1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập và làm bài thi môn lịch sử 12

18 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 98,86 KB

Nội dung

Hay theo giáo sư Phan Ngọc Liên, “ cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phải phát triển tư duy, thông minh sáng tạo…”, “ nếu như các môn khoa học tự nhiên góp p

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Đặc thù Lịch sử là một trong những môn học quan trọng góp phần vào

sự phát triển và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho học sinh Do đặc điểm, vị trí của bộ môn lịch sử có ưu thế trong việc tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội và năng lực trí tuệ phục vụ đắc lực cho

sự nghiệp đổi mới của đất nước Như nhà giáo dục Đức Đisterverg đã khẳng định rằng “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lý, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lý” Hay theo giáo sư Phan Ngọc Liên, “ cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phải phát triển tư duy, thông minh sáng tạo…”,

“ nếu như các môn khoa học tự nhiên góp phần giúp con người hiểu đúng và ngày càng sâu sắc giới tự nhiên bao quanh và từ đó chinh phục nó, sử dụng nó vào mục đích cải thiện cuộc sống và giải phóng loài người, thì các môn khoa học xã hội lại góp phần giúp con người hiểu xã hội cũng như bản thân mình, từ

đó làm cho con người sống đẹp hơn, văn minh hơn, yêu thương nhau hơn, đấu tranh để xóa bỏ mọi nô dịch bất công trong xã hội Đó chính là lí do tồn tại và phát triển của khoa học nói chung và khoa học lịch sử nói riêng”

Trong quá trình công tác, giảng dạy, qua thông tin trên các phương tiện nghe nhìn về tình trạng chất lượng giáo dục bộ môn, tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng dạy và học bộ môn sa sút nghiêm trọng, phương pháp dạy học nhằm tăng tính tác động đến sự chủ động, tích cực hơn nữa của học sinh còn hạn chế Học sinh học tập thụ động, có em chỉ cắm cúi ghi bài nhưng đọc mãi mà không hiểu kiến thức hoặc kiến thức không thành được

hệ thống Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian mà chưa đem lại hiệu quả cao Và bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử khô khan, không hấp dẫn, nặng nề, khó nhớ, …

Nhưng trong những năm gần đây, bài thi Lịch sử là một môn trong tổ hợp khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia được làm theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 50 phút với 40 câu hỏi được phân bố rộng hết các chương, bài Mà Lịch sử lớp 12 bao gồm 2 khóa trình

cơ bản là: Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 và Lịch sử thế giới từ 1945 – 2000 Nội dung lịch sử 12 có nhiều điểm mới và khó; các nội dung lịch sử đòi hỏi phải chính xác, nói và viết phải theo quan điểm chính thống Từ đó đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn phải không ngừng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp

vụ, phải có phương pháp tốt giúp học sinh trong học tập, ôn tập và làm bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả cao

Trang 2

Học tốt môn lịch sử giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi đặc biệt là thi Trung học phổ thông quốc gia, mở ra một tương lai tươi sáng cho các em

Để giúp học sinh, nhất là đối với học sinh các trung tâm GDNN – GDTX

và các trường chuyên nghiệp có dạy hệ GDTX có được các kiến thức và kỹ năng

cơ bản trong ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử lớp 12, tôi xin trao đổi và nêu ra một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập và làm bài thi môn lịch sử lớp12

2 Tên sáng kiến: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ 12”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Phạm Thị Kiều Liên

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN- GDTX huyện Tam Dương

- Số điện thoại: 038 516 5606 E_mail: pkieulien@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Kiều Liên

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng vào quá trình dạy học môn Lịch Sử 12 tại Trung tâm GDNN- GDTX huyện Tam Dương, giải pháp của sáng kiến được áp dụng vào các tiết học lịch sử khối lớp 12 Sau một thời gian áp dụng người thực hiện tiến hành điều tra, khảo sát và cho thấy kết quả rất tốt

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Đầu năm học 2019-2020 đã hoàn thành các giải pháp và đưa vào áp dụng bắt đầu từ tháng 01 năm 2019 đến nay với các bước tiến hành như sau:

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Nội dung của sáng kiến

1 Cơ sở lý luận của phương pháp học tập và làm bài lịch sử lớp 12

Có thể nói kết quả học tập môn lịch sử của học sinh cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Thầy có nhiệt tình, tâm huyết hay không, trò có hứng thú, tích cực hay không và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo hay không Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên thì phương pháp, cách thức học tập bộ môn là rất quan trọng Không có cách thức phương pháp phù hợp thì trò có thể thấy học Sử như lạc trong “mê cung” không lối ra vì Sử có quá nhiều sự kiện, ngày tháng Vì vậy kinh nghiệm hướng dẫn phương pháp học tập và làm bài lịch sử 12 là một yếu tố hết sức quan trọng Có được kinh nghiệm phương pháp học tập phù hợp sẽ làm cho kết quả học tập, làm bài cao hơn

Trang 3

2 Thực trạng vấn đề.

Dạy học lịch sử 12 ở Trung tâm GDNN- GDTX Tam Dương bên cạnh

những yếu tố thuận lợi như: cơ sở vật chất nhà trường tương đối tốt, giáo viên giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm còn gặp không ít khó khăn: Trình độ học sinh tương đối thấp, khả năng tiếp thu và học tập của học sinh khối Trung tâm Giáo dục thường xuyên còn hạn chế hơn so với mặt bằng chung của học sinh khối Trung học phổ thông

Đa số học sinh luôn áp đặt cho mình suy nghĩ rằng Sử là một môn học quá dài dòng, khô khan và khó nhớ, khó thuộc nên không mấy hứng thú tìm hiểu Trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường Học sinh phần lớn các em chưa chú tâm học tập môn Lịch sử, cho rằng là môn phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất, ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào

Học sinh có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì

mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức có sẵn ở sách giáo khoa

Tài liệu phục vụ cho bộ môn lịch sử còn hạn chế

Một thực tế những năm gần đây khi chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia thì số học sinh theo tổ hợp khoa học xã hội chiếm từ 50% trở lên Như ở trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có hệ GDTX, các Trung tâm GDNN- GDTX thì hầu như 100% học sinh chọn thi tổ hợp khoa học xã hội (môn Sử, Địa, Giáo dục công dân) Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với giáo viên bộ môn tổ hợp khoa học xã hội nói chung và giáo viên môn lịch sử nói riêng Vấn đề đặt ra là trong số các em chỉ có một số em có khả năng thực sự, phần lớn còn lại là vì không thể học được tổ hợp khoa học tự nhiên và các em gần như là chưa có được những phương pháp học tập hiệu quả mà chỉ đơn thuần là học thuộc lòng nhất là môn sử, nên kết quả thường không cao Do đó nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên dạy lịch sử là phải bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục & đào tạo hướng dẫn, cố vấn cho các em những phương pháp, những kinh nghiệm quý báu của bản thân, của đồng nghiệp

mà mình tích luỹ được và để các em có được kết quả tốt nhất trong học tập cũng như ở các kỳ thi

3 Giải pháp và tổ chức thực hiện một số kinh nghiệm giúp học sinh học ôn tập bồi dưỡng kiến thức và làm bài thi

3.1 Một số phương pháp học tập

Trang 4

3.1.1 Học theo giai đoạn.

Như chúng ta biết lịch sử là tất cả những gì đã trải qua trong quá khứ, nhưng không phải là một chuỗi dài triền miên, đều đều mà có sự thăng trầm của nó Căn cứ vào đó các nhà sử học đã chia lịch sử thành các giai đoạn bao gồm cả lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới Mỗi giai đoạn tương ứng với một nội dung nhất định, phát triển hoặc suy vong, chiến tranh hoặc hoà bình Vì vậy trong quá trình học cần học dứt điểm từng giai đoạn một

Ví dụ:

Chương trình lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam 1919 –2000, sách giáo

khoa đã chia ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1919 – 1930

+ Giai đoạn 1930 – 1945

+ Giai đoạn 1945 – 1954

+ Giai đoạn 1954 - 1975

+ Giai đoạn 1975 đến 2000

Dựa vào phân kì lịch sử này, các bạn tiến hành xác định những sự kiện lịch sử chính (chưa cần đi vào nội dung chi tiết) gắn liền với từng giai đoạn lịch sử

cụ thể

Phần Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 được trình bày theo 6 chủ đề:

+ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai;

+ Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 1991) và Liên bang Nga (1991 -2000);

+ Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000);

+ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000);

+ Quan hệ quốc tế (1945 - 2000);

+ Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

Khi đã nắm tương đối chắc kiến thức giai đoạn đó rồi thì sẽ đưa nội dung giai đoạn khác lên Như vậy bằng cách này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức cơ bản ngay từ trong quá trình xây dựng thư mục kiến thức này

3.1.2 Thường xuyên đọc và ghi chép.

Nhiều học sinh vẫn cho rằng để nhớ năm tháng diễn ra sự kiện, cách hữu hiệu nhất là đọc đi, đọc lại nhiều lần Đây là cách học khá phổ biến vì tính truyền thống và dễ thực hiện Tuy nhiên sẽ hiệu quả hơn nếu các em thường xuyên viết

ra những gì mình đã đọc, đã học Mỗi ngày các em nên lựa chọn cho mình một bài tập được thầy, cô giao về để làm và củng cố kiến thức

3.1.3 Học lịch sử “hai mình”.

Trang 5

Tức là cách học bài cặp đôi Đây là phương pháp rất dễ thực hiện và hiệu qủa Khi học cùng một gười bạn thông qua các hình thức vấn đáp lẫn nhau, tức là một người hỏi, một người trả lời, hoặc là trao đổi, đánh giá, hay tranh luận về một vấn đề nào đó Qua đó những sai sót sẽ được nhắc nhở kịp thời, các vấn đề kiến thức sẽ được sáng tỏ hơn

Ví dụ: Hai học sinh có thể vấn đáp nhau những câu hỏi đơn giản về một chủ đề

như sau:

- Hỏi : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên do ai sáng lập và vào thời gian nào?

Trả lời: Do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6 năm 1925

- Hỏi: Hội đã phân hoá như thế nào?

- Trả lời: Năm 1929 Hội phân hoá thành hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng

3.1.4 Nhớ một được hai.

* Đây là cách liên kết các sự kiện để có thể nhớ được nhiều sự kiện có liên

quân đến nhau

Ví dụ: Giữa hai sự kiện là ký kết Hiệp định Gơnevơ và Hiệp định Pari, ta thấy

Hiệp định Giơnevơ ký ngày 21 tháng 7 năm 1954, chỉ cần đảo lại ngày tháng ta

sẽ có thời gian ký Hiệp định Pari 27 tháng 01 năm 1973

Ngày 02 tháng 9 năm 1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, đảo lại ngày 09 tháng 02 năm 1930 khởi nghĩa Yên Bái Ngày 03 tháng 02 năm 1930 được coi là ngày thành lập Đảng, đảo lại ngày 02 tháng 03 năm 1946 Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên

* Giữa các sự kiện có trùng ngày tháng

Ví dụ: Ngày 19 tháng 12 năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ Ngày 19

tháng 12 năm 1947 chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi Ngày 06 tháng 01 năm 1930 bắt đầu diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Ngày 06 tháng 01 năm 946 bầu cử Quốc hội đầu tiên

Như vậy bằng cách này, chỉ cần chú ý một chút các em sẽ dễ dàng nhớ được nhiều sự kiện có “liên quan “ đến nhau

3.1.5 Học lịch sử thông qua giải trí.

Thông qua xem phim, có thể là phim tài liệu hoặc phim truyện có nội dung lịch sử Những cuốn phim tài liệu về chiến tranh ở Việt Nam như “Cuộc chiến mười ngàn ngày”, Phim về chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh và nhiều cuốn phim tài liệu cũng như phim truyện khác Đây là cách tiếp

Trang 6

cận kiến thức thông qua hình ảnh trực quan sinh động và âm thanh Với cách này, vừa giúp các em có thể thư giãn, giải trí vừa làm cho Lịch sử đi vào trí nhớ của các em một cách nhẹ nhàng nhưng có ấn tượng mạnh Vì khi xem phim, tâm trạng được thoải mái, não không phải căng thẳng sẽ tạo điều kiện để dễ dàng nhớ mọi thứ Đồng thời hình ảnh và âm thanh cũng sẽ là một kênh để khắc sâu kiến thức Bên cạnh xem phim, các em có thể sưu tầm, tìm đọc các loại truyện tranh hoặc các truyện khác có nội dung lịch sử Đây cũng là phương pháp kết hợp giữa hình thức học và giải trí, giúp các em nắm bắt và mở rộng được kiến thức của mình

3.2 Phương pháp ôn và làm bài thi.

3.2.1 Phương pháp ôn.

Nên chọn và phân bố thời gian học ôn hợp lý nhằm giúp quá trình tự học đạt kết quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng

Ví dụ:

Buổi tối nên bắt đầu học từ 19h 30 tới 23h là đi ngủ Buổi sáng khoảng 5 giờ thức dậy và học khoảng 1 tiếng đến 6h thì nghỉ Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc thư giãn một chút cho khuây khoả rồi học tiếp Khi ôn cần bám sát sách giáo khoa, cấu trúc đề thi, chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và bài giảng của thầy, cô trên lớp

Ngoài việc ôn theo các tài liệu trên, đối với các em có điều kiện có thể dành thời gian ôn thi qua mạng Internet Đây là kênh ôn thi có nhiều thông tin phong phú, rất bổ ích nếu biết khai thác và tận dụng Qua kênh này có thể khai thác các đề thi thử trực tuyến hoặc xem các cẩm nang hướng dẫn ôn tập của các thủ khoa hay giáo viên bộ môn chia sẻ trên trang mạng

** Những lưu ý để học sinh ôn tập tốt:

a Ôn theo từng chủ đề Lịch sử cụ thể

Việc nhóm các vấn đề lịch sử cùng đặc điểm, liên quan với nhau thành một chủ đề là một cách giúp học sinh ôn tập hiệu quả hơn, có thể kể đến một số chủ đề như sau: “Quá trình thành lập Đảng: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam, sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Các hiệp định trong giai đoạn từ 1945 đến 1975: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri”; Phong trào yêu nước theo xu hướng dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1930

Trang 7

b Lập sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề các sự kiện lịch sử có liên hệ với nhau

Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau Do đó, nếu học sinh học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn như: Diễn biến của cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945 xoay quanh 4 sự kiện lớn là: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945) Giai đoạn:

Trong giai đoạn 1954 – 1975, ở miền Nam Việt Nam lập sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề:

Thời gian Các chiến lược Chiến tranh Dưới thời tổng thống

1954- 1960 Chiến tranh đơn phương Eisenhower

1961-1965 Chiến tranh đặc biệt Kennedy+ Johnson

1965- 1968 Chiến tranh cục bộ Johnson

1969-1975 Việt Nam hóa chiến tranh Nixon+ Ford

Trang 8

Trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, các bạn cần chú ý đến 4 kế hoạch của thực dân Pháp: Bôlae (1947), Rơ-ve (1949), Đờ-lát-đơ Tát-xi-nhi (1950) và Nava (1953) Nếu nhóm 4 kế hoạch trên và quá trình ta đánh bại từng kế hoạch của địch bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, các bạn sẽ thấy được một thực trạng thú vị là các kế hoạch của Pháp đề ra theo kiểu “thua keo này, bày keo khác”, sau một lần thất bại của kế hoạch trước, thực dân Pháp thay tướng và đưa ra một kế hoạch mới, nhưng cuối cùng đều bị quân và dân ta đánh bại, buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ rút quân về nước

Đối với các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, các bạn bắt đầu từ chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Lúc đầu, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm, nhưng sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra, Đảng ta đã liên tục điều chỉnh rút ngắn kế hoạch giải phóng miền Nam Cuối cùng, trong chưa đầy 3 tháng, ta

đã giải phóng hoàn toàn miền Nam Vấn đề còn lại chỉ là nhớ những sự kiện chính của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

c Lưu ý

Đối với giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939, các bạn chú ý đến

cấu trúc: bối cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa và kết quả

3.2.2 Phương pháp làm bài thi

Để bài thi sử đạt điểm cao, khi làm bài trước hết học sinh phải đảm bảo ba

nguyên tắc sau: một là đúng, hai là đủ và ba là rõ ràng Xác định một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm Trung học phổ thông quốc gia môn lịch sử

Để giúp học sinh không bị lúng túng khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học

sinh cần chú ý một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử dưới đây:

a Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh chọn câu trả lời đúng: Trong 4 phương án

gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng các phương án còn lại đều sai

Ví dụ 1:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam 1954-1975, lực lượng

nào chỉ xuất hiện trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”?

C Quân Mĩ và quân chư hầu của Mĩ D Quân Bắc Phi

Trang 9

b Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Trong 4

phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất

Ví dụ 2:

Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành, là nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân

B Có Đảng cộng sản Đông Dương và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng

C Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cách mạng

D Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao

c Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống):

Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án gây nhiễu (A,

B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng

Ví dụ 3:

Cho dữ liệu: Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

“ Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng…………”

A con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm

B “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân

C con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm

D con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh

đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm

Hay cho dữ liệu: “ Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á ( trừ Nhật Bản…(1)… ) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi to lớn (2)………Đây là khu vực duy nhất ở châu Á

có (3)………

Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống

A (1) Hàn Quốc; (2) địa- chính trị và kinh tế; (3) Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Trang 10

B (1) Nhật Bản; (2) địa- chính trị ; (3) Trung tâm kinh tế- tài chính lớn.

C (1)Trung Quốc; (2) địa- chính trị ; (3) Trung tâm vũ trụ

D (1) Hàn Quốc; (2) địa- chính trị; (3) Trung tâm kinh tế- tài chính lớn

d Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ 4:

Cho các dữ kiện sau:

1) Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập

2) Nước Cộng hòa Inđônêxia thống nhất ra đời;

3) Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước;

4) Philippin và Miến Điện( Mianma) được công nhận độc lập;

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Ví dụ 5: Cho các dữ liệu sau

Nội dung giải quyết

1 Chính quyền cách mạng

2 Nạn đói

3 Nạn dốt

4 Khó khăn về tài chính

Biện pháp cụ thể

a.“Hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”

b Bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân

các cấp

c.“Quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”

d.“Nha bình dân học vụ”

Nối nội dung giải quyết của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa những năm đầu sau cách mạng tháng Tám với biện pháp cụ thể

A.1-b, 2- a, 3- c, 4 - d B.1- c, 2- a, 3-b, 4-d

C.1-b, 2-a, 3- d, 4-c D.1- a, 2- c, 3-b, 4- d

e Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu 1 đoạn văn bản:

Ngày đăng: 15/06/2021, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w