Trên dải đất miền Trung – vị trí hiểm yếu, nơi đây nhiều “túi bom”, “chảo lửa” đã hình thành; đây cũng chính là nơi có những địa danh ghi dấubao kỳ tích anh hùng của quân dân ta trên mặt
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, giaothông vận tải giữ một vị trí hết sức quan trọng, là mạch máu nối liền hậuphương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam Hơn 20 năm đấu tranhtrường kỳ gian khổ, nguồn chi viện sức người, sức của từ miền Bắc xã hộichủ nghĩa được vận chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường biển, bằngnhiều phương thức vào chiến trường, giúp cách mạng miền Nam vượt quabao khó khăn để giành thắng lợi
Trên dải đất miền Trung – vị trí hiểm yếu, nơi đây nhiều “túi bom”,
“chảo lửa” đã hình thành; đây cũng chính là nơi có những địa danh ghi dấubao kỳ tích anh hùng của quân dân ta trên mặt trận bảo đảm giao thông vậntải: cầu Hàm Rồng, Truông Bồn, phà Bến Thuỷ, phà Gianh, Ngã ba ĐồngLộc… Trong đó Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc- Hà Tĩnh) đã trở thành một địachỉ đỏ, một dấu son chói ngời không thể nào phai nhạt Nơi đây, hàng vạnngười đã dốc hết nhiệt tình, sức người, trí tuệ của tuổi trẻ cho “những mạch
máu luôn chảy về tim” (ý thơ Huy Cận) Nơi đây hàng nghìn bộ đội, thanh
niên xung phong, công nhân giao thông, lái xe, dâng lại tuổi thanh xuân củamình để thông đường, thông xe ra tiền tuyến góp phần đánh thắng giặc Mĩxâm lược
Thế nhưng, sau hơn 30 năm chiến tranh, vẫn chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu về Đồng Lộc, trong khi đó, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộclại được nhân dân và thế hệ trẻ cả nước và quốc tế biết đến Rất nhiều đoànkhách từ mọi miền Tổ quốc, từ nước ngoài đã đến đây để thắp hương, dânghoa cho các anh hùng liệt sĩ và đọc lại trang sử đau thương nhưng hào hùngcủa quá khứ để có thêm sức mạnh xây dựng cuộc sống mới
Trang 2Vì thế, việc lựa chọn “Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-1968” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn:
Về khoa học
+ Tái hiện lại một cách cụ thể, sinh động bức tranh toàn cảnh về cuộcchiến đấu hào hùng với nhiều cam go, thử thách, hy sinh của quân và dân tatại Ngã ba Đồng Lộc đặc biệt là thời kỳ Mĩ thực hiện “ném bom hạn chế”miền Bắc (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968)
+ Làm rõ thêm vị trí tầm quan trọng của Ngã ba Đồng Lộc trong hệthống các tuyến đường chiến lược đặc biệt quan trọng trong cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc
Mĩ cứu nước của dân tộc
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về “ Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-1968” có ý nghĩa hết sức to lớn,được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm Điều đó được thể hiện qua số lượngcác công trình nghiên cứu, cụ thể như:
+ Tác phẩm “Đồng Lộc những tháng ngày rực lửa” của Phương Hạnh,
2008, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân; cuốn sách đã đề cập đến vùng đất,
Trang 3con người và vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiếnchống Mĩ cứu nước Thế nhưng, sự phản ánh này chủ yếu nói về vị trí chiếnlược của Ngã ba Đồng Lộc, còn về cuộc chiến đấu ở nơi được coi là “Chảolửa” này vẫn chưa được cụ thể chi tiết.
+ Cuốn “Trái tim Đồng Lộc” của Bùi Thị Minh Huệ, 2007, Nhà Xuất bảnHội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Tĩnh cũng đã đề cập đến Ngã ba ĐồngLộc Thế nhưng, cuốn sách chủ yếu viết về những tấm gương dũng cảmtrong cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất tại Ngã ba Đồng Lộc; còn vị trítầm quan trọng của nó trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nướccủa dân tộc cuốn sách hầu như chưa đề cập đến
+ Cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” do Phan Đình Bưởi chủ biên năm 2000 củaNhà xuất bản Giáo dục lại chủ yếu viết về vai trò của Ngã ba Đồng Lộctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời điểm từ tháng 4 đến tháng
10 năm 1968 Còn cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất của hàng nghìn bộđội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, lái xe, dâng lại tuổi thanhxuân của mình để thông đường, thông xe ra tiền tuyến góp phần đánh thắnggiặc Mĩ xâm lược lại chưa được phản ánh một cách cụ thể, sinh động
+ Cuốn “Ngã ba Đồng Lộc- Ngã ba anh hùng” Sở văn hoá thông tin tỉnh
Hà Tĩnh xuất bản năm 2004 cũng đã đề cập đến Ngã ba Đồng Lộc; thuynhiên sự phản ánh này lại chủ yếu viết về các hạng mục di tích, chiến công
và huyền thoại tại Ngã ba Đồng Lộc Cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của hàng vạn cán bộ chiến sĩ, dân công,thanh niên xung phong tại vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng này lại chưađược phản ánh một cách sinh động, chưa làm rõ được chủ nghĩa anh hùngcách mạng của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước
Trang 4+ Cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” của Đặng Duy Báu, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia năm 2001 cũng đã phản ánh về Ngã ba Đồng Lộc; tuy nhiên sựphản ánh này lại rất chung chung; nhiều sự kiện lịch sử, nhiều tấm gươngtiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam trongcuộc chiến đấu ở đây vẫn chưa được nói tới…
+ Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của Quânkhu IV” của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 1994, cũng có đề cậpđến Ngã ba Đồng Lộc; thế nhưng sự phản ánh này mang tính chất khái quát
đề cập đến tất cả các địa danh, tuyến đường, nhân vật lịch sử… Riêng vềNgã ba Đồng Lộc cuốn sách chỉ dề cập đến những nét tổng thể, nhiều sựkiện và nhân vật lịch sử vẫn chưa được làm rõ…
+ Cuốn “Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam” do Tổng cục Hậucần xuất bản năm 1992, công trình chủ yếu nói về các tuyến đường vận tải
từ Bắc vào Nam, riêng về Ngã ba Đồng Lộc cuốn sách cũng đã đề cập đến,nhưng sự phản ánh này còn sơ lược và khái quát, nhiều sự kiện và nhân vậtlịch sử cũng chưa được làm rõ…
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành về Ngã ba ĐồngLộc, như: Tạp chí Cộng sản điện tử,Tạp chí báo Quân đội nhân dân, Tạp chíLịch sử Quân sự, Tạp chí Quốc phòng toàn dân…
Có thể nói, tất cả những công trình trên đều đã đề cập đến Ngã ba ĐồngLộc, nhưng còn rất khái quát, sơ lược, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa đượclàm rõ Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã góp phần địnhhướng và là nguồn tài liệu tham khảo quí để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này,làm rõ thêm một số sự kiện và nhân vật lịch sử mà các công trình nghiên cứutrước chưa có điều kiện thực hiện
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Trang 5Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, cụ thể đó là:Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-1968.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước đặc biệt là trong giai đoạn Mĩ tiến hànhchiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), đặc biệt là thờigian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968
Không gian: Ngã ba Đồng Lộc
3.3 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những nét tiêu biểu về vùng đất và con
người Can Lộc đặc biệt là làm rõ vị trí chiến lược, những đóng góp của Ngã
ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy khó khăn, gian khổ củadân tộc ta
3.4 Đóng góp của đề tài.
Từ những nghiên cứu đạt được, đề tài sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, đóng
góp quan trọng: giúp chúng ta có kiến thức sâu hơn, kĩ hơn về Ngã ba ĐồngLộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; bên cạnh đó còn giáo dụccho những thế hệ trẻ sau này tinh thần yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc, giữgìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Cơ sở tư liệu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu sau:
+ Các tài liệu: sách, báo, tạp chí đã công bố liên quan tới việc nghiên cứukhoá luận lưu tại Trung ương và địa phương
+ Tài liệu điền dã thực tế tại Ngã ba Đồng Lộc và các địa phương của HàTĩnh…
Trang 64.2 Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở, nề tảng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề tài được thực hiện chủ yếu bằn hai phương pháp: lịch sử và lô gic;ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổnghợp, điền dã…
5 Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàigồm ba chương:
Chương 1 Tầm chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc-Hà Tĩnh)
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975
Chương 2 Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ bảo đảm
giao thông thông suốt ở Ngã ba Đồng Lộc (1965-1968)
Chương 3 Đóng góp của Ngã ba Đồng Lộc đối với cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của dân tộc (thời kỳ 1965-1968)
Trang 7CHƯƠNG 1
TẦM CHIẾN LƯỢC CỦA NGÃ BA ĐỒNG LỘC (CAN LỘC- HÀ TĨNH) TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
(1954-1975) 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Ngã ba Đồng Lộc là một địa danh nằm trên địa bàn huyện Can Lộc- tỉnh
Hà Tĩnh Từ đời Ngô vùng đất này được gọi là Phù Linh, thời Trần-Hồ gọi
là Phi Lộc, thời Lê gọi là Thiên Lộc và đến thời Nguyễn gọi là Can Lộc và tên gọi này duy trì đến tận ngày nay
Về phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáphuyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà (ngày nay) Can Lộc cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km
Với thế núi, dáng sông, trải qua quá trình vận động của bề mặt Trái Đất
đã để lại trên đất Hà Tĩnh hệ thống núi rừng chạy suốt từ Bắc đến Nam, từTây sang Đông cùng dải đồng bằng nhỏ hẹp và những thung lũng thơ mộng.Dãy núi Trà Sơn thuộc đới Hoành Sơn khởi đầu từ ngọn núi Linh Cảm (ĐứcThọ) cao 56m, trải dài trên địa phận Can Lộc vào Kỳ Anh nối với dãyHoành Sơn tiếp giáp với Quảng Bình Nằm trong dãy Trà Sơn, ở xã ThượngLộc có hai ngọn núi cao trên 400m là núi Thành đá đen và núi Toan DãyHồng Lĩnh (hay Ngàn Hống) với 99 ngọn núi, có một phần nằm trong địabàn huyện Can Lộc với các di tích và danh thắng nổi tiếng như chùa Hương
Trang 8Tích, đền Đô Đài, chùa Ngạn Sơn (chùa Nghèn)… trải dài trên địa phận 6 xãthuộc hạ Can Lộc và hạ Thạch Hà, chủ yếu được kiến tạo bằng đá hoacương Bởi địa thế hiểm trở, dãy núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh đã từng là căn
cứ của các cuộc khởi nghĩa thời Lê, thời Nguyễn và kháng Pháp những nămđầu thế kỷ XX
Huyện Can Lộc nằm trong dải đồng bằng quan trọng nhất của tỉnh HàTĩnh Dải đất khá bằng phẳng này chạy dọc theo lưu vực sông La từ miền hạĐức Thọ kéo qua can Lộc tới Thạch Hà, Cẩm Xuyên Hệ thống sông Lacùng những nhánh sông nhỏ trong vùng như sông Nghèn, sông Cày tuy chiacắt đồng bằng nhưng hàng năm lại chở một lượng phù sa làm bồi tích đấtđai, tạo nên một nguồn lợi về kinh tế và góp phần thuận lợi cho tuyến giaothông đường thủy trong địa bàn
Nếu như đặc điểm kiến tạo địa hình của Hà Tĩnh với núi rừng là chủ yếu(chiếm ¾), đất đai không mấy màu mỡ thì những điều kiện khí hậu cũng làmột thử thách dữ dằn với người dân nơi đây Nằm trên dải đất miền Trungnắng lắm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, ở
Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt : mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trungbình 34-350C, có ngày lên tới 40-420C, khi có gió Tây Nam thổi qua dãyTrường Sơn mang theo khí hậu khô nóng, cát bụi đầy trời làm cho cây cốikhô héo, ruộng vườn nứt nẻ Sau mỗi đợt như thế chừng 5-10 ngày thời tiết
sẽ dễ chịu hơn khi có những cơn mưa giông Hàng năm, từ tháng 7 đếntháng 9, người dân Can Lộc và Hà Tĩnh nói chung còn phải chống chọi vớibão tố từ biển vào Bão biển đôi khi kèm theo những cơn lốc xoáy gây nênmưa to, làm ngập lụt nhà cửa, ruộng vườn, đắm thuyền bè của ngư dân…Trong cơn bão tố nhà nhà nương tựa gần nhau hơn, sẻ chia với nhau từng củkhoai, hạt gạo Và cũng phải chăng vì vậy trong cái khốn khó, khắc nghiệtcủa thiên nhiên tính cố kết cộng đồng của người Hà Tĩnh càng trở nên keo
Trang 9sơn, bền chặt hơn Mùa lạnh ở Hà Tĩnh thường kéo dài từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau Gió mùa đông bắc tràn xuống khi vào đây gặp các dãy núicao ở phía Nam và Tây Nam đã gây nên những đợt mưa dầm dai dẳng Ởvùng núi Can Lộc về mùa này thường kèm theo lượng mưa nhiều hơn vùngđồng bằng, gây ra ngập úng cục bộ và tạo nên những vùng sình lầy làm chogiao thông trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn…
1.2 Vài nét về kinh tế xã hội.
+ Kinh tế: Nhìn một cách tổng quát rằng Can Lộc trước đây và ngày nay
có nền kinh tế đặc trưng đó là nền nông nghiệp truyền thống Cư dân ở đâychủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp với các loại cây trồng phong phúnhư lúa nước, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…Bên cạnh những loại cây trồng trênthì người dân còn chăn nuôi các loại gia súc lớn như lợn, trâu, bò, và các loạigia cầm là gà, vịt…Huyện Can Lộc nằm trong dải đồng bằng của Hà Tĩnh vìvậy nơi đây trở thành vùng trồng lúa và hoa màu chủ yếu của Hà Tĩnh ngay
cả trong thời bình và cuộc chiến đấu chống các thế lực ngoại xâm Ngoàira,Can Lộc còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công truyền thống nhưlàng Vĩnh Hòa với các nghề nấu gang, đúc lưỡi cày, dệt võng; làng TrườngLưu – xã Trường Lưu hình thành phường vải và hát ví phường vải; làng PhùLưu Thượng mưu sinh với nghề trồng chè nổi tiếng ngon và được đi vào cadao, tục ngữ: “ Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn” hay là nghề dệt chiếu ở làngTrảo Nha ( thị trấn Can Lộc) và hầu hết người dân Can Lộc còn được biếtđến với sản phẩm rươu thơm ngon, đặc biệt
+ Xã hội:
Hiện nay, Can Lộc có 1 thị trấn Nghèn và 22 xã ( Thiên Lộc,Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga,Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, VĩnhLộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc,
Trang 10Mỹ Lộc, Sơn Lộc ) với diện tích khoảng 370km vuông và dân số khoảng 20vạn người 100% cư dân của Can Lộc là dân tộc Kinh sống hòa đồng, đoànkết với nhau ngay cả trong lao động và chiến đấu.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc nằm trên con đường mòn Hồ ChíMinh xuyên qua dãy núi Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh
lộ 2 của hà Tĩnh
1.3 Truyền thống lịch sử.
Vùng đất Can Lộc không chỉ nổi danh với những tên núi, tên sông đã đivào dân gian trong những câu hát ví, hát dặm, hát phường đi củi; không chỉnổi danh với những bậc chí sĩ, khoa bảng nhiều đời đỗ đạt, học rộng, tài cao
mà nơi đây còn là vùng đất có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuấtchống ngoại sxâm
Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt là
từ thế kỉ X với công cuộc khai phá và mở rộng vùng đất Can Lộc thì thờinào cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giữ yên bờ cõi
Đó là Cao Minh Hựu quê ở Thiên Lộc đã giúp tướng quân Lê Hoàn đánhgiặc Tống trên sông Bạch Đằng, đó là Đặng Tất (người làng Tả Hạ, xã TảThiên Lộc nay là Tùng Lộc - Can Lộc) một trong hai nhân vật chủ chốt, xuấtsắc của nghĩa quân Trần Ngỗi đã nổi dậy chống bọn quan lại nhà Minhcuồng bạo đầu thế kỉ XV, tấm gương trung liệt của hai cha con Đặng Tất,Đặng Dung - hai người con anh hùng của mảnh đất Can Lộc đã được vua LêThánh Tông ban tặng câu đối:
“Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng”
Nổi lên trong phong trào kháng chiến chống giặc Minh còn có cuộckhởi nghĩa của Nguyễn Biên quê ở xã Phù Lưu nay là xã Hồng Lộc-CanLộc Về sau dưới cờ khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, lực
Trang 11lượng nghĩa quân từ các cuộc khởi nghĩa và nhân dân trong vùng đã hưởngứng và tham gia đông đảo, đóng góp sức người, sức của, góp phần làm nênnhững chiến công vang dội, đánh đuổi giặc Minh xâm lược giành lại quyềnđộc lập, tự chủ
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và từng bước thiếtlập nền cai trị Vùng đất Hà Tĩnh là một trong những nơi đầu tiên bùng lênngọn lửa đấu tranh chống lại phong kiến tay sai và thế lực thực dân cướpnước Trong phong trào Cần Vương, hai anh em người làng Gia Hanh( nay
là xã Gia Hanh- Can Lộc) là Nguyễn Duy Chanh( Đề Chanh) và NguyễnDuy Trạch( Đề Trạch) đã sớm chiêu tập trai tráng trong vùng, ngày đêm bímật luyện tập võ nghệ và tích trữ lương thực để đánh giặc Được sự ủng hộ,góp sức của nhân dân, nghĩa quân Đề Chanh và Đề Trạch lấy vùng núi hiểmtrở giữa Can Lộc và Đức Thọ làm căn cứ, hoạt động trên một vùng rộng lớn,tiến hành phục kích tiêu diệt địch Sau đó, hợp với nghĩa quân của Lê Ninhđánh thành Hà Tĩnh Khi Phan Đình Phùng ở ngoài Bắc về năm 1889 thốnglĩnh toàn bộ lực lượng kháng chiến ở vùng Nghệ- Tĩnh, Nguyễn Duy Chanh
và Nguyễn Duy Trạch đã đưa toàn bộ số quân của mình đặt dưới quyền chỉhuy của cụ Phan, tiếp tục hoạt động mạnh ở vùng Thượng Can Cuộc khởinghĩa Hương Sơn- Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạophát triển, kéo dài đến năm 1895 thì tạm lắng Đó cũng là cuộc khởi nghĩa
có y nghĩa đỉnh cao nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX docác sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo
Nhân dân Hà Tĩnh nói chung và Can Lộc nói riêng đã thể hiện truyềnthống yêu nước và chí khí kiên cường, bất khuất, góp phần viết nên nhữngtrang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc Tuy phong trào Cần Vương thấtbại nhưng nhân dân Hà Tĩnh cũng như đồng bào cả nước vẫn nung nấu ý chíquyết tâm đấu tranh chống bọn thực dân cướp nước và phong kiến tay sai
Trang 12nhằm giành lại độc lập Vào khoảng những năm 1916-1919 nổi lên phongtrào kháng Pháp và chống địa chủ phong kiến mạnh mẽ ở vùng Can Lộc-Đức Thọ do Nguyễn Trang, Nguyễn Hét cùng một số người khác chỉ huy.Nguyễn Trang là con của Nguyễn Duy Trạch và Nguyễn Duy Chanh Nốitiếp truyền thống cha ông những năm trước trong cuộc khởi nghĩa PhanĐình Phùng, hai ông đã bí mật tập hợp lực lượng, tiến hành những cuộctrừng trị bọn quan lại và tay sai gian ác trong vùng Hưởng ứng phong tràoĐông Du của Phan Bội Châu, họ đã tổ chức quyên góp tiền gây quỹ và tiếnhành đột nhập vào nhà địa chủ, hào lí giàu có trong vùng để tịch thu của cải,đem góp vào quỹ cho những người xuất dương Hai ông đã bị giặc Pháp vàtay sai truy lùng gắt gao Giặc dùng lửa đốt nhà nơi các ông đến hoạt động
và hai ông đã hi sinh trong ngọn lửa…
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man song phong trào đấutranh vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân Hà Tĩnh và Can Lộc Ngọn lửa đóbùng lên mạnh mẽ, dữ dội hơn bao giờ hết từ khi có ánh sáng của chủ nghĩaMac-Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chiếu rọi tới, dẫn đến sự ra đờicủa các tổ chức cộng sản Ở Can Lộc có các chi bộ Đông Dương cộng sảnliên đoàn như chi bộ Hữu Ngoại (Thiên Lộc), Cải Lương (Hậu Lộc), TrảoNha ( Đại Lộc)… và đến cuối tháng 3-1930 được sự ủy nhiệm của Xứ ủyTrung Kỳ, đồng chí Trần Hữu Thiều( tức Lai, tức Nguyễn Trung Thiên) vào
Hà Tĩnh bắt liên lạc với các tổ chức cơ sở Đảng ở Hà Tĩnh tổ chức hội nghịthành lập Đảng bộ lâm thời Hà Tĩnh tại một địa điểm gần bến đò ThượngTrụ( xã Thiên Lộc- Can Lộc) Từ đây, các tổ chức của Đông Dương cộngsản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn hợp nhất, lấy tên là các chi bộĐảng Cộng sản Việt Nam và chính thức lãnh đạo nhân dân Hà Tĩnh đấutranh không mệt mỏi để giành tự do, độc lập
Trang 13Cũng từ đó, trải qua biết bao gian khổ, hi sinh trong cao trào cách mạng1930-1931 và Xô viết Nghệ- Tĩnh, đấu tranh chống khủng bố và phong tràoMặt trận Dân chủ tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong ThángTám năm 1945, nhân dân Can Lộc- Hà Tĩnh đã cùng nhân dân cả nước nhất
tề đứng dậy lật nhào ách thống trị hơn 80 năm của thực dân và phong kiến,giải phóng quê hương mình
Lịch sử là một dòng chảy vĩnh hằng nối tiếp quá khứ - hiện tại và hướngđến tương lai Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất của chaông là nguồn lực tinh thần mạnh mẽ giúp người dân Hà Tĩnh, người dân CanLộc vững vàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách Bước vào thời kỳđấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc với hai cuộc kháng chiến trường kỳchống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân Can Lộc đã đóng góp cho đấtnước những con người anh dũng, quả cảm và làm tròn nghĩa vụ của hậuphương với tiền tuyến Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nướckéo dài 21 năm, trên “vùng cán xoong” Khu IV, người dân Can Lộc- HàTĩnh không những đã làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn miền Nam màcòn anh dũng chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ của tuyến đầu, là tiền tuyếncủa hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa Mặt trận giao thông vận tảitrên địa bàn Khu IV và Hà Tĩnh là nơi thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất cuộcchiến đấu nhiều cam go, thử thách, ác liệt, hi sinh nhưng cũng anh hùng nhấtcủa cuộc chiến đấu ấy Và cũng chính tại nơi đây, trên mảnh đất Can Lộckiên cường này có một địa danh đã ghi dấu những kỳ tích oai hung, nhữngtrang sử vàng chói lọi của một thời đánh Mĩ và quyết thắng Mĩ - đó chính làNgã ba Đồng Lộc:
“… Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng sông, bằng thủytriều lên xuống
Hay bằng đá, bằng đất
Trang 14Bằng xi măng, cốt sắt
Bằng vôi trắng, gạch nâu
Bằng đèn xanh, đèn đỏ đủ màu
Hay bằng nhưng sự chênh vênh vấp ngã
Nhưng Ngã ba Đồng Lộc xây bằng xương máu…”
(Trích thơ Huy Cận)
Có thể nói, những hiểm thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bề dàytruyền thống lịch sử đã tạo cho Ngã ba Đồng Lộc nói riêng, Can Lộc nóichung có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở trung Trung bộ, cả nước vàtrong quan hệ giao lưu quốc tế Từ Ngã ba Đồng Lộc có thể giao lưu thuậntiện với các địa phương trong vùng và vào Nam, ra Bắc dễ dàng
Trong lịch sử, Can Lộc luôn được coi là một trong những vị trí yết hầucủa các tuyến đường vận tải Bắc –Nam; hầu hết các tuyến đường từ Bắc vàoNam và các tuyến đường giao lưu trong vùng đều phải đi qua Can Lộc,trong đó có Quốc lộ 1 Trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1954-1975), Ngã
ba Đồng Lộc nói riêng Can Lộc nói chung là nơi có tuyến đường vận tảichiến lược (đường Hồ Chí Minh) chạy qua với chiều dài 20 Km Từ CanLộc qua Hương Khê theo đường 15A có thể sang Lào một cách dễ dàngthuận tiện mà ít bị đối phương phát hiện vì được giấu mình trong dãy HoànhSơn hùng vĩ
Với vị trí hiểm yếu đó, đế quốc Mĩ đã tìm mọi cách đánh phá, với cường
độ hết sức ác liệt vị trí này cả ban ngày cũng như ban đêm, nhằm ngăn chặn
sự chi viện sức người, sức của miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; vềphía ta cũng xác định bằng bất cứ giá nsào cũng phải giữ vững, bảo đảmgiao thông thông suốt trên tuyến đường chiến lược-huyết mạch của tiềntuyến miền Nam và cách mạng Đông Dương Cho nên, cuộc chiến đấu ở đâydiễn ra gay go quyết liệt “ta quyết giữ, địch quyết phá” Đây cũng chính là lí
Trang 15do để giải thích vì sao trong thời kỳ Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất củagiặc Mĩ (1965-1968), giặc Mĩ đã coi Ngã ba Đồng Lộc là “chảo lửa” haycòn gọi là “túi bom”.
Trang 16CHƯƠNG 2 CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA GIẶC MĨ BẢO ĐẢM GIAO THÔNG THÔNG SUỐT Ở NGÃ BA ĐỒNG LỘC
(1965-1968) 2.1 Sự hình thành quyết chiến điểm giao thông và vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngoài vị trí quan trọng làvùng trọng điểm trồng lúa, trên địa bàn huyện Can Lộc còn có nhiều tuyếnđường giao thông huyết mạch: quốc lộ 1A chạy qua các xã Vượng Lộc,Khánh Lộc, Tiến Lộc; đường 15A chạy song song với đường số 1A qua cácđịa hình đồi núi xen kẽ rừng già trên dải Trường Sơn Đây là hai con đườnghuyết mạch vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc chi việncho chiến trường miền Nam qua địa bàn Khu IV Đường số 1A và 15A cáchnhau không xa, chỗ gần nhất chưa đầy 5km theo đường chim bay và cả haituyến đường đều có những điểm yếu cơ bản là: trên quốc lộ 1A đoạn từ HạVàng đến cầu Già chỉ hơn 7km nhưng có tới hai phà vượt sông là Nghèn vàGià Đoạn này nền đường yếu vì chạy qua đồng ruộng trũng, mùa mưa nướcngấp nghé mặt đường dài hàng trăm mét Khi bị đánh phá việc khắc phục vôcùng khó khăn Đường 15A đoạn qua Đồng Lộc chỉ dài 6km nhưng mớiđược rải đá cấp phối có hai ngã ba là Khiêm Ích, Trường Thành (tức Ngã baĐồng Lộc ngày nay) cách nhau 2km, phía Bắc có cầu Tùng Cóc, ở giữa làcầu Tối Ngã ba Đồng Lộc là một vùng đất hẹp, nơi giao điểm giữa đường15A và các tỉnh lộ: Lạc Thiện-Đồng Lộc, Khe Giao-Đồng Lộc, Ba Giang-Đồng Lộc Từ đây có thể mở rộng ra các hướng, đáp ứng nhu cầu giao thôngvận tải khi các tuyến giao thông ở đồng bằng bị cắt đứt Do vị trí xung yếu
về giao thông thủy-bộ trên đất Hà Tĩnh, huyện Can Lộc trở thành địa bàn bị
Trang 17không quân, hải quân Mĩ đánh phá ác liệt trong cả hai lần chiến tranh pháhoại Đặc biệt trong thời kỳ Mĩ tiến hành cái gọi là “ném bom hạn chế” từtháng 4 đến tháng 10 năm 1968 huyện Can Lộc, trong đó trọng điểm là Ngã
ba Đồng Lộc trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là “tọa độ lửa”trên mặt trận giao thông vận tải ở Khu IV nói riêng và miền Bắc xã hội chủnghĩa nói chung
Đế quốc Mĩ sử dụng lực lượng không quân và hải quân đánh phá Can Lộcchủ yếu là đánh vào hệ thống giao thông vận tải Thời gian đầu, máy bayđịch tập trung ném bom nhằm ngăn chặn, khống chế giao thông bằng cáchđánh phá cầu, đường như đánh sập cầu Nghèn, cầu Già trên quốc lộ số 1, cầuTùng Cóc trên quốc lộ 15; sau đó khống chế khâu vượt sông, đánh xăm xehàng hai đầu bến phà Nhgèn và Già Trong quá trình ấy, máy bay Mỹ đủloại: cánh quạt (A.D6), phản lực siêu âm (F.105, F.4, A.5, A.6…), F.111(cánh cụp, cánh xòe) và cả B.52 đánh phá 100% số xã ở huyện Can Lộc vớigần 10.000 lần Ngoài ra, chúng còn sử dụng pháo từ các hạm đội trên biểnbắn phá xã Thịnh Lộc 117 lần với gần 2000 quả đạn pháo Bom đạn của đếquốc Mỹ dội xuống mảnh đất Can Lộc cũng đủ loại: ngoài đạn 20 mm, rốckét, tên lửa, bom tấn, bon tạ nổ ngay và nổ chậm, chúng còn sử dụng bom từtrường, bom bi, bom la-de và thủy lôi…[11, tr 20].
Trước những hành động đánh phá của Mĩ, được sự chỉ đạo kịp thời củaTrung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Can Lộc đã lãnh đạo nhândân địa phương nhanh chóng chuyển sang sinh hoạt chế độ thời chiến; phốihợp với các đơn vị của Quân khu IV, của Bộ Quốc phòng trên địa bàn sẵnsàng đánh trả và đối phó thắng lợi với mọi thủ đoạn thân độc của địch Đảng
bộ và nhân dân Can Lộc xác định bảo đảm giao thông vận tải là nhiệm vụ sốmột, trung tâm, đột xuất, vô cùng gay go, gian khổ và ác liệt
Trang 18Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, tiềm lực và việc dự trữ vật tư,phương tiện còn mỏng, nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của địch thiếu nhạybén nên nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải ở Can Lộc gặp rất nhiều khókhăn, lúng túng, bị động trong thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến tổn thất vềngười, phương tiện, hàng hóa; lưu lượng thông xe qua địa bàn đạt thấp Nhưng từ đầu năm 1966 về sau, với sự chỉ đạo nhạy bén, kiên quyết củaTrung ương và Tỉnh ủy, sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ và nhân dân CanLộc, phong trào “Toàn dân làm giao thông vận tải” với nhiều hình thức vàbiện pháp phong phú, đa dạng đã được thực hiện Trong những năm chốngchiến tranh phá hoại lần thứ nhất, công tác bảo đảm giao thông vận tải củahuyện Can Lộc đã đạt được kết quả nổi bật trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng và các biện pháp tổ
chức lực lượng
Trong suốt quá trình làm công tác bảo đảm giao thông vận tải, Huyện ủyCan Lộc đã có nhiều cuộc họp, ra nhiều nghi quyết, chỉ thị trong đó xác địnhnhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trên địa bàn là nhiệm vụhàng đầu; từ đó xây dựng ý chí quyết tâm, thống nhất cao từ các cấp lãnhđạo đến từng chiến sĩ, từng người dân Để làm nòng cốt cho phong trào
“Toàn dân làm giao thông vận tải” ngoài việc thành lập ban đảm bảo giaothông ở huyện và xã do đồng chí chủ tịch huyện và xã làm trưởng ban, cán
bộ cấp trưởng huyện đội, phòng giao thông làm phó ban; các ngành công an,bưu điện, lương thực, thương nghiệp, y tế làm ủy viên, huyện ủy đã chỉ đạo
cơ quan huyện đội và các xã đội, ban chỉ huy tự vệ cơ quan tổ chức lựclương dân quân tự vệ thành các đội chuyên trách Trong đó bao gồm:
Đội dân quân tự vệ làm nhiệm vụ rà phá bom, than gia làm đường tránh,đường xế
Trang 19Đội chủ lực công nhân giao thông làm nhiệm vụ ứng cứu kịp thời ở cáctrọng điểm Đội được thành lập giữa năm 1966 với 200 đội viên, đầu năm
1968 tăng lên 300 đội viên
Bên cạnh đó là các tổ gác đèn ban đêm ở các ngã ba, bến phà của dânquân tự vệ phà Nghèn, Già, các xã Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đại Lộc, Minh Lộc,Đồng Lộc…
Thứ hai, ta chủ động mở đường tránh, đường xế, đường giao liên và giao
thông nông thôn
Trong công tác bảo đảm giao thông vận tải, huyện ủy Can Lộc đã tậptrong chỉ đạo các lực lượng chủ động làm các đường tránh, đường xế Bằng
sự nổ lực cao nhất và những đóng góp to lớn của nhân dân, nhiều tuyếnđường mới đã hình thành, góp phần củng cố thế trận vận tải trên địa bàn.Tổng số đường mới mở của huyện mới mở của huyện Can Lộc trong chiếntranh phá hoại lần thứ nhất có chiều dài gấp đôi tổng chiều dài quốc lộ 1 và
15 chạy qua địa bàn huyện, đã thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dânCan Lộc trên mặt trận giao thông vận tải
Thời kỳ 1965-1968, Can Lộc còn là địa bàn dừng chân, tập kết binh hỏalực của các sư đoàn trên đường hành quân vào các mặt trận phía Nam, sangTrung- Hạ Lào Vì vậy, ngày cũng như đêm, trên các tuyến giao liên tronghuyện lúc nào cũng rộn rã tiếng bước chân hành quân của bộ đội, dân cônghỏa tuyến, thanh niên xung phong Để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội cơđộng, tuyến giao liên ven biển và miền núi phía Tây huyện Can Lộc từ KimLộc, Thuận Lộc qua Song Lộc, Trường Lộc và Mỹ Lộc vượt Truông Bát lênHương Khê hoặc rẽ vào đường 23 được phát quang cây cối, bụi rậm, đàohầm hào hai bên đường Nhân dân ở đây còn nhường làng xóm, nhà ở để lậpcác trạm đón tiếp, bảo đảm giường phản, nơi ăn nghỉ cho hàng tiểu đoàn,trung đoàn bộ đội dừng chân…
Trang 20Trải qua hơn ba năm tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối vớimiền Bắc Việt Nam, mặc dù đế quốc Mĩ đã tập trung một lực lượng lớnkhông quân, hải quân đánh phá với nhiều âm mưu và thủ đoạn xảo quyệtnhưng không đưa lại kếtquả như dự tính Một trong những thất bại lớn nhấtcủa đế quốc Mĩ và tay sai trong cuộc chiến tranh này là không ngăn chặnđược sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương lớn miền Bắc cho cáchmạng miền Nam, không làm lung lay được ý chí quyết tâm giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân ở cả hai miền Nam- Bắc Đầu xuân năm 1968, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ởhầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn ở miền Nam Thắng lợi của Tết MậuThân đã giáng đòn quyết định vào ý đồ xâm lược của giới chính trị và quân
sự Mỹ, buộc chúng phải có những thay đổi trong tiến hành chiến tranh xâmlược Việt Nam Ngày 31-03-1968, Tổng Thống Mỹ Giônxơn tuyên bố rằng:
Mỹ đơn phương chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ vĩtuyến 20 trở ra, sẵn sàng cử đại diện đi đàm phán Việt Nam Dân chủ CộngHòa, không tiếp tục ra tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ mới Đây là một biểuhiện thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ởViệt Nam ở giới cầm quyền Mĩ Thế nhưng trên thực tế, Mĩ vẫn duy trì cuộcchiến tranh phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20, vẫn duy trìcác chuyến bay trinh sát đường không trên vùng trời, vùng biển miền Bắc vàvẫn giành quyền ném bom trở lại toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủCộng hòa khi cần
Sau thắng lợi vang dội của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân,cách mạng miền Nam cũng phải trải qua những thử thách to lớn Mĩ - Ngụytập trung lực lượng mở các cuộc hành quân giải tỏa, hành quân lấn chiếm,tranh giành quyết liệt địa bàn nông thôn với ta Trong khi đó, lực lượng ta bịhao tổn nhiều chưa kịp bổ sung, công tác bảo đảm hậu cần cũng gặp nhiều
Trang 21khó khăn do sự càn quét; đánh phá ác liệt của địch Hậu cứ, hậu phương tạichỗ của các chiến trường , các mặt trận đều bị thu hẹp Trong tình thế đó,hậu phương miền Bắc càng tỏ rõ vai trò to lớn, quyết định của mình đối vớitiền tuyến miền Nam Từ hậu phương miền Bắc, nhiều đơn vị chủ lực đượclệnh hành quân cùng với lượng hàng hóa, vũ khí lớn bổ sung cho chiếntrường miền Nam.
Đối với miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mĩ tiến hành cái gọi là “ném bomhạn chế” nhưng thực chất là tập trung bom đạn rải xuống dải đất nhỏ hẹpKhu IV nhằm chặn đứng sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, hòngcứu quân đội Mĩ - Ngụy trên chiến trường đang bị thiệt hại và choáng vángsau đợt một cuộc Tổng tiến công Mậu Thân của quân và dân ta.Thủ đoạn
“ném bom hạn chế” miền Bắc thực chất là một kế hoạch được “đẻ ra” trong
sự “sa lầy” thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ đang tiến hành ởViệt Nam và sự thất bại trước sức ép ngày càng cao của dư luận tiến bộ Mỹ
và nhân dân các nước trên thế giới
Trong chiến dịch “ném bom hạn chế” trung bình mỗi ngày, máy bay địchxuất kích 300 lần chiếc nhằm đánh vào các đầu mối giao thông, các mục tiêuquân sự và dân sự Không quân, hải quân Mĩ liên tục khống chế việc vậnchuyển và sửa chữa trên cácb tuyến giao thông 24/24 giờ mỗi ngày Pháohạm Mĩ tăng cường mật độ đánh phá các đoạn đường số 1A ven biển gấp hailần so với thời gian trước Thủ đoạn đánh phá của Mĩ cũng thay đổi: từ bỏ
“diện” chuyển sang tập trung đánh “điểm” Cuộc đọ sức, đấu trí giũa mộtbên tiến hành chiến tranh “ngăn chặn” với một bên chiến đấu “chống ngăn
chặn” đã đẩy lên ở mức đỉnh điểm ở “ vùng cán xoong” Theo Tạp chí Không quân Mĩ tháng 4 năm 1968 viết: “trên một diện tích hẹp bằng ¼
miền Bắc, số trận ném bom tăng 2,6 lần, còn khối lượng, mật độ bom đạn
mà Mĩ rải xuống tăng gấp 20 lần so với năm 1967” Cùng với các tỉnh trên
Trang 22địa bàn Khu IV, ngay từ giữa tháng 3 năm 1968, quân và dân Hà Tĩnh phảingày dêm đối phó quyết liệt với các thủ đoạn đánh phá tàn bạo của giặc Mĩ Phát hiện tuyến giao thông phía Bắc Hà Tĩnh còn đơn tuyến, nhiều nơihiểm yếu khó khắc phục sau khi bị đánh phá, máy bay Mĩ chuyển hướngđánh phá ra phía bắc tỉnh, tập trung ra các huyện Đức Thọ, Can Lộc, NghiXuân với âm mưu mới là: đánh vào giao thông vận tải một cách triệt để vàtoàn diện, chốt chặn một số trọng điểm, kết hợp với khống chế toàn tuyến,nhằm cắt đứt tuyến giao thông vận tải chiến lược Bắc- Nam trên địa bàn HàTĩnh.
Việc Mĩ thay đổi kế hoạch đánh phá từ các mục tiêu giao thông trên khắpmiền Bắc nay chuyển trọng tâm vào địa bàn Khu IV, Đặc biệt là Hà Tĩnh làbởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, đối phương xác định đay là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan
trọng trên tuyến đường chi viện Bắc- Nam và đối với toàn bộ sự nghiệpchống Mĩ cứu nước của nhân dân ta Đây là nơi tập trung các đầu mối tiếp
tế, bổ sung lực lượng, hậu cần, kĩ thuật cho tuyến đường Trường Sơn, từ đótỏa vào chiến trường phía Nam và sang Lào, Cămpuchia
Thứ hai, đối phương nắm được thế hiểm yếu của địa hình nơi đây hẹp
chiều ngang, lắm núi nhiều sông, trên các tuyến đường giao thông quantrọng như đương 1A, đường 15A đoạn qua Hà Tĩnh có nhiều cầu cống lớn,
có nhiều đoạn chạy qua vùng chiêm trũng kéo dài hàng chục km, đường nhỏchạy ven sườn núi Với địa hình đó đã tạo nên những điểm “nút” cực kỳquan trọng, giữ vị trí sống còn trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải Ngã
ba Đồng Lộc chính là một điểm nút đó
Thứ ba, đế quốc Mĩ hy vọng rằng, đánh phá các đầu mối giao thông quan
trọng, triệt hạ nguồn tiếp tế từ vĩ tuyến 20 trở vào là biện pháp có hiệu lựcnhất đẻ gỡ thế thất bại trên chiến trường miền Nam và Đông Dương Trong
Trang 23hồi ký của mình, Giônxơn viết: “Hoạt động không quân có hiệu lực, đòi hỏigây sức ép chống lại toàn bộ hệ thống hậu cần của Bắc Việt Nam, trong bất
kỳ trường hợp nào mà các cuộc oanh tạc đến vĩ tuyến 20 là tuyệt đối cầnthiết” Với ý đồ ấy, đế quốc Mĩ nhằm thực hiện âm mưu: tiêu hao, quấy rối
và ngăn chặn nhằm cắt đứt các đường giao thông [11,tr.27].
Để thực hiện âm mưu trên đây, thủ đoạn đánh phá của không quân, hải
quân Mĩ thời kỳ này là:
-Chọn 6 điểm trên đường bộ hình thành 3 cặp song song đẻ tập trung đánhdứt điểm, chốt chặn là Linh Cảm- Bến Thủy, Đồng Lộc- Thượng Gia, CầuHọ- Ngã ba Thình Lình Trên đường thủy là 4 cửa biển: Cửa Hội, Cửa Sót,Cửa Nhượng, Cửa Khẩu và các ngã ba sông ở Đức Quang- Linh Cảm- CửaRào, Ngã ba Sơn
-Dùng bom từ trường chốt chặn các điểm trên đây và các điểm xung yếukhác
-Đánh vào các điểm tắc, đồng thời khống chế toàn tuyến, đưa cường độđánh phá của máy bay, tàu chiến lên đỉnh cao nhất trong chiến tranh pháhoại Đánh tắc hai đầu,đánh vào phương tiện, hàng hóa còn dồn lại ở giữagây thiệt hại lớn cho ta
Do hoạt động đánh phá quyết liệt của máy bay địch vào tuyến giao thôngvận tải ở Khu IV, hàng hóa vận chuyển vào chiến trường giảm hẳn Tháng 4năm 1968 hàng vào Hà Tĩnh là 6.500 tấn, tháng 5 còn 1.600 tấn và tháng 6tiếp tục giảm xuống còn 1.430 tấn
Trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ đãchỉ đạo sâu sát, kịp thời và giải pháp đồng bộ, Tang cường lực lượng chomặt trận giao thông vận tải ở Khu IV Cuối tháng 5 năm 1968 Bộ Chính trịhọp, nghe báo cáo về tình hình vận chuyển cho chiến trường miền Nam quađịa bàn Khu IV Thông tri chỉ rõ: “Việc lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm giao
Trang 24thông vận tải của ta chưa thống nhất, tổ chức hiệp đồng chưa chặt chẽ, kỷluật và trật tự trên đường chưa nghiêm đã gây nên một số tổn thất, kế hoạch
vận chuyển cho chiến trường không đạt” [11, tr.30].
Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban chỉ đạo bảo đảmgiao thông vận tải trên địa bàn Khu IV Đồng chí Lê Quang Hòa, Chính ủyQuân khu được chỉ định làm Trưởng ban và thành phần tham gia Ban là cácđồng chí Chủ tịch ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, cán bộ của BộGiao thông vận tải và Cục Vận tải quân sự Ban bảo đảm giao thông vận tảiQuân khu IV( sau này là Bộ tư lệnh) có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức hiệpđồng các lực lượng giao thông vận tải có mặt trên địa bàn Khu IV cùng Tiềnphương Tổng cục Hậu cần, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh động viênsức người, sức của cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, bảo đảmgiao thông vận tải thông suốt
Sau khi Ban chỉ đạo bảm đảm giao thông vận tải Khu IV được thành lập,Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư cho đồng chí Lê Quang Hòa nhắcnhở: “ Bất cứ bằng cách nào cũng phải bảo đảm cho kỳ được giao thôngthông suốt để không ảnh hưởng đến tiền tuyến Việc bảo đảm giao thông
thông suốt là công tác quan trọng, nhất thiết phải thi hành cho kỳ được” [10; tr.59].
Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Phòng không- Không quân
tổ chức thêm lực lượng, tăng cường cho hai tỉnh Quảng Bình- Hà Tĩnh đểbắn máy bay địch, bảo vệ các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông Dưới sự lãnh đạo thống nhất, kịp thời của Trung ương, Bộ Giao thôngvận tải, Bộ Tư lệnh Quân khu IV và Ty giao thông vận tải, ở Hà Tĩnh, côngtác bảo đảm giao thông vận tải trong 2 năm 1966- 1967 đã có nhiều thànhtích và một số kinh nghiệm Tuy vậy, giao thông vận tải ở Hà Tĩnh chưaphải đã vững chắc, vật tư dự phòng còn rất mỏng; mặt khác do lãnh đạo, chỉ
Trang 25huy nắm và phán đoán âm mưu, thủ đoạn đich chưa chính xác, sự chuyểnhướng cả về tư tưởng, tổ chức và hành động không kịp với tình hình, kếhoạch đối phó ban đầu chưa tích cực và toàn diện cả về đánh địch, phòngtránh và bảo đảm giao thông vận tải; sự chi viện hỏa lực phòng không củaQuân khu và Bộ chưa kịp thời Do đó, Hà Tĩnh đã lúng túng, bị động đốiphó với thủ đoạn mới của địch trong những ngày đầu địch “ném bom hạnchế”.
Nằm trên tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh,Ngã ba Đồng Lộc trở thành một trọng điểm bị đánh phá ác liệt trong chiếndịch “ném bom hạn chế” của không quân Mĩ
Khu vực Ngã ba Đồng Lộc rộng chừng 0.6 km vuông, thuộc phạm vibốn xã Trung Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc ( huyện Can Lộc) Nơiđây là giao điểm của hai ngã ba chính là Ngã ba Kiêm Ích và Ngã ba ĐồngLộc trên tuyến đường 15A tỏa đi các hướng vào Nam, ra Bắc và sang Trung-
Hạ Lào Ngã ba Đồng Lộc nằm trên vùng có địa thế hiểm trở, núi cao baobọc xung quanh: phía đông có núi Mòi; phía đông nam có núi Mũi Mác,phía tây namlà núi Trọ Voi Nơi đây còn là một khu đồi hẹp, khó mở cácđường tránh và khó bố trí các trận địa pháo vì một bên là núi trọc, một bên làđồng trũng Tuyến đường qua Ngã ba là tuyến đường độc đạo bám theo sườnnúi thoai thoải, mặt đường như lòng máng Bom Mỹ ném xuống bên nàocũng có thể lăn xuống mặt đường gây cản trở, ách tắc giao thông Về mùakhô đoạn đường này đầy bụi đỏ, mùa mưa nước đọng, đường lầy ngập bùnnước Trên tuyến lại có nhiều ngầm và cầu cống nhỏ: từ Cống 19( xã TrungLộc) đến Khe Út, đường 15A đi Hương Khê có 11 cầu, trong đó có hai cầutương đối lớn là cầu Cơn Bạng dài 45 mét và cầu Tùng Cóc dài 40 mét, cómương nước từ Linh Cảm chạy qua Với những đặc điểm đó, khi bị giặc Mỹ
Trang 26đánh phá, việc khắc phục và đảm bảo giao thông ở Ngã ba Đồng Lộc càngtrở nên khó khăn, gian khổ gấp bội.
Từ đầu năm 1968 trở đi, máy bay địch chuyển trọng điểm đánh phá từphía nam ra phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, tập trung đánh hủy diệt ở những trọngđiểm then chốt, trên cơ sở đó khống chế và cắt đứt toàn tuyến
Trước hết địch tập trung đánh mạnh vào khu vực Thượng Gia- Hạ Vàng.Đây là đoạn đường 1A chạy qua vùng đồng chiêm trũng thuộc huyện CanLộc, có vị trí xung yếu nhất trên địa bàn Hà Tĩnh Trên đoạn đường này cónhiều cầu cống lớn, mặt đường thấp, nhất là đoạn đường từ cầu Nghèn đếncầu Già địa hình rất trống trải dễ bị địch phát hiện và đánh phá Về phía talại gặp khó khăn và trở ngại lớn về bố trí lực lượng ứng cứu và bảo vệ Dohai bên đường là đồng lúa nên việc triển khai các trận địa pháo để bảo vệ bịdàn mỏng, lực lượng chiến đấu khó cơ động và không phát huy hết khả năngcủa hỏa lực Hơn nữa, điều kiện để ứng cứu lại càng khó khăn vì lực lượngbảo đảm giao thông và nhân dân ở xa mục tiêu, đất đá và những vật liệukhác để san lấp hố bom, giải phóng mặt đường phải vận chuyển từ xa đến Đầu tháng 4 năm 1968, địch tăng cường máy bay ném bom đánh tắc từngđiểm để dần dần khống chế toàn tuyến Đoạn Thượng Gia- Cổ Ngựa, chúngtập trung đánh phá vào nam, bắc cầu Nghèn Đến giũa tháng 4, chúng tậptrung ném bom, biến đoạn đường này thành ruộng lầy Tiếp đó, chúng đánhdịch vào phía nam cầu Cổ Ngựa và đánh ra phía bắc Hạ Vàng, băm nátđường số 1A thành 4 đoạn toàn bùn lầy với chiều dài gần 1km Tuyến giaothông huyết mạch là đường 1A bị tắc nghẽn tại đây Cùng với việc các vị tríxung yếu ở Linh Cảm, Bến Thủy, đoạn Thượng Gia- Hạ Vàng bị khống chế,cắt đứt, không quân Mĩ tập trung bom đạn xuống Ngã ba Đồng Lộc Khiđường 1A tắc, đường 15A trở thành mạch máu giao thông quan trọng của cảnước, trong đó Ngã ba Đồng Lộc giữ vị trí chiến lược trên tuyến đường đó
Trang 27Bởi lúc này Đồng Lộc trở thành điểm hội tụ nối từ đường 1A( tránh đoạnThượng Gia- Hạ Vàng) qua xã Trung Lộc nối với đường 15A, cùng vớituyến đường 15A tạo thành một hệ thống giao thông tỏa vào các hướng phíaNam Có thể nói, địch đánh tắc Ngã ba Đồng Lộc tức là mạch máu giaothông ngừng chảy, nguồn chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trườngmiền Nam bị chặn đứng Do vậy, tại đây địch tập trung đánh, ta kiên quyếtgiữ và bảo đảm giao thông vận tải, chi viện kịp thời cho tiền tuyến lớn Ngã
ba Đồng Lộc trở thành quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tảitrong thời kỳ không quân Mĩ thực hiện cái gọi là “ ném bom hạn chế” miềnBắc nước ta
2.2 Vai trò của Ngã ba Đồng Lộc.
2.2.1 Hành động của địch và chủ trương của ta.
Sau khi đánh hủy diệt các đầu mối giao thông vận tải qua địa bàn HàTĩnh, đế quốc Mĩ sử dụng một lực lượng không quân khổng lồ với nhiều thủđoạn nham hiểm đánh vào Ngã ba Đồng Lộc Chưa bao giờ Đồng Lộc phỉatrải qua những thử thách quyết liệt như thời kỳ giặc Mĩ “ném bom hạn chế”miền Bắc nước ta
Không quân Mĩ đánh vào Đồng Lộc với cường độ và mật độ đạn rất cao.Trong 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10-1968), máy bay địch đánh vào ĐồngLộc 1.863 lần với trên 42.000 quả bom các loại Tổng số lần đánh vào ĐồngLộc bằng tổng số đánh vào toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 1965, riêng số bom đạnlớn gấp 2 lần Bình quân một tháng , địch đánh 25 ngày, ngày đánh cao nhất(15-7-1968) 103 lần chiếc, ném 800 quả bom Từ một điểm đánh phá, địch
mở rộng phạm vi đánh phá một vùng rộng lớn dài 9km, rộng 2-3 km với cácđiểm chủ yếu là Cống 19, cầu Cơn Bạng, cầu Tùng Cóc, cầu Khe Út và ngã
ba Khiêm Ích… [11,tr.37 ].
Trang 28Thủ đoạn đánh phá của địch cũng hết sức thâm độc Cùng một lúc địchném xuống Ngã ba Đồng Lộc nhiều loại: bom đào, bom phá, bom bi, bom
nổ ngay, bom nổ chậm, bom điều khiển bằng la-de…Ban ngày chúng tậptrung đánh hủy diệt trên địa pháo cao xạ, phá đường, phá cầu Chập tối,chúng rải bom từ trường chốt chặn các ngả Ban đêm giăng pháo sáng, némbom bi, bắn đạn rốc-két, đạn 20 ly để tiêu diệt các lực lượng ứng cứu trêntuyến đường Bằng mọi giá, đế quốc Mĩ muốn chặt đứt mạch máu giaothông tại nơi đây
Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của địch trong chiến lược chiến tranhcục bộ, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trươngđúng đắn, kịp thời nhằm động viên lực lượng toàn dân kháng chiến, đánh bạicuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ nói chung, chiến tranh phá hoạimiền Bắc nói riêng
Để bảo đảm yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến,
tháng 3 năm 1965, Trung ương Đảng ra nghị quyết 11 chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại
và phong tỏa bằng không quân, hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến mật độ ác liệt gấp bội hoặc chuyển sang một cuộc chiến tranh cục bộ ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên tinh thần của miền Bắc chi viện cho miền Nam…” [18,tr.45].
Giao thông vận tải ngày càng trở thành một mặt trận ác liệt, nóng bỏng:bảo đảm giao thông vận tải là một nhiệm vụ chiến lược trọng tâm trong cuộcchiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch, việc chỉ đạo công tác giaothông vận tải là chỉ đạo chiến đấu ở một chiến trường có tầm chiến lược.Tháng 10 năm 1965, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương xác định mục tiêu
Trang 29chiến lược: “Đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta” [18,tr.49 ].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965) hạ quyết
tâm chiến lược: “Động viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam… Vấn đề mấu chốt là phải bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trên những chặng đường chiến lược quan trọng Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải khắc phục mọi khó khăn
để giữ vững những con đường chi viện cho miền Nam” [18,tr.51].
Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trên mặttrận giao thông vận tải, Trung ương Đảng và Chính phủ phát động phongtrào “Toàn dân làm công tác giao thông vận tải”, lấy lực lượng giao thôngvận tải chuyên nghiệp làm nòng cốt, bộ đội công binh, hậu cần, vận tải,phòng không của quân đội làm lực lượng xung kích Tháng 10-1965, Hộiđồng Chính phủ thành lập Ban điều hòa giao thông vận tải Trung ương dođồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng làm trưởng ban.Vận dụng kinh nghiệm của những năm kháng chiến chống Pháp, tháng 6-
1965, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Đội thanh niên xung phongchống Mĩ cứu nước Hàng chục vạn nam nữ thanh niên trên miền Bắc xungphong lên đường nhận nhiệm vụ ở những nơi khó khăn ác liệt nhất, chủ yếu
là trên mặt trận cầu đường Một số đội thanh niên xung phong được điều vàotuyến đường Trường Sơn và các tuyến trọng điểm ở Quân khu 4 làm nhiệm
vụ mở đường, đảm bảo giao thông
Trung ương Đảng, Chính phủ sớm nhận thức được vị thế của Quân khu 4đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là nhiệm vụđảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường Nghị quyết Hội nghị trung
Trang 30ương Đảng lần thứ 12 (12-1965) chỉ rõ: “Cần củng cố và tăng cường lãnh đạo các tỉnh thuộc Quân khu 4, tăng cường lực lượng quốc phòng và kinh tế trong khu, xây dựng các tỉnh vững mạnh hơn nữa về mọi mặt để làm hậu phương trực tiếp của miền Nam và Trung, Hạ Lào” [18 tr.57].
Trung ương Đảng, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời,chỉ đạo sâu sát, tăng cường lực lượng cho mặt trận giao thông vận tải ở Quânkhu 4, giao cho Hội đồng Quốc phòng Quân khu và Ban đại diện Giao thôngvận tải Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác giao thông vận tải trên địa bànQuân khu 4 Tháng 12-1965, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giao choquân đội đảm bảo giao thông trên các tuyến đường chiến lược bao gồm:đường số 1 đến Vĩnh Linh, đường 15 đến Xuân Sơn, đường số 7, 8, 12 và
217 với tổng chiều dài 2.197km có 742 cầu lớn nhỏ Ban bảo đảm giaothông vận tải tỉnh Hà Tĩnh được thành lập (tháng 5- 1965)
Chủ động kịp thời nắm bắt tình hình mới, tháng 4 năm 1968, Hội nghịTỉnh ủy hà Tĩnh được triệu tập,bàn về công tác bảo đảm giao thông vận tải.Hội nghị nhận định: “Bước vào thời kỳ giặc Mĩ “ném bom hạn chế” ta chưađánh giá hết khả năng ác liệt, tàn bạo của địch” Thực tế cho thấy, khi địchtập trung đánh ở Thượng Gia- Hạ Vàng trên tuyến đường 1A qua huyện CanLộc do kế hoạch đối phó của tỉnh chưa được triển khai kịp thời, cụ thể nênĐồng Lộc vẫn ở vào thế độc tuyến, hệ thống đường tránh, đường xế chưacó.Vì thế, khi địch đánh phá ác liệt, tuyến chi viện Bắc- Nam bị cắt đứt tạiđây thì ta gặp khó khăn, lúng túng Nghiêm túc kiểm điểm thiếu sót, Tỉnh ủy
Hà Tĩnh kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục, triển khai đồng bộ cáclực lượng chiến đấu và đảm bảo giao thông vận tải ở các vị trí xung yếu.Nghị quyết nhấn mạnh: “ Bảo đảm giao thông vận tải ở Ngã ba Đồng Lộc,chi viện tiền tuyến là nhiệm vụ trung tâm số một của toàn Đảng, toàn
quân,toàn dân Hà Tĩnh” [3,tr 40].Thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nặng nề ấy,
Trang 31Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tập trung cao độ sự lãnh đạo,chỉ đạo để giải tỏa bằng được điểm chốt Đồng Lộc, giữ vững mạch máu giaothông qua khu vực này.
Dưới sự chỉ đạo của Ban bảo đảm giao thông tỉnh, Phòng giao thônghuyện Can Lộc được tăng cường thêm cán bộ và lực lượng chủ lực giaothông Cùng với lực lượng bộ đội chủ lực do Bộ điều động, quân và dânĐồng Lộc xác định nhiệm vụ trong tâm là : tập trung mọi hỏa lực, cơ độngchiến đấu cao, bảo vệ tốt các mục tiêu giao thông
2.2.2 Ngã ba Đồng Lộc- giải tỏa điểm chốt, thông suốt chi viện.
Quân dân Hà Tĩnh có sự chi viện của quân khu IV, dồn tâm trí, sức lựctới Ngã ba Đồng Lộc để giải toả điểm chốt Với mục tiêu “thông tuyến,thông xe nhanh nhất”, công việc tiến hành đồng bộ với nhiều biện pháp đó làđánh máy bay địch, rà phá bom nổ chậm, san lấp hố bom, sủa chữa cầuđường, mở thêm đường mới…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư nhắc nhở “Bất cứ bằng cách nàocũng phải đảm bảo cho kỳ được giao thông thông suốt để không ảnh hưởng
đến tiền tuyến” [1,tr.95].
Khu vực Đồng Lộc được bảo vệ bằng một mạng lưới phòng không ngàycàng được củng cố vững chắc Trước tháng 6 năm 1968, ở đây chỉ có đại độipháo 37mm của Tiểu đoàn 8 cao xạ Tỉnh đội Hà Tĩnh và các đại đội bộ độiđịa phương, dân quân tự vệ các xã làm nhiệm vụ trực chiến Lúc này do lựclượng phòng không ít, tầm bắn thấp nên chưa ngăn chặn được sự đánh phácủa địchvào các mục tiêu giao thông gây cho ta nhiều tổn thất cả về người vàphương tiện Trước tình hình đó Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Quânchủng phòng không- không quân rút bớt một số đơn vị đang bảo vệ hai yếuđịa là Hà Nội, Hải Phòng đưa dần quân vào quân khu IV Bộ Tổng Thammưu còn chỉ thị cho Quân chủng phải phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu IV
Trang 32sớm nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức tác chiến phòng không trênđịa bàn Quân khu Với tinh thần “Quyết tâm bảo đảm giao thông thông suốttrong mọi tình huống”, đầu tháng 6 năm 1968, Trung đoàn cao xạ 210 có 5đại đội pháo 57mm và 3 đại đội pháo 37mm thuộc Sư đoàn phòng không
367 được lệnh vượt sông Lam vào Hà Tĩnh Nhiệm vụ của đơn vị được Bộ
Tư lệnh Tiền phương giao cho là kết hợp với lực lượng tại chỗ công khaithông bằng được đoạn đường 15A từ Linh Cảm đến Ngã ba Đồng Lộc Sángngày 8 tháng 6 năm 1968, 5 đại đội pháo57mmcủa trung đoàn vào chiếmlĩnh trận địa ở Ngã ba Đồng Lộc, 12 giờ 11 phút, 4 đại đội đã nổ súng đánh
máy bay địch [7, tr.125].
Từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 6 năm 1968, địch tập trung máy bay đánhphá liên tục, ác liệt ở Ngã ba Đồng Lộc và các trận địa pháo 57mm của Tungđoàn 210 Có ngày chúng sử dụng tới 40 lần chiếc máy bay, ném trên 200quả bom các loại, tối đến chúng dùng pháo sáng và tiếp tục đánh phá, khốngchế đoàn xe, ngăn cản các lực lượng mở đường
Mặc dù bị tổn thất nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn cao xạ vẫn kiêncường bám trụ đánh địch liên tục, quyết liệt ngày đêm để bảo vệ đoàn xe vàlực lượng bảo đảm giao thông trên các trọng điểm Trong hai tuần đầu chốttại Ngã ba Đồng Lộc, Trung đoàn đã bắn rơi 5 máy bay, trong đó có 1 chiếcrơi tại chỗ Đặc biệt trong ba ngày 15, 16,17 tháng 6, toàn trung đoàn đã pháthuy hoả lực, yểm hộ đắc lực cho Tổng cục Hậu cần tiền phương( sau này làĐoàn 500, có tổ chức biên chế tương đương Đoàn 559) vận chuyển được
khối lượng lớn hàng hoá bị ùn lại, đạt 33% kế hoạch cho cả tháng [11, tr.42].
Không ngăn chặn được giao thông vận chuyển của ta qua Đồng Lộc, lại
bị mất máy bay, giặc lái, địch tập trung lực lượng đánh phá ác liệt các trậnđịa pháo phòng không của ta, trung bình mỗi ngày ba trận, các trận địa thật
Trang 33và nghi binh đều bị đánh, có đơn vị bị máy bay địch quần đi, quần lại Cuộcchiến đấu giữa trung đoàn 210 với máy bay Mĩ ngày càng phức tạp, quyếtliệt.
Ngày 21 tháng 6, cả đại đội pháo 57mm đều bị địch đánh phá Nhưng cán
bộ, chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ, phát huy hoả lực đánh địch mãnh liệt.Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm đã xuất hiện như: pháo thủ PhạmXuân Thược bị thương vẫn trốn viện trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu; tiểuđội trưởng nuôi quân Nguyễn Văn Thuý cùng đồng đội bơi qua sông TùngCóc mang cơm vào tận trận địa pháo; chiến sĩ lái xe xích Nguyễn Văn Kiên
đã xung phong lái xe xích qua chỗ bom từ trường đưa pháo vào trận địa, trắcthủ máy đo xa Nguyễn Quyết tiến bị trúng mảnh bom bi, vỡ quai hàm vẫnkhông muốn rời trận địa chiến đấu… Trải qua 147 ngày đêm liên tục chiếnđấu, kiên cường bám trụ ở Ngã ba Đồng Lộc, các đơn vị của Trung đoànpháo cao xạ 210 đã đánh 1.076 trận, bắn rơi 14 máy bay Mĩ Trong cuộcchiến đấu cảm tử bảo vệ trọng điểm Đồng Lộc rất ít ngày trung đoàn không
có thương vong, tổn thất Do chiến đấu liên tục kéo dài quân số thương vongngày càng tăng, việc bổ sung khôi phục chưa kịp thời nên sức chiến đấu củatrung đoàn giảm sút Phòng kỹ thuật Sư đoàn 367 cử nhiều tổ nhân viên kỹthuật, thợ sửa chữa pháo xuống trung đoàn sửa chữa, dồn lắp vũ khí để đơn
vị có súng pháo tốt Cán bộ và chiến sĩ được biên chế, sắp xếp lại Quânchủng Phòng không- Không quân kịp thời điều động, bổ sung, kết hợp vớiTrung đoàn 210 mạnh dạn đề bạt bổ nhiệm những cán bộ chiến sĩ có tinhthần chiến đấu cao đã qua thử thách chiến đấu ác liệt giữ các cương vị từkhẩu đội trưởng đến đại đội trưởng Những trận địa chốt ở Trung Lộc, ngầmBạng, Tùng Cóc, cầu Tối được củng cố lại Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đãtân tình chăm sóc và chi viện mọi mặt cho Trung đoàn Tỉnh đội Hà Tĩnh đã
bổ sung cho Trung đoàn 84 chiến sĩ của hai huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên