4.4.1. Mật độ nhện gié ở giai đoạn lúa trỗ
Để tìm ngưỡng gây hại của nhện gié trên lúa, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới, cấy lúa ở trong chậu vại. Thí nghiệm tiến hành trên giống khang dân 18 gồm 2 thí nghiệm với 4 công thức, 3 lần lặp lại bố trí theo kiểu RCB, 2 thí nghiệm bao gồm lây nhiễm nhện sau cấy 40 ngày (25/4) và sau cấy 50 ngày (5/4). Vào giai đoạn lúa trỗ (25/5), tiến hành điều tra mật độ nhện trên cây lúa
Kết quả được trình bày trong bảng 4.9
Bảng 4.9: Mật độ nhện gié trên lúa ở giai đoạn lúa trỗ
CT
Mật độ nhện
Lây nhện 40 ngày sau cấy Lây nhện 50 ngày sau cấy
Trứng Nhện Trứng Nhện ĐC (không thả nhện) 0 0 0 0 1 TT cái di động chậm 10,4±10,9ab 33,25± 33,2ab 6,1± 3,1ab 7,92± 6,4a 2 TT cái di động chậm 20,75± 3,8b 85,92± 59b 5,03± 2,4ab 10,5± 5,1a 4 TT cái di động chậm 12,58± 3,1b 55,33± 17,6ab 19,27± 16,7b 84,17± 10,3b LSD 5% 11,27 65,83 16,17 66,66 CV% 54,7 80,2 113 138,1
a,b … theo cột, các chữ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Qua bảng trên ta thấy, ở thí nghiệm lây nhiễm nhện 40 ngày sau cấy, mật độ trứng và nhện gié ở công thức đối chứng không thả nhện là 0, ở công thức thả 2 nhện TT cái đang đẻ trứng thì mật độ trứng là cao nhất, 20,75 trứng/dảnh, tiếp theo là công thức thả 4 nhện TT cái đang đẻ và công thức thả 3 nhện TT cái đang đẻ với mật độ trứng tương ứng là 12,58 và 10,4 trứng/dảnh. Mật độ nhện ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng cao nhất 85,92 con/dảnh, tiếp theo là ở CT thả 4 TT đang đẻ trứng với mật độ nhện là 55,33 con/dảnh, ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng thì mật độ nhện là 33,25 con/dảnh
Hình 4.17 Mật độ nhện gié giai đoạn lúa trỗ TN lây nhện 40 ngày sau cấy
Ở TN lây nhiễm nhện 50 ngày sau cấy, ta thấy mật độ trứng và nhện ở CT đối chứng không thả nhện là 0. Mật độ trứng cao nhất ở CT thả 4 TT cái đang đẻ trứng là cao nhất 19,27 trứng/dảnh, tiếp theo ở CT thả 1 TT cái đang đẻ và 2 TT cái đang đẻ trứng tương ứng là 6,1 và 5,5 trứng/dảnh. Mật độ nhện ở CT thả 4 TT cái đang đẻ trứng là cao nhất 84,17 nhện/dảnh,
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Mật độ nhện, trứng ĐC (không thả nhện) 1 TT cái di động chậm 2 TT cái di động chậm 4 TT cái di động chậm CT Trứng Nhện
mật độ nhện ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng là 10,5 nhện/dảnh, tiếp theo mật độ nhện ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng là 7,92 nhện/dảnh
Hình 4.18. Mật độ nhện gié giai đoạn lúa trỗ TN lây nhện sau 50 ngày cấy
Qua bảng 4.9 ta thấy mật độ nhện ở giai đoạn lúa trỗ ở TN lây nhện sau 40 ngày cấy cao hơn mật độ nhện ở TN lây nhiễm nhện sau 50 ngày cấy
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Mật độ trứng, nhện ĐC (không thả nhện) 1 TT cái di động chậm 2 TT cái di động chậm 4 TT cái di động chậm CT Trứng Nhện
Hình4.19 Vết nhện hại trên bẹ lá Hình 4.20 Lúa ở giai đoạn trỗ
Hình 4.21.Vết nhện hại trên gân lá Hình 4.22. Nhện trong gân lá
4.4.2. Năng suất lúa ở thí nghiệm lây nhiễm nhện 40 ngày sau cấy
Để tính mức độ ảnh hưởng của nhện gié đến năng suất lúa, tiến hành đo các chỉ tiêu năng suất lúa ở thí nghiệm lây nhện 40 ngày sau cấy. Khi lúa vào gia đoạn thu hoạch (20/6), thu lúa về đo các chỉ tiêu năng suất, Kết quả được thể hiện trong bảng 4.10
Bảng 4.10. Chỉ tiêu năng suất lúa TN lây nhện 40 ngày sau cấy
Nhện (con) Góc đòng(o) Tỉ lệ hạt bị hại/ tổng hạt (%) KL khô(g) ĐC (không thả nhện) 0 ± 0a 141,67± 5,8c 0± 0a 5,54± 0,2c 1 TT cái di động chậm 4,63± 1,9b 124,67± 0,3b 4,1± 1,6b 3,64± 0,3b 2 TT cái di động chậm 3,87± 2,2b 120,33± 2,7ab 6,93± 0,7c 3,09± 0,3b 4 TT cái di động chậm 4,47± 2,3b 115,17± 3,3a 9,97± 0,5c 2,35± 0,1a LSD 5% 3,53 6,78 1,07 0,46 CV% 59,9 2,9 195 5,9
a,b … theo cột, các chữ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Qua bảng trên ta thấy, mật độ nhện ở CT đối chứng không thả nhện là 0, ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng là 6, 63 con/dảnh, tiếp đó là đến CT thả 4, 2 TT cái đang đẻ trứng với mật độ nhện tương ứng là 4,47 và 3,87 con/dảnh. Năng suất lúa ở CT đối chứng là cao nhất, với khối lượng 5,54 g/ bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị nhện hại / tổng số hạt trên bông là 0 %. Năng suất của CT thả 4 TT cái đang đẻ trứng là thấp nhất, chỉ đạt 2,35 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại / tổng số hạt trên bông là 9,97 %. Năng suất lúa ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng là 3,64g /bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại trên/tổng số hạt trên bông là 4,1%, năng suất lúa ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng 3,09 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại/tổng số hạt trên bông là 6,93 %. Điều này chứng tỏ, lúa bị nhiễm nhện với mật độ càng lớn thì mức độ thiệt hại năng suất càng cao
Hình 4.25. Vết hại trên hạt Hình 4.26.Vết hại trên hạt
4.4.3. Năng suất lúa TN lây nhiễm nhện 50 ngày sau cấy
Tiến hành tương tự đối với TN lây nhiễm nhện 40 ngày sau cấy, Kết quả được trình bày trong bảng 4.11
Bảng 4.11 Chỉ tiêu năng suất lúa TN lây nhện 50 ngày sau cấy
CT
Chỉ tiêu năng suất
Nhện (con) Góc đòng(o) Tỉ lệ hạt bị hại/ tổng hạt (%) KL khô(g) ĐC (không thả nhện) 0 ± 0a 138,33±2,9c 1,08±1,1a 5,59± 0,1c 1 TT cái di động chậm 2,87±0,6b 116,83±1,1b 3,63±3,6ab 3,73±0,3b 2 TT cái di động chậm 8,83± 6b 116,5±5,8b 4,07±6,1b 3,48±0,3b 4 TT cái di động chậm 2,57±1a 104±6,1a 7,1±9,1b 2,75±0,2a LSD 5% 5,76 8,45 3,49 0,44 CV% 85,9 3,8 37,4 6,3
a,b … theo cột, các chữ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Qua bảng trên ta thấy, mật độ nhện ở CT đối chứng không thả nhện là 0, ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng là 8,83 con/dảnh, tiếp đó là đến CT thả 1, 4 TT cái đang đẻ trứng với mật độ nhện tương ứng là 2,87 và 2,57 con/dảnh. Năng suất lúa ở CT đối chứng là cao nhất, với khối lượng 5,59 g/ bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị nhện hại / tổng số hạt trên bông là 0 %. Năng suất của CT thả 4 TT cái đang đẻ trứng là thấp nhất, chỉ đạt 2,75 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại / tổng số hạt trên bông là 7,1 %. Năng suất lúa ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng là 3,73 g /bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại trên/tổng số hạt trên bông là 3,63%, năng suất lúa ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng là 3,48 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại/tổng số hạt trên bông là
4,93 %. Cũng tương tự như đối với TN lây nhện 40 ngày sau cấy, lúa bị lây nhiễm nhện với mật độ càng lớn thì mức độ thiệt hại đến năng suất càng lớn
Theo 2 bảng 4.10 và 4.1 về chỉ tiêu năng suất lúa của 2 thí nghiệm ngưỡng gây hại của nhện gié cho thấy lây nhện vào các giai đoạn khác nhau thì mức độ gây hại của nhện gié đến năng suất lúa là khác nhau. Ở TN lây nhiễm nhện vào giai đoạn 40 ngày sau cấy (lúa đang ở gia đoạn đẻ nhánh) khối lượng hạt/bông tương ứng ở các CT 2, 3, 4 là 3,64; 3,09 và 2,35 g/bụng, Ở TN lây nhiễm nhện vào giai đoạn 50 ngày sau cấy (lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh), khối lượng hạt/bông tương ứng với các CT 2, 3, 4 là 3,73; 3,48 và 2,75 g/bụng. Điều này chứng tỏ lúa bị nhiễm nhện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng lớn và ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt càng lớn
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng khi lúa bị nhiễm nhện gié sớm cần điều tra theo dõi diễn biến mật độ nhện để đưa ra phương hướng và biện pháp phòng trừ hợp lý nhằm ngăn chặn sự gia tăng mật độ quần thể cũng như giảm mứa độ gây hại để bảo vệ năng suất và chất lượng lúa.
5.1 Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki
Smiley, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1/ Khả năng tăng quần thể của nhện gié trên giống khang dân 18 là cao, sau 10 ngày mật độ nhện là 3714,5 nhện/ống, sau 20 mật độ nhện là 7189,2 nhện/ống nên có thể sử dụng ống thân lúa khang dân 18 để nhân nguồn nhện gié phục vụ các thí nghiệm nghiên cứu về nhện gié trong phòng TN
2/ Nhện gié phát triển được trên ống thân giống khang dân 18 ở các giai đoạn phát triển của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn sau trỗ 1 tuần, mật độ nhện sau 10 ngày nhân nguồn là 3978,88 nhện trên ống và sau 20 ngày nhân nguồn là 7779 nhện/ống. Vì vậy sử dụng ống thân khang dân sau trỗ 1 tuần để nhân nguồn nhện gié là tốt nhất
3/ Nhện gié \ phát triển tốt trên ống thân không bóc bẹ lá, đã qua bảo quản trong điều kiện lạnh, 15oC sau 10 ngày, mật độ nhện sau 10 ngày là 3186,2 nhện/ống và sau 20 ngày nhân nguồn là 3819,3 nhện/ống. Do đó trong điều kiện nguồn nhện gié dựng để nhân nguồn ít, có thể bảo quản ống thân trong điều kiện không bóc bẹ lá, giữ ở nhiệt độ thấp
4/ Nhện gié có vòng đời ngắn, trung bình 13,04 ± 0,53 ngày ở 20oC và 9,25 ± 0,5 ngày ở 25oC, có khả năng đẻ nhiều trứng, 114,79 ±3,91 ở 25oC, tỷ lệ trúng nở cao, 94% ở nhiệt độ 20oC và 92,7% ở 25oC và số lượng con cái cao hơn con đực rất nhiều, tỷ lệ đực/ cái ở 20oC là1/4,21 vag ở 25oC là 1/ 4,56 . Do đó nó dễ dàng gây thành dịch trong thời gian ngắn
5/ Lúa bị lây nhiễm nhện với mật độ càng lớn thì mức độ thiệt hại đến năng suất càng lớn, mặt khác lúa bị nhiễm nhện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng lớn và ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt càng lớn
5.2. Đề nghị
- Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley là loài sinh vât gây hại đặc biệt nguy hiểm. Cần cs các nghiên cứu đấy đủ và chính xác về loài dịch hại này
- Tuyên truyền cho nông dân thấy được sự gây hại, triệu chứng cũng như tác hại to lớn của nhện gié. Từ đó họ chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ nhện gié ngay từ lúc lúa mới bị nhiễm
I.Tiếng Việt
1. Bộ môn cây lương thực (2001). Giáo trình cây lương thực, tập 1 2. Đỗ Thị Đào, Trần Thị Thu Phương, Nguyễn Văn Đĩnh, 2008.
Nghiên cứu bước đầu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley trên một số giống lúa trồng ở miền Bắc. Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng toàn quốc lần thứ 6: 512 – 518. NXB Nông nghiệp Hà Nội
3. Đỗ Thị Đào, Dương Thị Thanh Hương, Dương Tiến Viện, Nguyễn Văn Đĩnh, 2010. Đánh giá bước đầu về sự mẫn cẩm nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley của một số giống lúa phổ biến ở Việt Nam.
Báo cáo hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 7: 473 – 486. NXB Nông nghiệp Hà Nội
4. Dương Tiến Viện, Đỗ Thị Đào, Lê Đình Thanh, Nguyễn Văn Đĩnh.
Sự phân bố của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley và vết hại của chúng trên cây lúa. Báo cáo hội nghị côn trùng lần 7: 734 – 743. NXB Nông nghiệp Hà Nội
5. Nguyễn Thị Lan - Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình Phương pháp thi nghiệm, NXB Giáo Dục
6 Nguyễn Văn Đĩnh (2005., Giáo trình Động vật hại Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
7 Nguyễn Văn Đĩnh (2004). Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8 Ngô Đình Hồ (1992) “Nhện nhỏ hại lúa ở Thừa Thiên Huế”. Tạp chí BVTV 6 ( 126)
9 Nguyễn Thị Nhâm (2006). Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh vật học loài nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa
trong điều kiện vụ mùa năm 2006, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
10 Nguyễn Văn Đĩnh (1994). Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11 Nguyễn Thị Nhâm (2009). Nghiên cứu 1 số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley liên quan đến sự tồn tại, phát tán và chu chuyển trên ruộng lúa trong vụ mùa năm 2008 và vụ xuân năm 2009 tại Hà Nội và một số tỉnh phụ cận. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
12 Trần Thị Thu Phương ( 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sự gây hại và khả năng phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967 hại lúa vụ xuân, hè thu năm 2006 tại Gia Lâm, Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội
13.Trần Thị Nga, Bạch Văn Huy, Trịnh Mỹ Linh, Dương Tiến Viện, Nguyễn Văn Đĩnh. Đánh giá mức độ gây hại, thời điểm phun trừ và biện pháp quản lý tổng hợp IPM nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley tại Lý Nhân, Hà Nam vụ mùa năm 2010, Báo cáo hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7, 607 – 614. NXB Nông nghiệp Hà Nội
14 Đoàn Thi Toan (2006). Nghiên cứu sự phát sinh gây hại và biện pháp phòng chống nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967 hại lúa vụ mùa năm 2006 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
II, Tiếng nước ngoài
15. Almaguel L, (2004).“ Suma de temperatures efectivas y potencial de multiplicación del ácaro del vaneado del arroz ( Steneotarsonemus spinki Smiley) en Cuba”, Fitosanidad, La Habana, vol, 8, no, 1, pp, 37- 40,
16. Santos M, R,, (2004), Steneotarsonemus spinki (Acari: Prostigmata: Tarsonemidae) uma ameaca para a cultura do arroz no Brasil, Embrapa Recursos Genétticos e Biotecnologia, 54p,
17. Bossman J,, et al, (2004), El ácaro tarsonémido del arroz
Steneotarsonemus spinki, 9p,
http:// www,danac, Org,ve/adjuntos/files/427fe132a1527,pdf
18. Cabrera I, R,, et al, ( 1998),Evaluacíon de plaguicidá quimicos para et control del ácaro Tarsonemidae del arroz Steneotarsonemus spinki
(Acari : Tarsonemidae) », Libro de Resúmenes I Encuentro Internacion al del arroz, La Habana, pp, 188,
19. Cabrera I, R,, et al, (2003), “Factores que influyen em la abundancia
Steneotarsonemus spinki en arroz, en Cuba”, Revista Manejo Integrado de Plagas y Agroecología, Turrialba, Costa Rica, vol, 69, pp 34- 37,
20. Chen C,N, ; Chen C,C, and Hkiao K, C,, (1979), Bionomics of Steneotarsonemuus spinki attacking rice plant in Taiwan,
21. Cho, M, R ; Kim, D, S,, IM, D, S, A new record of Tarsonemid mite, S (Acari : Tarsonemidae) and its damage on rice in Korea, Korean Journal Appl, Entomol,, Suw, V, 38, n,2, p,157 – 164, 1999,
22. Lo, K, CH, & Ch, Ho : « Ecological observation on rice tarsonemid mite, Steneotarsonemus spinki (Acari : Tarsonemidae) » J, Agric, Res, China 28 (3) : 181- 192, 1979,
23. Ochoa, R: Steneotaronemus spinki Smiley (Acari: Tarsonemidae) New to Ohio and USA, 2004
24. Ramos M,, H, Rodríguez (1998), “ Steneotarsonemus spinki Smiley
(Acari: Tarsonemidae): Nuevo informe para Cuba”, Revista Protección vegetal, vol,13, no,4,pp, 25- 28,
25. Ramos, M,, H, Rodríguez, J, 2000, Ciclode desarrollo de Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari : Tarsonemidae) en laboratorio, Revista de proteccíon vegetal, Vol 15 No 2pp, 130 – 131,
26. Ramos, M,, H, Rodríguez (2001), «Aspectos biológicó & ecológicó de Steneotarsonemus spinki en Cuba », Revista Manejo Integrago de Plagas, havana, vol, 61, pp, 48 - 52,
27. Renata Santos mendonca, Denise Navia, Reinaldo Israel cabrera (2004) Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari : Prostigmata – Tarsonemidae),
28. Santos M, R,, (2004),Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari: Prostigmata: Tarsonemidae) uma ameaca para a cultura do arroz no Brasil,