- Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ mà bên nhận không phải hoàn lại để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.. hoặc của
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đặc biệt là để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng nó một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở thành nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất
Công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam đã qua một chặng đường hơn
10 năm Nền kinh tế đã thu được những kết quả đáng khả quan như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, nhưng để duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn Trong khi đó nền kinh tế nước ta lại có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn đầu tư đó Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng
Nguồn vốn ODA đã góp phần đáng kể vào việc đạt được những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước Để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội cần có những biện pháp
cụ thể và toàn diện
Em xin trình bày một số hiểu biết của em về ODA trong bài này
Trang 2ODA có các hình thức sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền
tệ Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách
Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc
Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào
Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng Thông thường, các
dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê
Trang 3chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống
kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội
2 Phân loại ODA:
Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODAđược xem có mấy loại:
a Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.
- Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo
sự thoả thuận trước giữa các bên
Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
+ Hỗ trợ kỹ thuật
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
- Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp
Những điều kiện ưu đãi thường là:
+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay)
+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
b Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại:
- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ
Trang 4- ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF,
WB1 ) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) có thể không
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
+ Ngân hàng thế giới (WB)
+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)
+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
c Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)
Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc
Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào
Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA"
3 Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:
* Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây: Trên thế giới tồn tại 3 nguồn ODA chủ yếu:
- Liên xô cũ, Đông Âu
- Các nước thuộc tổ chức OECD
- Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ
* Hiện nay, trên thế giới có hai nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức viện trợ song phương
Trang 5* Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau:
- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm:
+ Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP)
+ Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)
+ Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)
+ Chương trình lương thực thế giới (WFP)
+ Quĩ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)
+ Tổ chức y tế thế giới (WHO)
+ Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO)
+ Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA)
- Các tổ chức tài chính quốc tế:
+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)
+ Ngân hàng thế giới (WB)
+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
- Liên minh Châu Âu (EU)
- Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
- Tổ chức xuất khẩu dầu mỡ (OPEC)
- Quĩ Cô - Oét
* Các nước viện trợ song phương:
- Các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
- Các nước đang phát triển
4 Quy trình thực hiện dự án ODA.
Mỗi quốc gia có những quy định riêng đối với các cách quản lý và điều hành nguồn vốn này Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các vấn đề xung quanh các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
Trang 61 Quy hoạch ODA.
Bộ kế hoạch - Đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm chủ trì việc điều phối với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để nghiên cứu chủ trương và phương hướng vận động ODA, soạn thảo quy hoạch ODA
và lập các danh mục chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODa trình Chính phủ phê duyệt
2 Vận động ODA.
Sau khi quy hoạch ODA và các danh mục các chương trình dự án ưu tiên
sử dụng ODA được Chính phủ phê duyệt; Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA
thông qua:
- Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm
- Các hội nghị điều phối viện trợ ngành
- Các cuộc trao đổi ý kiến về hợp tác phát triển với các nhà tài trợ
Trước khi tiến hành vận động ODA, các cơ quan, địa phương liên quan cần phải trao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chính sách, khả năng
và thế mạnh của các nhà tài trợ liên quan
3 Chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA.
Sau khi đạt được sự cam kết hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với các
chương trình, dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp cùng các đối tác tiến hành chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA bao gồm lập đề
án, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi
4 Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA.
Việc thẩm định và phê duyệt các dự án sử dụng nguồn ODA như sau:
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện theo quy định của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định 52/CP, 12/CP và các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực này)
Trang 7- Đối với các dự án hỗ trợ ngân sách, đào tạo, tăng cường thể chế Bộ
Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Trong quá trình thẩm định có đề cập tới ý kiến tham gia của các bên cung cấp ODA
- Các dự án của các tổ chức phi Chính phủ thực hiện theo Quyết định số 80/CT ngày 28/3/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ)
5 Đàm phán ký kết.
Sau khi nội dung đàm phán với bên nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với bên nước ngoài
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ định một cơ quan khác chủ trì đàm phán với các bên nước ngoài thì cơ quan này phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch - Đầu tư về nội dung đàm phán và với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả (nếu là ODA hoàn lại)
Kết thúc đàm phán, nếu đạt được các thoả thuận với bên nước ngoài thì
cơ quan chủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung làm việc, kết quả đàm phán và những ý kiến đề xuất có liên quan
Nếu văn bản ODA ký với bên nước ngoài là Nghị định thư, Hiệp định hoặc văn kiện khác về ODA cấp Chính phủ thì cơ quan được Thủ tướng Chính phủ chỉ định đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung văn bản dự định ký kết và các đề xuất người thay mặt Chính phủ ký các văn bản đó Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trường hợp cơ quan khác trình Thủ tướng Chính phủ), Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
Trong trường hợp Nghị định thư và Hiệp định hoặc các văn bản khác về ODA yêu cầu phải ký kết với danh nghĩa Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (hoặc cơ quan khác với Chính phủ chỉ định đàm phán) phải báo cáo với văn phòng Chủ tịch nước ngay từ khi bắt đầu đàm phán với bên nước ngoài về nội dung các văn kiện dự định ký kết,
Trang 8đồng thời thực hiện các thủ tục Quy định tại điều 6 khoản 3, điều 7 và điều 8 của Nghị định 182/HĐBT ngày 28/5/1992 của Chính phủ.
6 Quản lý thực hiện.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách nhà nước và thực hiện cấp phát theo đúng cam kết tại các Điều ước Quốc
tế về ODA đã ký và các quyết định phê duyệt chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền trong quá trình thực hiện và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định các biện pháp
xử lý, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA
Bộ Tài chính được xác định là đại diện chính thức cho "người vay" hoặc
là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho vay, có trách nhiệm phối hợp với các
cơ quan liên quan xây dựng cơ chế quản lý tài chính (cấp phát, cho vay lại, thu hồi vốn ) đối với các chương trình, dự án ODA
Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định các Ngân hàng Thương mại để uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại từ vốn ODA như đã nêu tại điểm điều khoản 3 điều 14 của Quy chế về quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ, thu hồi vốn trả nợ ngân sách, đồng thời tổng hợp theo định kỳ thông báo cho Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tình hình thực tế về rút vốn, thanh toán thông qua hệ thống tài khoản được mở tại ngân hàng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA
Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA tùy theo quy định
và thoả thuận với bên nước ngoài, các chủ trương, dự án chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểm định kỳ hoặc đột xuất Đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu
tư, Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, văn phòng Chính phủ là đại diện của Chính phủ tại các cuộc kiểm điểm này
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ chương trình, dự án lập báo cáo 6 tháng và hàng năm về tình
Trang 9hình thực hiện các chương trình và dự án ODA gửi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ
7 Đánh giá.
Sau khi kết thúc, giám đốc chương trình, dự án ODA phải làm báo cáo
về tình hình thực hiện và có phân tích, đánh giá hiệu quả dự án với sự xác nhận của cơ quan chủ quản và gửi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ
II ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ODA.
1 Đặc điểm của ODA.
Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một số đặc điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương
có xu thế giảm đi Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường Hoạt động của một số tổ chức
đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là trong các năm 1980 -
1994 trong tổng số ODA của thế giới, tỉ trọng ODA song phương từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa phương giảm từ 33% xuống 31%
(Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư).
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình thu hút ODA.
Trên thế giới, một số nước mới giành được độc lập hoặc mới tách ra từ các nhà nước liên bang tăng lên đáng kể và có nhu cầu lớn về ODA Một số nước công hoà thuộc Nam Tư cũ và một số nước Châu Phi bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh sắc tộc đang cần đến sự hỗ trợ quốc tế ở Châu á, Trung Quốc, các nước Đông Dương, Myanmar cũng đang cần đến nguồn ODA lớn
để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội Số nước có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn vì vậy sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt Các vấn
Trang 10đề mà các nước cung cấp ODA quan tâm đến tạo nên sự cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, ngoài ra còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác như: Nhãn quan chính trị, quan điểm cộng đồng rộng rãi, dựa trên sự quan tâm nhân đạo và hiểu biết về sự cần thiết đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội quốc tế Cùng mối quan hệ truyền thống với các nước thế giới thứ ba của các nước phát triển, hay tầm quan trọng của các nước đang phát triển với tư cách là bạn hàng (thị trường, nơi cung cấp nguyên liệu, lao động) Mặt khác, chính sách đối ngoại, an ninh và lợi ích chiến lược, trách nhiệm toàn cầu hay cá biệt cũng là nhân tố tạo nên xu hướng phân bổ ODA trên thế giới theo vùng Ngoài ra còn có thêm lý do đó là sự chuẩn bị đáp ứng nhu cầu riêng biệt về thủ tục, quy chế, chiến lược, viện trợ khác nhau của các nhà tài trợ trên thế giới cũng tạo nên sự chênh lệch trong quá trình thu hút và sử dụng ODA giữa các quốc gia hấp thụ nguồn vốn này Chính sự cạnh tranh gay gắt đã tạo nên
sự tăng giảm trong tiếp nhận viện trợ của các nước đang phát triển Kể từ năm
1970, ODA chủ yếu hướng vào Tiểu vùng Sahara và Trung Đông kể cả Ai Cập Bên cạnh đó, Trung Mỹ là vùng nhận được tỷ trọng viện trợ tăng lên chút ít, tỷ trọng này đã thực sự bị cắt giảm mạnh đối với các vùng Nam Á (đặc biệt là Ấn Độ) và Địa Trung Hải trong vòng 10 năm, từ tài khoá 1983/1984 đến 1993/1994, tỷ trọng thu hút ODA thế giới của tiểu vùng Sahara đã tăng từ 29,6% lên 36,7%, của Nam và Trung á khác và Châu Đại Dương từ 20,3% lên 22,9%; Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê từ 12% lên 14% (nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư)
Thứ ba, sự phân phối ODA theo khu vực nghèo của thế giới không đồng
Trang 11những yếu tố trong nội bộ của quốc gia cũng tạo nên những khác biệt lớn trong quá trình nhận viện trợ như các mối quan hệ với các nước phát triển, hay những thành tích trong phát triển đất nước hay cũng có thể là do nhu cầu hết sức cần thiết như chiến tranh, thiên tai
Thứ tư, triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan.
Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị dành 1% GNP của các nước phát triển để cung cấp ODA cho các nước nghèo Nhưng nước có khối lượng ODA lớn như Nhật Bản, Mỹ thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trên dưới 0,3% trong nhiều năm qua Tuy có một số nước như Thụy Điển, Na uy, Phần Lan, Đan Mạch đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lượng ODA tuyệt đối của các nước này không lớn Thêm vào đó tình hình kinh tế phục hồi chậm chạp ở các nước đang phát triển cũng là một trở ngại gia tăng ODA Ngoài ra, hàng năm các nước cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế của mình để xem xét khối lượng ODA có thể cung cấp được Nhưng hiện nay các nước phát triển đang có những dấu hiệu đáng lo ngại trong nền kinh tế của mình như khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội trong nước, chịu sức ép của dư luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước
Tuy nhiên, ở các nước phát triển, kinh tế tăng bình quân 6%/năm trong các năm 1991 - 1994 (4%/năm trong thập kỷ 80) Đời sống nhân dân đang được cải thiện rõ rệt Do sự phục hồi kinh tế ở các nước phát triển, nguồn vốn chuyển dịch vào các nước đang phát triển có thể sẽ giảm sút trong các năm tới, ODA là một khoản vốn mà các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển nó được thực hiện từ rất lâu, qua các giai đoạn nhất định, có những
xu thế vận động riêng, nhìn chung lại, xu hướng vận động hiện nay hàm chứa
cả các yếu tố thuận lợi lẫn khó khăn cho một số nước đang phát triển như nước ta đang tìm kiếm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy nhiên các yếu
tố thuận lợi là cơ bản Xét trên phạm vi quốc tế, ODA có thể huy động được lại tuỳ thuộc voà chính sách đối ngoại khôn khéo và khả năng hấp thụ vốn nước ngoài của chính nền kinh tế nước đó Qua đó ta có thể thấy rõ được những đặc điểm riêng biệt của ODA so với các nguồn vốn khác
2 Vai trò của ODA.
Trang 12ODA thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và bên tiếp nhận Tuy vậy, đối với mỗi bên nó sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
a Đối với nước xuất khẩu vốn.
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp Cùng với sự gia tăng của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia Ngoài ra, nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên
Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng nếu không có những chính sách kiểm soát
và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này trong nước
Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cung cấp không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích quân sự
b Đối với các nước tiếp nhận:
Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể phủ nhận Điều này được thể hiện rõ qua những thành công
mà các nước tiếp nhận ODA đã đạt được
Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục
vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ODA mang lại nguồn lực cho đất nước
Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà
ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển
Trang 13Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.
ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội
tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương
và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp
Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này
Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều
Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt
Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với
Trang 14trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào
III TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ TIẾP NHẬN ODA TRÊN THẾ GIỚI:
1 Tình hình chung:
Nguồn ODA song phương được phân bố rộng khắp trên thế giới do các nhà tài trợ một mặt phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế như qui định bắt buộc của Liên Hiệp Quốc, mặt khác bản thân các nhà tài trợ cũng muốn nâng cao vị thế của mình, vươn rộng tầm ảnh hưởng ra các khu vực khác Hơn nữa, trật tự an ninh mà các nhà tài trợ chủ trương thiết lập tại nước nhận viện trợ dựa trên mong muốn một nền kinh tế phụ thuộc vào nền kinh tế của họ
Ở Châu Á: Nhật là nước đầu tư lớn nhất Trung Quốc và Đông Nam á là khu vực thu hút nhiều ODA nhất
Châu Phi: Là khu vực tập trung hầu hết các nước nghèo, kém phát triển nên nguồn viện trợ chủ yếu là viện trợ không hoàn lại và thường chiếm tỉ lệ cao
2 Nhà tài trợ lớn nhất:
a ODA song phương:
Mục đích của các nước cung cấp viện trợ đều là xác lập vị trí toàn diện
và áp đặt vai trò của mình ở khu vực muốn thôn tính Do đó việc phân bổ ODA diễn ra khác nhau giữa các khu vực
Trong số các nước cung cấp ODA song phương, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nước dẫn đầu thế giới
Cụ thể:
- Ở Châu Á : Nhật Bản với mục tiêu là phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước trong khu vực, sao cho Nhật sẽ là nước đóng vai trò chủ đạo về kinh tế nên đứng đầu trong danh sách các nhà tài trợ ở Châu á là Nhật Bản