1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ

24 594 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử là những gì đã trải qua trong tiến trình phát triển của nhân loại. Nó giống như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống, nó có tác dụng giáo dục rất lớn (lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, biết ơn những vị anh hùng đã có công dựng nước, giữ nước...). Nhưng việc học và làm bài thi môn Lịch sử hiện nay đang rất báo động. Bằng chứng là nhiều năm nay, môn Lịch sử luôn là môn học mà học sinh rất không thích học và điểm tương đối thấp. Trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học số lượng thí sinh điểm thấp thuộc dạng nhiều nhất. Lí giải cho tình trạng trên, có thể thấy rằng để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử rất khó khăn với đa phần học sinh vì môn Sử vốn “nổi tiếng” khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử, nhiều số liệu liên quan, kiến thức thì dàn trải. Bởi vậy học sinh rất ngán ngẩm khi học môn này. Thêm vào đó, tình trạng dạy chay của một bộ phận giáo viên hiện nay với phương pháp đọc chép cũng kiến học sinh ngày càng rời xa với môn học này. Thêm vào đó, việc phần lớn học sinh hiện nay chưa biết cách học và làm bài thi môn Lịch sử cũng là một trong những yếu tố khiến các em ngại học và điểm thi thấp. Tuy vậy vẫn có rất nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử nhưng lại băn khoăn, lo lắng xoay quanh vấn đề tiếp thu kiến thức và kĩ năng làm bài như thế nào? Là một giáo viên dạy môn Lịch sử đã nhiều năm giảng dạy, chấm thi, ôn thi học sinh giỏi, trước đây khi là học sinh cũng từng học trường chuyên và tham dự các kì thi (thi học sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học), tôi cũng có rất nhiều kinh nghiệm về học và làm bài thi môn Lịch sử, tôi xin chia sẻ với các em học sinh một số kinh nghiệm để các em đạt điểm cao môn học được cho là khô khan và “khó nuốt” này. Đó cũng chính là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi thực hiện:

GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử là những gì đã trải qua trong tiến trình phát triển của nhân loại. Nó giống như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống, nó có tác dụng giáo dục rất lớn (lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, biết ơn những vị anh hùng đã có công dựng nước, giữ nước ). Nhưng việc học và làm bài thi môn Lịch sử hiện nay đang rất báo động. Bằng chứng là nhiều năm nay, môn Lịch sử luôn là môn học mà học sinh rất không thích học và điểm tương đối thấp. Trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học số lượng thí sinh điểm thấp thuộc dạng nhiều nhất. Lí giải cho tình trạng trên, có thể thấy rằng để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử rất khó khăn với đa phần học sinh vì môn Sử vốn “nổi tiếng” khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử, nhiều số liệu liên quan, kiến thức thì dàn trải. Bởi vậy học sinh rất ngán ngẩm khi học môn này. Thêm vào đó, tình trạng dạy "chay" của một bộ phận giáo viên hiện nay với phương pháp đọc chép cũng kiến học sinh ngày càng rời xa với môn học này. Thêm vào đó, việc phần lớn học sinh hiện nay chưa biết cách học và làm bài thi môn Lịch sử cũng là một trong những yếu tố khiến các em ngại học và điểm thi thấp. Tuy vậy vẫn có rất nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử nhưng lại băn khoăn, lo lắng xoay quanh vấn đề tiếp thu kiến thức và kĩ năng làm bài như thế nào? Là một giáo viên dạy môn Lịch sử đã nhiều năm giảng dạy, chấm thi, ôn thi học sinh giỏi, trước đây khi là học sinh cũng từng học trường chuyên và tham dự các kì thi (thi học sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học), tôi cũng có rất nhiều kinh nghiệm về học và làm bài thi môn Lịch sử, tôi xin chia sẻ với các em học sinh một số kinh nghiệm để các em đạt điểm cao môn học được cho là khô khan và “khó nuốt” này. Đó cũng chính là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi thực hiện: GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CÓ HIỆU QUẢ. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN II.1. Cơ sở lí luận Từ thời dựng nước, nhân dân ta đã coi trọng việc ghi nhớ lịch sử. Khi chưa có chữ viết thì có các câu ca dao, các truyện truyền thuyết như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy Thời phong kiến, Lịch sử là một lĩnh vực, môn học hàng đầu bởi vì chúng ta biết rằng yếu tố truyền thống luôn được các triều đại phong kiến đề cao để phát huy tinh thần dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Có hẳn cả cơ quan biên soạn lịch sử như Quốc sử quán (thời Nguyễn). 1 Nhiều bộ sách Lịch sử do nhà nước hoặc tư nhân biên soạn như Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục (thế kỉ XVI-XVIII), Lịch triều hiến chương loạn chí của Phan Huy Chú (thời Nguyễn). Lịch sử cũng là một trong những nội dung thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc chúng ta thấy họ cũng nặng về phát huy giá trị lịch sử với những bộ sách lịch sử về nước họ. Nhưng cách để tiếp cận với kiến thức lịch sử của họ thời bấy giờ cũng chỉ là học bài theo kiểu "học vẹt". Theo dõi các bộ phim viết về Lịch sử phong kiến chúng ta thấy cách học của các sĩ tử cũng không có gì đặc biệt. Họ ngồi học ở bàn, đi đi lại lại học, có một số sĩ tử sợ ngủ quên khi học nên buộc tóc vào một sợi dây dài treo lên xà nhà. Khi ngủ gật, tóc sẽ bị giật mạnh khiến người học bị đau và tỉnh dậy. Cách mà họ làm bài thi cũng chỉ là chép lại vào giấy những gì mình nhớ, không có một sự trình bày khoa học nào cả. Hiện nay học sinh vẫn chủ yếu học và làm bài thi theo phương pháp "truyền thống" đó. Mà đó lại là cách học hết sức nhàm chán, chóng nhớ, dễ quên, cách làm bài thiếu thẩm mĩ đôi khi gây bức bối cho người chấm thi. Bởi vậy, cách học và làm bài này không bền lâu và khiến học sinh không đạt được kết quả tốt khi kiểm tra, thi Lịch sử. Nó kéo theo sự chán chường với môn học, từ sự chán chường đó khiến cho lịch sử dân tộc bị mai một dần ở thế hệ trẻ. II.2. Cơ sở thực tiễn Qua quá trình giảng dạy ở nhà trường, tôi nhận thấy rằng học sinh đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học và làm bài kiểm tra, nếu không nói là bế tắc. Ngay cả những học sinh đươc coi là học sinh giỏi cũng chỉ biết "tụng kinh" môn Sử và chép lại những gì mình nhớ bằng những gạch đầu dòng. Thậm chí có nhiều học sinh lười học, cẩu thả thì việc chấm bài các em quả là cực hình. Nhiều em trình bày không có gạch đầu dòng cho rõ ý mà cứ nối tiếp nhau viết cho đầy chữ, dòng này nối tiếp dòng kia không dấu chấm, phẩy. Nhiều em nhớ sai một cách trầm trọng về Lịch sử như Trần Hưng Đạo tham gia chiến dịch Biên giới 1950, hay trình bày chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh" thì nói rằng âm mưu của Mĩ là "Dùng người Việt đánh người Việt, dùng người nông dân đánh người nông dân". Khi đọc những bài làm như thế này, giám khảo cũng chỉ biết "dở khóc, dở cười" mà thôi. Có học sinh thì quá tự tin vào kiến thức của mình, mới đọc đề thi đã cắm đầu làm ngay kết cục là lạc đề nên không có điểm. Ví dụ đề thi đại học năm 2010 có nội dung: Chiến dịch lớn đầu tiên nào mà quân ta chủ động mở sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, nếu học sinh không đọc kĩ, nhấn mạnh vào từ ngữ (chủ động) thì sẽ trình bày đó là Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 (thực chất đó là chiến dịch Biên giới thu đông 1950 vì năm 1947 chúng ta bị động đối phó với cuộc tấn công của Pháp lên căn cứ Việt Bắc). Qua việc chấm thi ở trường và chấm thi tốt nghiệp THPT, tôi còn nhận thấy rất nhiều học sinh mắc phải rất nhiều lỗi trong làm bài thi môn Lịch sử. Sau đây là một số lỗi thường gặp: Thứ nhất là việc xác định nội dung trả lời không đúng, hỏi một đằng trả lời một nẻo vì bị sai ngay từ khâu xác định đề thi hỏi về vấn đề gì. 2 Ví dụ đề thi hỏi về vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam thời kì 1919 đến 1930 thì học sinh lại nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người. Thực ra các em chỉ cần nêu các vai trò sau (kèm dẫn chứng): - Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn - Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng - Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng - Đề ra cương lĩnh cách mạng đầu tiên đúng đắn và sáng tạo Thứ hai là việc trả lời sót ý do học sinh chưa chịu đọc kĩ đề đã vội làm bài ngay, không vạch ra dàn ý chi tiết. Lỗi này thường gặp ở những học sinh làm ẩu, thiếu cẩn thận, dẫn tới việc khi làm xong hết rồi, đọc lại thấy thiếu lại bổ sung phía sau bài khiến giám thị đôi lúc đọc cũng phát bực mình. Thứ ba là việc các mốc thời gian, số liệu và sự kiện nhớ không chính xác nên nhiều học sinh cứ viết “bừa”, thậm chí còn "bịa" ra để viết cho đầy chữ trong bài làm vì các em nghĩ rằng: có chữ là có điểm, hên thì trúng. Ví dụ cách mạng tháng Tám diễn ra năm 1845 thì có em trả lời là năm 1975, sau cách mạng tháng Tám ngân khố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng thì có em viết là hơn 1,2 tỉ đồng Việc "bịa" sự kiện lịch sử có thể kể đến là đã có học sinh khi trả lời câu hỏi: nêu diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh đã trình bày như sau: sau khi lãnh đạo nhân dân ta giành chiến thắng ở chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bác Hồ tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Vì Bác lãnh đạo chiến dịch này nên gọi tên chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Ở đây học sinh đã nhầm lẫn nặng bởi vì Bác đã mất từ năm 1969 thì làm sao mà lãnh đạo nhân dân ta giải phóng Sài Gòn được. Thứ tư là cách trình bày không rõ ràng, viết lan man, chung chung, bài thi dài hai, ba trang nhưng không nêu được ý chính. Đây chính là hệ quả của việc không nắm được kiến thức, không biết cách trình bày. Những bài thi như thế thường chỉ đạt điểm rất thấp vì chưa thể hiện được bản chất của vấn đề. Thứ năm là bài làm giống kiểu"đầu voi đuôi chuột", nghĩa là mấy câu đầu câu thì trả lời đầy đủ, thậm chí dư ý nhưng lại có những câu ngắn, cụt ý do không còn thời gian trả lời. Điều này phản ánh sự phân phối thời gian không hợp lí cho việc trả lời các câu hỏi của học sinh, các em hứng thú câu nào thì say sưa làm, trình bày dài dòng dẫn tới mất thời gian nên khi gần hết giờ mới cuống cuồng làm các câu khác dẫn tới quên và thiếu ý. Thực tế việc học và làm bài thi môn Lịch sử đã phản ánh phần nào qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp và đại học trong vài năm gần đây, đặc biệt là ở kì thi tốt nghiệp và đại học năm 2011 với hàng ngàn điểm 0 cho môn Lịch sử. Nhiều bài viết sai kiến thức, lệch lạc về thời gian, cách trình bày rối rắm khiến giám khảo bức xúc và khó khăn trong việc chấm bài. Năm học 2013-2014, khi Bộ giáo dục và Đào tạo đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi, trong đó Lịch sử là một môn tự chọn thì thực tế đã cho thấy môn Sử bị đa phần học sinh né thi. Theo số liệu thống kê một số trường chỉ có một em đăng kí (Trong đó có 2 trường: Trường THPT Nam Đàn 1 – huyện Nam Đàn và Trường THPT Thái Lão - huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An). Trường nhiều nhất cũng chỉ có khoảng hơn 20 học sinh dự thi. 3 Đến năm học 2014-2015, Bộ giáo dục tiếp tục đổi mới cách thi với một kì thi chung cho cả Đại học và Tốt nghiệp. Trong đó ba môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, năm môn tự chọn bao gồm có Lịch sử. Nhưng rốt cuộc khi thống kê, số lượng học sinh đăng kí thi Sử của từng trường vẫn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay (trường tôi có 3 học sinh đăng kí). Đây chính là một sự thật đáng buồn gây ra những bức xúc, nỗi lo âu đối với toàn xã hội về việc giáo dục truyền thống dân tộc qua môn học Lịch sử. Điều đó cũng một phần xuất phát từ việc học sinh chưa biết cách học và chưa nắm được kĩ năng làm bài. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều học sinh yêu môn Lịch sử nhưng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận môn học này mà chưa có ai định hướng, giúp đỡ các em thực hiện sở thích của mình. Vì lẽ trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp học sinh học và làm bài thi có hiệu quả như sau: III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP III.1. PHƯƠNG PHÁP HỌC LỊCH SỬ III.1.1. Phải có sự định hướng học bài (cách học "mưa dầm thấm lâu"). Thực tế cho thấy rằng đa phần học sinh hiện nay thường học bài theo kiểu đối phó, tức là khi kiểm tra mới học (kể cả những học sinh được coi là chăm ngoan, học sinh trường chuyên). Đơn cử như việc kiểm tra bài cũ, các em thường chỉ học bài khi thầy cô chưa kiểm tra. Còn khi có điểm miệng rồi (tức đã kiểm tra) thì học sinh sẽ không học bài nữa mà chuyển sang học các môn khác. Đây có thể coi là "bệnh lười". Mặt khác, việc tập trung học theo khối thi cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh lười học các môn còn lại. Kiểu học đối phó còn thể hiện ở việc học sinh thường chỉ học bài khi tới tiết kiểm tra hoặc thi học kì, thậm chí có em ngày hôm sau thi thì tối hôm trước mới học. Đó là cách học có thể nói là tài tử, "cưỡi ngựa xem hoa", cách học của những kẻ lười biếng, "ăn xổi ở thì". Như vậy thì làm sao có thể nắm được kiến thức. Đặc thù của môn Lịch sử là kiến thức khá dài, thời gian, số liệu không ít nên nếu không có sự định hướng thì sẽ không hề dễ dàng trong việc ghi nhớ. Có nhiều học sinh hỏi tôi làm sao có thể nhớ được các bài học lịch sử. Theo tôi, điều đầu tiên là phải có sự định hướng, tức là phải xác định việc học là phải học dần dần, học xong bài nào phải thuộc bài đó, học tới đâu nhớ tới đó. Môn Lịch sử có thể coi là môn học thuộc nên nếu không học ngay sau khi đã được nghe giảng trên lớp thì sẽ rất khó khăn nếu như kiến thức học xong cứ chất đống lại học một lần. Ngay cả người thông minh cũng chưa chắc "tải" nổi chứ học sinh bình thường. Đặc biệt với những học sinh theo khối C, việc định hướng học trước càng trở nên quan trọng. Nếu xác định thi thì ngay từ lớp 10 có thể mua sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu môn Sử 12 đọc trước. Môn Sử khác với môn khác là rất dễ học nên việc đọc trước sẽ giúp các em quen với kiến thức và dễ dàng tiếp nhận hơn khi được thầy cô giảng lại. 4 Việc xác định học lịch sử là cả một thời gian lâu dài chứ không phải trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn nhớ rõ các giai đoạn lịch sử. Vì vậy khi ôn lại sẽ rất là dễ dàng và trình độ tổng hợp, khái quát hóa sự kiện của các em sẽ tốt hơn. III.1.2. Học bài bằng cách chép lại Tôi đã từng xem một số bộ phim của Trung Quốc, trong đó có những đoạn phim nói về cách học bài của người xưa, thời phong kiến. Thời đó người ta phải học những cuốn sách mang tính lí thuyết như Tứ thư, Ngũ kinh. Để học thuộc những cuốn sách đó, các sĩ tử có những kiểu học khá thú vị. Bình thường là ngồi học, có người chắc là do buồn ngủ quá nên vừa cầm sách vừa đi đi lại lại nhẩm nhẩm, có người sợ ngủ quên nên buộc tóc lên trần nhà ngồi học, lỡ ngủ quên gật đầu thì tóc bị giật đau điếng nên sẽ tỉnh ngủ. Thời nay, một số học sinh tranh thủ học bài bằng cách vừa đi bộ, hoặc đạp xe tới trường vừa cầm vở học (cách học này khá nguy hiểm vì dễ tai nạn, mà cũng khó nhớ), có học sinh ngồi sau xe (có người chở) học hoặc ngồi học trên xe buýt. Những cách học này trong chốc lát thì có hiệu quả vì nó nhanh nhớ, nhưng điều hạn chế là nhanh quên. Tôi cũng đã từng là học sinh, đã thi khối C nên có thử qua những phương pháp này nhưng không có hiệu quả. Cách học có thể nói là nhớ lâu nhất là việc chép lại kiến thức. Việc chép lại cũng là một cách nhẩm bài nhưng khi ta viết sẽ nhớ rõ hơn bởi vì một lần viết giống như hai lần học. Lần thứ nhất: đọc để nhớ và ghi lại. Lần thứ hai: ghi lại để nhớ. Trong quá trình ghi kiến thức đã in đậm trong đầu qua việc viết, chỉnh sửa. Phương pháp này có thể coi là hữu ích với những người học Sử. Mặc dù mất thời gian, tốn giấy, mỏi tay nhưng bù lại chúng ta nhớ sâu được bài học và sau khi đã thuộc rồi thì việc ôn lại dễ dàng hơn rất nhiều so với việc nhẩm miệng. Đây là cách học mà những học sinh chăm học, kiên trì thường áp dụng. III.1.3. Học bài bằng cách "dán kiến thức" Cách học này có thể nói hơi "dị" một chút nhưng cũng rất hiệu quả. Trong cuộc sống chúng ta đã gặp trường hợp một số gia đình mê tín thường dán bùa chú quanh nhà để trừ tà. Cách học "dán kiến thức" giống dán bùa chú đó sẽ làm cho nhiều người phải buồn cười nhưng nếu xét một cách nghiêm túc sẽ thấy sự "lợi hại" của nó. Nếu bạn chưa nhớ rõ được kiến thức lịch sử mà muốn ôn lại khi không có điều kiện ngồi một chỗ (ví dụ bạn còn phải quét nhà, nấu cơm thậm chí đang xem ti vi ), bạn có thể lấy những tờ giấy lớn chép lại kiến thức và dán vào những nơi mình đang có công chuyện (tường bếp, phòng ). Bạn thử hình dung ra khi bước chân của bạn đi tới đâu, kiến thức lịch sử cũng có ở đó; còn bạn kiến thức lịch sử đã có trong đầu rồi, nếu không nhớ chỉ việc ngó qua và nhớ lại. Cách học này mang tính chất tận dụng thời gian (lúc chờ canh sôi, nghỉ mệt lau nhà hay ti vi đang quảng cáo ), còn nếu bạn học khi đang tập trung vào công việc nào đó thì sẽ "xôi hỏng bỏng không", nhiều khi bài thì không thuộc, cơm thì khét, canh thì đổ đầy bếp Kiểu học bài như trên có lợi thế với những người ít thời gian học, nhà rộng, nhiều chỗ dán. 5 Ưu điểm của nó là khi ta chép vào giấy để dán lên tường ta đã có một lần khắc sâu kiến thức, và lần chúng ta đọc nó trên tường là lần củng cố lại. Nếu không tin bạn hãy làm thử xem. III.1.4. Học bài theo kiểu hồi tưởng Thời gian tập trung nhất để học bài của bạn là lúc bạn ngồi ở bàn học. Đó là khoảng thời gian bạn nỗ lực để ghi nhớ kiến thức trong đầu. Nó giống như là khâu sơ chế. Còn thời gian bạn củng cố lại thì rất là nhiều lúc. Có thể bạn cảm thấy mình rất ít thời gian ôn bài, nhưng bạn hãy nghĩ lại xem, trước khi đi ngủ, khi mới ngủ dậy, thậm chí là lúc đi tới trường , bạn cũng có thể ôn lại bài được. Kiến thức thì bạn đã có trong đầu sẵn, bạn chỉ phải nhẩm lại trong đầu xem mình nhớ tới đâu thôi. Chỗ nào chưa nhớ thì lúc nào rảnh (chẳng hạn sáng hôm sau hay trước giờ vào lớp) bạn có thể coi lại. Đó là cách học tận dụng thời gian. Nó giúp cho bạn vừa củng cố được kiến thức, vừa biết được mình chưa nắm được nội dung nào để sau đó đọc và nhớ lại. Đặc biệt, việc hồi tưởng kiến thức trước khi nhủ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Thời còn là học sinh, tôi cũng áp dụng phương pháp này. Trước khi đi ngủ, tôi chuẩn bị cái đèn pin, cuốn sách (vở) bên cạnh. Khi nào hồi tưởng lại không nhớ bật đèn, mở vở ra coi và nhẩm lại. Với việc làm đó, tôi nhớ rất sâu kiến thức và giấc ngủ cũng đến nhanh và tốt hơn. III.1.5. Học bài bằng cách lập dàn ý hay sơ đồ hóa kiến thức Trong văn học, học sinh thường phải lập dàn ý, tức là vạch ra những ý cần làm trong bài. Môn Lịch sử cũng là bộ môn Khoa học xã hội, nên việc lập dàn ý hay sơ đồ hóa lịch sử cũng là cách phác thảo lại bài học, giúp học sinh nhớ lại kiến thức. Nếu học sinh mới chỉ học một hoặc một số ít bài (trường hợp này chỉ áp dụng cho học sinh kiếm tra hoặc thi học kì) thì nên dùng phương pháp lập dàn ý. Tức là vạch ra những ý chính trong bài hoặc phần nào đó. Từ những ý khái quát đó có thể nhớ ra những ý chi tiết hơn. Ví dụ khi học xong bài 1, SGK Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) học sinh có thể lập dàn ý cho bài học như sau: I. Hội ngị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc: - Hoàn cảnh hội nghị - Nội dung hội nghị - Ý nghĩa hội nghị II. Sự thành lập Liên hợp quốc - Sự thành lập Liên hợp quốc - Mục đích thành lập Liên hợp quốc - Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc - Cơ cấu Liên hợp quốc - Vai trò của Liên hợp quốc Đối với một giai đoạn lịch sử (thường áp dụng cho các kì thi), học sinh có thể sơ đồ hóa sự kiện lịch sử sau đó mới lập dàn ý cho từng sự kiện. 6 Ví dụ: Sơ đồ hóa giai đoạn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Từ sơ đồ trên ta chi tiết hóa các sự kiện bằng dàn ý. Ví dụ giai đoạn 1930- 1931lập dàn ý như sau: I. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời - Hoàn cảnh diễn ra hội nghị thành lập Đảng - Nội dung hội nghị thành lập Đảng - Ý nghĩa hội nghị thành lập Đảng - Nội dung, ý nghĩa Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt - Ý nghĩa lịch sử việc Đảng ra đời II. Phong trào cách mạng 1930-1931 - Nguyên nhân diễn ra phong trào - Diễn biến chính của phong trào - Chính sách của Xô viết Nghệ - Tĩnh - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 7 1930 - 1945 1930 - 1931 1936 - 1939 ĐCS Việt Nam ra đời Phong trào cách mạng 1930-1931 Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương (10-1930) Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông Dương (7-1936) Hội nghị VIII Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5-1941) 1939 - 1945 Phong tr o dà ân chủ 1936-1939 Hội nghị VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11-1939) Khởi nghĩa từng phẩn (tháng 3 đến giữa tháng Tám năm 1945) Cách mạng tháng Tám 1945 III. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (10-1930) - Hoàn cảnh hội nghị - Nội dung, ý nghĩa hội nghị - Nội dung, hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo Có thể nói cách học lập dàn ý hay vẽ sơ đồ này là một cách học khá khoa học. Thường thì học sinh chỉ học theo kiểu "học vẹt", tức là cầm vở đọc thuộc mà không hình dung được trong bài học đó nó có những nội dung chính gì. Cho nên các em nhanh quên kiến thức. Thậm chí có nhiều học sinh lên bảng trả bài hoặc kiểm tra quên một chữ thì quên luôn cả bài. Nhiều em không nhớ nội dung từng đề mục trong Sách giáo khoa, chỉ nhớ mình học kiến thức đó trong mục 1 hay mục 2 mà thôi. Chính vì lẽ đó phương pháp này sẽ giúp học sinh phác họa lại nội dung chính của từng phần, của bài, từ đó mà nhớ được những kiến thức chi tiết liên quan. Đặc biệt với những học sinh tham dự các kì thi, các em sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh hấp tấp làm bài mà quên đi kiến thức. Bởi vì ở trước mặt các em đã có bản phác thảo rồi. Chỉ cần bình tâm nhớ lại là làm bài một cách trơn tru thôi. III.1.6. Học bài bằng phương pháp trắc nghiệm Nhiều học sinh than vãn rằng mốc thời gian, số liệu trong sách giáo khoa quá nhiều. Ví dụ trong Sách giáo khoa Lịch sử 12 thời kì 1930-1945 nào là Nhật đảo chính Pháp, hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng VI, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng VIII, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, căn cứ Việt Bắc Hay trong Sách giáo khoa Lịch sử 10 bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nào là hội nghị ba đẳng cấp (5-5-1789), vụ phá ngục Ba-xti (14-7-1789), Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (8-1789), Hiến pháp (9-1791), xử tử Lu- I XVI (21-1-1793) Câu hỏi các em đặt ra là: "Làm sao chúng em nhớ nổi, có cách nào để nhớ rõ các mốc thời gian, số liệu đó không thầy?". Đây là câu trả lời của tôi: hãy làm trắc nghiệm. Nếu chúng ta bỏ chút thời gian thì có thể thấy trên truyền hình có hàng loạt chương trình giải trí mang lại kiến thức hữu ích như Đường lên đỉnh Ô-lym- pi-a, Ai là triệu phú, Đấu trường 100 Bản thân tôi khi xem những chương trình này cũng thấy rất thú vị vì có nhiều câu hỏi liên quan tới lĩnh vực lịch sử. Qua những câu hỏi trắc nghiệm tôi biết kiến thức của mình như thế nào. Vậy tại sao các em không chọn phương pháp này để học môn Lịch sử hiệu quả hơn? Cách thứ nhất, các em có thể tìm mua những cuốn sách trắc nghiệm Lịch sử có bán rất nhiều ở các nhà sách lớn. Nếu không có điều kiện mua các em có thể tự lập ra câu hỏi trắc nghiệm và đáp án. Nhưng theo tôi cách thứ hai thì hay và hiệu quả hơn bởi vì thứ nhất kiến thức trắc nghiệm sẽ gần gũi nội dung học hơn, thứ hai là qua việc biên soạn câu hỏi và đáp án các em đã nhớ được sự kiện. Ví dụ sau khi học xong bài 19, Sách giáo khoa Lịch sử 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873), các em có thể biên soạn một số câu hỏi như sau: 8 1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời gian nào? A. 31-8-1858 B. 1-9-1858 C. 5-6-1911 D. 9-2-1859 Đáp án: B 2. Pháp tấn công Gia Định vào ngày, tháng, năm nào? A. 1-9-1858 B. 9-2-1859 C. 16-2-1859 D. 17-2-1859 Đáp án: D 3. Nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất thời gian nào? A. 5-6-1862 B. 5-6-1863 C. 18-12-1861 D. 23-3-1862 Đáp án: A 4. Số quân của Pháp khi chiếm Gia Định là bao nhiêu tên? A. 100 B. 1000 C. 10000 D. 100000 Đáp án: B 5. Trương Định hi sinh khi ông bao nhiêu tuổi? A. 40 B. 44 C. 50 D. 54 Đáp án: B Tất nhiên, để thực hiện phương pháp này phải có thời gian, sự kiên trì và tốn giấy, tốn sức nữa. Nhưng những điều đó các em đừng nên bận tâm bởi vì chỉ có sự quyết tâm thì chúng ta mới đạt được mục đích. Đối với môn Lịch sử một trong những yêu cầu với học sinh là phải nhớ được thời gian của sự kiện, một số số liệu liên quan. III.1.7. Phương pháp đối thoại Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Trong thực tế học sinh thường tổ chức học nhóm để hỗ trợ, giúp nhau nắm vững thêm kiến thức. Với môn Lịch sử thì việc học nhóm sẽ gây mất tập trung nên cách tốt nhất là đối thoại hai người. Đây là phương pháp học rất khoa học mà rất nhiều học sinh áp dụng bởi nó giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp các em nhớ bài rất lâu. Thử hình dung ra nếu tự học một mình thì các em thường sẽ chỉ học theo từng phần, từng bài như làn sóng nối tiếp nhau. Việc học như vậy khiến các em tự nghĩ mình đã thuộc bài rồi và yên tâm về kiến thức đã có trong đầu. Nhưng trí nhớ đó chỉ là "nhớ giả" thôi. Bởi vì khi bạn bước vào phòng thi thực sự với áp lực cao kiến thức tự nhiên sẽ hỗn độn trong đầu và khi làm bài các em sẽ rất dễ lạc đề hoặc sai kiến thức. Do đó nên tìm cho mình một người bạn hợp với mình (hợp ở đây là hợp về việc nắm kiến thức) để dò bài lẫn nhau. Việc trao đổi kiến thức giữa hai người không nên chú trọng học theo trình tự mà phải hỏi một cách bất chợt các vấn đề khác nhau, thuộc các giai đoạn khác nhau. Việc đối thoại mang tính chất "chụp giật" như vậy sẽ giúp các em thấy được "lỗ hổng" kiến thức trong đầu để bổ sung, nắm vững kịp thời. Ví dụ ở phần lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử lớp 12 thay vì đối thoại lần lượt theo bài, nội dung của từng bài (bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai có những nội dung gì; bài 2: Liên Xô và Đông Âu có những nội dung gì ), các em nên hỏi xáo trộn các sự kiện không theo trình tự bài học, trình tự thời gian. Như: - Tại sao lại có chiến tranh lạnh? - Toàn cầu hóa là gì? Biểu hiện của nó? 9 - Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ là gì? - Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc Có thể nói phương pháp đối thoại là phương pháp hữu hiệu bậc nhất để học sinh có thể rèn luyện được trí nhớ, nắm vững kiến thức lâu dài. Tính ưu việt của nó đã được khoa Lịch sử một số trường đại học áp dụng trong việc kiểm tra sinh viên, đó là môn thi vấn đáp. Cách thi này giúp các giảng viên phát hiện được những sinh viên nắm sâu kiến thức. Còn đối với học sinh thì chắc chắn rằng khi học đối thoại các em sẽ có bài làm trơn tru và đạt điểm cao trong các kì thi. III.1.8. Phương pháp tự kiểm tra Ở trường đại học, đặc biệt là những môn Khoa học xã hội, phương pháp tự học được đánh giá rất cao. Nỗ lực của người học khiến họ có kiến thức sâu rộng. Hiện nay, phương pháp tự học cũng đang được áp dụng ở trường phổ thông để phát huy tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh với môn học, giờ học. Vậy thì khi đã có kiến thức trong đầu rồi thì làm sao để biết mình nắm được những gì, nhớ được những gì trong đầu. Ngoài những phương pháp đã kể trên, xin mách nhỏ với các em học sinh phương pháp tự kiểm tra. Tự học để nắm được kiến thức còn tự kiểm tra để khắc sâu kiến thức. Nhưng vấn đề đặt ra là tự kiểm tra bằng cách nào? Đơn giản lắm, các em có thể mua các cuốn sách dạng ôn luyện như: Đề thi tuyển sinh, Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn Lịch sử. Hoặc thiết thực hơn hãy lên mạng tìm kiếm những đề thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học, thi học sinh giỏi Cách thứ hai thiết thực hơn vì học sinh cập nhật được kiến thức, nó gần gũi với nội dung thi của các em hơn. Qua việc luyện giải các đề thi, kiểm tra, học sinh sẽ biết được kiến thức của mình nắm được như thế nào để củng cố hoặc bổ sung. Những đề thi không thể tìm ra câu trả lời các em sẽ biết cách tìm ra đáp án bằng cách hỏi thầy, hỏi bạn (Không thầy đố mày làm nên, Học thầy không tày học bạn). Như vậy, nhờ phương pháp tự kiểm tra, người học đã được rèn luyện kiến thức, tiếp xúc với các dạng đề thi. Nhờ đó mà khi bước vào kì thi, các em sẽ vững tâm và tự tin hơn. Bài thi vì thế sẽ xuất sắc, trôi chảy hơn vì học sinh không bị rơi vào thế "bí". III.1.9. Học Lịch sử qua các phương tiện thông tin truyền thông Hiện nay, công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt. Người học không bị bó hẹp bởi những kiến thức có trong Sách giáo khoa hoặc bài giảng của thầy cô nữa mà họ có thể tìm hiểu kiến thức Lịch sử qua sách báo, Internet, phim ảnh, các chương trình giải trí mang tính chất thi cử (Đường lên đỉnh Olympia, Đấu trường 100, Ai là triệu phú ) Đó là một trong những con đường giúp học sinh bổ sung kiến thức, củng cố kiến thức. Ví dụ qua các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến lịch sử ở các chương trình giải trí kể trên học sinh tự trả lời các câu hỏi và biết được mình nhớ và quên những gì. Hay qua sách báo, Internet các em biết thêm về các sự kiện, nhân vật lịch sử (hằng năm kỉ niệm những ngày trọng đại của đất nước và thế giới, báo chí thường có rất nhiều thông tin đề cập đến các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan như kỉ niệm cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9 thường có nhiều bài viết nói về Bác Hồ; 10 [...]... lòng kiểu "học vẹt" và cách làm bài gạch đầu dòng, trình bày thi u khoa học và thi u cẩn thận khi làm bài không những làm mất đi tính hiệu quả của việc học mà còn là một trong những yếu tố khiến học sinh mất đi sự hứng thú với bộ môn mang tính giáo dục cao này Những kinh nghiệm tôi đưa ra về việc học và làm bài thi ở trên mong muốn sẽ tháo gỡ khó khăn của học sinh khi tiếp cận môn Lịch sử Với những... tính "chuyên nghiệp" hơn như thi Đại học, thi học sinh giỏi thì yêu cầu học sinh phải làm bài thi Lịch sử giống như một bài văn Chỉ có làm bài thi như vậy mới chứng tỏ được trí tuệ và làm cho giám khảo hứng thú khi chấm bài Đâu phải chỉ gạch đầu dòng mới rõ ý, nếu có cách trình bày hợp lí thì học sinh cũng sẽ biết làm nổi bật được các ý cần nói Yêu cầu của một bài thi Lịch sử mang tính chất loại trừ... trong sáng kiến kinh nghiệm của mình Vì thế, theo tôi những cách thức học và làm bài thi kể trên có thể phổ biến trong toàn ngành để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, tạo thêm hứng thú của các em với bộ môn Lịch sử 23 Để góp phần hỗ trợ cho việc học và thi môn Lịch sử, tôi xin được đề xuất một số vấn đề sau: 1 Đối với nhà trường: - Bổ sung sách báo tham khảo về môn Lịch sử - Hỗ trợ và tạo... được những tín hiệu tích cực trên con đường truyền thụ kiến thức của mình, mang lại hiệu quả trong việc học và làm bài thi cũng như tạo hứng thú của nhiều học sinh với môn học vốn được coi là khô khan này Có nhiều em không những thích học mà còn biết tìm hiểu, khám phá những kiến thức lịch sử ngoài sách giáo khoa để làm phong phú và nắm vững hơn kiến thức Lịch sử Kết quả học tập của học sinh đã thay... áp dụng, tôi nhận thấy rằng hiệu quả của nó rất khả quan đối với kết quả học và thi của học sinh Những cách thức tôi đã trình bày như trên được rất nhiều học sinh áp dụng mang lại hiệu quả cao (Nhiều học sinh dự thi khối C được điểm khá cao trong những kì thi Đại học các năm vừa qua Những học sinh đi thi học sinh giỏi Tỉnh cũng đã mang giải về cho Nhà trường) Đó là tín hiệu đáng mừng từ việc áp dụng... LÀM BÀI THI LỊCH SỬ III.2.1 CÁCH TRÌNH BÀY Nhiều học sinh cho rằng cách làm bài thi môn Lịch sử là chỉ cần gạch đầu dòng các ý Như vậy quá rõ ràng, khoa học và dễ chấm Nhưng cách trình bày như thế giống như kiểu ghi lại bài trên lớp cho dễ học, rõ ý Thường thì học sinh ở các cấp học dưới THPT hay làm theo kiểu này Thậm chí bài kiểm tra của học sinh cấp THPT cũng vậy Thế nhưng với những kì thi mang... thể hiện cả sự khoa học và lôi cuốn trong bài làm Thời gian thi là 180 phút cho nên nếu học sinh chỉ làm bài theo kiểu gạch đầu dòng, không có mở bài, thân bài, kết luận, liên hệ, so sánh nhiều khi nếu học thuộc bài chỉ cần làm trong vòng một hoặc dưới hai tiếng là xong Thời gian còn lại thí sinh sẽ làm gì? Cho nên học sinh phải nắm được những kĩ năng cơ bản trong việc làm bài thi Sau đây là cách trình... Triều Tiên cần rút kinh nghiệm từ sự thất bại đó, tìm ra hướng đi hợp lí để bảo vệ và phát huy chế độ mình đang xây dựng Trên đây là cách làm một bài thi Lịch sử mang tính "chuyên nghiệp", tức trình bày bài thi giống như một bài văn Tuy nhiên cần lưu ý với những học sinh tư duy chưa tốt nếu không thể làm bài theo kiểu trên thì trong quá trình làm bài, không nhất thi t phải làm mở bài, kết bài nếu cảm thấy... Và thực tế cũng cho thấy rằng, một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, học sinh rất rành về lịch sử nước họ do các nước này đầu tư sản xuất rất nhiều bộ phim hoàng tráng về Lịch sử nước họ Do đó, ngoài việc khuyến khích học sinh học Sử qua việc xem phim về Lịch sử thì Nhà nước, các nhà làm phim nên đầu tư kinh phí để sản xuất những bộ phim hay, có chất lượng về Lịch sử dân tộc III.2 PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI... xác con số đó học sinh có thể viết tương đối là hơn 700 máy bay (vậy đâu có sai) Hoặc sự kiện khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo tồn tại trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1896 nếu học sinh không nhớ rõ có thể viết sự kiên trên diễn ra vào cuối thế kỉ XIX 22 IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Học và làm bài thi môn Lịch sử thực ra không khó nếu chúng ta có sự kiên trì, nỗ lực và phương pháp . (1791) về quyền con người. Từ đó khẳng định suy ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do”. Tuyên ngôn cũng khẳng. hết, nói về nguyên nhân chủ quan. Yếu tố đầu tiên là sự lãnh đạo sáng su t của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Sự sáng su t thể hiện ở chỗ Đảng biết phân hóa cao độ kẻ thù (không phải là người. vận động vũ trang kháng Nhật. Sự sáng su t còn thể hiện qua việc chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám (khi Nhật đầu hàng Đồng minh, tay sai ở Đông Dương suy sụp, quyết định phát động khởi nghĩa

Ngày đăng: 18/07/2015, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w