Những điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 55)

Về cơ chế kinh tế

Cả hai chính phủ quản lý nền kinh tế thông qua các biện pháp hành chính, kinh tế và hệ thống pháp luật. Nhà nước là nhân tố quan trọng trong công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, trước hết là tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và trở thành đầu tàu, lôi kéo các khu vực kinh tế phát triển

Về lực lượng lao động

Hai nước đều có lực lượng lao động dồi dào. Nguồn lao động này đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lúa nước và dễ tham gia vào lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp. Lực lượng lao động có truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm nhưng trình độ văn hóa còn thấp.

Về trình độ phát triển kinh tế

Việt Nam và Thái Lan đều khởi điểm từ trình độ kinh tế thấp kém, lạc hậu và chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì vậy khả năng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Về trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ của Việt Nam hiện nay về cơ bản cũng giống như Thái Lan. Việt Nam đang phải dựa chủ yếu và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu ở hình thức gia công cho nước ngoài. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu thấp, trong đó phần lớn dựa vào xuất khẩu dầu thô và than đá. Trong nông nghiệp trình độ sản xuất còn thủ công, năng suất lao động thấp. Năng lực công nghệ thấp không đáp ứng cho nhu cầu cơ giới hóa cũng như để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Do vậy, cả hai nước đều dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá lao động rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng lợi thế này sẽ mất dần đi khi cả hai nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w