1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

6 464 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Dinh dưỡng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, tạo năng lượng, cung cấp chất tạo hình giúp cơ thể tăng trưởng. Đối với trẻ nhỏ dinh dưỡng càng quan trọng hơn vì trẻ đang phát triển cơ thể nhất là trong những năm đầu đời. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu. Thời gian này, ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ. Nếu chúng ta nuôi dưỡng trẻ bằng những thức ăn khác trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ MỤC TIÊU 1. Nêu được lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 2. Trình bày được ưu điểm của sữa non 3. Kể được các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ 4. Trình bày các cách bảo vệ nguồn sữa mẹ 5. Nêu cách cho con bú đúng NỘI DUNG Dinh dưỡng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, tạo năng lượng, cung cấp chất tạo hình giúp cơ thể tăng trưởng. Đối với trẻ nhỏ dinh dưỡng càng quan trọng hơn vì trẻ đang phát triển cơ thể nhất là trong những năm đầu đời. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu. Thời gian này, ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ. Nếu chúng ta nuôi dưỡng trẻ bằng những thức ăn khác trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. 1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ: - Giúp ruột hấp thu và trưởng thành tốt - Có giá trị tuyệt đối với sự thông minh của trẻ. Trong năm đầu, các dây thần kinh cần được myelin hóa để giúp não trưởng thành 85%. Muốn myelin hóa tốt cần 2 chất quan trọng có nhiều trong sữa mẹ: galactose, các acid béo linoleic và arachidonic). - Bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh dị ứng (chàm, suyễn…) do có nhiều IgA. - Gắn bó và phát triển tình cảm mẹ con. - Tiết kiệm được ngân quỹ gia đình - Hợp vệ sinh, không mất thời gian pha sữa - Góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình - Giảm tỷ lệ ung thư vú 1.1 Sữa non: - Có từ tháng thứ 4 của thời kỳ mang thai và tồn tại đến 6 ngày sau sinh. - Có màu vàng nhạt và đặc, pH=7,7. - Có nhiều Protein, ít lactose và chất béo ít hơn sữa vĩnh viễn. - Sữa non là thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh vì các thành phần phù hợp với nhu cầu ban đầu. - Giàu năng lượng giúp trẻ chống được đói rét. - Giàu kháng thể nên giúp trẻ tránh được các bệnh nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não). - Nhiều vitamine A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. - Ít calci và phospho hơn sữa vĩnh viễn phù hợp với hoạt động chưa tốt của thận trong những ngày đầu tiên sau sinh. 1.2 Sữa chuyển tiếp: 1 Có từ ngày thứ 7 đến ngày 14 1.3 Sữa vĩnh viễn: Có từ tuần lễ thứ 3, từ tuần thứ 3 trở đi sữa mẹ cố định về số lượng và chất lượng. Nhờ động tác bú của con, não mẹ được kích thích tiết ra 2 chất: prolactin kích thích tế bào tuyến vú tạo sữa và ocytocine kích thích tế bào cơ quanh tuyến vú co lại đưa sữa ra ngoài. - Lượng sữa tiết ra trong 24 giờ có thể đạt đến mức trung bình là 1200ml tối đa 2000- 3000ml. - Mẹ đủ sữa cho con bú 10-15 phút là trẻ sẽ no và ngủ liền 3 giờ sau mới dậy. Mỗi ngày trong tháng đầu tăng ít nhất 25g, trung bình 50g và nhiều nhất là 100g - Mẹ thiếu sữa chỉ 1-2 giờ là trẻ khóc đòi bú. - Đảm bảo trẻ phải đủ no sữa mẹ trong 6 tháng đầu để phát triển về thể chất và tinh thần, muốn vậy trẻ phải bú đủ ít nhất 8 lần/ngày, 12 lần/ngày nếu mẹ thiếu sữa. - Không nên cho trẻ ăn dặm sữa khác trong thời gian này. 1.4 ÍCH LỢI CỦA VIỆC CHO CON BÚ SỚM: Mẹ lên sữa sớm nhờ có chất Prolactin của tuyến yên ở não mẹ tiết ra, sau động tác bú của con 2 vú mẹ sẽ căng sữa sau 5-6 h, chứ không chờ đến 24-48 h như trước đây. Tử cung của mẹ sẽ co hồi sớm nhờ chất Ocytocine nên mẹ ít mất máu sau sinh. Các ống dẫn sữa thông sớm không bị tắc nghẽn, không gây áp xe vú. 2. CÁC YẾU TỐ LÀM GIẢM LƯỢNG SỮA 1. Cho con bú chậm 2-3 ngày sau sinh sẽ làm hạn chế sự hoạt động của tuyến vú vì không có chất Prolactine. 2. Mẹ bệnh: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng… 3. Mẹ quá trẻ <18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành. 4. Mẹ không tăng cân đủ khi mang thai (10-12kg) 5. Mẹ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa, thuốc chống dị ứng, kháng sinh. 6. Mẹ lao động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng, không còn đủ cho sự tiết sữa. 7. Mẹ buồn phiền lo âu…hạn chế não tiết chất Prolactine 8. Khoảng cách cho bú quá dài>3h, làm cho 2 vú tức sữa và ngừng hoạt động. 9. Con >12 tháng, lượng sữa giảm dần. Năm đầu, sữa mẹ tiết 1200ml/ngày, năm 2 còn 500ml/ngày, năm 3 chỉ còn 200ml/ngày. Ngoài ra chất lượng sữa cũng giảm nếu mẹ quá kiêng cử trong ăn uống do thiếu các chất 1. Thiếu sắt: nếu mẹ thiếu máu hoặc ăn kiêng các chất giàu sắt như: lòng đỏ trứng, thịt, rau, trái cây… 2. Thiếu vitamine B1: Do mẹ ăn cơm quá trắng với cá hay thịt kho mặn, không ăn rau và trái cây. 3. Thiếu vitamine A, D, E, K nếu mẹ ăn kiêng dầu mỡ 4. Thiếu calci, phosphore: nếu mẹ ăn kiêng tôm, cua, sò Mẹ ăn một số gia vị cũng làm cho sữa có mùi ( hành tiêu, tỏi, ớt…) Có thể làm trẻ không bú. Mẹ tiếp xúc với chất độc: thuốc trừ sâu, rượu, hơi chì…các chất này từ máu mẹ vào sữa có thể gây ngộ độc cho con. 2 3. BẢO VỆ NGUỒN SỮA MẸ: 3.1 Chăm sóc hai bầu vú: - Vệ sinh bầu vú sạch trước và sau khi cho conbằng nước ấm, không rữa bằng cồn, xà phòng… - Không mặc áo ngực quá chặt - Khi núm vú nứt nên thoa vaseline - Khi vú bị áp xe không nên cho trẻ bú : phải vắt sữa hoặc bơm hút hàng ngày 3.2 Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho người mẹ khi mang thai: - Thời gian mang thai ăn uống đủ dinh dưỡng 2 550 calo/ ngày, tăng 10-12 kg.Lao động nghỉ ngơi hợp lý - Thời kỳ cho con bú trung bình cung cấp khoảng 2 750 calo ngày, ăn thêm 2-3 bữa phụ. - Uống đủ nước, sữa, khoảng 1,5 – 2 lít nước / ngày. - Tinh thần thoải mái, ngủ nghỉ hợp lý. - Sau khi sinh không ăn kiêng quá mức - Nếu có vấn đề về sức khỏe nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc - Gia đình và cơ quan nên tạo điều kiện cho người mẹ mang thai và cho con bú lao động phù hợp, có thời gian về cho con bú, không làm việc quá mức ảnh hưởng sự bài tiết sữa. - Cho con bú dều đặn, nếu đi làm xa thì vắt hết sữa tránh ứ đọng gây tắt sữa 4. CÁCH CHO CON BÚ: - Bú sớm, ½ giờ sau sinh thừa hưởng sữa non. Đồng thời kích thích bài tiết sữa sớm. - Không hạn chế số lần bú, bú theo nhu cầu, ban ngày giống ban đêm. Nếu trẻ không bú được thì vắt sữa cho uống bằng muỗng. - Bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu, không cho ăn thêm thức ăn hoặc nước uống nào khác. - Bú đến 18-24 tháng tuổi - Cho trẻ bú hết vú bên này rồi mới tới bên kia - Khi trẻ bú xong nên vắt hết sữa còn lại trong bầu vú - Trung bình thời gian bú từ 10-20 phút - Lau sạch vú trước khi cho trẻ bú - Sau khi trẻ bú xong nên cho trẻ ở tư thế đầu cao trong vòng 5-10 phút để trẻ ợ hơi, tránh nôn trớ 4.1 Tư thế đúng khi cho con bú: - Bế trẻ áp sát vào lòng mẹ - Bụng trẻ đối diện bụng mẹ - Đầu và thân trẻ nằm trên đường thẳng. - Mặt trẻ quay vào vú mẹ, miệng đối diện núm vú. - Người mẹ ngồi bế sát trẻ cho bú, trẻ sơ sinh phải đỡ đầu và mông, chỉ nên cho con nằm bú khi mẹ mệt. - Mẹ nâng vú bằng tay để đưa vú vào miệng trẻ, tránh vú bịt vào mũi trẻ. 4.2 Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ ngậm bắt vú tốt: 3 - Môi dưới trẻ hướng ra ngoài - Quầng đen vú ở phía trên còn nhìn thấy nhiều hơn phía dưới. - Miệng trẻ ngậm sâu vào quầng vú - Cằm trẻ chạm vào vú mẹ 4.3 Cách nhận biết trẻ bú có hiệu quả và đủ sữa: - Trẻ mút chậm và sâu - Khi trẻ bú không nghe tiếng mút vú phát ra - Trẻ mút chậm rãi một vài cái rồi nghỉ và nuốt sữa - Để kiểm tra trẻ bú đủ sữa không thì phải kiểm tra : + Cân nặng + Trẻ có đi tiêu trên 6 lần trong ngày không ? 4.4 Những điều lưu ý khi cai sữa: - Không nên cai sữa trước 12 tháng - Không nên cai sữa vào mùa hè - Không nên cai sữa đột ngột - Không nên cai sữa khi trẻ ốm, đặt biệt là tiêu chảy. 5. CÁCH XỬ TRÍ MỘT VÀI TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN KHI CHO CON BÚ 5.1 Núm vú phẳng và tụt vào trong: - Cách 1: + Kéo dãn 2 bên quầng vú, núm vú lồi ra, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu vú và quầng vú lên. + Đề phòng trước khi mang thai vê đầu vú 2 lần/ ngày, khoảng 5 phút. - Cách 2: + Cắt bỏ đầu bơm tiêm + Đặt pittông vào phía đầu bị cắt + Bà mẹ nhẹ nhàng kéo pittông 5.2 Vú cương tức: Sự khác nhau giữa vú căng sữa và vú cương tức: Căng sữa Cương tức - Nóng - Nặng - Sữa chảy ra - Không sốt - Đau - Phù nề - Có thể sốt trong vòng 24 giờ - Sữa không chảy ra - Cứng Căng tức, đặc biệt là núm vú bóng có thể nhìn thấy đỏ. 4 Nguyên nhân Phòng ngừa Nhiều sữa Không cho con bú ngay sau khi đẻ Bắt đầu bú mẹ sau khi sanh Ngậm bắt vú kém Đảm bảo trẻ ngậm bắt vú đúng Trẻ bú không thường xuyên Hạn chế thời gian mỗi bữa bú Khuyến khích trẻ bú theo nhu cầu Điều trị cương tức vú: - Hãy để trẻ bú thường xuyên. - Vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa - Dùng gạc ấm hoặc vòi nước ấm - Xoa bóp cổ và lưng - Xoa bóp vú nhẹ nhàng - Kích thích da núm vú - Giúp bà mẹ thư giãn - Dùng gạc lạnh đắp lên vú 5.3 Tắc ống dẫn sữa và viêm vú: Ống dẫn sữa bị tắc ứ sữa viêm vú không nhiễm khuẩn viêm iêm vú nhiễm khuẩn. Nổi cục Sưng tấy Căng Tiến triển dần Đau dữ dội Đỏ khu trú Đỏ lan tỏa Không sốt Sốt Cảm thấy bình thường Cảm thấy mệt mỏi Nguyên nhân: Cho bú không thường Do - Mẹ bận quá xuyên hoặc quá ít - Con ngủ đêm không bú - Thay đổi thói quen - Mẹ bị sang chấn tinh thần Sự lưu thông của 1 phần Do - Mút núm vú nên bú không hiệu quả hay toàn bộ bầu vú kém - Áp lực của quần áo - Áp lực của các ngón tay trong khi bú - Sự lưu thông kém ở bầu vú Tổn thương các mô vú Do Chấn thương Vi khuẩn xâm nhập Do Tổn thương núm vú Điều trị tắc ống dẫn sữa và viêm vú: 5 TRƯỚC TIÊN Cải thiện sự lưu thông vú Tìm nguyên nhân và điều chỉnh lại cho đúng - Ngậm bắt vú kém - Áp lực của quần áo và ngón tay - Lưu thông kém ở bầu vú lớn Khuyên bà mẹ: - Cho bú thường xuyên hơn - Xoa nhẹ vú - Đắp gạc ấm - Cho bú bên lành - Bú ở những tư thế khác nhau TIẾP THEO Nếu có một trong các triệu chứng sau: - Các triệu chứng nặng hơn hoặc - Có các vết nứt hoặc - Không tiến triển trong 24 giờ Điều trị: - Kháng sinh - Nghỉ ngơi hoàn toàn - Giảm đau 6 . NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ MỤC TIÊU 1. Nêu được lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 2. Trình bày được ưu điểm của sữa non 3. Kể được các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ 4. Trình bày các. lần/ngày nếu mẹ thiếu sữa. - Không nên cho trẻ ăn dặm sữa khác trong thời gian này. 1.4 ÍCH LỢI CỦA VIỆC CHO CON BÚ SỚM: Mẹ lên sữa sớm nhờ có chất Prolactin của tuyến yên ở não mẹ tiết ra, sau. những năm đầu đời. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu. Thời gian này, ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ. Nếu chúng ta nuôi dưỡng trẻ bằng những thức ăn

Ngày đăng: 27/06/2014, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w