ Thuỵ

Trang 25

Sĩ, Thuỵ Điển, Đức, Anh … đã được đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Ngoài ra các dây chuyền xử lí nước thải cũng được đầu tư đúng đắn, khiến cho công ty tiết kiệm được điện năng cần sử dụng và giảm đáng kể lượng CO2 thải

ra môi trường

2.1.5.4 Mức độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:

Với bề dày kinh nghiệm của mình, cùng các đối tác chiến lược lớn mạnh trên toàn cầu và tâm huyết với nghề, TFC sẽ không ngừng phát triển, không ngừng sáng tạo và cải tiến để mang đến sản phẩm chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng sự tin cậy và mong đợi từ khách hàng trong và ngoài nước Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của TFC luôn cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ, cũng như tìm hiểu sâu sát thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm

Đối với TFC, các lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới không chỉ là sự sáng tạo mà còn dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng và tầm nhìn về thị trường của ngành hàng tiêu dung cá nhân hiện nay và của tương lai

Các Trung tâm Nghiên cứu & Sáng tạo của TFC đều có chung niềm đam mê: phát minh và hoàn thiện các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da có hiệu suất cao, góp phần mang đến lợi ích cho mọi đối tượng Họ đạt được điều này bằng cách luôn vượt qua các giới hạn trong đời sống, khoa học vật liệu nhưng vẫn luôn nhớ đến những điều khách hàng mong muốn

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển của TFC được chia thành 3 bộ phận chính: nghiên cứu ứng dụng (tạo công thức và phát triển các khái niệm sản phẩm mới), nghiên cứu phát triển (phát triển công thức mới, cung cấp các sản phẩm an toàn chất lượng vượt trội) và nhóm chức năng hỗ trợ (vấn đề pháp lý, bằng sáng chế, khảo sát khách hàng…)

 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Nhóm nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu tạo ra các công thức nguyên mẫu từ các hoạt chất từ thiên nhiên, sau đó họ chọn lựa các công thức có thể tạo ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện những sản phẩm đã có Sau khi đánh giá đầy đủ, họ sẽ chuyển giao công việc cho nhóm phát triển

Trang 26

 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

Nhóm Nghiên cứu phát triển sản phẩm chế tạo ra các công thức mới và đảm bảo các sản phẩm có hiệu quả tốt nhất sẽ có mặt trên thị trường trong điều kiện an toàn nhất cho cả người tiêu dùng và môi trường Họ cung cấp cho các thương hiệu các dòng sản phẩm cải tiến liên tục và giúp các sản phẩm này được phép lưu hành sử dugn5 và lưu hành trên thĩ trường

 Bảo vệ sở hữu công nghiệp cho những khám phá vừa được thực hiện trong công ty

 Quản lý Tài nguyên (các dự án, nhóm hoạt động, ngân sách…)

 Hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng

Trong năm 2014 tổng số tiền đầu tư cho nghiên cứu phát triển của TFC là 6 tỷ đồng Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của công ty luôn được coi là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu của TFC Khai thác có hiệu quả tối

đa các nguồn lực hiện có, phát triển các tiềm lực mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho công ty và đảm bảo sự phát triển bền vững

Tiên phong trong chiến lược đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu hoạt chất mới, tìm kiếm công nghệ đặc biệt, tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Các dòng sản phẩm Etukia, Natural Look, Pure Natural….đã và đang được quan tâm trên thị trường là những sản phẩm tiêu biểu cho thành công của TFC trong thời gian qua

2.1.5.5 Cơ cấu chi phí:

Cơ cấu chi phí của công ty trong năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Trang 27

Chi phí Chăm

sóc da mặt Etukia

Mỹ phẩm Natural Look

Sửa dưỡng thể Pure Nature

Chăm sóc cá nhân

Tổng

- Chi phí sản xuất 24,026 50,293 16,833 41,790 132,944

Nguyên vật liệu 16,600 30,462 10,923 26,999 84,984 Nhiên liệu 1,650 3,740 1,313 3,170 9,874 Nhân công 4,125 12,350 3,283 8,300 28,059 Khấu hao 1,650 3,740 1,313 3,320 10,024

- Chi phí marketing 9,766 12,002 3,379 15,560 40.707

Quảng cáo 4,000 4,000 1,000 6,000 15,000 Khuyến mãi 4,000 4,000 1,000 6,000 15,000 Chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng 0,446 1,010 0,348 0,900 2,704 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

mới

0,990 2,244 0,744 1,996 6,005

Nhân viên 0,330 0,748 0.256 0.664 1,998

- Chi phí bán hàng 3,696 8,377 2,899 6,075 21,037

- Chi phí quản lí doanh nghiệp 0,595 1,346 0,465 0.971 3,377

- Chi phí tài chính và các khoản phát

sinh

4,125 9,350 3,225 6,716 23,416

Trang 28

- Chi phí sản xuất cho từng sản phẩm:

Giá thành sản xuất/đơn vị SP

cá nhân

Tender

TỔNG 4,000,000 26,999,000,000 3,170,500,000 8,300,500,000 3,320,500,000 41,790,500,000 Tổng 5,800,000 84,984,520,000 9,874,900,000 28,059,200,000 10,024,900,000 132,943,520,000

Trang 29

- Chi phí marketing phân bổ cho từng sản phẩm:

Marketing/sp VND

Trang 30

- Chi phí khác phân bổ cho từng sản phẩm:

Số lượng Dv: Ngàn

Chi phí bán hàng/đơn vị sp

Chi phí quản lí/đơn

vị SP

Chi phí tài chính phát sinh/đơn vị SP

Trang 31

2.1.5.6 Giá bán bình quân:

 Chính sách giá:

Việc định giá sản phẩm, công ty chúng tôi dựa vào các yếu tố:

 Chi phí sản xuất: Do nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm là các sản phẩm thiên nhiên được nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí sản xuất các sản phẩm khá cao Việc xem xét yếu tố chi phí trong quá trình định giá giúp chúng tôi tạo ra một mức giá sàn cho từng sản phẩm để đảm bảo mức giá bán ra phải cao hơn mức giá sàn để bù đắp đủ chi phí sản xuất

 Đối thủ cạnh tranh: với các sản phẩm tiêu dùng nhanh, khách hàng có sự trung thành với sản phẩm không cao Mặt khác, ở các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có rất nhiều sản phẩm đa dạng của các doanh nghiệp khác nhau với các mức giá từ thấp đến cao Vì thế, các có các quyết định về giá đối với sản phẩm, công ty luôn tìm hiểu kĩ mức giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường

 Nhu cầu khác hàng: Với các sản phẩm chăm sóc cá nhân, công ty luôn hiểu được khách hàng mình muốn gì về sản phẩm, công ty mang đến những sản phẩm thỏa mãn được khách hàng với mức giá mà khách hàng cho là phù hợp và xứng đáng với giá trị mà họ nhận được

 Cơ cấu giá:

- Giá bán cho kênh phân phối: mức giá mà công ty bán cho nhà phân phối được tính thêm phần lợi nhuận là 50% cho các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm chăm sóc da mặt Etukia, dòng mỹ phẩm Natural Look, dòng dưỡng thể Pure Nature và 30% đối với các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân

- Giá bán cho người tiêu dùng (giá in trên bao bì): nhà phân phối được hưởng 30% chiết khấu cho mỗi sản phẩm bán ra Giá in trên bao bì là giá được tính thêm 30% chiết khấu so với giá bán cho nhà phân phối

Trang 32

Số lượng Dv: Ngàn

Giá thành sản xuất/ sản phẩm

Giá vốn hàng bán/sản phẩm

Giá bán cho đại lí (lợi nhuận 30-50% trên giá vốn)

Giá bán cho người tiêu dùng (chiết khấu 30% đại lí) Chăm sóc da

Trang 33

Nước rửa tay diệt khuẩn Chai 180g 33.500 Nước rửa tay dưỡng ẩm Chai 180g 35.400

2.1.5.7 Doanh thu và doanh số:

- Bảng thống kê hàng hóa năm 2014:

Tiêu thụ trong kì Số dư cuối Chăm sóc da

Trang 34

khuẩn 50,000 1,000,000 1,040,000 10,000 Sữa rửa tay dưỡng

Trang 35

- Bảng thống kê doanh số, doanh thu bán hàng và số lượng hàng tồn kho đến ngày 31/12/2014:

Số lượng phẩm (Tỷ VND) Doanh thu sản Tỷ lệ đóng góp (%)

Sữa rửa tay diệt khuẩn 1,040,000 26.87 8.69

Trang 37

- Dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân có mức tăng trưởng cao nhất qua các năm: tăng trưởng doanh thu năm 2014 tăng 29.3% so với năm 20123 Đặc biệt, đạt mức tăng trưởng doanh thu kỉ lục trong năm 2013 lên 38% so với năm 2012

- Theo thống kê năm 2014, ngành hàng tiêu dùng nhanh đạt mức tăng trưởng gần 11% ở cả thành thị và nông thôn Tốc độ tăng trưởng này có xu hướng chậm dần qua các tháng Các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mức tăng trưởng mạnh nhất lên tới 32% ở nông thôn và 17% ở thành thị

 Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm thì công ty đanh giá dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ là dòng sản phẩm chủ lực trong chiến lược phát triển sau này của công ty

2.1.5.8 Lợi nhuận biên – Lợi nhuận gộp – Lợi nhuận ròng:

Dưới đây là bảng báo cáo thu nhập của công ty TFC năm 2012 - 2014:

BÁO CÁO THU NHẬP (Đơn vị : tỷ VND)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trang 38

 Lợi nhuận biên:

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lợi nhuận biên trước thuế 24,10% 27,20% 29,58%

Lợi nhuận biên sau thuế 15,70% 18,32% 19,87%

 Ý nghĩa:

- Lợi nhuận biên trước thuế của công ty là 29,58%; tức là với 1 đồng doanh thu sẽ tạo

ra được 0.2958 đồng thu nhập (chưa tính thuế) Sau khi đóng thuế thì thu nhập tạo

ra từ 1 đồng doanh thu ra 0.1987 đồng thu nhập

- So sánh chỉ số lợi nhuận biên của công ty trong năm 2014 với năm 2013 và 2012 ta thấy, chỉ số lợi nhuận biên đã có sự tăng lên Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo tháng thì việc gia tăng chỉ số lợi nhuận biên cho thấy công

ty đã kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

2.1.5.9 Tỷ suất sinh lời:

Tình hình kinh doanh năm 2011, 2012, 2013:

năm 2012

Chỉ số năm 2013

Chỉ số năm 2014

1 Doanh thu, lợi nhuận

Tổng doanh thu Tỷ đồng 226,12 281,56 309 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 54,5 76,6 91,44 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 35,5 51,6 61,44

2 Tài sản – Vốn

Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 270 325 415 Trong đó: Vốn điều lệ Tỷ đồng 75 100 115

Trang 39

3 Tỷ suất sinh lời

ROS = Lợi nhuận ròng/

ROA = Lợi nhuận ròng/

Tổng tài sản % 18,2% 22,93% 20,48% ROE = Lợi nhuận ròng/

vốn chủ sở hữu % 13,15% 15,87% 14,81%

Đánh giá các chỉ số:

- Tỷ số sinh lợi doanh thu ROS: tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty tăng qua các năm và đạt 19,87% trong năm 2014 (lợi nhuận chiếm 19,87% trên doanh thu) Chỉ số tăng cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, lợi nhuận thu đươc tăng cao qua các năm

- Tỷ số sinh lợi tài sản ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ tổng tài sản Tỷ số ROA của công ty cho thấy việc kinh doanh có hiệu quả, tài sản bỏ ra taọ ra được lợi nhuận

o Năm 2013: công ty đầu tư thêm 30 tỷ làm tăng chỉ số ROA từ 18,2% năm 2012 lên 22,93% năm 2012

o Năm 2014: công ty đầu tư thêm 75 tỷ, tuy nhiên chỉ số ROA lại giảm nhẹ so với năm 2013 còn 20,48% Tỷ số ROA cho thấy việc kinh doanh vẫn đạt hiệu quả; tuy nhiên, so với mức đầu tư 75 tỷ thì việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập vẫn chưa hiệu quả so với năm 2013

- Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là tỷ số quan đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn Chỉ số ROE của công ty có sự tăng trưởng qua các năm So sánh chỉ số này qua các năm, thì việc tăng nguồn vốn cho công ty giúp gia tăng hiệu quả cho việc kinh doanh và thu thêm nhiều lợi nhuận

o Năm 2013 tăng nguồn vốn lên 55 tỷ giúp chỉ số ROE tăng từ 13,15% (2012) lên 15,87% (2013)

Trang 40

o Năm 2014 nguồn vốn tăng thêm 90 tỷ nhưng chỉ số ROE lại có xu hướng giảm còn 14,81% Như đã nói ở trên, điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí, sử dụng

có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của công ty còn chưa tốt

2.2 Thẩm tra thực trạng Marketing:

2.2.1 Cơ cấu và năng lực đội ngũ phòng Marketing:

 Sơ đồ tổ chức phòng Marketing

 Năng lực đội ngũ:

- Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động, có trình độ chuyên môn và bản lĩnh thương trường

- Một đội ngũ marketing lành nghề, luôn đưa ra những ý tưởng lớn để xây dựng những chiến lược kinh doanh đúng đắn

- Một đội ngũ nhân viên sôi nổi, vui vẻ, nhiệt huyết luôn thể hiện niềm đam mê và sẵn sáng cống hiến cho công việc marketing của công ty

- Hết mình trong công việc, chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng, đối tác; đồng thời mang lại những giá trị cao cho công ty và cho xã hội

Phòng nghiên cứu thị

trường- phát triển sản

phẩm mới

Phòng truyền thông

Phòng quản lí thương hiệu

Ngày đăng: 06/03/2015, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w