Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa) thuộc họ Poaceae là một cây lương thực chính của thế giới, có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, hơn 1/5 toàn bộ lượng calo cho con người, bình quân 150 – 200 kg/người/năm ở các nước Châu Á, khoảng 10 kg / năm / người tại các nước Châu Phi. Ở Việt Nam, hơn 70 % dân số lao động trong nông nghiệp, và 100% dân số Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Đồng thời, lúa gạo cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn của nước ta (đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan), mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân Hiện nay, việc thâm canh trong sản xuất lúa nhằm làm tăng năng suất và sản lượng lúa (sử dụng giống mới, phân bón, thuốc hóa học chế độ chăm sóc…) bên cạnh việc tăng năng suất lúa, nó cũng mang lại những hậu quả khôn lường đối với sản xuất, làm xuất hiện nhiều loài dịch hại mới với diễn biến phát sinh gây hại phức tạp như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bênh đạo ôn, khô vằn, lùn xoắn lá, lăn lụi…và đặc biệt trong nhữngnawm gần lại đây là nhện hại lúa – một loài dịch hại mới được để ý và đang trở thành đối tượng quan trọng cần được chú ý phòng trừ, chúng là đối tượng mới mà chưa có nhiều nghiên cứu và người nông dân hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm trong phòng trừ Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) ghi nhận trên lúa thường gặp 2 loài nhện hại chính là Aceria tulipae Kernei sống ở trên mặt lá và loài Steneotarsonemus spinki Smiley sống ở bẹ lá lúa. Trong đó loài Steneotarsonemus spinki Smiley là một loài có kích thước nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng thường sống và gây hại trong bẹ lá, gây hại từ bẹ lá ngoài đến bẹ lá đòng khi lúa trỗ và cuối cùng là gié lúa non, cổ bông, cuống giộ, hoa trước khi trỗ. Khi lúa trỗ đòng thì nhện hút nhựa làm nghẽn đòng, bông lúa ra có nhiều hạt lép hoàn toàn, làm giảm năng suất chất lượng lúa. Trên thế giới, loài này đã được biết đến khá sớm, từ năm 1967 ở Lousiana và đã gây hại nặng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhện gié là đối tượng mới gây hại khá nghiêm trọng, nhất là ở các vùng có tập quán gieo sạ lúa. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về nhện gié chưa nhiều, sự hiểu biết cũng còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá bước đầu về khả năng nhân nguồn nhện gié, xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley” 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Nghiên cứu các đặc điểm sinh học để nhân nhanh về số lượng và chất lượng nhện gié trong phòng thí nghiệm để phục vụ công tác nghiên cứu. Xác định khả năng phát triển của quần thể nhện gié và xác định ngưỡng gây hại của nhện gié từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả 1.2.2 Yêu cầu - Duy trì được nguồn nhện gié và nhân nguồn nhện phục vụ các thí nghiệm - Xác định khả năng nhân nguồn nhện gié từ các vật liệu khác nhau: ống thân các giai đoạn, các giống lúa… - Xác định được tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện gié và các đặc điểm sinh học cơ bản thông qua nuôi sinh học cá thể nhện gié - Xác định ngưỡng gây hại của nhện gié trên giống khang dân 18 trong điều kiện nhà lưới vụ xuân năm 2011.