Giải pháp thay thế - Giáo viên sẽ lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học bằng cách tóm tắc nội dung chính từng bài để giúp học sinh nắm bài tại lớp và học nhanh thuộc và nhớ lâu hơn..
Trang 1KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPƯD Trang 2
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 3
2 GIỚI THIỆU Trang 3
3 PHƯƠNG PHÁP Trang 4
3.1 Khách thể nghiên cứu Trang 4 3.2 Thiết kế nghiên cứu Trang 4
3.3 Quy trình nghiên cứu Trang 4
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu Trang 5
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Trang 5
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… Trang 7 PHỤ LỤC Trang 8
Bảng kết quả trước tác động Trang 8 Bảng kết quả sau tác động Trang 9 Chuẩn bị của giáo viên Trang 11
Đề kiểm tra 15 phút Trang 18,19 BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trang 20-24
MỤC LỤC
Trang 2KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 12 học tập và làm bài thi môn Lịch Sử thông qua bảng hệ thống
hóa kiến thức
Người nghiên cứu: Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Văn Giỏi, Huỳnh Minh Triết.
Đơn vị (trường, huyện): Trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng
2 Giải pháp thay thế - Giáo viên sẽ lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học bằng
cách tóm tắc nội dung chính từng bài để giúp học sinh nắm bài tại lớp và học nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.
3 Vấn đề nghiên cứu
Dữ liệu có thể thu thập
được
Giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức quan trọng: Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh học bài nhanh thuộc và nhớ lâu không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có Phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức quan trọng: Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh học bài nhanh thuộc và nhớ lâu.
4 Thiết kế Mẫu 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm tương đương (Lớp 12B2 và 12B3)
5 Đo lường Tỉ lệ học sinh làm được bài thông qua điểm trung bình của 2
nhóm
6 Phân tích dữ liệu So sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị P của T-test,
chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD và đồ thị ở giai đoạn
có tác động
7 Kết quả Tỉ lệ học sinh học thuộc bài nhớ bài lâu hơn tăng lên Như
vậy, bằng việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức quan trọng: Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh học bài nhanh thuộc và nhớ lâu
Trang 3Do đó chúng tôi quyết định chọn phưong pháp hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học để học sinh học bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn và ôn bài làm bài có hiệu quả hơn và tạo ra được sự hứng thú trong học tập.
Đề tài được viết trên cơ sở giáo viên lập bảng hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học Chúng tôi tiến hành dạy theo phương pháp hệ thống hóa kiến thức ở một lớp rồi tiến hành đánh giá kết quả với một lớp không được dạy theo phương pháp hệ thống hóa kiến thức bài học Trên cơ sở kết quả thu được, đánh giá được ưu điểm và khái quát thành hệ thống kiến thức bài học chung cho học sinh.
2 GIỚI THIỆU
Câu hỏi mà các em học sinh luôn đặt ra cho chúng tôi là “ Thầy ơi! Làm thế nào có thể học thuộc bài nhanh và nhớ được lâu hả thầy?”, “Trước đây thầy học sử như thế nào? ” Thú thật lúc đầu chúng tôi còn rất bỡ ngỡ, chỉ biết trả lời các em một cách chung chung là phải “cần cù, chịu khó”, nhưng sau đó tôi lại nghĩ sự cần cù, chịu khó chưa phải là đủ, mà cần phải có phương pháp học mới có thể mang lại hiệu quả Từ đó trong mỗi tiết học chúng tôi cố gắng miệt mài, học hỏi và tìm ra những cách truyền đạt, những cách giảng dạy khác nhau để có thể giúp các em nhanh chóng nắm được những kiến thức cơ bản của bài học.
Từ thực tế giảng dạy trong những năm qua ở trường chúng tôi thấy rằng người giáo viên không chỉ truyền đạt cho các em những kiến thức cơ bản mà còn hướng dẫn cách học cho các em, làm thế nào có thể giúp các em nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và có hiệu quả, từ đó tạo ra sự hứng thú học tập cho các em
Là những giáo viên dạy Sử lâu năm, chúng tôi luôn tìm những cách thức, phương pháp giúp học sinh ôn thi và làm bài thi có hiệu quả Chúng tôi đề cao việc hướng dẫn học sinh nắm kiến thức nhanh nhất và sâu sắc nhất và nhớ lâu bằng những cách đơn giản càng tốt nhờ đó học sinh có thể vận dụng làm bài hiệu quả, Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học là có tác dụng lớn nhất đối vớ môn học có nhiều sự kiện như môn Lịch Sử.
Trang 43 PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu
- Cả ba giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy Lịch Sử 12, nhiều năm đạt hội giảng vòng trường và chiến sĩ thi đua, luôn nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh.
- Học sinh 2 lớp chọn (12B2, 12B3) có sĩ số gần tương đương nhau, trình độ nhận thức như nhau, các em đều tích cực trong học tập.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi dùng kết quả kiểm tra 15 phút lần 1 (trong học kỳ II) để làm bài kiểm tra trước tác động Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm trước tác động.
Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng thiết kế nghiên cứu
03
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
3.3 Qui trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Đối với lớp đối chứng: thiết kế giáo án và giảng dạy như bình thường
Trang 5- Đối với lớp thực nghiệm: Sau mỗi bài chúng tôi hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan.
Riêng lớp đối chứng dạy chính khoá và tăng tiết bình thường, còn lớp thực nghiệm chính khoá có thêm sau mỗi bài chúng tôi hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức bài học và đưa cho học sinh một một số bài đã được giáo viên lập bảng hệ thống hóa kiến thức.
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Sau khi dạy xong phần ôn tập tăng tiết từ bài 12 đến bài 16 chúng tôi cho đề kiểm tra 15 phút trong giờ học học tăng tiết.
Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài từ bài 12 đến hết bài 16 với hình thức tự luận và cho 2 đề mỗi đề 1câu hỏi.
Sau đó 3 giáo viên tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0,00316 < 0,05 , cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
969033
0
04878 , 6 697674 ,
= 0,874992 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,874992 cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến nhóm thực nghiệm là tương đối lớn.
Trang 65 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8
TB TrướcTN TBsau TN
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình =
6.697674 nhóm đối chứng điểm trung bình = 6.04878 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,8 ; điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã
có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0.874992 Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0.00316 < 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải ngẫu nhiên mà do tác động.
Hạn chế: do thời gian tác động chưa đủ dài, trình độ tiếp nhận kiến thức học sinh chưa cao nên kết quả còn hạn chế
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
*Kết luận:
Việc áp dụng cách dạy có kèm theo việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức thay cho cách dạy thông thường đã nâng cao hiệu quả thuộc bài và làm bài của học sinh tạo được sự hứng thú và ham thích học tập sáng tạo của học sinh.
*Khuyến nghị:
Trong quá trình tự học, học sinh tự tìm tòi, phát hiện được
Việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức đem lại kết quả rõ rệt trong dạy học đảm bảo cả yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển Phương pháp này không chỉ áp dụng trong dạy học đại trà mà còn đặc biệt cần thiết trong các lĩnh vực khác như ôn thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi Việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức còn phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại – phương pháp còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, trí thông minh sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cần linh hoạt tránh đơn điệu gây sự nhàm chán trong học sinh Nhưng vì lợi ích thiết thực của phương pháp trong công tác giảng dạy
và học tập nên chúng tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô bộ môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các
bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để cho đề tài này được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao hơn nữa kết quả học tập của học sinh qua các
kỳ thi
Trang 71 Sách Lịch Sử 12 chuẩn – Nhà xuất bản giáo dục 2008.
2 Sách giáo viên sinh học 12 chương trình chuẩn – Nhà xuất bản giáo dục 2008
3 Phương pháp dạy học Lịch Sử- Nhà xuất bản giáo dục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Bảng kết quả trước khi tác động:
Lớp đối chứng (02) Lớp thực nghiệm (01)
1 Phạm Thị Ngọc Ánh 4
2 Nguyễn Hoàng Ân 5
20 Nguyễn Thị Thu Nhân 6
21 Nguyễn Thị Huỳnh Như 5
2 Huỳnh Văn Minh Châu 4
3 Nguyễn Thị Kim Chi 6
5 Nguyễn Hoàng Dương 7
23 Nguyễn Trần Hữu Tài 6
25 Nguyễn Thị Thanh Thảo 6
27 Dương Thị Hồng Thúy 6
28 Nguyễn Thị Thanh Thúy 6
37 Lê Thị Phi Hoàng Yến 6
Trang 9Bảng kết quả sau khi tác động:
Lớp đối chứng (04) Lớp thực nghiệm (03)
1 Phạm Thị Ngọc Ánh 4
2 Nguyễn Hoàng Ân 6
20 Nguyễn Thị Thu Nhân 6
21 Nguyễn Thị Huỳnh Như 6
Trang 10ĐỘ LỆCH CHUẨN 0,969033 0,7416
SMD 0,874992
TB TrướcTN TB sau TN Nhóm đối chứng 5,6 6,05 Nhóm thực nghiệm 6 6,7
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
- Giáo viên chuẩn bị soạn trước một số bài rồi hướng dẫn cho học sinh cách làm bảng
hệ thống hóa kiến thức bài học Sau đó giáo viên sẻ kiểm tra lại phần lập bảng của học sinh.
- Kết hợp với việc kiểm tra bài học và bài ôn tập của học sinh.
- Kinh tế Đông Dương: có bước phát triển nhưng lệ thuộc vào kinh tế Pháp
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc:
+ Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai lực lượng chống Pháp và tay sai của Pháp
+ Nông dân: bị đế quốc, phong kiến bóc lột nên là lực lượng đông đảo của cách mạng
+ Tiểu tư sản: gồm có học sinh, sinh viên, trí thức họ có tinh thần cách mạng + Tư sản: phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc
+ Công nhân: phát triển nhanh về số lượng
Công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng: bị 3 tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản) Có quan hệ mật thiết với nông dân Có tinh thần yêu nước và sớm vươn lên trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này
=> Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai
* Hoạt động của công nhân Việt Nam:
- Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát
- 8/1925 cuộc bải công của thợ máy xưởng Ba Son do Tôn Đức Thắng lãnh đạo
=> Công nhân Việt Nam ngày càng trưởng thành chuyển từ đấu tranh tự phátsang tự giác
- 5/6/1911 NAQ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng
- Cuối 1917 trở lại Pháp và gia nhập đảng xã hội Pháp
- 18/6/1919 NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam cho hội nghị Vécxai để giải phóng, các dân tộc
- 7/1920 đọc bản sơ đồ lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
- 12/1920 tham gia đại hội Tua
- 1921 NAQ lập ra hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
- 1922 NAQ là chủ nhiệm tờ báo Người Cùng Khổ
Trang 11- 1923 NAQ đến Liên Xô để dự hội nghị quốc tế nông dân và đại hội lần thứ
V quốc tế cộng sản
- 11/1924 NAQ về Quảng Châu để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam
- 6/1925 thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
- Tìm ra con đường cứu nước mới
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời đảng cộng sản
- 6/1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- 21/6/1925 sáng lập ra báo thanh niên
* Quá trình hoạt động:
- Mục đích: tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai
- Mở lớp huấn luyện đào tạo
- Lập tổng bộ
- Đầu 1927 tác phẩm “đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được xuấtbản
- Cuối 1928 chủ trương “vô sản hóa” đưa cán bộ của hội vào nhà máy, hầm
mỏ, đồn điền tuyên truyền cách mạng
Vai trò của hội:
- Truyền bá lí luận cách mạng theo khuynh hướng vô sản
- Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân
- Chuẩn bị về chính trị tổ chức cho sự ra đời của Đảng
b) Việt Nam quốc dân Đảng:
- 25/12/1927 VN quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lãnhđạo Hoạt động ở Bắc kì
- Thành phần hoạt động: tư sản dân tộc, binh lính người Việt, địa chủ yêunước
- Chủ trương: cách mạng bạo động bằng bao lực
- Suy thoái, khũng hoảng nặng nề
+ Nông nghiệp: lúa sụt giá, ruộng bỏ hoang
+ Công nghiệp: sản xuất suy giảm
b) Tình hình xã hội:
- Tình trạng đói khổ trầm trọng
+ Nông dân bị bần củng hóa
+ Các tầng lớp khác: cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng
Trang 12- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc:
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp
Trong những thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh
mẽ, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội tham gia
- Hệ thống chính quyền thực dân phong kiến tan rã ở thôn xã
- Chính quyền Xô Viết được thành lập
- Kinh tế: chia ruộng đất công cho nông dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế
- Giáo dục - văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn mệ tín dịđoan
- Chính quyền này tồn tại từ 4 - 5 tháng
* Ý nghĩa: đây là chính quyền của dân, do dân, vì dân với đỉnh cao là phong trào cách
mạng 1930 - 1931
c) Hội nghị ban chấp hành Trung Ương lần thứ nhất (10/1930).
* Hoàn cảnh:
- Phong trào cách mạng 1930 diễn ra sôi nổi
- 10/1930 hội nghị lần thứ nhất họp tại Cửu Long do Trần Phú chủ trì
* Nội dung hội nghị:
- Quyết định đổi Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương
- Bầu ban chấp hành Trung Ương Đảng chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư
- Thông qua luận cương chính trị của Trần Phú
* Nội dung luận cương:
- Mục tiêu: cách mạng tư sản dân quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủnghĩa
- Nhiệm vụ: đánh phong kiến và đế quốc
- Lực lượng cách mạng: công, nông
- Vai trò lãnh đạo: Đảng Cộng Sản Đông Dương
* Hạn chế:
- Không nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu
- Nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản
d) Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
* Ý nghĩa:
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đốivới cách mạng các nước Đông Dương