Vậy thì làm cách nào để sự thể hiện cảm xúc của chúng ta là một kênh giáo dục học sinh hiệu quả, có tác dụng tích cực là một vấn đề rất khó.. Trong cuộc đời học sinh của mình, tôi còn nh
Trang 1KỸ NĂNG KIỂM SOÁT, LÀM CHỦ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
TRONG VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
Cảm xúc là biểu hiện của trạng thái tâm lí vốn có thường ngày của tất cả chúng
ta Cảm xúc trong từng ngày thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng, hoàn cảnh cụ thể Giáo viên chủ nhiệm cũng là một con người bình thường, có cảm xúc vui buồn như bao con người khác Tuy nhiên, khi là GVCN cảm xúc của chúng ta lại ảnh hưởng đến hàng chục học sinh Học sinh nhìn vào thái độ của GVCN để ứng xử GVCN có những hành động cương quyết cứng rắn quá không thể mang đến những hiệu quả giáo dục cao, nhưng những hành động mềm yếu quá lại khiến GVCN trở thành người nhu nhược, không có uy trước học sinh Vậy thì làm cách nào để sự thể hiện cảm xúc của chúng ta là một kênh giáo dục học sinh hiệu quả, có tác dụng tích cực là một vấn
đề rất khó Do đó, mỗi GVCN cần phải có “Kĩ năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc
của bản thân trong vai trò GVCN lớp”.
Trong cuộc đời học sinh của mình, tôi còn nhớ khi chúng tôi học lớp 10, trong giờ của cô giáo dạy Hóa có 1 cậu bạn rất cá biệt thường xuyên làm cô giáo phải bực mình, trong 1 lần không kìm nén được cảm xúc cô giáo đã ném thẳng chiếc giẻ lau bảng vào mặt cậu bạn đó Hậu quả là cậu bạn lại càng tỏ thái độ chống đối cô giáo quyết liệt hơn trong các giờ tiếp theo Câu chuyện giúp tôi hiểu rằng hành động của
cô giáo đã không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn mà đã làm cho cậu học sinh đó càng tăng thêm ý nghĩ trả thù vì cô giáo đã làm mất mặt mình trước lớp Nếu chúng ta không điều chỉnh được cảm xúc có thể dẫn đến những hành vi, lời nói xúc phạm đến lòng tự trọng của học sinh và có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường
Hiện giờ, tôi lại là GVCN lớp, là người tiếp xúc gần gũi hơn với học sinh thì lời nói và hành động của mình phải làm sao lúc là mệnh lệnh lúc lại phải mềm dẻo theo hoàn cảnh để học sinh cảm thấy kính trọng nhưng quý mến thầy cô
Đặc điểm lớp tôi chủ nhiệm có nhiều em nghịch ngợm, mải chơi, chưa chăm học, đua đòi theo bạn bè, một số em có hoàn cảnh khó khăn Do vậy, khi làm chủ nhiệm lớp này, tôi thường gặp nỗi buồn nhiều hơn niềm vui Sau đây, tôi xin nêu vài tình huống đã gặp
* Tình huống 1:
Trong một tiết dạy ở lớp 10H tôi chủ nhiệm khóa 2008-2011, vì là dạy lớp mình nên tôi rất khắt khe yêu cầu học sinh trật tự nghe giảng Khi tôi vừa yêu cầu như vậy thì học sinh Mai Phương đã nói rất to khi bực bội với bạn bên cạnh Ngay lập tức, tôi yêu cầu học sinh Phương ra ngoài xuống phòng quản sinh Nhưng học sinh Phương không chấp hành ngay mà biện minh tại bạn bên cạnh thế này thế khác
Trang 2Song tôi đã rất tức giận và giọng nói đanh thép hơn yêu cầu học sinh ra ngoài Học sinh Phương với vẻ mặt tức giận đứng dậy ra ngoài Sau đó, lớp trật tự hơn và tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh để giảng tiếp Sau giờ học, tôi xuống phòng quản sinh gặp học sinh Phương và nói rõ về sai phạm của em trong giờ học rằng em đã làm mất trật tự gây ảnh hưởng đến những bạn xung quanh Lẽ ra, em phải biết rằng đây là trong lớp học phải giữ trật tự chung, làm gì thì cũng phải tế nhị, tôn trọng giáo viên trên lớp Học sinh Phương cũng đã xin lỗi và viết kiểm điểm lần sau không tái phạm
Qua việc này, tôi thấy mình cũng quá nóng vội, với vẻ mặt của em Phương khi
đi ra khỏi lớp tôi thấy em giận tôi lắm Tuy rằng sau đó, tôi đã cho em tự kiểm điểm song tôi nhận thấy trong lòng em cũng chưa thực sự thay đổi hoàn toàn Bằng chứng
là sau này em vẫn nghịch ngợm, nói to trong lớp và chưa chăm chỉ học tập
* Tình huống 2:
Khi lên lớp nhìn vào sổ đầu bài, tôi thấy giáo viên bộ môn phê bình lớp rất nhiều, ngay lập tức tôi sẽ gọi, nhắc nhở, phê bình học sinh ngay trên lớp Trong những lần này, học sinh đều tìm nhiều lí do khác nhau để biện minh cho mình vô tội Song một lần lên lớp với trường hợp tương tự, tôi đã cầm quyển sổ đầu bài lên và nói
“nhìn vào sổ đầu bài này cô không biết nói gì?” Tự nhiên cả lớp ngồi yên lặng.
Chứng tỏ các em không thích mình bị phê bình trước đám đông nhất là bạn bè mình
và luôn có suy nghĩ rằng lỗi của mình bé tí thế mà cô giáo cũng phê bình và có tâm lí
đổ lỗi cho hoàn cảnh Do vậy, khi GVCN nói với một cảm xúc hết sức tình cảm thì lại có tác động đến sự ăn năn, hối lỗi của học sinh Sau đó, tôi hỏi những ai đã làm mất điểm thi đua của lớp, thì đã có một số em đứng dậy nhận, nhưng vẫn còn một số
em không đứng dậy thì ngay lập tức những bạn xung quanh đã nhắc ngay tội lỗi của học sinh đó và yêu cầu đứng dậy Như vậy tự học sinh đã phát huy được tính phê và
tự phê
* Tình huống 3:
Khi GVCN nghe GV bộ môn phản ánh về một học sinh trong lớp nghe điện thoại di động và có lời lẽ không tôn trọng giáo viên, thì lúc này GVCN nào cũng cảm thấy bực mình vì học sinh mình sao lại hư vậy và cảm thấy bản thân mình bẽ mặt trước đồng nghiệp Trước tình huống này, tôi đã phải gọi ngay học sinh xuống phòng quản sinh để kiểm điểm Tránh bực bội của mình trút ngay lập tức lên học sinh, tôi phải hết sức kiềm chế và giọng nói với học sinh phải chậm rãi từ tốn Như vậy, chỉ cần hỏi học sinh đã vi phạm gì thì tự học sinh cũng sẽ khai ra lỗi của mình Tuy nhiên, học sinh vẫn sẽ lấy lí do biện minh cho hành động của mình Lúc này, GVCN phải rất nghiêm khắc phê bình học sinh vì đã có lời lẽ không đúng mực với giáo viên
để học sinh nhận thấy những hành động đó là cấm kị không bao giờ được phép làm
Trang 3Như vậy, thái độ của giáo viên cũng phải gay gắt để thể hiện sự nghiêm trọng của vấn đề
Nếu giáo viên nào không làm công tác chủ nhiệm thì cảm xúc của mình với học sinh nó cũng không sâu sắc, nhưng khi bạn là GVCN thì với học sinh lớp mình các em như là những đứa con Chúng đem lại cho ta rất nhiều cảm xúc khác nhau từ sung sướng, tự hào khi học sinh có thành tích tốt, đến bực tức nóng cả người khi học sinh mắc lỗi Bên cạnh đó, GVCN không được phép xâm phạm đến thân thể, xúc phạm đến nhân phẩm của học sinh và gia đình học sinh Do vậy, GVCN cần phải có một vài nguyên tắc sau:
- Sẵn sàng tuyên dương khi học sinh làm được việc tốt sẽ tạo sự gần gũi giúp học sinh tin yêu và chia sẻ cảm xúc với giáo viên Tin tưởng vào sự hướng thiện của học sinh
- Dồn nén, kiềm chế cảm xúc nóng giận để tránh cả giận mất khôn
- Trong những trường hợp cần thiết cũng phải bộc lộ cảm xúc tiêu cực để thể hiện cái uy của người giáo viên Vì giáo viên quá dễ dãi thì học sinh lại nhờn
- Tất cả mọi lời nói, hành động của giáo viên đều phải trên nguyên tắc giao tiếp
sư phạm GVCN phải tôn trọng nhân cách của học sinh, đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh, cư xử có văn hóa Không nên hành động khi cảm xúc tràn đầy, có thể tạm thời tránh mặt để cho tâm trạng mình “hạ hỏa” rồi mới gặp gỡ học sinh
Để là người GVCN giỏi, có năng lực quả là rất khó, đó là con người có được
sự tổng hợp của rất nhiều phẩm chất như bao dung, độ lượng, kiên trì, linh hoạt Sức mạnh của lời nói và hành động ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí của học sinh Do vậy, chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc, cũng là học cách làm người điềm tĩnh, vị tha, học làm người cư xử có văn hóa Với tôi, có ít năm chủ nhiệm nên kinh nghiệm còn rất hạn chế Tôi rất mong qua chủ đề này nhận được nhiều ý kiến chia sẻ về kinh nghiệm của các đồng chí để giúp tôi và các đồng chí khác cùng học tập