Năng suất lúa TN lây nhiễm nhện 50 ngày sau cấy

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu về khả năng nhân nguồn nhện gié, xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smile 2011 (Trang 56)

Tiến hành tương tự đối với TN lây nhiễm nhện 40 ngày sau cấy, Kết quả được trình bày trong bảng 4.11

Bảng 4.11 Chỉ tiêu năng suất lúa TN lây nhện 50 ngày sau cấy

CT

Chỉ tiêu năng suất

Nhện (con) Góc đòng(o) Tỉ lệ hạt bị hại/ tổng hạt (%) KL khô(g) ĐC (không thả nhện) 0 ± 0a 138,33±2,9c 1,08±1,1a 5,59± 0,1c 1 TT cái di động chậm 2,87±0,6b 116,83±1,1b 3,63±3,6ab 3,73±0,3b 2 TT cái di động chậm 8,83± 6b 116,5±5,8b 4,07±6,1b 3,48±0,3b 4 TT cái di động chậm 2,57±1a 104±6,1a 7,1±9,1b 2,75±0,2a LSD 5% 5,76 8,45 3,49 0,44 CV% 85,9 3,8 37,4 6,3

a,b … theo cột, các chữ số khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

Qua bảng trên ta thấy, mật độ nhện ở CT đối chứng không thả nhện là 0, ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng là 8,83 con/dảnh, tiếp đó là đến CT thả 1, 4 TT cái đang đẻ trứng với mật độ nhện tương ứng là 2,87 và 2,57 con/dảnh. Năng suất lúa ở CT đối chứng là cao nhất, với khối lượng 5,59 g/ bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị nhện hại / tổng số hạt trên bông là 0 %. Năng suất của CT thả 4 TT cái đang đẻ trứng là thấp nhất, chỉ đạt 2,75 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại / tổng số hạt trên bông là 7,1 %. Năng suất lúa ở CT thả 1 TT cái đang đẻ trứng là 3,73 g /bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại trên/tổng số hạt trên bông là 3,63%, năng suất lúa ở CT thả 2 TT cái đang đẻ trứng là 3,48 g/bông tương ứng với tỷ lệ hạt bị hại/tổng số hạt trên bông là

4,93 %. Cũng tương tự như đối với TN lây nhện 40 ngày sau cấy, lúa bị lây nhiễm nhện với mật độ càng lớn thì mức độ thiệt hại đến năng suất càng lớn

Theo 2 bảng 4.10 và 4.1 về chỉ tiêu năng suất lúa của 2 thí nghiệm ngưỡng gây hại của nhện gié cho thấy lây nhện vào các giai đoạn khác nhau thì mức độ gây hại của nhện gié đến năng suất lúa là khác nhau. Ở TN lây nhiễm nhện vào giai đoạn 40 ngày sau cấy (lúa đang ở gia đoạn đẻ nhánh) khối lượng hạt/bông tương ứng ở các CT 2, 3, 4 là 3,64; 3,09 và 2,35 g/bụng, Ở TN lây nhiễm nhện vào giai đoạn 50 ngày sau cấy (lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh), khối lượng hạt/bông tương ứng với các CT 2, 3, 4 là 3,73; 3,48 và 2,75 g/bụng. Điều này chứng tỏ lúa bị nhiễm nhện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng lớn và ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt càng lớn

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng khi lúa bị nhiễm nhện gié sớm cần điều tra theo dõi diễn biến mật độ nhện để đưa ra phương hướng và biện pháp phòng trừ hợp lý nhằm ngăn chặn sự gia tăng mật độ quần thể cũng như giảm mứa độ gây hại để bảo vệ năng suất và chất lượng lúa.

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu về khả năng nhân nguồn nhện gié, xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smile 2011 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)