Chủ quan: Độ tuổi: đang trong độ tuổi tập làm người lớn nhưng vẫn còn trẻ con dẫn đến các em có nhiều suy nghĩ nông nổi, khó kiểm soát.. - Học lực chưa tốt: Do đầu vào chưa cao nên đa s
Trang 1NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN Ở LỚP ĐẦU CẤP THPT
I Những khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp 10:
1 Chủ quan:
Độ tuổi: đang trong độ tuổi tập làm người lớn nhưng vẫn còn trẻ con dẫn đến các
em có nhiều suy nghĩ nông nổi, khó kiểm soát
+ HS nam: Thường ham chơi, tính khí thất thường không biết kiểm soát thái độ, lười học
+ HS nữ: Thường thích ăn diện, thích tụ tập đi chơi theo nhóm
+ Xuất hiện tình cảm khác giới làm các em sao nhãng học tập
- Học lực chưa tốt: Do đầu vào chưa cao nên đa số HS đều có học lực chưa tốt dẫn đến sự đam mê trong học tập chưa có
- Khác nhau về địa bàn: HS ở nhiều nơi: Thành phố, nông thôn gây hiện tượng chia bè phái, khó gắn kết thành 1 tập thể đoàn kết
2 Khách quan:
- XH phát triển du nhập những tệ nạn xã hội Internet, phim ảnh có nhiều văn hóa
đồ trụy lôi kéo dễ làm hư hỏng các em
- Gia đình thường không quan tâm con cái: Mải mê kiếm tiền, không hiểu tâm lí lứa tuổi, chiều chộng quá mức nên không dạy bảo được các em (rất nhiều phụ huynh nhờ thầy giáo nói hộ vì ở nhà HS thường hay cãi bố mẹ)
- Một số HS có hoàn cảnh đặc biệt dẫn đến việc học của các em có nhiều khó khăn
- Xã hội quá đề cao trẻ em dẫn đến các em có thái độ không kính trọng thầy cô giáo
Chính do có nhiều khó khăn ban đầu đó nên công tác của giáo viên chủ nhiệm đầu cấp 3 có ý nghĩa rất quan trọng và cần có nhiều biện pháp đặc biệt để điều hành, quản lí cũng như tạo môi trường tốt cho các em hoạc tập và bồi dưỡng văn hóa
II Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 10:
- Tìm hiểu hoàn cảnh các em qua hồ sơ, phiếu đăng kí vào lớp 10, gây cảm tình bằng cách nhớ tên qua ảnh, qua sơ đồ chỗ ngồi ngay từ tuần đầu tiên, tìm hiểu thông cảm
và giúp đỡ với những em có hoàn cảnh đặc biệt
- Thật sự nghiêm khắc ngay từ những buổi đầu tiên để các em hiểu quy tắc và quen dần với sự quy củ
- Rèn luyện lại lễ nghi, giáo dục lại cho các em biết tôn trọng thầy cô giáo, có thái
độ lễ phép với người lớn, biết quý trọng bạn bè
- Bầu ban cán sự lớp tạm thời Giáo huấn, hướng dẫn các em các điều hành lớp 1 cách từ từ, ban đầu sẽ dựa vào uy của thầy, sau sẽ trao dần quyền điều hành lớp cho các
em Đặc biệt phải nghiêm khắc với các HS có thái độ không tuân theo các cán bộ lớp
Trang 2- Rèn luyện HS tính tự giác, tính đoàn kết với tập thể lớp.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí: Nam nữ xen kẽ, HS có học lực khá xen kẽ với HS có học lực yếu Các cán bộ lớp phân bố đều trong lớp
- Theo dõi các vi phạm và khắt khe xử lí trong tháng đầu tiên để tạo tính răn đe cao
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thường xuyên báo cáo tình hình bất thường của lớp để
GV có phương pháp phòng ngừa
- Nghiêm cấm HS có thái độ bè phái, nói xấu nhau
- Phân cử các cán sự của từng môn để giúp các em họp tập
- Thường xuyên kiểm tra vở, sách, dụng cụ học tập và việc làm bài tập về nhà giờ truy bài
- Xử lí học sinh công bằng, khách quan: có thưởng, có phạt kịp thời
Nói tóm lại để xây dựng được một tập thể tự quản người giáo viên trước hết phải
có cái “tâm” để các em kính phục, sau đó cần tạo một đội ngũ cán bộ nòng cốt chắc chắn kết hợp với hệ thống nội quy phù hợp Sự tạo lập cần từ từ tùy theo đặc điểm mỗi lớp chứ không được phép nóng vội, khi các em bước đầu tự quản thì giáo viên chủ nhiệm luôn theo sát, hướng dẫn và điều chỉnh sự quản lí của các cán bộ lớp để các em dần hình thành khả năng điều hành tốt, có như vậy sẽ tạo nên một tập thể lớp vững mạnh và một môi trường văn hóa tạo điều kiện tốt nhất cho các em rèn luyện, học tập