Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 56)

Chế độ chính trị - xã hội

Chế độ chính trị - xã hội của Việt Nam là chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo trong khi đó Thái Lan theo chế độ chính trị - xã hội dân chủ lập hiến. Khi thực hiện công nghiệp hóa hướng theo xuất khẩu, Thái Lan đã phải chấp nhận phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch giữa các vùng kinh tế. Trong khi đó Việt Nam vừa tập trung công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa phải tập chung chăm lo các vấn đề xã hội và sự phát triển cân bằng giữa các vùng kinh tế,

trong đó, đặc biệt chú trọng đến vấn đề xóa đói giảm nghèo.

Trong khi Thái Lan phát triển kinh tế - xã hội không phải trải qua bất cứ một cuộc chiến tranh nào, trái lại còn là nước hưởng lợi từ cuộc chiến tranh Việt Nam, Thái Lan được nhận nguồn viện trợ từ Mỹ và các nước tư bản khác. Đồng thời Thái Lan nhận được ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Điều này đã giúp Thái Lan chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa và thúc đẩy tăng trưởng.

Việt Nam đã phải trải qua 30 năm chiến tranh và bắt đầu phát triển kinh tế xã hội đất nước từ xuất phát điểm rất thấp. Đặc biệt, Việt Nam không nhận được những thuận lợi như của Thái Lan về nguồn viện trợ từ các nước tư bản và các ưu đãi khác về thuế quan và chuyển giao công nghệ.

Về nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Về nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa Việt Nam và Thái Lan, cũng có sự khác nhau nhiều. Việt Nam có các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng không nhiều. Nguồn tài nguyên khoảng sản và năng lượng là ưu thế của Việt Nam. Trong khi đó Thái Lan chủ yếu có mỏ khí.

Về nguồn lực lao động trong công nghiệp hóa, cả hai nước đều có nguồn lực lao động tương đương nhau. Nhưng Thái Lan do tiến hành công nghiệp hóa một cách thuận lợi hơn, họ cũng sớm chú trọng đến giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn lực. Trong khi đó, nguồn lực rẻ của Việt Nam vốn được coi là lợi thế cạnh tranh nhưng trình độ thấp sẽ là một cản trở không nhỏ khi bước vào công nghiệp hóa và tham gia vào thị trường thế giới. Do được tiếp xúc và va chạm theo cơ chế thị trường nên đội ngũ doanh nhân của Thái Lan cũng chuyên nghiệp hơn đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Về bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hóa cũng mang lại cho Việt Nam những thuận lợi nhất định, nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn mà trước đây Thái Lan đã không gặp phải như Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh quốc tế với hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w