1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty (bài 8đ)

16 4,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 35,05 KB

Nội dung

MỤC LỤCTrangMở đầu…………………..............................................................................1Nội dungI.Hai thành phần chính của nhóm công ty…………………..2II.Ưu và nhược điểm trong sự liên kết của nhóm công tyMột vài thực trạng về nhóm công ty ở Việt Nam…………10III.Một số ý kiến cá nhân……...……………………………….12Kết luận…………………………………………………………………...14MỞ ĐẦUBên cạnh Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty tráchnhiệmhữuhạn, Công ty cổ phần,…được quy địnhrất cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta cònbắtgặpkháiniệm “nhóm công ty”đượcnóiđến trong Điều 146 Luậtnày. Mô hìnhnhóm công ty hiện nay rất phổ biến trên thế giới. Sự hợptácgiữacác công ty theo “nhóm” như vậy mang đếnnhữnglợiíchvượttrội cho các doanh nghiệpnói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã bắtđầuxuấthiệncácnhóm công ty, và phápluậtnước ta cũng đã đưa ra sự điềuchỉnhnhấtđịnh cho mô hìnhnày. Vậycác doanh nghiệphoạtđộng theo mô hình “nhóm công ty” liên kếtvới nhau ra sao? Trong phạm vi bàiluậnnày, em xin đượctrìnhbàynhữnghiểubiếtcủamình về sự liên kết trong mô hìnhnhóm công ty. Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty (bài 8đ)

Trang 1

MỤC LỤC

Trang Mở đầu……… 1 Nội dung

I Hai thành phần chính của nhóm công ty……… 2

II Ưu và nhược điểm trong sự liên kết của nhóm công ty

Một vài thực trạng về nhóm công ty ở Việt Nam…………10

III Một số ý kiến cá nhân…… ……….12 Kết luận……… 14

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Doanh nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2005

2 TS Nguyễn Thị Dung, Hỏi và đáp Luật Thương Mại, NXB chính trị – hành chính, 2011

3 Nghị định 101/2009/NĐ-CP Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước

4 http://www.vinanren.vn/Default.aspx?

page=tmv_chitiettin&zoneid=90&contentid=1487

5 http://luatminhkhue.vn/chia-sap-nhap/mo-hinh-cong-ty-me cong-ty- con-%E2%80%93-mot-giai-phap-lon-de-tang-tinh-minh-bach-cua- doanh-nghiep-nha-nuoc-va-gop-phan-quan-trong-dinh-huong-xhcn-cua-nen-kinh-te-nuoc-ta.aspx

6 http://luatminhkhue.vn/chia-sap-nhap/tu-van-mua-ban-va-sap-nhap-cong-ty.aspx

Trang 3

MỞ ĐẦU

Bên cạnh Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty tráchnhiệmhữuhạn, Công ty cổ phần,…được quy địnhrất cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta cònbắtgặpkháiniệm “nhóm công ty”đượcnóiđến trong Điều 146 Luậtnày Mô hìnhnhóm công ty hiện nay rất phổ biến trên thế giới Sự hợptácgiữacác công ty theo “nhóm” như vậy mang đếnnhữnglợiíchvượttrội cho các doanh nghiệpnói riêng và nền kinh tế nói chung Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã bắtđầuxuấthiệncácnhóm công ty, và phápluậtnước ta cũng đã đưa ra sự điềuchỉnhnhấtđịnh cho mô hìnhnày

Vậycác doanh nghiệphoạtđộng theo mô hình “nhóm công ty” liên kếtvới nhau ra sao? Trong phạm vi bàiluậnnày, em xin đượctrìnhbàynhữnghiểubiếtcủamình về sự liên kết trong mô hìnhnhóm công

ty

Trang 4

NỘI DUNG

TheoĐiều 146 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 :

"Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Thành phần của nhóm công ty gồm có:

Công ty mẹ, công ty con.

Tập đoàn kinh tê

Các hình thức khác."

Theo khái niệm trên, ta có thể nhận thấy: hiện nay, mới chỉ xuất hiện hai thành phần phổ biến của nhóm công ty, đó là “công ty mẹ, công ty con” và “tập đoàn kinh tế” Dù tồn tại ở loại hình nào thì nhóm công ty cũng không phải là pháp nhân độc lập, mà các công ty trong đó mới có tư cách pháp nhân Như vậy cũng đồng nghĩa với việc rằng mọi hoạt động trong nhóm công ty không vì lợi ích của

“nhóm” mà hướng đến lợi ích của các công ty trong nhóm công ty.Để có thể đạt được lợi ích chung cho tất cả các công ty thành viên thì đòi hỏi trong nhóm công

ty phải có sự liên kết bền chặt Trên thực tế, sự liên kết trong nhóm công ty khá đa dạng Nó thể hiện ở đặc điểm của từng loại hình nhóm công ty và từng quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty

I Hai thành phần chính của “nhóm công ty”

1 Công ty mẹ – công ty con

a – Thế nào là công ty mẹ – công ty con?

Nhắc đến quan hệ mẹ – con, người ta dễ liên tưởng đến sự chi phối, dựa dẫm, phụ thuộc vào mẹ của người con, sự bảo vệ, chăm bẵm, nâng niu con của người mẹ Tuy nhiên, quan hệ mẹ – con được đề cập đến trong nhóm công ty lại mang một ý nghĩa khác

Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 205 quy định:

Trang 5

“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đa phát hành của công ty đó;

b Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bố nhiệm đa số hoặc tất ca thành viên Hội đồng quan trị Giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó;

c Có quyền quyết định việc sửa dổi, bổ sung Điều lệ của ty đó.”

Qua đó, có thể thấy tuy là mẹ - con nhưng về bản chất pháp lý của công

ty mẹ con thì chúng chỉ là các pháp nhân riêng rẽ, dính dấp với nhau về việc quản trị do việc pháp nhân này bỏ vốn vào pháp nhân kia (“mẹ con” là từ ngữ xuất phát từ cụm từ “affiliatedcompanies” của nước ngoài) Một công ty là

“mẹ” của công ty khác khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản

15 Điều 4 như trên và ngược lại, một công ty là “con” của một công ty mẹ khi có “mẹ” thuộc một trong các trường hợp đó

b – Đặc điểm nhóm “công ty mẹ – công ty con”

Sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con chỉ bắt đầu hình thành khi hội tụ đủ hai điều kiện:

- Công ty mẹ bỏ vốn vào công ty con (mô hình công ty mẹ – công ty con hình thành khi một công ty thực hiện đầu tư, góp vốn (trên 50% vốn điều lệ) vào một công ty khác Thông thường, nếu số vốn đầu tư vào công ty khác không đạt mức quá bán, công ty nhận vốn sẽ không ở vào vị trí “công ty con”, mà chỉ là công ty liên kết

- Công ty mẹ đã phải được quản trị theo khoa học; nghĩa là nó đã có một nền nếp được ghi vào một hệ thống văn bản; việc quản trị dựa trên sự kiểm soát cách thực hiện các quy trình chứ không phải dựa trên niềm tin vào những người nhất định

Trang 6

Khi đã ở trong quan hệ mẹ – con, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác (tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô hình của các tập đoàn của Nhật);

Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con Thí dụ, Luật công ty của Cộng hoà Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ

phải chịu trách nhiệm liên đới Đối với Việt Nam, quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp

“1 Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.”

Quy định này có thể được hiểu rằng: nếu công ty con là công ty TNHH thì công ty mẹ sẽ giữ vai trò như một thành viên góp vốn trong công ty TNHH; nếu công ty con là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là cổ đông trong công ty…

Trang 7

“2 Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phai được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.”

Công ty mẹ và công ty con bình đẳng trong quan hệ kinh tế do đều là các pháp nhân độc lập Mọi giao dịch, hợp đồng hay quan hệ phát sinh giữa công ty mẹ và công ty con đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục, công ty mẹ không ó quyền áp đặt hay ra nhửng chỉ thị, mệnh lệnh mang tính hành chính đối với công ty con

Như vậy công ty mẹ chỉ có thể kiểm soát công ty con nhiều hay ít là tùy theo số vốn bỏ vào trong đó (thông thường là trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó) và quyền biểu quyết trong hội đồng quản trị Công ty mẹ có thể cử một vài người thay mặt mình làm cổ đông để họ được bầu vào hội đồng quản trị và chiếm đa số biểu quyết ở đó; vì nơi này quyết định theo số thành viên tham dự Hơn thế nữa, công ty con chịu trách nhiêm vô hạn cho chính việc làm của nó; nó không thể cầu cứu công ty mẹ khi đứng trước người khác hay tòa án; cho nên các quyết định của nó phải do nội bộ của nó đưa ra chứ không phải từ công ty mẹ đi xuống

Ở một vài nhóm công ty mẹ con, công ty mẹ ấn định thẩm quyền của nó đối với các công ty con Như vậy việc làm này là sai vì bản điều lệ của công ty mẹ không ràng buộc được các công ty con Mẹ có thể ràng buộc con là qua cách kiểm soát bằng cách bổ nhiệm đa số hay tất cả hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty con Trong những trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của mình, công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 147 Luật doanh nghiệp 2005

“3 Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phai thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên

Trang 8

quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phai chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

4 Người quan lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoan 3 Điều này phai liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

5 Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoan 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

6 Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoan 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phai liên đới cùng công ty mẹ hoàn tra khoan lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cách cùng nhau đầu tư lập các công ty con

Trang 9

Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ

Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công

ty mẹ – công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn

2 Tậpđoàn kinh tế

a –Tập đoàn kinh tế là gì?

Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và có quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty con

Tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty con khi tổ hợp đó tồn tại các DN sau đây:

- Công ty mẹ (DN cấp I) là CTTNHH hoặc CTCP

- Công ty con của DN cấp I (DN cấp II) là các DN do DN cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức CTCP, CTTNHH một hoặc hai thành viên trở lên;

- Công ty con của DN cấp II (DN cấp III) và các cấp tiếp theo;

Ngoài ra, trong tập đoàn có thể có các DN liên kết của tập đoàn gồm: DN có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; DN không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết

Trang 10

dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc DN thành viên trong tập đoàn

b – Đặc điểm của tập đoàn kinh tế

Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế Bởi

lẽ, các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương

Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp Do đó, các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội cổ đông (với công ty cổ phần) Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn

Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ

Tập đoàn kinh tế nhà nước

Tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm công ty mẹ (DN cấp I), công ty con của DN cấp I (DN cấp II), công ty con của DN cấp II và các cấp tiếp theo, có thể có cách DN liên kết Trong đó:

Ngày đăng: 04/03/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w