0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Điều chỉnh chính sách tỷ giá có hiệu quả

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

Hiệu quả tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào tác động của tỷ giá đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu và tiếp đó là hệ số co giãn theo giá của hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

Hiện nay, mức độ nhạy cảm của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Lý do là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng lâm sản, dầu thô, dưới dạng sản phẩm thô và nguyên liệu mới qua sơ chế với chất lượng và năng suất thấp. Những mặt hàng này có độ co giãn theo giá thấp, do vậy ít nhạy cảm với những thay đổi tỷ giá. Đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất, hàng bán thành phẩm phục vụ tái chế và gia công hàng xuất khẩu. Do vậy, những thay đổi tỷ giá không những không có tác động đến xuất khẩu mà còn làm tăng chi phí xuất khẩu dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đên sản xuất và xuất khẩu.

Để duy trì được tỷ giá thị trường theo tỷ giá trung tâm, Việt Nam cần nâng cao hiệu lực của các công cụ điều chỉnh tỷ giá. Từ trước đến này, Việt Nam chủ yếu sử dụng các công cụ để điều chỉnh tỷ giá như: (1) công cụ trực tiếp: mua bán ngoại tệ, kết hối, hạn chế đối tượng mua ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu (thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu), điều chỉnh dự trữ băt buộc bằng ngoại tệ, quy định lãi suất trần đối với tiền gửi ngoại tệ; (2) công cụ gián tiếp: lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở. Trong quá trình hội nhập quốc tế nhiều công cụ điều chỉnh tỷ giá sẽ là công cụ thị trường mở (mua bán ngoại tệ) và lãi suất tái chiết khấu.

Về lý thuyết, Ngân hàng TW có thể tác động vào tỷ giá hối đoái thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Khi tỷ giá tăng lên, Ngân hàng TW thực hiện việc bán ngoại tệ để làm giảm sức ép lên cầu ngoại tệ. Ngược lại khi tỷ giá giảm xuống, Ngân hàng TW có thể mua ngoại tệ vào nhằm giảm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, kích thích tăng giá ngoại tệ hay tăng tỷ giá trở

lại. Để có thể thực hiện được việc can thiệp này, Ngân hàng TW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn. Độ lớn của dự trữ ngoại hối phụ thuộc vào chế độ tỷ giá và mức độ hội nhập vào nền kinh tế. Chế độ tỷ giá cố định yêu cầu dự trữ ngoại tệ nhiều hơn chế độ tỷ giá thả nổi và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao yêu cầu dự trữ ngoại hối ngày càng nhiều. Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế cả thương mại và tài chính, do vậy yêu cầu tăng dự trữ quốc tế là rất quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm các nước cho thấy, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia phải lớn hơn tổng các khoản vay ngắn hạn thì mới đảm bảo được ổn định tỷ giá và tránh được các cú sốc bên ngoài.

Ngân hàng TW cũng có thể sử dụng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên ở mức cao, Ngân hàng TW có thể can thiệp bằng cách tăng lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái chiến khấu tăng sẽ có tác động đến lãi suất thị trường, làm cho lãi suất cho vay trên thị trường tăng lên, kích thích luồng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào để hưởng lãi suất cao, do đó làm tăng cung ngoại tệ và giá ngoại tệ có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, khi Ngân hàng TW áp dụng lãi suất tái chiết khấu thấp, tỷ giá ngoại tệ sẽ có xu hướng tăng lên.

Trên thực tế, việc sử dụng công cụ thị trường mở và lãi suất tái chiết khấu cần phải được tính toán kỹ lưỡng về thời điểm và mức độ can thiệp mới phát huy được hiệu quả điều tiết của nó đối với tỷ giá và nền kinh tế. Đồng thời, thực tế cho thấy, tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khiễng giữa chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất có thể gây ra những hậu quả như: nội tệ bị mất giá hay nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ... Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất cần được xỷ lý đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

×