Đánh giá kết quả, hạn chế và những bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu của Thá

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 30)

xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1. Kết quả và hạn chế

a) Giai đoạn 1972 đến 1997 * Kết quả

Trong nửa cuối những năm 1980 và suốt những năm 1990, xuất khẩu của Thái Lan đã tăng rất nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 19%/năm.

Tới năm 1994, giá trị xuất khẩu của Thái Lan lần đầu tiên vượt quá ngưỡng 1.000 tỷ bạt, đạt 45,23 tỷ USD, và đến năm 1997 đạt 1.806,6 tỷ bạt.

Thị trường xuất khẩu đa dạng. Hoạt động xuất khẩu của Thái Lan hướng tới các thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước này chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị hàng xuất khẩu của Thái Lan. Ví dụ năm 1992, Mỹ chiếm 22,49%, EU chiếm 21,75%, Nhật Bản chiếm 17,51%. Đầu năm 1997, tỷ lệ giá trị hàng xuất khẩu của Thái Lan vào Mỹ, EU, Nhật Bản có giảm xuống nhưng không đáng kể, ở Mỹ là 19,38%, EU là 19,94%, Nhật Bản là 15,71%. Đồng thời hoạt động xuất khẩu của Thái Lan còn hướng vào các thị trường khác như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam, v.v... Hoạt động xuất khẩu của Thái Lan vào các nước có thể thấy được qua bảng biểu sau:

Bảng 2.2. Xuất khẩu của Thái Lan tới các thị trường chủ yếu (1992 - 1997) (%)

Xuất khẩu tới 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Mỹ 22,49 21,54 20,90 17,62 17,99 19,38 EU 21,75 18,87 16,50 15,85 16,92 19,94 Nhật Bản 17,51 16,95 16,95 16,75 16,81 15,71 Trung Quốc 1,19 1,16 3,04 2,87 3,35 3,03 Singapore 8,69 12,00 13,53 13,84 12,11 11,13 Malaysia 2,59 2,80 3,66 2,72 3,61 4,31 Hong Kong 4,64 5,27 5,24 5,11 5,81 5,92 Đài Loan 1,90 1,99 2,16 2,37 2,55 2,72 Indonesia 0,87 0,54 0,97 1,42 1,52 2,39 Việt Nam 0,24 0,31 0,56 0,82 0,86 0,94 Hàn Quốc 1,64 1,24 1,25 1,40 1,82 1,76 Philippines 0,48 0,53 0,49 0,72 1,13 1,21 Canada 1,37 1,39 1,25 1,07 1,07 1,09 Australia 1,62 1,38 1,41 1,36 1,51 1,62 New Zealand 0,09 0,17 0,16 0,16 0,18 0,17 Nước khác 12,93 13,84 12,94 16,10 12,77 12,22

Nguồn: Dẫn theo cuốn: East Asian Economic Perspectives

Thực tế cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan cao hơn so với một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Philipines và Indonesia. Từ năm 1972 đến 1997, tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm của Thái Lan là 9,8%, Malaysia là 8,8%, Indonesia là 4,5% và Philipines là 5%.

Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm (1972 - 1997) về giá trị hàng xuất khẩu của Thái Lan với một số nước ASEAN

(Đơn vị: %)

Tên nước Tăng trưởng trung bình (1972 - 1997)

Thái Lan 9,8

Singapore 9,2

Malaysia 8,8

Philippines 5,0

Indonesia 4,5

Nguồn: Dẫn theo Lim Chong Yan, trong cuốn: “Đông Nam Á: Chặng đường dài trước”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2002.

Hình 2.2: Mức tăng trưởng trung bình của một số nước ASEAN (%)

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có sự biến đổi theo hướng tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp tăng rất chậm trong tổng xuất khẩu, từ 73,0 tỷ bạt năm 1981, sau 12 năm chỉ tăng tới 110,7 tỷ bạt. Trong khi đó, giá trị các mặt hàng chế tạo đã gia tăng với tốc độ lớn, từ 54,7 tỷ bạt năm 1981 lên tới

752,6 tỷ bạt năm 1993. Nếu tính tỷ lệ phần trăm trong tổng xuất khẩu thì thấy, năm 1981 tỷ trọng các mặt hàng chế tạo mới chỉ chiếm 35,8% trong tổng xuất khẩu của Thái Lan, nhưng đến năm 1993, nó đã chiếm tới 80,4%. Đây là một sự tiến bộ vượt bậc cho thấy những thay đổi to lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của Thái Lan (1981 - 1993)

Đơn vị: Tỷ bạt

Các mặt hàng xuất khẩu/năm 1981 1985 1988 1990 1993

Các mặt hàng nông nghiệp

73,0 73,4 104,5 100,0 110,7 Các mặt hàng chứa nhiều lao

động 22,6 41,5 118,7 185,1 257,2

Hàng chế tạo có hàm lượng chất

xám 7,9 13,7 61,7 130,3 281,4

Tổng giá trị các mặt hàng chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo 54,7 95,6 265,6 440,4 752,6

Tổng giá trị xuất khẩu

153,0 193,4 403,6 589,8 935,9 Tỷ trọng hàng chế tạo trong

tổng XK 35,8% 49,4% 65,8% 74,7% 80,4%

Nguồn: Thailand Development Research Institute, 1994; Bank of Thai Lan, 1994.

* Hạn chế

Sự cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng như cơ cấu việc làm và sản xuất có những thay đổi đáng kể. Khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP (44 - 56%) trong năm 1986, đã giảm xuống rất nhanh tới mức dưới 20% năm1995. Ngược lại, ngành chế tạo máy có tỷ lệ tăng trưởng nhanh từ dưới 4% năm 1979 lên hơn 40% năm 1998. Sự phát triển trong ngành chế tạo máy tính và thiết bị văn phòng (đặc biệt là đĩa cứng và các thiết bị khác) cũng như trong ngành viễn thông và sản xuất máy móc điện tử khác gây được ấn tượng mạnh. Các lĩnh vực chế tạo khác cũng đạt mức tăng trưởng cao trong suốt hai thập kỷ qua và tăng mạnh vào đầu thập niên 90 trước khi bị suy giảm. Các ngành dệt, đồ trang sức, thuộc da và đồ may mặc... chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu của Thái Lan trước đây nay đều

bị suy giảm mạnh mà nguyên nhân là do các mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan trong các lĩnh vực này những năm gần đây phải cạnh tranh quyết liệt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam... và những nước xa hơn như Mexico trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Bất cập về chính sách tỷ giá đối với đồng đô la Mỹ

Trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với đồng USD. Với Thái Lan việc thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Bạt nên đã làm giảm sút năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Thái Lan. Ngay từ đầu năm 1996, nhiều nghiên cứu cho thấy các đồng tiền Châu Á, trong đó đồng Bạt được neo giữ với đồng USD, trong khi giá trị của đồng USD so với đồng Yên Nhật và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa đồng Bạt so với đồng USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang sức mua thì đồng Bạt đã giảm giá khoảng 20% so với đồng USD, nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Bạt bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực cho nó, nếu không, việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu của Thái Lan sẽ gặp khó khăn vì giá hàng hóa đã tăng một cách tương đối so với giá hàng hóa ở nước ngoài. Hơn nữa, khi các nhà đầu cơ dự đoán thấy đồng Bạt được định giá quá cao họ sẽ đua nhau đi vay đồng Bạt ở ngân hàng, rồi đem số tiền đó để đi mua USD và chờ đợi khi đồng Bạt bị phá giá thì họ sẽ thu lợi lớn. Đây là yếu tố “cộng hưởng” cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan. Ngoài ra, cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, nạn tham nhũng, hối lộ ở Thái Lan đã gây ra tình trạng trì trệ kinh tế dẫn đến xuất khẩu giảm, thâm hụt cán cân thanh toán và do đó dẫn đến phá giá tiền tệ. Ngày 2/7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á thảm khốc chính thức bắt đầu. Vào ngày đó, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Bạt và đồng tiền này đã ngay lập tức giảm giá mạnh. Phản ứng dây chuyền đã nhanh chóng lan rộng khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc. Các nước Hồng Kông, Philipines, Singapore và Đài Loan cũng bị tác động bởi “vòng xoáy” này.

Một số yếu kém của các ngành công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

Các ngành công nghiệp sự dụng nhiều lao động đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng của Thái Lan trong một thời gian dài nay đã lỗi thời. Các ngành sản xuất như dệt, giày dép và đồ chơi... khó có thể phục hồi do sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước khác. Trong khi tỷ lệ hối suất giảm có thể tăng thêm sức lực cho các ngành công nghiệp này, nhưng đi theo một con đường như thế chỉ tạo cho Thái Lan những cơ hội phục hồi mà không có phát triển.

Những cố gắng của Thái Lan khi đi theo một số nước châu Á khác nhằm phát triển mạnh thị trường điện tử đã bị thất bại lớn. Mặc dù việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa này vẫn đang tồn tại, nhưng suy cho cùng thì nền công nghiệp điện tử của Thái về cơ bản vẫn là lắp ráp và đóng gói. Trong ngành công nghiệp này, Thái Lan chưa có một công trình nghiên cứu và triển khai nào có ý nghĩa cả. Thậm chí, đất nước đã có những nỗ lực lớn hơn trong việc xây dựng ngành thép, lọc dầu và hóa dầu, song những ngành công nghiệp này sở dĩ sống được là nhờ thuế suất cao và những trợ cấp khác từ Chính phủ nhằm giúp nó trở thành biểu tượng của nền kinh tế, đang thực hiện ý nguyện của một thế hệ các nhà hoạch định chính sách Thái Lan là tin và đưa đất nước mình theo mô hình phát triển của Hàn Quốc trong những lĩnh vực này.

b) Giai đoạn từ 1997 đến nay * Kết quả

Kim ngạch ngoại thương tăng nhanh, giá trị xuất khẩu qua các năm đều tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu nhằm giải quyết nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước

Bảng 2.5: Giá trị kim ngạch ngoại thương qua các năm (2004 - 2008)

Đơn vị: Tỷ bạt

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Xuất khẩu 873.7 438.7 937.4 5242.0 5853.6

Nhập khẩu 801.1 754.0 942.9 4870.2 5944.0

Kim ngạch ngoại thương 674.8 192.7 880.3 0112.2 1797.6

Thực tế hoạt động xuất khẩu đã đóng vai trò tích cực để ngoại thương thật sự trở thành động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và so với một số nước ASEAN như Indonesia, Myanmar và Philipines. Những năm 1990 trở lại đây, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, ví dụ giai đoạn 1990 - 2000, tăng trưởng của Thái Lan bình quân là 7,4% giai đoạn 2000 - 2010 là 7,7%. Trong khi ấy, cũng trong giai đoạn đó, Indonesia tương ứng là 5,8% và 5,8%, Myanmar là 6,3% và 3,5%.

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm của Thái Lan trong tương quan với một số nước Đông Nam Á khác (%)

Nước 1990 - 2000 2000 – 2010 Indonesia 5,8 5,8 Malaysia 7,7 6,8 Myanmar 6,3 3,5 Singapore 8,0 8,0 Thái Lan 7,4 7,7 Philippin 3,3 3,9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong các “Báo cáo phát triển thế giới”, “Bảng về tình hình thế giới” ở các số khác nhau.

Nhìn chung trong quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 8% trong những năm 1960 và 7% trong những năm 1970. Trong nửa đầu những năm 80, tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 5,8%, song đã nhanh chóng đạt được tới 10% trong nửa cuối năm 1980. Tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 1961 - 1986 đạt 7,7%. Từ năm 1987 tốc độ tăng trưởng GDP còn cao hơn, trung bình 9,6% giai đoạn 1987 - 1996. Thái Lan đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 1997 dẫn đến việc làm giảm tốc độ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng âm 1,8% trong năm 1997 và âm 10,4% trong năm 1998. Tuy nhiên, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để khôi phục nền kinh tế và nền kinh tế Thái Lan đã có sự tăng trưởng dương kể từ năm 1999. Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý đầu năm 2000 là 5,2% và quý 2 năm 2000 là 6,6%. Năm 2002, nền kinh tế Thái Lan dần dần phục hồi và đạt được tốc độ tăng trưởng là 7%, nhưng có xu hướng chậm lại cho tới năm 2005, ở đây chúng ta có thể thấy được đà tăng trưởng GDP khá nhanh đã làm thay đổi

GDP/đầu người. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên từ 7.900 đô la Mỹ trong năm 2006, 8.200 đô la Mỹ năm 2007 và 8.400 đô la Mỹ trong năm 2008.

Cùng với thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, Thái Lan đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Về sản lượng, kinh tế nông nghiệp là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế trước đây nhưng đã nhường vị trí cho ngành kinh tế chế biến, chế tạo thay thế. Nông nghiệp trước đây chiếm 41,5% trong những năm 1950 thì đến nay đã giảm xuống một cách mạnh mẽ, giảm xuống tới 24,1% trong những năm 70 và xuống 17,7% trong những năm 1980. Trong những năm 1990, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 11,6%. Mặt khác, đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều vốn. Bước chuyển từ ngành chế biến đơn giản các sản phẩm trong nông nghiệp sang các ngành công nghiệp chế tạo chịu sự chi phối của xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến, chế tạo. Ngành chế biến, chế tạo chiếm 11,6% trong những năm 1950. Năm 1979 lần đầu tiên, tỷ trọng trong ngành chế biến, chế tạo trong GDP đã vượt ngành nông nghiệp từ 20% trong những năm 1970 lên 24,5% trong những năm 1980 và lên tới 31,6% trong những năm 1990. Trong suốt thời kỳ từ 2001 đến 2003, khu vực kinh tế chế biến, chế tạo chiếm gần 40% GDP.

Nguồn: IMF, International Financial Statiscs (CD-ROM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hạn chế

Sự phụ thuộc của Thái Lan vào thị trường thế giới. Việc hồi phục một số ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu như ô tô, điện tử, viễn thông và máy văn phòng là do kinh tế Mỹ, Nhật Bản và EU, những đối tác kinh tế chủ yếu của Thái Lan đang có nhu cầu phát triển. Một khi những nhu cầu này bị thu hẹp lại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến tăng trưởng của Thái Lan.

Trước mắt đã có một số nhân tố tác động mạnh đến nền kinh tế hướng vào xuất khẩu của Thái Lan:

- Một số nước nhập khẩu như Mỹ, EU và Nhật Bản có xu hướng tăng cường hàng rào thương mại, phân biệt đối xử trong việc dành quy chế ưu đãi về thuế quan (GSP).

- Xu hướng cạnh tranh về giá cả trên thị trường thế giới ngành càng gay gắt, nhất là đối với nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến.

- Giá trị đồng bạt có xu hướng biến động mạnh, khiến cho các nhà xuất nhập khẩu lo ngại tới mức có thể giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu.

- Biến động giá dầu thô trên thị trường thế giới có tác động tiêu cực tới xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan và tác động tới nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, nhất là từ các nước đối thủ cạnh tranh có nguồn dầu thô của mình như Trung

Quốc, Malaysia, Indonesia.

- Những nhân tố trong nước hiện còn gây trở ngại cho khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Thái Lan như: việc chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết vấn đề khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ và khó khăn về việc giảm chi phí trong các doanh nghiệp.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hoàn thiện khung pháp lý góp phần thúc đẩy xuất khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế

Mặc dù Thái Lan là nước theo đuổi kinh tế thị trường, nhưng không vì thế mà nền kinh tế bị buông lỏng quản lý, phát triển không có kế hoạch, định hướng. Điều này thể hiện khá rõ trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của Thái Lan.

Nhà nước ban hành kịp thời các bộ luật để quản lý và điều hành tất cả các hoạt động kinh tế của Nhà nước và tư nhân. Trong các bộ luật của Thái Lan thì một số bộ luật quan trong nhất là các bộ luật: Luật khuyến khích đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 30)