Thực tế, công tác hướng dẫn giáo viên tập sự ở các trường THPT hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến hiệu quả chưa cao, giáo viên sau khi hết thời gian tập sự còn nhiều lúng túng
Trang 1Người thực hiện: MAI TẤN LINH- Phó Hiệu trưởng.
Đề tài:
“ Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu đối với công tác hướng dẫn giáo
viên thử việc ở các trường THPT ”.
-A.MỞ ĐẦU:
Khi nói về vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khoá VIII, đã khẳng định : “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục ” Với ý nghĩa đó, công tác đào tạo đội ngũ giáo viên là một khâu cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã phát triển toàn diện, cùng với sự phát triển về quy mô, số lượng học sinh, trường, lớp là sự phát triển đội ngũ giáo viên Đặc biệt, với sự đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay, đòi hỏi ngày càng cao đối với đội ngũ nhà giáo, nhất là thệ hệ giáo viên mới ra trường Song song với việc chuẩn bị những cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng nhu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới, là việc đào tạo đội ngũ giáo viên
Việc đào tạo hướng dẫn cho những giáo viên mới ra trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng Bởi lẽ, những vốn kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm
sư phạm ở những năm công tác đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời, sự nghiệp của một người giáo viên, cũng như mức độ, khả năng cống hiến của giáo viên đó cho xã hội
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa một bên là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế của giáo viên thử việc với một bên là yêu cầu cao của thức tiễn giáo dục ở trường phổ thông, do đó một giáo viên mới ra
Trang 2trường rất cần được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đi trước về : kiến thức chuyên môn; phương pháp dạy học; cách thức soạn giáo án; kỹ năng tổ chức giảng dạy trên lớp; kỹ năng tổ chức lớp, quản lý học sinh; kỹ năng giáo dục học sinh; kỹ năng giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh; khả năng tự học để phát triển nghề nghiệp; tìm hiểu qui chế chuyên môn, tìm hiểu truyền thống , đặc điểm nhà trường, địa phương
Thực tế, công tác hướng dẫn giáo viên tập sự ở các trường THPT hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến hiệu quả chưa cao, giáo viên sau khi hết thời gian tập sự còn nhiều lúng túng trong giảng dạy và giáo dục học sinh, cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác của người giáo viên
Do đó, việc xây dựng các biện pháp quản lý của BGH để tác động đến giáo viên hướng dẫn giáo viên thử việc, giáo viên thử việc và các bộ phận có liên quan trong nhà trường nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên thử việc, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, là công việc vừa cấp thiết, lại vừa mang tính lâu dài của các trường phổ thông
Đã có những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên như:
- “ Nghề thầy giáo” - Nhà xuất bản Giáo dục 1998 của Nguyễn Văn Lê;
- “ Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học”- Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 11/1996; của Tôn Thân;
“ Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên” -Tạp chí nghiên cứu giáo dục 1996, Nguyễn Hữu Dũng;
- “ Một số biện pháp quản lý tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên THCS trong tình hình hiện nay” - Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Phạm Quang;
Tuy nhiên, nghiên cứu về việc quản lý đối với công tác hướng dẫn cho giáo viên THPT thì chưa có tác giả nào nào đề cập đến
Trang 3Nếu xác lập được các biện pháp quản lý đối với công tác hướng dẫn giáo viên thử việc và BGH các trường THPT thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp đó thì chất lượng của công tác hướng dẫn giáo viên thử việc sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý của Ban
giám hiệu đối với công tác hướng dẫn giáo viên thử việc ở các trường THPT ”.
B NỘI DUNG:
Chương I: Những vấn đề liên quan đến công tác hướng dẫn thử việc.
1.1 Những yêu cầu đối với công tác hướng dẫn giáo viên thử việc: Theo công văn số 2129/GD&ĐT-TCCB ngày 14/10/2004 của Sở GD&ĐT thành phố Đà Năng “về việc hướng dẫn thử việc, ký hợp đồng làm việc đối với viên chức được tuyển dụng vào biên chế” đã qui định:
- Thử việc là để cho người mới được tuyển dụng tập làm những công việc của ngạch viên chức sẽ được bổ nhiệm Nội dung tập sự gồm: Nắm vững và thực hiện tốt nghĩa vụ của cán bộ công chức theo qui định tại Pháp lện cán bộ công chức ; nắm được nội qui, qui chế làm việc của đơn vị; chức trách nhiệm vụ được bổ nhiệm, các chế độ chính sách liên quan đến ngạch được tuyển dụng., giải quyết và thực hiện được những công việc của ngạch viên chức được bổ nhiệm; thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn được phân công
- Thời gian thử việc đối với giáo viên giảng dạy bậc THPT là 12 tháng
- Trách nhiệm của Hiệu trưởng là trực tiếp phân công giao việc cho người thử việc, ra quyết định cử người có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có uy tín trong đơn vị, có thời gian ở ngạch tối thiểu là 5 năm để hướng dẫn người thử việc
Trang 4-Người hướng dẫn thử việc trực tiếp hướng dẫn các nội dung thử việc, chịu trách nhiệm nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện thử việc và báo cáo với Hội đồng xét duyệt của đơn vị để xem xét đề xuất bổ nhiệm hoặc không
bổ nhiệm vào ngạch viên chức Người hướng dẫn thử việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn thử việc
-Người thử việc phải xây dựng kế hoạch phải xây dựng kế hoạch thực hiện toàn bộ công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian thử việc Khi hết thời gian thử việc, người thử viêc phải làm báo cáo tự nhận xét kết quả thử việc theo các nội dung:
+Phẩm chất đạo đức;
+Việc chấp hành chủ trương đường lối chính sách của đảng và pháp luật Nhà nước;
+Ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành nội qui, qui chế cơ quan, đơn vị;
+Năng lực, trình độ và kết quả làm việc trong thời gian thử việc 1.2 Trong các nội dung cần hướng dẫn người thử việc thì nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho người giáo viên thử việc là quan trọng nhất Theo tác giả Lê Nguyên Hồng, năng lực sư phạm bao gồm các nhóm năng lực sau:
1.2.1 Nhóm năng lực dạy học:
- Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục;
-Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo;
- Năng lực chế biến tài liệu học tập( Thiết kế bài giảng);
- Nắm vững kỹ thuật dạy học;
-Năng lực ngôn ngữ
1.2.2 Nhóm năng lực giáo dục:
Trang 5-Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh;
-Năng lực giao tiếp sư phạm;
-Năng lực “cảm hoá” học sinh;
-Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
1.2.3 Nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm:
-Năng lực vạch kế hoạch;
-Năng lực sử dụng, vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học-giáo dục học sinh
Chương II Công tác quản lý của BGH về hướng dẫn giáo viên thử
việc ở trường THPT Phạm Phú Thứ:
2.1 Tình hình chung của nhà trường:
Trường được thành lập từ tháng 8/2001, ban đầu gồm 2 cấp học: THCS& THPT; đến tháng 6/2006, các cấp đã tách cấp THCS thành trường THCS Trần Quang Khải độc lập Hiện nay trường chỉ còn thực hiện giáo dục cho học sinh THPT, trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số ở hai Xã Hoà Bắc và Hoà Phú của Huyện Hoà Vang Số học sinh và số lớp của nhà trường tăng dần qua từng năm học, nên số giáo viên mới về trường cũng tăng theo
Cụ thể:
lớp
Tổng số Giáo viên
Giáo viên mới
2.2.Công tác quản lý của BGH đối với việc hướng dẫn tập sự:
2.2.1.Lập kế hoạch cho việc hướng dẫn người thử việc:
Trang 6- Xác định mục đích của công tác hướng dẫn tập sự: tạo nguồn giáo viên lâu dài cho nhà trường Thực hiện tốt công tác hướng dẫn thử việc sẽ thuận lợi cho công tác bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên
- Thành lập Hội đồng hướng dẫn công tác thử việc (tập sự): thành phần Hội đồng hướng dẫn thử việc bao gồm BGH, các giáo viên có kinh nghiệm được phân công hướng dẫn giáo viên thử việc, thư ký hội đồng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Tổ chức việc họp, đánh giá rút kinh nghiệm vào giữa mỗi học kỳ và cuối mỗi học kỳ
- Qui định cuối mỗi tháng giáo viên hướng dẫn thử việc phải kiểm tra giáo án, hồ sơ giáo viên thử việc để có sự tác động, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời, đồng thời ký xác nhận vào hồ sơ giáo viên, làm cơ sở cho việc kiểm tra của Ban giám hiệu
2.2.2 Tổ chức công tác hướng dẫn người thử việc:
- Chọn lựa, phân công các giáo viên có nhiều kinh nghiệm về công tác dạy học và giáo dục học sinh phù hợp với bộ môn của giáo viên mới ra trường để hướng dẫn thử việc
- Tạo điều kiện về tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu của người thử việc
-Phân công, giao trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng
2.2.3 Công tác chỉ đạo thực hiện:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên hướng dẫn và giáo viên thử việc về thực hiện nhiệm vụ thử việc: BGH tổ chức học tập các qui định về công tác thử việc theo tinh thần văn bản số 2129/GD&ĐT-TCCB; quán triệt trách nhiệm của từng bộ phận trong việc thực hiện công tác này Đối với giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm trong việc giúp cho giáo viên thử việc tiếp cận,
Trang 7thực hiện các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công cho người thử việc Giáo viên thử việc chủ động tìm hiểu các hoạt động giáo dục của nhà trường Trong quá trình thực hiện, gặp những điều thắc mắc, liên hệ giáo viên hướng dẫn để được giúp đỡ kịp thời
-Khi thực hiện phân công người hướng dẫn, BGH tổ chức họp các giáo viên thử việc để giới thiệu những hoạt động giáo dục của nhà trường, giới thiệu về cơ cấu nhà trường, các bộ phận liên quan để họ tiên liên hệ công việc, giới thiệu qui chế làm việc của cơ quan, nhất là qui chế chuyên môn, liên quan đến môn dạy trực tiếp Đồng thời nêu các yêu cầu cần phải đạt được đối với giáo viên thử việc và cả giáo viên hướng dẫn giáo viên thử việc
để làm cơ sở cho việc tổng kết công tác hướng dẫn thử việc
- BGH tổ chức thao giảng, dạy mẫu để giáo viên thử việc học tập rút kinh nghiệm Bố trí sắp xếp để các giáo viên thử việc được tham gia dạy thử,
tổ nhóm góp ý cho tiết dạy
- Qui định giáo viên thử việc dự giờ 4 tiết/ 1 tháng, trong các tiết dự đều
có nhận xét ưu khuyết điểm của người dạy để qua đó học tập những kinh nghiệm cần thiết, tránh được những khuyết điểm
- Đối với giáo viên hướng dẫn thường xuyên dự giờ giáo viên thử việc
để có những góp ý chấn chỉnh kịp thời
- BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể để giáo viên thử việc có điều kiện tham gia các hoạt động giáo dục Thực tế trong những năm qua, trường luôn tổ chức các hoạt động cắm trại, Hội thi văn nghệ giữa các lớp, giữa các tổ chuyên môn trong nhà trường Chính việc tham gia các hoạt động này giúp cho giáo viên thử việc thâm nhập thực tiễn hoạt động giáo dục của nhà trường, qua đó phát huy được khả năng của họ Chẳng hạn việc tổ chức các Hội thi Văn nghệ trong nhà trường qua các năm
đã có những giáo viên như Võ Thị Trâm, Chu Thị Thanh Nga thực hiện dẫn
Trang 8chương trình cho các đêm Hội diễn Văn nghệ Qua hoạt động , các giáo viên này có dịp thể hiện khả năng của mình, từ đó tạo được uy tín trong nhà trường, thuận lợi cho việc tham gia giảng dạy, giáo dục học sinh
-Vào giữa mỗi học kỳ, tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời -Quản lý, tổ chức công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên thử việc: đây là vấn đề rất quan trọng Xét cho cùng, việc nổ lực của cá nhân quyết định đến
sự phát triển năng lực sư phạm
+Tổ chức hướng dẫn giáo viên thử việc xây dựng kế hoạch học tập:
Tự xây dựng kế hoạch và tự cung cấp cho bản thân mình tri thức và kỹ năng về phương pháp là việc làm rất cần thiết của mỗi giáo viên Việc tự xây dựng kế hoạch học tập và bồi dưỡng của giáo viên cần sự tác động của BGH
Cụ thể là:
Hướng dẫn giáo viên tự phân tích các hoạt động sư phạm của bản thân, đánh giá đúng năng lực sư phạm của mình: Phân tích các kết quả của hoạt động giảng day, khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động dạy- học, khả năng giao tiếp, chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh, các hoạt động ngoài giờ lên lớp So với những qui định về năng lực sư phạm cần có, mỗi giáo viên tự đánh giá khả năng, trình độ hiện có của mình để có kế hoạch tự bồi dưỡng cho thích hợp
+ Tổ chức các hoạt động tự học- tự bồi dưỡng cho giáo viên thử việc: Hình thành các nhóm tự học và phân công giáo viên theo dõi giúp đỡ nhóm Ở đây có thể tập trung theo các công việc cụ thể như: công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác phối hợp với cha mẹ học sinh…Sự đầu tư, tìm tòi của giáo viên thử việc, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên có kinh nghiệm sẽ giúp cho giáo viên thử việc nhanh chóng tiếp cận được những hoạt động giáo dục của nhà trường, để từ đó nâng cao dần năng lực sư phạm
Trang 92.2.4 Công tác kiểm tra, đánh giá:
- Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, việc thực hiện các hoạt động giáo dục của giáo viên thử việc để có thể giúp đỡ, chấn chỉnh kịp thời
- BGH yêu cầu các giáo viên hướng dẫn nộp phiếu dự giờ đối với giáo viên thử việc vào cuối mỗi tháng( qui định giáo viên hướng dẫn dự giờ giáo viên thử việc mỗi tháng ít nhất 1 tiết) để theo dõi, chỉ đạo kịp thời
- Vào các đợt sơ kết giữa các học kỳ, BGH kiểm tra toàn diện hồ sơ sổ sách của giáo viên thử việc, qua đó vừa kiểm tra việc thực hiện các qui định
về thử việc đối với giáo viên thử việc và kiểm tra cả việc theo dõi giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn đối với giáo viên thử việc
- BGH tổ chức buổi họp xét hết thời gian thử việc: hướng dẫn giáo viên thử việc viết báo cáo kết quả thử việc, giáo viên hướng dẫn báo cáo kết quả hướng dẫn thử việc Trong quá trình họp xét phân tích những ưu khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân để rút kinh nghiệm cho công tác hướng dẫn thử việc của các năm học sau Đồng thời hoàn thiện các hồ sơ đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT ra quyết định tuyển dụng các giáo viên thử việc đạt yêu cầu vào ngạch viên chức
- Kiểm tra việc giải quyết chế độ phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên hướng dẫn thử việc
Chương III: Một số kết quả ban đầu:
Trãi qua 5 năm thực hiện công tác quản lý giáo viên thử việc ở trường THPT Phạm Phú Thứ, chúng tôi đạt được một số kết quả ban đầu như sau: 3.1 Các giáo viên hết thời gian thử việc đã thâm nhập được thực tiễn giáo dục của nhà trường, hoàn thành được các nhiệm vụ do BGH phân công Trong đó một số giáo viên đã có bước phát triển tốt Chẳng hạn như: Thầy
Trang 10Phạm Đình Kha, vừa tốt nghiệp Thạc sĩ Sử học, được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng; Cô Võ Thị Trâm, tốt nghiệp Thạc Sĩ Văn học, hiên đang công tác tại trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng; Cô Nguyễn Thị Lộc Uyển, giáo viên Hoá học, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm đạt giải cấp thành phố, và được bổ nhiệm làm Tổ trưởng tổ Hoá- Sinh- Thể dục; Cô Nguyễn Thị Minh Duyên, giáo viên Văn, nhiều năm liền bồi dưỡng học sinh giỏi có giải, Cô Ngô thị Kim Cương, giáo viên Toán, có trình độ chuyên môn vững vàng, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp thành phố…
3.2 Những kinh nghiệm rút ra từ công tác hướng dẫn giáo viên thử việc: 3.2.1.Nâng cao nhận thức về công tác hướng dẫn tập sự: Coi đây là một công tác quan trọng, mang tính lâu dài Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tạo tiền đề tốt cho công tác bồi dưỡng giáo viên về sau này Điều này phải được BGH, giáo viên hướng dẫn, giáo viên thử việc cũng như các bộ phận liên quan trong nhà trường ý thức một cách đầy đủ, đúng mức
3.2.2 Xây dựng, thực thi các qui chế hành chính: Việc xây dựng các qui chế làm việc rõ ràng khoa học có tác dụng kích thích các cá nhân, bộ phận có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra
3.2.3.Quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên thử việc:
3.2.4.Biện pháp quản lý tác động đến giáo viên hướng dẫn giáo viên thử việc, nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên thử việc
3.2.5 BGH phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên thử việc:
3.2.6 BGH tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên thử việc nâng cao trình độ nghề nghiệp