Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, các DN Việt nam nói chung đã và đang phải cạnh tranh hết sức gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trong thị trường nội địa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các loại hình DN khác nhau có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau dựa trên các quyết định chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn trong từng thời điểm nhất định. Chính vì vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng. Vậy làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn? Các giải pháp nào sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp? Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự chi phối của nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp này đều được hình thành từ giai đoạn trước đây khi mà phương thức sản xuất còn nặng về giao kế hoạch, ít chịu sự cạnh tranh của kinh tế thị trường. Một số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng tỉ lệ sở hữu nhà nước vẫn chiếm trên 51%. Việc bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang đứng trước những thách thức rất lớn và buộc phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường quốc tế. Chính vì thế việc nghiên cứu hiện trạng và tìm giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
Trang 1NGUYÔN V¡N SINH
N©ng cao lîi thÕ c¹nh tranh cña c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng thuéc Bé X©y dùng
Chuyªn ngµnh: Qu¶n trÞ Kinh doanh t¹i ViÖn Qu¶n trÞ Kinh doanh
LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ
Ngêi híng dÉn khoa häc: 1 GS.TS TRÇN THä §¹T
2 PGS.TS L£ TRUNG THµNH
Hµ Néi - 2013
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 10
1.1 Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.2 Các trường phái lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.3 Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 28
2.1 Hiện trạng thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam 28
2.1.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam 28
2.1.2 Hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 31
2.1.3 Lợi thế cạnh tranh của ngành vật liệu xây dựng 38
2.2 Hiện trạng từng ngành vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng 43
2.2.1 Kính xây dựng 44
2.2.2 Sứ vệ sinh 49
2.2.3 Gạch ốp lát 53
2.2.4 Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung 62
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ NGHIÊN CỨU CÁC LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 66
3.1 Nghiên cứu định tính 66
3.2 Nghiên cứu định lượng 68
Trang 33.2.3 Các khái niệm nghiên cứu và thang đo 68
3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 70
3.2.5 Thiết kế mẫu 71
3.2.6 Thu thập 71
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 78
4.1 Đánh giá độ tin cậy của các biến khảo sát 78
4.1.1 Thang đo lợi thế cạnh tranh 79
4.1.2 Thang đo Định hướng học hỏi 80
4.1.3 Thang đo Định hướng thị trường 81
4.1.4 Thang đo Kết quả kinh doanh 82
4.1.5 Thang đo Mức độ biến động của thị trường 83
4.1.6 Thang đo Mức độ cạnh tranh 84
4.1.7 Thang đo Mức độ phát triển công nghệ 85
4.2 Mô tả thống kê của các biến 87
4.3 Phân tích mô hình hồi quy đa biến 87
4.3.1 Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường, Mức biến động của thị trường, Mức độ cạnh tranh, Mức độ phát triển công nghệ 89
4.3.2 Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường 90
4.3.3 Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào từng biến Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường 93
4.3.4 Mô hình các nhân tố của Định hướng học hỏi ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh 95
4.3.5 Mô hình các nhân tố của Định hướng thị trường ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh 96
4.3.6 Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào Lợi thế cạnh tranh 97
Trang 4CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 98
5.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 và yêu cầu nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng 98
5.2 Những thách thức và mục tiêu cần hướng tới 101
5.2.1 Những thách thức 101
5.2.2 Mục tiêu cần hướng tới 102
5.3 Giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng 103
5.4 Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng 107
5.4.1 Nâng cao các yếu tố làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 107
5.4.1 Nâng cao định hướng học hỏi của doanh nghiệp 109
5.4.1 Nâng cao định hướng thị trường của doanh nghiệp 110
5.5 Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các lĩnh vực sản xuất vật liệu dây dựng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng 111
5.5.1 Kính xây dựng 111
5.5.2 Sứ vệ sinh 112
5.5.3 Gạch ốp lát 113
5.5.4 Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung 114
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 114
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Hình 2.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 39
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất gạch ốp granite của một số doanh nghiệp 54
Bảng 2.2: Sản lượng gạch ốp granite của Việt Nam trong các năm 55
Bảng 2.4: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp granite của một số doanh nghiệp 59
Bảng 2.5: Các doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung thuộc Bộ Xây dựng 62
Bảng 2.6: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm đất sét nung tại Việt Nam 63
Bảng 3.1 : Phân nhóm điều tra theo vị trí công tác 72
Bảng 3.2: Phân nhóm điều tra theo lĩnh vực kinh doanh 72
Bảng 3.3: Kết quả phiếu điều tra tại các doanh nghiệp 73
Bảng 4.1: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Lợi thế cạnh tranh 79
Bảng 4.2: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Định hướng học hỏi 80
Bảng 4.3: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Định hướng thị trường 81
Bảng 4.4: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Kết quả kinh doanh 82
Bảng 4.5 : Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ biến động của thị trường .83
Bảng 4.6 : Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ biến động của thị trường mới 83
Bảng 4.7: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ cạnh tranh 84
Bảng 4.8: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ cạnh tranh mới 85
Bảng 4.9: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ phát triển công nghệ .85
Bảng 4.10: Phân tích Cronbach’s Apha của thang đo Mức độ phát triển công nghệ mới 86
Bảng 4.11: Mô tả thống kê các biến 87
Trang 6Bảng 4.12: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi,
Định hướng thị trường, Mức Mức biến động của thị trường, Mức
độ cạnh tranh, Mức độ phát triển công nghệ 89Bảng 4.13: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi,
Định hướng thị trường, Mức độ phát triển công nghệ 90Bảng 4.14: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi,
Định hướng thị trường 91Bảng 4.15: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi 93Bảng 4.16: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng thị trường 94Bảng 4.17: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định
hướng học hỏi 95Bảng 4.18: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định
hướng thị trường 96Bảng 4.19: Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào Lợi thế cạnh tranh 97
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, các DN Việt nam nói chung đã vàđang phải cạnh tranh hết sức gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cảtrong thị trường nội địa Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các loại hình
DN khác nhau có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau dựa trên cácquyết định chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn trong từng thời điểm nhất định.Chính vì vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là việc hết sứcquan trọng Vậy làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết địnhnâng cao năng lực cạnh tranh đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn? Các giải pháp nào sẽgiúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựngđang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp cổ phần
có sự chi phối của nhà nước Phần lớn các doanh nghiệp này đều được hình thành từgiai đoạn trước đây khi mà phương thức sản xuất còn nặng về giao kế hoạch, ít chịu
sự cạnh tranh của kinh tế thị trường Một số doanh nghiệp đã được cổ phần hóanhưng tỉ lệ sở hữu nhà nước vẫn chiếm trên 51% Việc bước vào giai đoạn hội nhậpsâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựngđang đứng trước những thách thức rất lớn và buộc phải nâng cao lợi thế cạnh tranhcủa mình trước các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trườngquốc tế Chính vì thế việc nghiên cứu hiện trạng và tìm giải pháp nâng cao lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có ýnghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợithế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồngốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyếtnày thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh
Trang 8từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranhngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanhnghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp
Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie (1996) sử dụng lý thuyếtnguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn VĩnhThanh, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2008; Zhan và đồng tác giả, 2009; Bùi XuânPhong, 2006; Phạm Quang Trung, 2009; Vũ Trọng Lâm, 2006; Nguyễn Kế Tuấn,2011) đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần đều đề cập đếnnguồn lực hữu hình của doanh nghiệp như vốn, tài sản, công nghệ, lợi thế về đấtđai, vị trí, v.v trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trêncác địa bàn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc của ngành may mặc Một số ít cácnghiên cứu đề cập đến các nguồn lực vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu trongviệc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Những nguồn lực vô hình này cóthể bị mất giá trị khi môi trường kinh doanh thay đổi do vậy chúng chưa thực sự tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn lực vô hình thể hiện cáchthức doanh nghiệp hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trìlợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng nhưng lại chưa được nghiên cứu
Chính vì vậy,trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc nâng cao lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là điều hết sức cấp thiết Đề tài “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng” là một đề tài nghiên cứu hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn đặc biệt là sau khi VN gia nhập WTO trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, khi mà các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng phát huytối đa những lợi thế cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp các doanh nghiệpkhác, các doanh nghiệp nước ngoài Đó cũng chính là bài học cho tất cả các doanhnghiệp khác tại Việt Nam áp dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh tại lãnh thổ ViệtNam cũng như trên trường quốc tế
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu
Do tính cấp thiết nêu trên, mục tiêu của đề tài này là nhận diện các lợi thếcạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng vàtìm ra các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vô hình góp phần tạo ra những lợi thếcạnh tranh này Mục tiêu nghiên cứu này được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiêncứu sau đây:
- Thứ nhất: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
thuộc Bộ Xây dựng là gì?
- Thứ hai: Hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng?
- Thứ ba: Các nguồn lực hữu hình và vô hình nào đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xâydựng thuộc Bộ Xây dựng?
- Thứ tư: Mối quan hệ của các nguồn lực hữu hình và vô hình trên với lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng?
- Thứ năm: Sự tác động tổng hợp của các nguồn lực trên đối với lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp?
- Thứ sáu: Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất thuộc Bộ Xây dựng?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc
tế Lợi thế cạnh tranh ở đây được hiểu là toàn bộ các thế mạnh hữu hình cũng như
vô hình của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước Và đềtài cũng phân tích thực trạng các lợi thế này, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh đó
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Trang 10thuộc Bộ Xây dựng với số lượng là hơn 50 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổphần có sở hữu nhà nước trên 51% Số doanh nghiệp được chọn mẫu sẽ tập trungvào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu của Việt nam hiện nay gồm: kínhxây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và gạch ngói đất sét nung.
- Về nội dung: Các loại mặt hàng sản xuất có nhiều lợi thế cạnh tranh
cũng như nhiều lợi thế có thể phát huy, đặc biệt là về quy mô, kỹ thuật,lợi thế vềmặt thương hiệu,… Đề tài sẽ phân tích rõ thực trạng giữa các doanh nghiệp sản xuấtnày trong mối tương quan với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng ngành
- Về Phạm vi địa lý nghiên cứu: Các doanh nghiệp được nghiên cứu có
phạm vi trong lãnh thổ Việt Nam, phân bố rộng rãi trong cả nước
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập chủ yếu trong giai
đoạn từ năm 2008 – 2011 Các số liệu sơ cấp có được từ điều tra phỏng vấn đượcthực hiện trong năm 2011 – 2012
4 Cơ sở và Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở điều tra
Đối tượng điều tra là lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực hình thành nên cáclợi thế cạnh tranh này của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc BộXây dựng Các lợi thế cạnh tranh sẽ dựa trên cơ sở nghiên cứu là các quan điểmcủa Koufteros và đồng tác giả (1995), Li và đồng tác giả (2006), Thatte (2007) Cácnguồn lực của doanh nghiệp sẽ được phân loại theo quan điểm của Miller vàShamsie (1996) Mô hình nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ của các nguồn lựcdựa trên tài sản và nguồn lực dựa trên tri thức với lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng được thể hiện ở Hình 1 dướiđây Các mối quan hệ dự kiến là quan hệ cùng chiều
Trang 11Lợi thế cạnh tranh
GiáChất lượngGiao hàngĐổi mới sản phẩmCung ứng sản phẩm
Các nguồn lực của doanh nghiệp
DN VLXD thuộc BXD
Phân tích lợi thế cạnh tranh của các
DN VLXD thuộc BXD
Các vấn đề cần được hoàn thiện và nâng cao lợi thế cạnh tranh của các DN VLXD thuộc BXD
Cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh;
Cụ thể hóa các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
Kiểm định mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình, vô hình với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Kiểm định sự tác động tổng hợp của các nguồn lực này đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
4.2.Quá trình nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu sẽ trải qua những bưới sau đây:
Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu
4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, dự kiến sẽ có ba bướcthực hiện:
Nghiên cứu sơ bộ: Ở bước này, dựa trên số liệu thứ cấp và nghiên cứu tổng
Trang 12quan về lợi thế cạnh tranh và các lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh, tác giả
sẽ tiến hành xây dựng, trao đổi và hoàn thiện mô hình nghiên cứu Các nguồn tàiliệu được sử dụng bao gồm: các bài báo, nghiên cứu có liên quan từ các tạp chí, cácbáo cáo của Bộ Xây dựng, của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng Tác giả sẽtiến hành trao đổi mô hình nghiên cứu dự kiến nêu trên với ba nhóm đối tượng chủyếu: (a) 5 giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc BộXây dựng, (b) 8 khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đến từ
4 lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, và gạch ngói đất sétnung, và (c) 5 chuyên gia nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp tại Việt nam.Phương pháp sử dụng là phỏng vấn cá nhân theo chiều sâu Kết quả của bước này làbước đầu xác định các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xâydựng thuộc Bộ Xây dựng, xác định được cụ thể các nguồn lực tạo ra các lợi thếcạnh tranh này, và kiểm tra ý nghĩa thực tiễn và lý luận của mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Nhằm cụ thể hóa mô hình nghiên cứu, phỏng vấn
theo nhóm sẽ được thực hiện đối với các nhóm sau đây:
Phỏng vấn theo nhóm các khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vậtliệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng trong các lĩnh vực: gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ
vệ sinh, gạch ngói đất sét nung Dự kiến, mỗi lĩnh vực sẽ tiến hành 01 cuộc phỏngvấn theo nhóm, mỗi nhóm sẽ bao gồm từ 5 đến 7 khách hàng đến từ cùng một lĩnhvực nghiên cứu Như vậy, sẽ có 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm được thực hiện Kếtquả của bước này là tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng để nhận diện và cụthể hóa lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc BộXây dựng so với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ngoài Bộ Xây dựng
Phỏng vấn theo nhóm các thành viên là ban giám đốc và các trưởngphòng, gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện củacác doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Xây dựng Dự kiến sẽ tiến hành 04 cuộc phỏngvấn cho 04 lĩnh vực sản xuất nhằm nhận diện và cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh cụthể của các doanh nghiệp dựa trên ý kiến của Ban giám đốc và đội ngũ trưởngphòng Đồng thời, các ý kiến sơ bộ về nguồn gốc hình thành các lợi thế này cũng
Trang 13sẽ được tổng hợp nhằm phục vụ thiết kế bảng hỏi ở bước nghiên cứu định lượngsau này.
Việc so sánh và tổng hợp ý kiến về các lợi thế cạnh tranh cụ thể từ ý kiến củakhách hàng và thành viên ban giám đốc, trưởng phòng sẽ được thực hiện để phục vụcho việc xây dựng bảng hỏi về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở bước nghiêncứu định lượng sau này
Nghiên cứu định lượng: Ở bước này, phương pháp định lượng sẽ được áp
dụng Dựa trên kết quả phỏng vấn theo nhóm, các bảng hỏi với các câu hỏi điều trathích hợp về lợi thế cạnh tranh cụ thể và các nguồn lực hình thành nên các lợi thếnày sẽ được thực hiện Các bảng hỏi này cũng sẽ được thử nghiệm ở hai doanhnghiệp để điều chỉnh và sửa đổi trước khi điều tra trên diện rộng
Dự kiến ở mỗi doanh nghiệp, đối tượng phỏng vấn, điều tra là các thành viênban giám đốc, các cán bộ quản lý cấp phòng cũng được điều tra Các phòng cơ bảncủa các doanh nghiệp này bao gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự,
kỹ thuật và cơ điện Nội dung điều tra là ý kiến của các cán bộ quản lý về lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp, và các nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra các lợi thếcạnh tranh này Dự kiến số cán bộ quản lý được phỏng vấn ở mỗi doanh nghiệpkhoảng từ 15 đến 20 cán bộ Tổng số phiếu phát ra sẽ vào khoảng 900 phiếu
Phân tích hồi qui sẽ được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cácnguồn lực dựa trên sở hữu tài sản và dựa trên tri thức với lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp Cụ thể, biến phụ thuộc sẽ là lợi thế cạnh tranh nói chung và các lợithế cạnh tranh cụ thể của doanh nghiệp, biến độc lập sẽ là các nguồn lực nói chung
và các nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô hình: định hướng thị trường, định hướnghọc hỏi, chất lượng mối quan hệ Sự tác động tổng hợp của biến độc lập (nguồn lựchữu hình, nguồn lực vô hình: định hướng thị trường, định hướng học hỏi, chấtlượng mối quan hệ đối đối với biến phụ thuộc (lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp)cũng được kiểm định
Các bước nghiên cứu được tóm tắt ở bảng dưới đây:
Trang 14STT Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng khảo sát
Phương pháp thu thập và công cụ xử lý thông tin
1
Tổng hợp lý thuyết, xây dựng
mô hình nghiên cứu, kiểm tra ý
nghĩa thực tiễn và lý luận của
mô hình nghiên cứu;
- 05 lãnh đạo doanh nghiệp
- 08 khách hàng hiện tạicủa các doanh nghiệp
- 05 nhà nghiên cứu vềquản trị doanh nghiệp
Nghiên cứuthứ cấp
Phỏng vấn sâu
2
Cụ thể hóa các lợi thế cạnh
tranh;
Cụ thể hóa các nguồn lực tạo ra
lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp
- 04 cuộc phỏng vấn theonhóm đối với các kháchhàng ở bốn lĩnh vực
- 04 cuộc phỏng vấn theonhóm đối với cán bộquản lý các doanh nghiệp
ở bốn lĩnh vực
Phỏng vấntheo nhóm
3
Kiểm định mối quan hệ giữa
các nguồn lực hữu hình, vô
hình với lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp
Kiểm định sự tác động tổng
hợp của các nguồn lực này đối
với lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp
- 900 cán bộ quản lý cácdoanh nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng ở bốnlĩnh vực chính: gạch ốplát, kính xây dựng, sứ vệsinh, và gạch ngói đất sétnung
Bảng câu hỏi Phân tích hồiqui
Bảng 1: Các bước nghiên cứu
5 Bố cục của luận án
Luận án được chia làm các phần cơ bản sau:
Trang 15- Giới thiệu chung về đề tài
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
- Chương 2: Phân tích các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sảnxuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
- Chương 3: Biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanhnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
- Kết luận
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợithế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồngốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyếtnày thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh
từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranhngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanhnghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp
Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie (1996) sử dụng lý thuyếtnguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn VĩnhThanh, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2008; Zhan và đồng tác giả, 2009; Bùi XuânPhong, 2006; Phạm Quang Trung, 2009; Vũ Trọng Lâm, 2006; Nguyễn Kế Tuấn,2011) đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần đều đề cập đếnnguồn lực hữu hình của doanh nghiệp như vốn, tài sản, công nghệ, lợi thế về đấtđai, vị trí, v.v trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trêncác địa bàn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc của ngành may mặc Một số ít cácnghiên cứu đề cập đến các nguồn lực vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu trongviệc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Những nguồn lực vô hình này cóthể bị mất giá trị khi môi trường kinh doanh thay đổi do vậy chúng chưa thực sự tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn lực vô hình thể hiện cáchthức doanh nghiệp hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trìlợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng nhưng lại chưa được nghiên cứu
Trang 171.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Lợi thế cạnh tranh
Porter (1980) là một trong những học giả đầu tiên đề cập đến khái niệm lợithế cạnh tranh (competitive advantages) trong lĩnh vực quản trị chiến lược doanhnghiệp Ông đã đề cập đến các chiến lược cạnh tranh khác nhau: chiến lược chi phíthấp hoặc khác biệt hóa mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chiến thắng đối thủ
Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là: việc doanhnghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, và do đó làmcho doanh nghiệp nâng cao được thương hiệu và trở thành nhà cung cấp được kháchhàng ưa thích
Kurt (2010) đưa ra định nghĩa sau: “lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào màdoanh nghiệp có thể đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng (hoặc người sử dụngcuối cùng) mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải của đốithủ cạnh tranh và ngăn cản việc bắt chiếc của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiệntại hoặc trong tương lai” (trang 21)
Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
“thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của nó so với đối thủ cạnh tranh nhằm đạt đượcthắng lợi trong cạnh tranh Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khácbiệt nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và được thể hiệnthành tỉ suất lợi nhuận cao hơn trung bình” (trang 26)
Tổng hợp các định nghĩa trên, có thể tóm tắt các điểm chung về lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp như sau:
- Lợi thế cạnh tranh được đánh giá từ nhận thức của khách hàng: lợi thế
cạnh tranh thể hiện nhận thức chung của khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng
về giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với đối thủ cạnhtranh Sự nhận thức này có thể dựa trên các thông tin, dữ kiện và được phân tíchmột cách lô-gic đối với khách hàng là các tổ chức khi mua sản phẩm công nghiệp
Trang 18hoặc dựa trên các yếu tố cảm xúc đối với các khách hàng cá nhân khi mua sản phẩmtiêu dùng, hoặc kết hợp cả hai
- Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp luôn phải được so sánh với đối thủ cạnh tranh: Thông thường, các đối thủ cạnh tranh này là những doanh
nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực và trên cùng một thị trường với doanhnghiệp
- Đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không thể sử dụng một chỉ tiêu, mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các chỉ tiêu này so sánh lợi thế của doanh nghiệp với đối thủ
cạnh tranh ở các phương diện khác nhau
1.2.1.2 Lợi thế cạnh tranh bền vững
Lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustained Competitive Advantages, viết tắt làSCA) cũng đã được đề cập từ khá lâu bởi nhiều học giả Alderson (1965) là mộttrong những học giả đầu tiên phát hiện rằng doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt đểgiúp cho khách hàng phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh Sau đó, Hamel
và Prahalad (1989) và Dickson (1992) đề cập đến việc các doanh nghiệp cần họccách tạo ra những lợi thế mới nhằm giúp họ luôn đi trước đối thủ cạnh tranh.Alderson cho rằng doanh nghiệp nếu muốn đi trước đối thủ cạnh tranh thì cần phảitìm cách tạo được sự khách biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh Ở các thập kỷ sau đó,Hall (1980) và Henderson (1983) khẳng định rằng doanh nghiệp cần phải có nhữngđặc điểm riêng biệt so với đối thủ cạnh tranh thì mới có thể tồn tại được Những lậpluận này là cơ sở cho việc duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững
Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh bền vững được đề cập đến lần đầu tiên vàonăm 1984 khi Day đề cập đến các chiến lược có thể giúp “duy trì lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp” Trên thực tế, thuật ngữ “lợi thế cạnh tranh bền vững” đượcchính thức xuất hiện vào năm 1985 khi Porter thảo luận về các chiến lược cạnhtranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sử dụng (chi phí thấp hoặc khác biệt hóa) để
có được lợi thế cạnh tranh bền vững Barney (1991) cho rằng “một doanh nghiệp
Trang 19được cho là có lợi thế cạnh tranh bền vững khi doanh nghiêp đó thực hiện chiếnlược tạo ra giá trị theo cách thức mà đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năngkhông thể thực hiện ngay được và khi mà các doanh nghiệp khác không có khảnăng bắt chiếc chiến lược này” (trang 102)
Collins & Montgomery (1995) cho rằng lợi thế cạnh tranh được coi là bềnvững khi việc tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở chắcchắn, trong thời gian dài và đối thủ cạnh tranh không thể bắt chiếc được
Như vậy có thể thấy rằng việc lợi thế cạnh tranh được coi là bền vững khidoanh nghiệp duy trì được lợi thế này trong thời gian dài, đối thủ cạnh tranh hiện tại
và tiềm năng đều không thể bắt chiếc được
1.2.1.3 Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xácđịnh rõ ràng các phương diện giúp các doanh nghiệp này hình thành và duy trì lợithế cạnh tranh của mình Koufteros (1995), Li và đồng tác giả (2006), Thatte (2007)
và nhiều tác giả khác đã đưa ra và sử dụng năm phương diện cụ thể khi phân tích lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất:
- Giá/ Chi phí: Khả năng của một công ty cạnh tranh với các đối thủ cạnh
tranh chính dựa trên giá / chi phí thấp (Li và đồng tác giả, 2006)
- Chất lượng: Khả năng của công ty cung cấp sản phẩm có chất lượng và hoạt
động tốt nhằm đem lại giá trị cao hơn cho khách hàng (Koufteros, 1995)
- Giao hàng theo yêu cầu khách hàng: Khả năng của công ty trong việc giao
sản phẩm với số lượng và chủng loại theo yêu cầu của khách hàng đúng hẹn(Li và đồng tác giả, 2006)
- Đổi mới sản phẩm: Khả năng của công ty trong việc giới thiệu sản phẩm
mới với tính năng mới ra thị trường (Koufteros, 1995)
- Thời hạn cung ứng sản phẩm ra thị trường: Khả năng của công ty giới
thiệu sản phẩm mới nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh chính (Li và đồngtác giả, 2006)
Trang 201.2.2 Các trường phái lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Có rất nhiều các lý thuyết khác nhau liên quan đến lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp đã được xây dựng và phát triển, tuy nhiên các lý này có thể được chiathành hai nhóm: tiếp cận từ môi trường bên ngoài và tiếp cận từ bên trong doanhnghiệp để tìm kiếm nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (competitive advantages of a
nation)
Lý thuyết này còn được gọi là mô hình “kim cương” được Porter đưa ra vàonăm 1990 Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởngbởi những đặc điểm cơ bản của quốc gia Cách đặt vấn đề này đặc biệt hữu dụng đốivới các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Những đặc điểm dưới đây sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho cácdoanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nướcngoài: (a) điều kiện các yếu tố sản xuất trong nước; (b) điều kiện về nhu cầu trongnước; (c) các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan trong nước; và (d) chiến lược,
cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của công ty Bên cạnh đó, hai nhân tố bên ngoài doanhnghiệp là tác động về chính sách của chính phủ và ảnh hưởng của cơ hội cũng đóngvai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh trong nước(Porter, 1990)
1.2.2.1 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh ngành
Lý thuyết này được Porter (1980) đưa ra nhằm phân tích những lực lượngcạnh tranh quyết định lợi thế cạnh tranh và mức lợi nhuận của từng ngành Lýthuyết này giả định các lực lượng cạnh tranh trong ngành gồm: (1) đối thủ cạnhtranh hiện tại của doanh nghiệp, (2) đối thủ mới tiềm năng, (3) sản phẩm thay thế,(4) quyền lực của nhà cung ứng, và (5) quyền lực của người mua sẽ tác động đếnkhả năng sinh lời và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành Porter (1980)nêu rõ sự kết hợp giữa các lực lượng cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ
Trang 21hấp dẫn và lợi nhuận tiềm năng của một ngành Sự tác động tổng hợp của các lựclượng này là nhỏ thì lợi nhuận tiềm năng của ngành sẽ lớn, và vì thế sẽ có cơ hộicho các doanh nghiệp trong ngành kiếm được nhiều lợi nhuận hơn Các doanhnghiệp trong cùng một ngành sẽ có được các lợi thế giống nhau.
Như vậy, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia và lý thuyết về năm lựclượng cạnh tranh ngành của Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệpđược quyết định bởi các lực lượng bên ngoài doanh nghiệp Nói một cách khác,doanh nghiệp trong cùng một quốc gia hoặc trong cùng một ngành thường thường
bị tác động như nhau bởi các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và như vậy doanhnghiệp trong cùng một quốc gia hoặc cùng một ngành sẽ có lợi thế cạnh tranh nhưnhau Điều này là không phù hợp bởi vì trên thực tế trong cùng một ngành kinhdoanh tại một quốc gia thì có vẫn có những doanh nghiệp có những lợi thế hơn hẳn
so với những doanh nghiệp khác và có kết quả kinh doanh tốt hơn mức trung bìnhcủa ngành Trong khi đó, mặc dù hoạt động trong cùng điều kiện của một quốc giahoặc thậm chí một ngành nhưng vẫn có những doanh nghiệp có rất nhiều bất lợi và
có kết quả kinh doanh rất tồi tệ, thậm chí có thể bị phá sản Không đồng nhất vớicách tiếp cận trên, rất nhiều nhà nghiên cứu như Barney (1991), Porter (1985) đãtìm nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp Phần tiếptheo đề cập đến hai lý thuyết đáng lưu ý
1.2.2.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Value Chain)
Porter (1985) đã giới thiệu mô hình chuỗi giá trị (value chain) để phân tích
và giải thích rõ nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố bên trong doanh nghiệp.Theo mô hình này, các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhìnnhận, xác định giá trị theo quan điểm của họ Cũng theo mô hình này, doanh nghiệp
có thể được xem như một chuỗi các hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thànhđầu ra, và các hoạt động này làm gia tăng giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp.Các hoạt động tạo ra giá trị này được phân thành hai loại:
Các hoạt động chính: là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra
Trang 22hình thái vật chất của sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, gồm: hậu cần đầuvào, sản xuất sản phẩm, hậu cần đầu ra, marketing và các hoạt động dịch vụsau bán hàng.
Các hoạt động hỗ trợ: là những hoạt động tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết
để tiến hành các hoạt động chính, gồm: phát triển công nghệ, quản trị nguồnnhân lực, các yếu tố thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp
Porter (1985) cho rằng mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị đều cần có chi phí.Việc so sánh giá trị của sản phẩm – mức tối đa mà khách hàng sẵn sàng trả chodoanh nghiệp với tổng chi phí này với sẽ cho thấy giá trị gia tăng của sản phẩmđược tạo ra bởi doanh nghiệp Giá trị gia tăng này còn được gọi là biên lợi nhuậnthể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi nhuận biên càng lớn, doanhnghiệp càng có lợi thế cạnh tranh cao Muốn có được lợi thế cạnh tranh và thu hồiđược lợi nhuận cao hơn trung bình, doanh nghiệp cần phải tìm cách tăng giá trị giatăng của sản phẩm cung cấp ra thị trường Porter (1985) cũng chỉ ra hai cách cơ bản
để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: giảm chi phí và tạo sự khác biệt.Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ thì chưa đủ đểtạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn Các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước cách thứchoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp sẽ mất dần lợi thế vềchi phí Quan trọng hơn, doanh nghiệp cần có “định vị chiến lược”, nghĩa là thựchiện các hoạt động trong chuỗi giá trị theo một cách khác hoặc thực hiện nhữnghành động khác so với đối thủ cạnh tranh Chính sự khác biệt này sẽ tạo ra chokhách hàng nhiều giá trị hơn và do đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Như vậy, Porter (1985) cho rằng lợi thế cạnh tranh được hình thành từ chínhcác hoạt động và quá trình nội bộ của doanh nghiệp Cũng cần lưu ý rằng lợi thếcạnh tranh không xuất phát từ một vài hoạt động riêng lẻ mà phụ thuộc và là kết quảcủa sự tương tác, phối hợp của các hoạt động trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong việc tìm ra nguồngốc của lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó điển hình làBarney (2002) cho rằng việc sử dụng chuỗi giá trị khó phát hiện được những nguồn
Trang 23lực riêng có, mang tính vô hình, nhưng lại có vai trò rất lớn đối trong việc tạo ra lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp: các nguồn lực dựa trên tri thức, các kỹ năng đặcbiệt của các nhân viên phát triển sản phẩm mới, các khả năng thiết lập mối quan hệvới các đối tác như khách hàng, các nhà cung ứng, các nhà phân phối có liên quantrong quá trình hoạt động, v.v… Vì vậy, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục xây dựng lýthuyết mới để giải thích nguồn hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Resource Based Theory)
Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp, viết tắt là RBV do Wernerfelt(1984); Barney (1991) xây dựng và phát triển, là một trong những hướng tiếp cậnmới để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Theo lý thuyết này thì cácnguồn lực của doanh nghiệp chính là cơ sở để hình thành nên lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp (Barney, 1991) Doanh nghiệp được hình thành từ tập hợp các nguồnlực và việc sử dụng các nguồn lực này theo một chiến lược hợp lý, hiệu quả sẽ tạo
ra những giá trị nổi trội cho khách hàng và đem lại lợi thế cho doanh nghiệp(Collins & Montgomery, 1995) Wernerfelt (1984) cho rằng nguồn lực là: “bất cứthứ gì có thể được coi là điểm yếu hoặc điểm mạnh của doanh nghiệp” và có thểđược hiểu là: “tài sản hữu hình hoặc vô hình của doanh nghiệp và gắn liền vớidoanh nghiệp trong một thời gian khá dài” (trang 72)
Day và Wensley (1988) tập trung vào hai loại nguồn lực để tạo ra lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp: các kỹ năng tuyệt vời và nguồn lực đặc biệt Các nhànghiên cứu khác đề cập đến các kỹ năng và nguồn lực đặc biệt có thể đem lại lợi thếcạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Chẳng hạn, Barney (1991) cho rằng khôngphải tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp đều có thể đem lại lợi thế cạnh tranh bềnvững của doanh nghiệp Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh được coi là bềnvững khi lợi thế này được hình thành từ các nguồn lực của doanh nghiệp có các đặcđiểm đáp ứng các yêu cầu của mô hình VRIN (Value: Có giá trị; Rare: Tính khanhiếm; Inimitable: Khó bắt chước được; và Nonsubstituable: Khó thay thế) Đặcđiểm “có giá trị” mang tính hiển nhiên vì nguồn lực của doanh nghiệp phải có khảnăng đem lại lợi nhuận hoặc giảm được lỗ cho doanh nghiệp Nhưng nếu các doanh
Trang 24nghiệp khác đều có thể có được nguồn lực này thì nó sẽ không góp phần tạo ra lợithế nổi trội của doanh nghiệp được Tương tự như vậy, khả năng “thay thế nguồnlực” cao hoặc “khả năng bắt chước” của đối thủ cạnh tranh lớn thì giá trị nguồn lựcnày sẽ giảm đi Tóm lại, nguồn lực phải có đặc tính: khó tạo ra, khó mua được, khóthay thế và khó bắt chước thì mới góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp được
Các nhà nghiên cứu đã phân chia các nguồn lực của doanh nghiệp theo nhiềucách thức khác nhau Barney (1991) phân loại các nguồn lực thành nguồn lực vềvốn con người, vốn vật chất, vốn tổ chức Grant (1991) chia thành nguồn lực hữuhình, vô hình, và con người Các cách phân loại này không thể hiện được các đặctính theo mô hình VRIN do vậy ít có giá trị trong việc giải thích nguồn gốc hìnhthành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Miller và Shamsie (1996) dựa trên rào cản để đối thủ cạnh tranh bắt chướclại chia thành nguồn lực dựa trên tri thức (kỹ năng và bí quyết liên quan đến nănglực quản lý, năng lực công nghệ, và năng lực Marketing) và nguồn lực dựa trên sởhữu tài sản (thiết bị, nhà xưởng, nhà máy, đất đai, v…) Cách phân loại này thể hiệnđược đặc tính của nguồn lực theo mô hình VRIN vì vậy đã góp phần giải thích đượcviệc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản (Property based resources, viết tắt là
PBR) là các nguồn lực vật chất do doanh nghiệp sở hữu, chủ yếu bao gồm máymóc thiết bị, nhà xưởng, đất đai và các nguồn lực vật chất khác cần thiết nhưnguyên vật liệu, các chất phụ gia để sản xuất ra sản phẩm và tiếp thị sản phẩm nàyđến khách hàng (Miller và Shamsie, 1996) Các nguồn lực này có thể là kết quảcủa các hợp đồng hoặc các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Các đối thủ cạnhtranh có thể biết được giá trị các nguồn lực này và thậm chí có thể biết được cáchthức tạo ra các nguồn lực này của doanh nghiệp Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranhgặp khó khăn về quyền sở hữu tài sản hoặc việc hiến tặng trong lịch sử nên khôngthể bắt chước doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực này được Vì thế các rào cản này
đã làm cho nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản này đem lại giá trị và lợi thế cạnh
Trang 25tranh cho doanh nghiệp.
Nguồn lực dựa trên tri thức (Knowledge based resources, viết tắt là KBR)
thường được thể hiện ở các kỹ năng cụ thể: các kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, bíquyết công nghệ, khả năng sáng tạo, và hợp tác Đối thủ cạnh tranh khó có thể bắtchước được nguồn lực này vì bản thân các nguồn lực này gắn liền với tài năng hiếm
có và nhiều khi rất khó hiểu được cặn kẽ các nguồn lực này Chẳng hạn, một sốdoanh nghiệp có khả năng phát triển và tung ra các sản phẩm mới một cách thườngxuyên, một số doanh nghiệp có cách thức khuyến khích các nhà sáng chế và côngnhân làm việc với nhau rất hiệu quả Nguồn lực dựa trên tri thức giúp cho doanhnghiệp có được các kỹ năng thích ứng có hiệu quả đối với hành động của đối thủcạnh tranh
Các nguồn lực dựa trên tài sản thường được cho là có giá trị và đóng vai tròquan trọng trong việc trực tiếp lợi thế cạnh tranh và qua đó tạo ra thành quả kinhdoanh tốt Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nguồn lực vô hình dẫn đến lợi thế cạnhtranh bền vững hơn cho doanh nghiệp (Makhija, 2003; Wernerfelt, 1984) Lý do làcác nguồn lực này khan hiếm hơn, khó bắt chước và nhân rộng hơn so với cácnguồn lực dựa trên sở hữu tài sản
Các nguồn lực có thể là hữu hình hoặc vô hình được doanh nghiệp sở hữu và
sử dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược (Barney và Hesterley,2006) Các nguồn lực vô hình có thể bao gồm các kỹ năng, vốn con người, vốn tổchức và thông tin, vốn danh tiếng và quan hệ Tất cả những nguồn lực này thể hiệnnhững nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu Nguồn lực vô hình của doanh nghiệpcòn có thể được hiểu là khả năng hoặc năng lực của doanh nghiệp tức là cách thức
mà doanh nghiệp hoạt động (Hill, 2007) Prahalad và Hamel (1990) định nghĩa nănglực của doanh nghiệp là việc học tập mang tính tập thể các thành viên của doanhnghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà doanhnghiệp sở hữu Theo định nghĩa này thì nguồn lực thể hiện cách thức doanh nghiệphoạt động đóng vai trò quan trọng hơn đối với các nguồn lực mà doanh nghiệp sởhữu trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách dài hạn Sở hữu
Trang 26nguồn lực đặc biệt, thậm chí nguồn lực vô hình, có thể đem lại lợi thế cạnh tranhtrong ngắn hạn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn Tuy nhiên, do nhiều nhân tố từmôi trường bên ngoài doanh nghiệp tác động như: công nghệ, chính sách quốc giathay đổi, việc thay thế nguyên vật liệu, v.vv… thì những nguồn lực vô hình đặc biệtnày có thể mất dần giá trị và do vậy vai trò của các nguồn lực vô hình này đối vớiviệc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ bị giảm sút Ngược lại, nguồn lực vôhình thể hiện cách thức doanh nghiệp hoạt động như định hướng học tập và địnhhướng thị trường lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và duy trì lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách bền vững
Nhiều nhà nghiên cứu lại tiếp tục áp dụng mô hình VRIN để tìm ra cácnguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vô hình, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợithế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Phần tiếp theo sẽ đề cập đến hai nguồnlực vô hình vừa đáp ứng được các yêu cầu của mô hình VRIN, vừa thể hiện cáchthức hoạt động của doanh nghiệp nhưng quan trọng hơn là góp phần tạo ra lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp
Định hướng thị trường (market orientation):
Khái niệm định hướng thị trường được hình thành từ triết lý cơ bản củamarketing thể hiện việc doanh nghiệp cần hướng các hoạt động của mình vào việcđáp ứng các nhu cầu và ước muốn của khách hàng Kohli và Jaworski (1990) chorằng định hướng thị trường thể hiện vai trò cụ thể trên thực tế của marketing đối vớidoanh nghiệp thông qua việc đem lại sự đồng thuận chung về tư tưởng, nhận thức
và hành động đối với các thành viên của doanh nghiệp Điều này cho phép doanhnghiệp phải liên tục điều chỉnh các hoạt động và hành vi của họ để có thể đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng Nhiều nhà nghiên cứu như Kohli và Jaworski (1990),Deshpande (2004), Luka (1999), Narver và Slater (1990) v.v… cho rằng địnhhướng thị trường chính là cơ chế hiệu quả nhất tạo ra giá trị nổi trội cho khách hàng
Gần đây, khái niệm định hướng thị trường đã được nhiều nhà nghiên cứu bổsung Trong khi vẫn tiếp tục coi việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là ưu tiên trọngtâm thì một số nhà nghiên cứu như Naver và Slater (1990), Kohli và Kumar (1993)
Trang 27cho rằng để doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường thì cần có sự tácđộng các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như thành viên kênh phânphối, các nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, và các qui định của nhà nước Naver vàSlater (1990) cho rằng định hướng thị trường bao gồm ba thành phần: định hướngkhách hàng (a target-buyer focus), định hướng đối thủ cạnh tranh (competitororientation) gồm các đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng, sự phối hợp đa chứcnăng trong doanh nghiệp (interfuntional coordination) Homburg (2007); White(2003) bổ sung định hướng thị trường nên bổ sung yếu tố thích ứng với môi trường
vĩ mô Boris và ctg (2010) bổ sung thêm khái niệm định hướng thị trường manh tínhnội bộ (Internal Market Orientation) dựa trên quan điểm của Joseph (1996) và Berry
và Parasuraman (1991) Quan điểm này cho rằng Marketing nội bộ thể hiện cố gắngcủa công ty trong việc nâng cao sự hấp dẫn của công ty đó với tư cách là nhà sửdụng lao động tiềm năng hấp dẫn để có thể thu hút, lựa chọn và duy trì được nhữngnhân viết xuất sắc nhất và nhờ đó có thể đem lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất vớikhách hàng bên ngoài Định hướng thị trường nội bộ vì thế được cụ thể hóa bằngđịnh hướng nhân viên và định hướng cạnh tranh nhân viên Định hướng nhân viên(Employee Orientation) thể hiện văn hóa của doanh nghiệp thể hiện những nỗ lựccủa công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu và mong đợi của nhân viên Định hướngcạnh tranh nhân viên (Competitor Orientation on the employee market) thể hiệnviệc doanh nghiệp nhận thức được và có những hành động để biến doanh nghiệpthành một nhà sử dụng lao động hấp dẫn trên thị trường lao động Tóm lại, địnhhướng thị trường bao gồm năm yếu tố sau:
Định hướng khách hàng (customer orientation): thể hiện sự điều chỉnh vàthích ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi về nhu cầu và mong muốncủa khách hàng
Định hướng đối thủ cạnh tranh (competitor orientation): thể hiện sự theodõi và thích ứng của doanh nghiệp đối các hoạt động kinh doanh của đốithủ cạnh tranh nhằm tạo ra và duy trì giá trị riêng có cho khách hàng
Sự phối hợp đa chức năng trong doanh nghiệp (interfuntional
Trang 28coordination): việc hợp tác và phối hợp giữa các chức năng khác nhautrong doanh nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của doanhnghiệp với mục tiêu tạo ra giá trị nổi trội cho khách hàng.
Định hướng nhân viên: (Employee Orientation): thể hiện các cố gắng củadoanh nghiệp trong việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhân viên tạidoanh nghiệp
Định hướng cạnh tranh nhân viên (Competitor Orientation on theemployee market): thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc trởthành nhà sử dụng lao động hấp dẫn nhất trên thị trường
Lý thuyết về định hướng thị trường cũng chỉ ra rằng, đáp ứng với sự thay đổicủa khách hàng và đối thủ cạnh tranh là điểm then chốt dẫn đến sự thành công củadoanh nghiệp tức là yếu tố này có giá trị; (Narver và Slater 1990) Đáp ứng thịtrường là một yếu tố văn hóa doanh nghiệp mà không phải tất cả doanh nghiệp nàocũng có (tức là hiếm) và mỗi doanh nghiệp dựa vào nguồn lực của mình có nhữngcách thức đáp ứng thị trường khác nhau Doanh nghiệp này không thể bắt chướcdoanh nghiệp khác được (không dễ dàng bắt chước được) Tuy nhiên, nếu khôngđáp ứng được sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải (không thểthay thế được) Vì vậy, tính đáp ứng thị trường thỏa mãn các thuộc tính VRIN nên
nó là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Định hướng học hỏi (learning orientation):
Định hướng học hỏi của doanh nghiệp cũng là một yếu tố thường đượcnghiên cứu Định hướng học hỏi nói lên việc doanh nghiệp duy trì các hoạt độngnhằm tạo ra tri thức và ứng dụng chúng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ởmọi cấp độ khác nhau, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp TheoSinkula (1997), định hướng học hỏi bao gồm ba thành phần chính:
Cam kết của doanh nghiệp đối với việc hỏi hỏi của các thành viên
(commitment to learning): cam kết này phản ánh giá trị cơ bản của doanh nghiệpthông qua việc hình thành nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp Lãnh đạo doanh
Trang 29nghiệp và mọi thành viên phải có quan điểm học hỏi của mỗi thành viên là một quátrình đầu tư chứ không phải là chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thờiviệc tạo ra môi trường khuyến khích mọi người học tập chính là một trong nhữngcách thức tạo động lực hiệu quả cho người lao động Việc học hỏi của mỗi thànhviên sẽ góp phần nâng cao vốn tri thức của doanh nghiệp và qua đó nâng cao lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp.
Chia sẻ tầm nhìn giữa các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision):
Các thành viên trong doanh nghiệp ở mọi cấp bậc và vị trí được chia sẻ tầm nhìn vàmục tiêu của doanh nghiệp Việc chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu trong các doanhnghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng vì trước hết nó tạo ra sự đồng thuận giữacác thành viên về mục tiêu và tầm nhìn Việc chia sẻ cũng là tiền đề để mỗi thànhviên biết được nhiệm vụ cụ thể của mình trong định hướng chung của doanh nghiệp
và qua đó tạo động lực cho mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình Việcchia sẻ tầm nhìn vì thế mà góp phần đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Có tư duy cởi mở trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp
(open-mindedness): Doanh nghiệp luôn luôn đánh giá lại những giá trị và niềm tin đã đượcthiết lập và chấp nhận những thay đổi Đây là một trong những yêu cầu vô cùngquan trọng giúp cho doanh nghiệp luôn đi trước thời đại và chủ động thích ứng vớinhững thay đổi trên thị trường do sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, sự thayđổi từ đối thủ cạnh tranh, và những sự thay đổi khác Tư duy này cũng đòi hỏi mỗithành viên phải luôn tích cực tư duy phản biện lại những giá trị và niềm tin đã đượckhắc sâu vào tâm trí mọi thành viên cũng như những hoạt động hàng ngày củadoanh nghiệp, qua đó tìm ra những giải pháp tốt hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơntrong quá trình hoạt động của mình Như vậy tư duy mở sẽ góp phần tạo nên lợi thếcạnh tranh của doanh nghiêp
Nhiều nghiên cứu, ví dụ nghiên cứu của Hult & ctg (2004), cho thấy địnhhướng học hỏi tác động trực tiếp vào hiệu quả kinh doanh, tức là định hướng họchỏi có giá trị Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng tạo được định hướnghọc hỏi vì thế nên định hướng học hỏi có đặc tính là hiếm Ngoài ra, để đạt được
Trang 30mức độ định hướng học hỏi cao, mỗi thành viên trong doanh nghiệp, từ ban quản trịcấp cao đến từng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cần phải nhận thứcđược là định hướng học hỏi là một trong những điều kiện tiên quyết để tồn tại vàphát triển (Nonaka & Takeuchi 1995; Sinkula & ctg 1997) Nghĩa là, định hướnghọc hỏi là một yếu tố không dễ dàng bắt chước hay thay thế được Hay nói cáchkhác, định hướng học hỏi trong doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí VRIN nên nó làmột yếu tố góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các nguồn lực vôhình thể hiện cách thức doanh nghiệp hoạt động là: định hướng thị trường, địnhhướng học hỏi có thể được sử dụng để giải thích việc hình thành nên lợi thế cạnhtranh bền vững của doanh nghiệp Phần tiếp theo sẽ đề cập đến các nghiên cứu cóliên quan đến việc giải thích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan
Áp dụng lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp, Miller và Shamsie (1996) đãnghiên cứu các nguồn lực đóng góp như thế nào đối với kết quả hoạt động củadoanh nghiệp trong thời kỳ môi trường kinh doanh biến động ít từ năm 1936 đến
1950 và biến động nhiều từ năm 1951 đến 1965 Kết quả nghiên cứu thực nghiệmnày cho thấy các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản và nguồn lực dựa trên tri thức cóđặc tính khó mua, khó bắt chước đều đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn cho doanhnghiệp ở các phương diện khác nhau Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đóng vaitrò quan trọng và có ảnh hưởng đến mối quan hệ này Trong môi trường kinh doanh
ổn định, ít biến động thì các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản đóng vai trò quantrọng hơn so với các nguồn lực dựa trên tri thức Ngược lại, trong môi trường kinhdoanh không ổn định thì nguồn lực dựa trên tri thức đóng vai trò quan trọng hơn Vìthế, một tài sản của doanh nghiệp có được coi là nguồn lực hay không sẽ phụ thuộcvào môi trường hoạt động của doanh nghiệp và đặc tính của tài sản đó Vì thế,muốn xác định tài sản có phải là nguồn lực hay không phải căn cứ vào cách thức sửdụng tài sản và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu thực nghiệm của Zhan và cùng tác giả (2009) sử dụng lý thuyết
Trang 31nguồn lực để nghiên cứu việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các liên doanhtại Việt nam Nghiên cứu cho thấy đặc điểm của nền kinh tế chuyển đổi đã tạo rarào cản cho quá trình biến các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản thành lợi thế cạnhtranh bền vững Ngoài ra, ảnh hưởng thuận chiều của các nguồn lực dựa trên trithức đối với lợi thế cạnh tranh ngày càng lớn khi tỉ lệ sở hữu trong liên doanh củađối tác nước ngoài tăng lên Cuối cùng, lợi thế cạnh tranh của liên doanh sẽ đượccải tiến khi việc chuyển đổi các nguồn lực dựa vào sở hữu tài sản vào liên doanhđược hỗ trợ bởi các nguồn lực dựa trên tri thức gắn liền với các tài sản đó; và việcchuyển đổi các nguồn lực mang tính nội bộ, riêng có của liên doanh được hỗ trợ bởicác nguồn lực từ bên ngoài, dựa trên thị trường Các kết luận này có phù hợp vớicác doanh nghiệp Việt nam thuộc sở hữu nhà nước hay không chưa được nghiêncứu này trả lời
Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) đề cập chủ yếu đến vai trò và tác độngcủa nguồn lực hữu hình (vốn doanh nghiệp) và các hoạt động trong doanh nghiệp(gồm nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trình độ công nghệ, nănglực quản lý và điều hành) đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nghiên cứunày cũng chưa chỉ rõ được các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Hơn nữa, đâycũng là một nghiên cứu mang tính lý thuyết và tác giả cũng chưa nghiên cứu thựcnghiệm mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và các hoạt động nêu trên củadoanh nghiệp trong việc hình thành nên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Tác giả Bùi Xuân Phong (2006) cho rằng cho rằng xây dựng văn hóa doanhnghiệp, một nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, là giải pháp nâng cao lợi thế cạnhtranh của ngành viễn thông Tuy nhiên, tác giả lại không cụ thể hóa các lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp viễn thông là gì Hơn nữa, công trình này mới chỉ dừng lại ở
lý luận, chưa được kiểm định qua các nghiên cứu thực nghiệm Ngoài ra, nghiêncứu này chưa chỉ ra cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào trongđiều kiện hội nhập
Tác giả Phạm Quang Trung (2009) cho rằng các nguồn lực có ảnh hưởng đến
Trang 32năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: vốn và tiềm lực tài chính, chấtlượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ, thương hiệu và hoạt động Marketing.
Có thể thấy rằng, ngoại trừ thương hiệu, các nhân tố được tác giả đề cập là cácnguồn lực hữu hình của doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến
lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chưa đề cập đến các lợithế cụ thể của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình cạnh tranh
Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) đã hệ thống hóa các lý thuyết đánh giá về khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích hiện trạng về khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Tác giả đã áp dụng mô hình kim cương của Porter để đưa ra các kiếnnghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các kiến nghị này chủyếu dành cho cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị này chủ yếu ở tầm vĩ mô:nhà nước, cấp tỉnh Nghiên cứu này không phân tích các nhân tố bên trong doanhnghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Hơn nữa, nghiên cứu nàycũng không cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và nguồn gốc hìnhthành nên các lợi thế này
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kế Tuấn (2011) đã chỉ ra năng lực cạnhtranh các doanh nghiệp may mặc Việt nam có những điểm mạnh: sản phẩm đadạng, có nguồn lao động rẻ, tận dụng được ưu đãi của chính phủ trong ưu đãi %thuế xuất nhập khẩu của chính phủ, khả năng linh hoạt với việc đáp ứng các yêu cầucủa khách hàng, thương hiệu và uy tín đã đạt được thành tựu nhất định Tuy nhiênnghiên cứu này không đề cập đến vai trò của các nguồn lực thuộc doanh nghiệptrong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp may Việt nam nhưthế nào
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Từ khi được Miller và Shamsie (1996) ) sử dụng lý thuyết nguồn lực để phântích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu vềtác động của nguồn lực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, sự say
Trang 33mê khoa học không phải vì thế mà dừng lại, những công trình nghiên cứu vẫn đangtiếp tục được triển khai Trong sự phát triển trên thực tế cũng như sự phát triển cáctrường phái nghiên cứu, đã chỉ ra rằng nguồn lực vô hình càng ngày càng đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trong đó,định hướng học hỏi lẫn định hướng thị trường cũng có những giá trì nhất định Vàtác giả lựa chọn việc nghiên cứu sự tác động của định hướng học hỏi và định hướngthị trường vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó có các giải pháp nhằmnâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc
Bộ Xây dựng
Trang 34CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG
2.1.Hiện trạng thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam
2.1.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam
Thể chế, luật phát (Political)
Môi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất vật liệu xâydựng nói riêng Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vững được ổn định ,phát triển khu vực tư nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cáchmạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môitrường đầu tư nước ngoài…
Chính sách đổi mới, mở cửa cùng với sự ổn định về chính trị, môi trườngsống an toàn, an ninh là những nguyên nhân cơ bản khiến lượng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua Phó Tổng thư ký Tổchức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mario Amano khẳng định “Các doanhnghiệp nước ngoài đã dần thay đổi quan niệm về tình trạng quan liêu, thủ tục phứctạp mà họ thường gặp phải trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trước đây.” [48]
Công cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế của Việt Nam có sự quyếttâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, cũng như sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị
Đó đều là những kết quả ấn tượng mà Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hànhchính của Việt Nam trong 10 năm qua, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, kể từ khibắt đầu thực hiện Đề án 30 Với sự nỗ lực này, đề án 30 đến nay đã đạt được nhữngkết quả rất đáng ghi nhận và đang dần trở thành nền tảng hướng tới một chiến lượccải cách thể chế tổng thể Chiến lược này sẽ góp phần thu hút nguồn đầu tư cần thiết
Trang 35cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hình thành và phát triển của doanh nghiệp
và chất lượng quản trị công - những nhân tố cần thiết cho sự phát triển của ViệtNam [48]
Dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam đãnhắc tới 3 đột phá chiến lược trong 10 năm tới, đó là thể chế, cơ sở hạ tầng vànguồn nhân lực, trong đó, nhiều ý kiến cho rằng thể chế là yếu tố cần ưu tiên hàngđầu Theo đó, Chính phủ sẽ có biện pháp trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn,tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, lấy chất lượng, chiều sâu tăng trưởng làm trọng,cẩntrọng với việc kiềm chế lạm phát, các chính sách tiền tệ, tài khóa… Có thể thấyrằng, song song với việc giải cứu nền kinh tế khỏi những khó khăn, Nhà nước vừathực hiện kế hoạch hoàn thiện kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trongnước phát triển Cơ chế, thể chế chính sách là toàn bộ những môi trường về mặt luậtpháp Một thể chế tốt sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, ít thay đổi dobiến động chính sách, có hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp áp dụng trong hoạtđộng Trong tương lai, Nhà nước luôn hoàn thiện thể chế, pháp luật ngày một tốthơn, tiếp cận với các nước tiên tiến hơn, giúp các doanh nghiệp nói chung và cácdoanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng có thể pháttriển tốt hơn
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 đã cho thấy những dấu hiệu ban đầuvượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dần hồi phục đà tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên do tác dụng phụ của chính sách kích cầu và chính sáchtiền tệ mở rộng, lạm phát tăng khiến bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành một rủi ro lớncho nền kinh tế Việt Nam Cụ thể, năm 2010, Việt Nam bị hạ xếp hạng tín nhiệmxuống mức B1 (triển vọng tiêu cực) trong báo cáo thường niên của Hãng đánh giátín nhiệm quốc tế Moody
Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%, thấp hơn so với kếhoạch, tuy nhiên đây là mức tương đối cao so với các nước trong khu vực Có thểnói, trong năm 2011 và năm 2012, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối diện với những
Trang 36bất ổn vĩ mô kéo dài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) vào đầu năm 2007, như lạm phát cao cả năm ở mức 18,15%, tỷ giá biếnđộng khó lường, thâm hụt ngân sách cao ở mức 4,9% GDP với tình trạng nợ công
và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, theo đó, dư nợ công bằng52,9% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 41,9% GDP và dư nợ nước ngoài quốc gia bằng41,1% GDP, thị trường tài chính tiền tệ dễ tổn thương với những biến động mạnh
về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô suy giảm [39].Những điều kiện khó khăn về kinh tế vĩ mô trên có tác động không nhỏ đến cácngành sản xuất nói chung và đến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc
Bộ Xây dựng
Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế có những dấu hiệu không tốt, màđiển hình là thị trường bất động bị đóng băng, giảm giá do người dân không có nhucầu và khả năng mua nhà Vì thế, lượng vật liệu xây dựng dự kiến phục vụ cho sựphát triển của thị trường bất động sản không lưu chuyên được, các doanh nghiệp vậtliệu xây dựng liên tục sản xuất nhưng không tiêu thụ được sản phẩm nên trữ lượngtồn kho ngày càng lớn
Văn hóa xã hội (Sociocultrural)
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP hàng nămđều đạt mức cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng nhất là ở những thànhphố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… do đó, việc sử dụng các loại vậtliệu xây dựng có chất lượng tốt là nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Đó
là trào lưu và xu hướng tiêu dùng giàu sang hơn
Tuy nhiên, văn hóa người Việt Nam trong những năm qua luôn có xuhướng “sính ngoại” cũng là một đặc điểm khiến cho các sản phẩm trong nước luôngặp khó khăn trong cạnh tranh với các mặt hàng cao cấp ngoại nhập Vì thế, trongnhững năm qua, Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ, quảng cáo trên truyềnhình, đài báo về các chương trình tôn vinh thương hiệu Việt, Hàng Việt Nam chấtlượng cao,… đang phần nào thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với các sảnphẩm Việt
Trang 37Văn hóa Việt Nam phát triển với tiền đề từ văn hóa phong kiến Tuy nhiêntrong thời gian qua do tình hình quốc tế hóa, toàn cầu hóa cả về kinh tế lẫn vănhóa nên cũng học tập những nét văn hóa hiện đại của các quốc gia khác nhau Bởivậy, nhu cầu về vật liệu xây dựng tại Việt Nam khá đa dạng cả về hình thức lẫnchất lượng
Tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật quá nhanh, những phát minh khoa học đãlàm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn xuất hiện liên tục Nhiều công nghệ mới làmbiến đổi những công nghệ truyền thống, tạo ra khả năng thay thế triệt để các hànghoá truyền thống
Những công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, công nghệ năng lượng, kỹ thuật rô bốt đang góp phần tạo ra nhiềusản phẩm mới
Muốn nâng cao cạnh tranh phải lấy tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế để quyếtđịnh lựa chọn công nghệ Bởi những sản phẩm của ngành sẽ phục vụ không chỉngười Việt Nam mà còn phục vụ công dân quốc tế
2.1.2 Hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay cả nước có 8.749 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động sản xuấtkinh doanh, chiếm 3,5% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng có tới 90% doanhnghiệp nhà nước chỉ có vốn dưới 10 tỷ đồng Khoảng 6,5% doanh nghiệp nhà nước
có vốn từ 10-50 tỷ đồng và chỉ hơn 1% có vốn trên 200 tỷ đồng [23] Số liệu trêncho thấy, quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn ít đã gây khó khăn cho sản xuất, kinhdoanh cũng như mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nhà nước ở cả trong vàngoài nước
Đa phần các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cầnthiết, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lựccạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Việc tiếp cận nguồn vốn hạn chế
Trang 38gây ra tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lâynhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp Nói một cách khác nguồn lực tài chính của cácdoanh nghiệp Việt nam nhỏ, yếu và bị động.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng không hiệu quảnguồn lực tài chính, hay nguồn vốn của doanh nghiệp mình Chúng xuất phát từ cácnguyên nhân: đầu tư sai lầm và tăng trưởng quá cao dẫn đến việc đầu tư quá mức vàmất cân đối thanh toán; xung đột trong nội bộ chủ sở hữu; hệ thống kiểm soát vàcông cụ kiểm soát không đầy đủ; công ty yếu kém trong quản trị và tổ chức; đánhgiá sai sự phát triển của thị trường; việc thực hiện cấu trúc chi phí không hiệu quả.Tại báo cáo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tạihội thảo “Ngân hàng và doanh nghiệp trước tác động của chính sách tiền tệ”, có hơn60% doanh nghiệp lấy quá nhiều vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đa số doanhnghiệp đều đầu tư ngoài ngành Lãi phải trả cho 100% khoản vay trong khi chỉ có60% vốn sử dụng có hiệu quả [40]
Cơ cấu vốn ở các ngành đang khả năng thay đổi bởi chủ trương thoái vốncủa Nhà nước Chủ trương thoái vốn không phải là mới mà đã có từ mấy năm trước,nhất là sau khi Hội nghị Trung Ương 3, khóa XI, thì Chính phủ quyết định tái cấutrúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp nhànước [49] Chủ trương của Chính phủ trong thời gian hiện nay, các doanh nghiệpNhà nước cần tập trung vào chuyên môn, tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn để dẫndắt thị trường Chính phủ chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước cần nhanh chóng thoáivốn ở các doanh nghiệp ngoài ngành, các đơn vị mình không có kinh nghiệm,không có khả năng quản trị điều hành Việc Nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành
để tập trung vào những nhiệm vụ trọng điểm giao cho các doanh nghiệp nhà nước làrất cần thiết Từ đó, các doanh nghiệp nhà nước có đủ số vốn, đủ điều kiện để theođuổi các mục tiêu đầu tàu trong phát triển ngành
Về trình độ công nghệ
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp,không ổn định và giá thành sản phẩm cao đã hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh
Trang 39nghiệp Trong những năm qua, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đổi mới máy mócthiết bị và công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển nhưng tốc độ đổi mới côngnghệ, trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng pháttriển rõ rệt
Theo các báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)dựa trên bảng điều tra do Tổng cục Thống kê, thấy rằng hoạt động sản xuất của cácdoanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên sức lao động 80% doanh nghiệp sửdụng máy móc do con người vận hành, 8% doanh nghiệp hoàn toàn sử dụng máymóc để điều khiển Hiện không ít doanh nghiệp vẫn còn tình trạng sử dụng nhiềuthiết bị không đồng bộ, chỉ có 10% doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng quy địnhmột cách rõ ràng rằng việc chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng chodoanh nghiệp (liên kết ngược) và cũng khoảng 10% doanh nghiệp cho thấy chuyểngiao công nghệ đã diễn ra giữa họ và các nhà cung cấp (liên kết xuôi) Đến nay đã
có gần 1/3 các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cam kết nâng cấp công nghệ liênquan đến các sáng kiến, nhưng phần lớn các hoạt động đổi mới được coi là giảm chiphí chứ không phải là đầu tư trong tương lai [41]
Đội ngũ nhân lực Khoa học và Công nghệ tăng nhanh về số lượng: đến đầunăm 2012 đã có hơn 4,2 triệu người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó
có hơn 24 nghìn tiến sĩ, 101 nghìn thạc sĩ (tăng 4,6 lần so với năm 1996) Mặc dù đãtăng về số lượng nhưng chất lượng và năng lực còn hạn chế: thiếu các nhà khoahọc, tổng công trình sư đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quốc gia vàquốc tế; một bộ phận không nhỏ nhân lực Khoa học và Công nghệ trình độ cao, đặcbiệt là giảng viên đại học không trực tiếp làm nghiên cứu và phát triển,…[42]
Về nhân lực trong các doanh nghiệp
Thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đánh dấu một giai đoạn phát triển sôi độngcủa nền kinh tế Việt Nam Việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) một mặt mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho doanhnghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, học hỏi các côngnghệ sản xuất, phương thức kinh doanh mới, mặt khác đặt doanh nghiệp Việt Nam
Trang 40trước thách thức đổi mới để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các tậpđoàn đa quốc gia tại thị trường Việt Nam Cuộc chiến giành, giữ chân và tận dụnghiệu quả nhân tài giữa các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài guồng quay đó Lợithế về nguồn nhân lực trẻ, năng động với mức nhân công cạnh tranh khiến ViệtNam vẫn luôn là một trong những lựa chọn đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệpnước ngoài Làn sóng các Tập đoàn nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam đã tác độngmạnh mẽ đến thị trường lao động trong nước, làm lệch cán cân cung cầu về nhân
sự Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề tất yếu của các nước đangphát triển như Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải có kế sách lâu dài và bài bảncho nguồn lực con người để đảm bảo cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệptrong tương lai
Trước bối cảnh đó, một thách thức lớn đặt ra là tỷ lệ lao động được đào tạocủa Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Theo thông số nhân lựcViệt Nam, hiện nguồn cung cấp nhân lực cao cấp chỉ đáp ứng được khoảng 30 -40% nhu cầu thị trường Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghềthì các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp,hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế đang là những điểm yếu của nguồn nhânlực Việt Nam [37]
Tình trạng thiếu hụt và khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao là hệquả của việc đào tạo kém hiệu quả trong giáo dục chính quy Chất lượng giáo dụccủa Việt Nam chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp trong đó chất lượng đào tạo vàgiáo dục bậc cao của Việt nam xếp hạng thứ 103/142 Do vậy đào tạo qua côngviệc và ươm mầm tài năng nội bộ vẫn là giải pháp tối ưu hiện nay của các doanhnghiệp [38]
Về năng lực quản lý và điều hành của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, việc phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng
đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng quản lý, côngtác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp hoạt động Cơchế "bộ chủ quản", "cấp chủ quản" đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp