Khái quát về chính sách và tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 42)

gian qua

3.1.1. Chính sách ngoại thương với thúc đẩy xuất khẩu

Tại Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại thương, do đó đề ra chính sách ngoại thương là: 1) phải đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; 2) áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước khác trên thế giới; 3) tiến hành hoạt động ngoại thương theo quan điểm mở cửa, tức là đa dạng hóa thị trường, từng bước gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế theo nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi.

Từ năm 1988, nhiều cuộc cải cách chính sách mậu dịch được đưa ra nhằm tăng cường khuyến khích và cho phép các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động ngoại thương.

Bước vào đầu thập kỷ 1990, những hạn chế đối với hoạt động ngoại thương ngày càng được nới lỏng: phần lớn những hạn ngạch xuất - nhập khẩu được loại bỏ; các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng xuất khẩu hay sử dụng hàng nhập khẩu đều được phép xuất - nhập khẩu trực tiếp mà không cần thông qua các công ty thương mại nhà nước; hệ thống giấy phép xuất - nhập khẩu được nới lỏng, phạm vi hàng hóa phải xin cấp phép nhập khẩu giảm mạnh; thuế quan và các loại thuế thương mại ngày càng được tính toán và ấn định hợp lý; Chính phủ áp dụng cơ chế hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu được sử dụng cho mục tiêu xuất khẩu; cho phép các doanh nghiệp tư nhân được quyền tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu trực tiếp khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép (theo Nghị định 33/CP-1994)

Tất cả những cải cách đã nêu nhằm hướng tới việc thương mại hóa khu vực kinh tế Nhà nước, giúp các doanh nghiệp Nhà nước nhạy cảm với tín hiệu thị trường. Mặc dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực ngoại thương, nhưng chế độ ngoại thương của Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu so với xu thế toàn cầu hóa

và khu vực hóa đang gia tăng. Phần lớn việc kiểm soát đối với hoạt động xuất - nhập khẩu vẫn còn hiệu lực, điều này có thể là nguyên nhân cản trở tiến trình đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong thời gian tới. Việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thép xây dựng, xi măng, phân bón, đường và dầu vẫn bị kiểm soát dựa trên cơ chế đánh giá hành chính chứ không căn cứ theo tín hiệu thị trường. Cơ chế này cũng được áp dụng đối với việc nhập khẩu gạo. Việc xây dựng biểu thuế và hạn ngạch chủ yếu xuất phát từ yêu cầu từ các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp này mà không lưu tâm tới quyền lợi người tiêu dùng và chiến lược phát triển khu vực dài hạn của khu vực kinh tế tư nhân.

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, từ giữa thập kỷ 1990, chính sách ngoại thương của Việt Nam đã có những thay đổi căn bản sau:

- Theo Nghị định 89/CP năm 1995, Bộ thương mại và Tổng cục Hải quan đã bãi bỏ hoàn toàn thủ tục cấp giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến. Tuy vậy, các thủ tục phiền hà và lối giải quyết hành chính phức tạp chưa phải đã chấm dứt.

- Sự phân định rạch ròi giữa các chức năng Nhà nước được thực hiện bằng việc tạo điều kiện thuận lợi và xác định hành lang pháp lý cho hoạt động ngoại thương và chức năng kinh doanh ngoại thương. Giảm thiểu số lượng các mặt hàng xuất - nhập khẩu quản lý bằng quota và thay vào đó là điều tiết cung cầu qua thông tin tín hiệu của thị trường. Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất và phát triển. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nâng cao tính cạnh tranh của các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, các ngành chế biến nông - lâm - thổ sản xuất khẩu.

- Hoạt động xuất - nhập khẩu đã được phân cấp cho nhiều bộ, ngành, tức là Bộ Thương mại không còn giữ vai trò độc quyền như trước.

- Với việc ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ - CP ngày 31/7/1998, Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế xuất - nhập khẩu theo hướng linh hoạt và thuận lợi, mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu cho tất cả các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ luật pháp cho phép và phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường trong từng

giai đoạn. Chính phủ giảm thiểu việc can thiệp vào các hoạt động xuất - nhập khẩu và tạo khuôn khổ pháp luật thuận lợi và bình đẳng cho mọi doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Do vậy, số đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu tăng lên đáng kể, từ 2.800 vào năm 1998 lên 12.000 doanh nghiệp năm 2000. Chính phủ đã giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế cơ chế “xin - cho”, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi suất, tỷ giá. Chính phủ cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu thông qua các chương trình hỗ trợ, trợ giá, lập Quỹ hỗ trợ, Quỹ thưởng.... Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đã thông qua Luật thương mại.

Tuy nhiên, với Nghị định 57, Chính phủ vẫn chưa tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, đặc biệt là tính ổn định trong chính sách. Điểm nữa là Nghị định 57 vẫn chưa đề ra được chính sách dài hạn, ổn định để quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu. Chính vì vậy, ngày 2/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2001/NĐ - CP về quy chế quản lý xuất - nhập khẩu cho giai đoạn 2001 - 2010 nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, theo đó Chính phủ: tiếp tục mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp; xây dựng lộ trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; áp dụng các công cụ bảo hộ hợp pháp phù hợp với quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế. Điều này cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại.

Đồng thời với việc ban hành Nghị định 44, Chính phủ ban hành Quyết định 133/2001/QĐ - CP về cơ chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2001/TT-BTC về việc Chính phủ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu của cả khu vực Nhà nước và tư nhân từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Điều kiện được nhận tín dụng xuất khẩu là tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc chiếm lĩnh được thị trường mới, hoặc vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, hoặc sản xuất ra các loại hàng hóa trong danh mục được Nhà nước khuyến khích. Khoản tín dụng này thông thường bằng 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ còn

đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham dự đấu thầu và thực hiện hợp đồng nếu phía nước ngoài yêu cầu.

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Quyết định 47/2004/QĐ - TTg về chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đẩy mạnh xuất khẩu. Chương trình gồm 143 đề án với tổng kinh phí 263 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ gần 168 tỷ đồng. Tức là tùy theo từng nội dung cụ thể, các đề án được Chính phủ hỗ trợ từ 50% - 70% chi phí. Theo Quyết định 1335/2003/QĐ - TBM, danh mục hàng hóa trọng điểm gồm có 16 chủng loại mặt hàng là thủy sản; gạo; chè; cà phê chê biến; hạt tiêu chế biến; rau, quả và rau quả chế biến; dệt may; giày dép; sản phẩm gỗ; hàng thủ công mỹ nghệ; hàng điện tử, tin học, sản phẩm nhựa, chất dẻo, đồ chơi; vật liệu gốm sứ xây dựng; sản phẩm cơ khí; điện gia dụng; thịt lợn, thực phẩm chế biến. Cũng theo Quyết định 47, các thị trường trọng điểm bao gồm Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Iran, Nam Mỹ và châu Phi.

Để quản lý hoạt động nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam từng bước bãi bỏ các công cụ không được quốc tế sử dụng như hệ thống giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật và hành chính, phụ phí hải quan, v.v... đồng thời, chuẩn bị sử dụng các công cụ được quốc tế thừa nhận và sử dụng như thuế quan, thuế theo vụ, thuế bán chống phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu, thuế môi trường và các loại thuế khác chống lại hiện tượng chuyển giá. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống giấy phép đã dần dần bị loại bỏ. Ngày 29/4/2004, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá bằng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/10/2004, theo đó một vụ kiện chống bán phá giá sẽ do một cơ quan phụ trách điều tra và giải quyết, đó là Bộ Thương mại.

Tháng 11 năm 2006 Việt Nam ra nhập WTO, nên cơ chế chính sách, pháp luật Việt Nam có sự điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động xuất khẩu sau khi Việt Nam ra nhập WTO là hoạt động nghiên cứu thị trường và công tác thông tin về thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo thị trường trong nước và thị trường

quốc tế của các cơ quan quản lý bảo đảm kênh thông tin thường xuyên thông suốt, nhiều chiều giữa các bộ, ngành với các doanh nghiệp, công bố rộng rãi các thông tin dự báo dài hạn về thị trường trong nước và quốc tế, kết hợp chặt chẽ mạng lưới thu nhập thông tin chuyên ngành và đa ngành, mạng thông tin trong nước và mạng thông tin ngoài nước. Đặc biệt nâng cao trách nhiệm của các tham tán, tùy viên thương mại ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin tìm kiếm thị trường.

3.1.2 Kết quả và hạn chế* Kết quả * Kết quả

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh qua các năm

Với chính sách phát triển một nền kinh tế mở, hàng hóa của Việt Nam không còn xa lạ gì với người tiêu dùng thế giới. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng nhanh theo các năm. Năm 1985 tăng gấp 1,54 lần so với năm 1980. Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 2 lần so với năm 1985. Đến năm 1992 lần đầu tiên Việt Nam đạt được mức cân bằng trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 1994 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng lên 50% so với năm 1993. Trong đó xuất khẩu cũng không ngừng tăng nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu. Đây là một điều dễ hiểu bởi trong giai đoạn này nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, nhiều khu chế suất ra đời. Hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu của khu vực kinh tế này tăng nhanh. Sang đến thời kỳ 1996, 1997 tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng chậm là do sự biến động lớn về kinh tế ở khu vực châu Á. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998 đã làm nền kinh tế một số nước khu vực lâm vào tình trạng khủng hoảng. Sang đến 2002, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam tăng lên đáng kể (tăng 11.3%), năm 2003 tăng 21%, năm 2004 tăng 31%, năm 2005 tăng kim ngạch xuất khẩu là 21,5%.

Sau 3 năm gia nhập WTO, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và chịu sự tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Trong các năm 2007 và 2008, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra. Bước sang năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, thương mại toàn cầu giảm mạnh. Giá cả

một số mặt hàng trong những tháng đầu năm đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường giảm. Do vậy mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng hàng hóa xuất khẩu, song xuất khẩu đa số mặt hàng đều giảm về giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam năm 2009 chỉ ước đạt 56,5 tỷ USD, tương đương 59,22% GDP, giảm 9,9% so với năm 2008. Bình quân một tháng xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD (bình quân năm 2008: 5,2 tỷ USD) vẫn ở mức cao so với trước thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Tuy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm, thấp hơn năm 2008 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ba năm 2007 - 2009 đạt mức cao 167,8 tỷ USD và mức bình quân năm sau gia nhập WTO vẫn đạt ở mức cao nhất là 55,9 tỷ USD

Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1990 - 2009

Nguồn: Báo cáo của Bộ Công Thương 2010

Nhìn vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam đạt mức cao và tăng nhiều so với các năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Mức này của Việt Nam năm 2009 thuộc loại cao so với tỷ lệ chung 22% của thế giới, đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN

Hình 3.2: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP (%)

Nguồn: Báo cáo của Bộ Công Thương 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt kết quả cao (cả về quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu) trong các năm 2007, 2008. Khu vực doanh nghiệp FDI, năm 2007 đạt kim ngạch xuất khẩu 27,8 tỷ USD (kể cả dầu thô) chiếm tỷ trọng 57,2% tổng kim ngạch cả nước và tăng 20,3% so với năm 2006. Năm 2008 doanh nghiệp FDI tương ứng đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55,02%, tăng 24,1%; năm 2009: 27,8 tỷ USD; 42,2%; -19,5% và doanh nghiệp có vốn trong nước ước đạt 28,7 tỷ USD chiếm tỷ trọng 50,7 tổng kim ngạch cả nước, tăng 1,7% so với năm 2008.

Ba năm qua, tuy xuất khẩu chưa có sự đột biến nhưng phần lớn các mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng đều tăng cả về giá trị lẫn sản lượng ngoại trừ khó khăn năm 2009

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có trên 15 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: dầu thô; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; đồ gỗ; hàng điện tử và linh kiện điện tử; cà phê; gạo; cao su; dây điện và cáp điện; than đá; thủ công mỹ nghệ; sản phẩm nhựa; túi sách và vali; hạt điều.... Giá trị kim ngạch xuất khẩu các loại mặt hàng này thường chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu

Nhìn chung tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước, đồng thời xuất hiện dần một số mặt hàng mới.

Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giữ được vị trí khá ổn định và có mức tăng khá cao như gạo, dầu thô, hàng dệt may đi EU... kể cả một số mặt hàng do

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 42)