1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nêu những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển ngành logistics tại các doanh nghiệp việt nam

15 2,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 151 KB

Nội dung

Nêu những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển ngành logistics tại các doanh nghiệp việt nam

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN:

LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Đề tài:

Nêu những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển ngành logistics tại

các doanh nghiệp Việt Nam.

Phần I: Mở đầu

Trang 2

Logistics là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các quá trình được tối ưu hóa Trong khi

đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới mẻ này đa phần là nhỏ lẻ, không hiệu quả Thực trạng ngành này ở Việt Nam ra sao, những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi tham gia ngành này là gì đã được nhóm 1 thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày theo nội dung dưới đây

Trang 3

Phần II: Nội dung

Chương I: Logistics và ngành logistics

1 Khái niệm:

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

(Điều 133, luật thương mại 2005) Tại Việt Nam, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao

2 Vai trò:

a Đối với nền kinh tế:

- Công cụ liên kết các hoạt dộng kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu

- Tối ưu hóa các chu trình sản xuất, kinh doanh tù khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng

- Tiết kiệm và giảm chi phí trong kênh phân phối

- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa hóa hoạt động kinh doanh và vận tải quốc tế

-

b Đối với các doanh nghiệp:

- Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng

- Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp

3. Sự phát triển của logistics kinh doanh:

Công việc logistics hoàn toàn không phải là mới mẻ mà đã có từ xa xưa khi ông cha ta biết cách cất giữ lương thực cho những lúl.c giáp hạt Hay như tơ lụa Trung Quốc đã biết tìm

Trang 4

đường đi khắp thế giới Theo từ điển oxford thì logistics trước tiên là “khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”

Đến sau này, khi logistics hiện đại hình thành và sư ra đời cuốn sách đầu tiên về logistics đầu tiên vào năm 1961 bằng tiếng Anh với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khac nhau về lĩnh vực này

Trước năm 1950 công việc logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ, trong khi các lĩnh vực khác đã có những chuyển biến lớn lao như marketing hay quản trị sản xuất Cuối thế kỷ 20, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý đã đưa logistics lên một tầm cao mới và có thể chia ra làm 6 giai đoạn sau:

- Logistics tại chỗ: là dòng vận chuyển của nguyên vật liệu tại một vị trí là việc Mục đích của logistics tại chỗ là hợp lý các hoạt động của một cá nhân hay của một dây truyền sản xuất hoặc lắp ráp Lý thuyết và các nguyên tắc hoạt động của workplace logistics được đưa

ra cho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau chiến tranh thế giới thứ II Điểm nổi bật của workplace logistics là tính tổ chức lao động có khoa học

- Logistics cở sở sản xuất là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất đó có thể là 1 nhà máy, 1 trạm làm việc trung chuyển, 1 nhà kho, hoặc 1 trung tâm phân phối Một facility logistics được nói đến tương

tự như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục

vụ cho sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những năm 1950 và 1960)

- Logistics công ty là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sở sản xuất

và các quá trình sản xuất trong một công ty Với công ty sản xuất thì hoạt động logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại

lý phân phối của nó, còn với một đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng trong kinh doanh vào những năm 1970 Giai đoạn này, hoạt động logistics gắn liền với thuật ngữ phân phối mang tính vật chất Logistics kinh doanh trở thành quá trình mà mục tiêu chung là tạo

ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chi phí logistics thấp

- Logistics chuỗi cung ứng phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty trong một chuỗi thống nhất Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng, các phương tiện cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó Các hoạt động logistics được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng Điểm nhấn trong chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết

Trang 5

nối giữa các chủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết: dòng thông tin, dòng sản phẩm, dòng tài chính

- Logistics toàn cầu là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới Các dòng vận động của logistics toàn cầu đó tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua Đó là do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc

mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với logistics trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế

- Logistics thế hệ sau có rất nhiều lý thuyết khác nhau về giai đoạn tiếp theo sau của

logistics Nhiều nhà kinh tế cho rằng: logistics hợp tác (collaborative logistics) sẽ là giai

đoạn tiếp theo của lịch sử phát triển logistics Đó là dạng logistics được xây dựng dựa trên

2 khía cạnh không ngừng tối ưu hoá thời gian thực hiện với việc liên kết giữa tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng Một số người khác lại cho rằng: giai đoạn tiếp

theo là logistics thương mại điện tử (e- logistics) hay logistics đối tác thứ 4 (fourth-party

logistics) Đó là hình thức mà mọi hoạt động logistics sẽ được thực hiện bởi nhà các cung

ứng logistics thứ 3, người này sẽ bị kiểm soát bởi một “ông chủ” hay còn gọi là nhà cung ứng thứ 4, có quyền như là một tổng giám sát

Chương II: Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của ngành logistics ở Việt Nam hiện nay.

1. Một số nét khái quát về ngành Logistics tại Việt Nam:

Cũng như các nền kinh tế khác, logistics ở Việt Nam phát triển từ rất sớm nhưng chưa được nhận định, định nghĩa cụ thể Có chăng thì cũng chỉ trong lĩnh vực toán học hay quân sự như trong các cuốn “Từ điển Anh Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà NộI 1975 và cuốn xuất bản năm 1991 đã có thuật ngữ “ Logistics” với hai cách giải nghĩa như sau: nghĩa dùng trong toán học là logic; nghĩa dùng trong quân sự là ngành hậu cần

Phải đến mãi năm 1997, Việt nam mới có văn bản pháp luật đàu tiên định nghĩa về hoạt động này tại Luật thương mại: “ dịch vụ logistics được định nghĩa là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc cá dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để nhận thù lao” Mặt khác, logistics chỉ tồn tại trong các doanh nghiệp mà chưa được chuyên môn hóa thành các công ty chuyên doanh hay một ngành trong nền kinh tế

Đến đầu thập liên 90 của thế kỉ 20, Việt nam chỉ có một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh, đến năm 2007 đã có khoảng 800-900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics

Trang 6

Trong đó, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam(VIFFAS) có 97 thành viên( 77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết)

Hiện tại chưa có một tổ chức kinh tế xã hội nào có số liệu tin cậy về số doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ Logistics ở Việt Nam kể cả Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam là một hiệp hội chuyên nghành Có khoảng 900-1000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt nam là con số có thể chấp nhận được căn cứ vào xu thế phát triển dịch vụ Logistics hiện nay ở Việt Nam Trong số doanh nghiệp này có 113 doanh nghiệp

là hội viên của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) Trong đó có 100 hội viên chính thức và 13 hội viên liên kết (Số liệu tính đến tháng 01/2010) Quy mô các doanh nghiệp tất cả đều thuộc loại vừa và nhỏ

Logistics là một ngành dịch vụ đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm Đây vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam nhưng cũng đồng thời là tạo nên

sự hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Hơn nữa, theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển Hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển Tuy nhiên, các DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ

Việt Nam có nhiều DN dịch vụ logistics nhưng đa phần là DN nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động, như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi Chính quy mô vốn nhỏ nên các DN logistics Việt Nam bị hạn chế khả năng mở rộng và khó có thể chen chân được vào thị trường logistics thế giới Hơn nữa tầm hoạt động của các DN Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc sang một vài nước trong khu vực, trong khi các công ty nước ngoài hoạt động cấp độ toàn cầu

Đó là chưa nói đến chuỗi logistics hiện đại mà các công ty lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình lại có rất nhiều dịch vụ đa dạng như: giao tận nhà, kiểm soát chất lượng hàng hóa, container treo dành cho hàng may mặc, quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng, quét và in mã vạch, theo dõi kiểm hàng thông qua mạng… Trong khi DN logistics Việt Nam chỉ có một vài dịch vụ đơn giản

Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong 10 năm qua (2001-2010)

- Giai đoạn 2001-2005, hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế

đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm

Trang 7

Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển

Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu

- Giai đọan 2006-2010, thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, số vốn và tay nghề hạn chế Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm Rõ ràng, “miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%

Năm 2010, Ngân hàng thế giới đã xếp Việt Nam đứng hạng 53 thế giới và hạng 5 trong khu vực ASEAN về hiệu quả hoạt đông logistis Tuy nhiên, ngành logistics ở Việt Nam vẫn chưa được các doang nghiệp khai thác hết tiềm năng

Định hướng, quan điểm và các mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo

+ Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo

- Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP

- Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20-25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020 (4)

- Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40% (5)

- Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore)

- Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do WB báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới

2 Thuận lợi:

- Tiềm năng cho phát triển ngành lớn

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển Hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển Tuy hiên, các DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ

- Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao

Trang 8

(20-25% năm) Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2015

dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn)

- Việc gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát huy năng lực cạnh tranh, tạo sự thông thoáng cho việc phát triển ngành ra ngoài biên giới

Việc gia nhập WTO cũng chính là việc Nhà nước không can thiệp vào viêc kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự mình bươn trải trên thương trường để đứng vững, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khôc liệt do có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài giàu tiềm lực và kinh nghiệm Đây cũng chính là lúc các doanh nghiệp trong nước cần tự tìm hướng đi cho mình để tồn tại, phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời cũng thúc đẩy ngành ngày càng phát triển

Hơn thế, việc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước

tự do thông thương với các nước khác kể cả trong lĩnh vực dịch vụ mà không gặp nhiều rào cản như trước

Những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã có một số chương trình để thúc đẩy thương mại qua biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia Theo báo cáo của Bộ Công Thương thì thương mại biên giới song phương giữa Việt Nam-Trung Quốc và Việt Nam-Campuchia đã lần lượt tăng gần 12.5 và 10 lần trong giai đoạn 2001-2008 Còn thương mại Việt Nam-Lào đạt

455 triệu đôla năm 2008, tăng 45% so với năm 2007

Hoạt động thương mại phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của hoạt động dịch vụ logistics Hiện nay trên thị trường dịch vụ logistics đã có một số nhà cung cấp dịch vụ logistics qua biên giới như TNT, Expeditor, DHL và Vinafco

- Là ngành còn non trẻ nên ngành logistics vẫn được Nhà nước bảo hộ mặc dù đã gia nhập WTO, và theo lộ trình cam kết thì tới năm 2014 việc bảo hộ này sẽ chấm dứt Trong thời gian này các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội để có bước phát triển vững chắc để chống lại sự cạnh trạnh ồ ạt của doanh nghiệp quốc tế khi thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng

- Hệ thống cảng biển rộng khắp trải dài đất nước, thuận lợi cho vận tải đường biển Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới

Trang 9

- Có sự tham gia của nhiều hãng hoạt động trong lĩnh vực logistics lớn của nước ngoài cung cấp dịch vụ hoàn thiện Đó là yếu tố tốt cho ngành phát triển đồng thời cũng là để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm

- Tương lai hứa hẹn có nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực logistics và quản trị lgistics Trường đại học ngoại thương hợp tác với trường quản lý BI (Na Uy) xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên sâu về Logistics được giới thiệu vào ngày 24/5/2010

Trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội

- Xu hướng toàn cầu cho thấy các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề sẽ phát triển đủ đến một mức mà khi đó các doanh nghiệp sẽ thấy cần thiết phải thuê ngoài các dịch vụ logistics có liên quan Khi đó, họ sẽ tập trung các nguồn lực của mình cho sản xuất kinh doanh cốt lõi và sử dụng dịch vụ logistics từ những nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài Điều này giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và nhân lực Đây là cơ hội lớn cho đơn vị trong ngành

- Việc ứng dụng và triển khai thương mại điện tử vào hoạt động logistics sẽ đem lại những ảnh hưởng tích cực cho ngành này

3 Khó khăn:

- Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông Kể cả vận tải đường biển cũng được coi là can thế mạnh của Việt Nam cũng không đáp ứng được các nhu cầu của ngành Hiện nay, cả nước có khoảng 150 cảng, trong đó có 49 cảng biển nhưng hầu hết đều không đáp ứng cho tàu có trọng tải trên 50000DWT ra vào làm hàng Một số cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn lại nằm ở cửa sông và cách biển 30-90km, gây bất lợi cho tàu lớn cập cảng

Mặc dù hầu hết các cảng biển Việt Nam đều có hệ thống đường ô tô nối liền với đường bộ quốc gia song các tuyến đường này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ách tắc Điều này

đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam, trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và giao thương hàng hóa

So với các nước phat triển chi phí logistics rất thấp, như ở Mĩ chi phí logistics bằng 7,7% GDP, Singapore là 8%, Nhật là 11%, Indonesia và malaysia là 13%, Trung Quốc là 18%, còn Việt Nam lên tới 25%GDP

Trang 10

Một số cảng nằm ở khu đô thị, khu dân cư nên tình trạng giao thông bị ngưng trệ, chỉ hoạt đông được ban đêm nên hạn chế năng xuất của các cảng

Theo nghiên cứu của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản(Jetro), chi phí vận tải bằng container 40 feet từ Đà Nẵng đến cảng Yokohama (Nhật Bản) hiện vào khoảng 1.570 USD, thuộc nhóm cao nhất khu vực Khảo sát này cũng cho thấy với mức giá 57 USD/tháng/m2, TP.HCM là thành phố đứng thứ 5 tại châu Á và đứng đầu tại khu vực ASEAN về giá thuê văn phòng Hà Nội và TP.HCM cũng là hai thành phố đắt đỏ nhất ASEAN về giá thuê nhà cho người nước ngoài với mức 3.050 USD/tháng ở Hà Nội và 2.550 USD/tháng ở TP HCM

- Về công nghệ bốc xếp, trừ một số bến cảng như Chùa Vẽ (Hải Phòng), Tiên Sa (Đà Nẵng), Tân Cảng, VIC, Bến Nghé, Tân Thuận (TPHCM) đã trang bị một số phương tiện thiết bị xếp

dỡ hiện đại, chuyên dụng container, còn lại hầu hết các cảng biển Việt Nam chủ yếu sử dụng thiết bị bốc xếp thông thường, thô sơ hoặc cần cẩu tàu là chính Năng suất xếp dỡ của các cảng

ở Việt Nam bình quân mới đạt 8-10 container/h (bằng 1/3 so với các cảng trong khu vực) Điều này cũng góp phần làm cho chi phí logistics tăng cao

- Tuy số lượng đông nhưng hoạt động dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản, đóng vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động, không hoàn toàn tuân theo quy luật cung cầu Điều này có thể được lyù giải vì trong số hơn 1000 doanh nghiệp trong ngành logistics thì có đến 90% là doanh nghiệp nhỏ, không có chiến lược cạnh tranh cụ thể mà chỉ kinh doanh theo kiểu đại trà, đa phần đều dùng giảm giá để lấy khách hàng mà chưa thực sự quan tâm đấn chất lượng dịch vụ, uy tín của thương hiệu trên thị trường Tình hình này cũng giải thích hiện tượng doanh nghiệp có sản lượng phục vụ khách hàng cao chưa chắc đã thu về lợi nhuận cao, và khách hàng cũng không hưởng được nhiều lợi ích từ các dịch vụ giá rẻ Đây có thể xem là một nguy cơ tiềm ẩn đối với ngành logistics Trong khi đó, các công ty lgistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới thuộc Top 25 hoặc 30 đã có mặt tại Việt Nam với các dịch vụ đa dạng

- Số lượng lao động trong ngành thiếu hụt trầm trọng, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như sự phát triển nóng của ngành

Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng

5000 người Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–

5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…

Ngày đăng: 04/04/2016, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w