Hoàn thiện chính sách thương mại phù hợp với lộ trình gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 58)

Những điểm mấu chốt trong điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong thời gian tới là:

Quyền tham gia hoạt động thương mại

Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam ngay lập tức phải thực hiện các nguyên tắc thương mại của WTO là nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần thực hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối với các thành phần kinh tế trong nước về quyền tham gia thương mại. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư chỉ được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh, trong khi đó các thành phần kinh tế khác không quy định hạn chế này.

Hoàn thiện chính sách thuế

Sửa đổi bổ sung chính sách thuế theo hướng: tiếp tục cắt giảm thuế quan theo đúng lịch trình đã cam kết; không nên dùng biện pháp thuế quan cao để bảo hộ sản xuất trong nước kém hiệu quả; giảm bớt danh mục hàng hóa loại trừ, chuyển danh mục này sang danh mục tạm thời hay danh mục phải cắt giảm; tiếp tục hoàn thiện biểu thuế quan phù hợp với biểu thuế quan của ASEAN, với hệ thống HS, thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng trong khuôn khổ ASEAN, không nên áp dụng quá nhiều mức thuế suất.

Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu

Việc đẩy mạnh xuất khẩu đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Lợi ích quan trọng của việc tham gia hội nhập là thúc đẩy xuất khẩu để loại bỏ được các hạn chế về số lượng và thuế quan đối với hàng xuất khẩu. Để khai thác được cơ hội này, Việt Nam cần có một chiến lược phát triển theo hướng một mặt mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt khác xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu phải hướng vào các thị trường có dung lượng thị trường lớn như châu Âu và Mỹ. Việc phát triển cơ sở xuất khẩu theo hướng lựa chọn các ngành hàng và mặt

hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh, đầu tư phát triển công nghệ chế biến, hướng xuất khẩu vào thị trường ASEAN và thị trường thế giới. Nhà nước cần áp dụng một loạt chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, yếu tố quyết định cho thành công của hội nhập. Đó là, chính sách phát triển nông nghiệp hướng vào mặt hàng có lợi thế so sánh, coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến; hệ thống chính sách thương mại cần thay đổi kịp thời theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, yếu tố quyết định chính là năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng xây dựng môi trường vĩ mô ổn định, tăng cường tính dự báo

Khai thác cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành tự do hóa thương mại khi các ngành công nghiệp đã phát triển đã bước đầu có khả năng tự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây chính là thời điểm mà ở đó vai trò của Chính phủ trong việc can thiệp sâu vào cơ chế vận hành của thị trường được thay thế bởi vai trò tạo lập ra khuôn khổ chung cho các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, được thuận lợi hoạt động theo cơ chế thị trường, cho phép ra các quyết định về đầu tư và phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Nói cách khác, các chính sách thương mại được điều chỉnh theo hướng môi trường chính sách ổn định, tăng cường tính dự báo của hệ thống cơ chế chính sách, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các khu vực kinh tế thông qua việc giúp các chủ thể kinh tế có thể đưa ra các kế hoạch khả thi và hiệu quả.

Việc xây dựng một môi trường chính sách ổn định, có tính dự báo cùng với cơ chế đánh giá tác động và cảnh báo về tác động tiêu cực cũng như những nguy cơ có thể xảy ra đối với từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ góp phần minh bạch hóa thông tin. Từ đó, điều này sẽ góp phần củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp và người dân. Việc các nhà đầu tư tăng cường đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản... sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn - đầu vào quan trọng của quá trình CNH, HĐH ở cấp độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách xuất khẩu của Thái Lan trong hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam (Trang 58)