Quân dân Hà Tĩnh có sự chi viện của quân khu IV, dồn tâm trí, sức lực tới Ngã ba Đồng Lộc để giải toả điểm chốt. Với mục tiêu “thông tuyến, thông xe nhanh nhất”, công việc tiến hành đồng bộ với nhiều biện pháp đó là đánh máy bay địch, rà phá bom nổ chậm, san lấp hố bom, sủa chữa cầu đường, mở thêm đường mới…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư nhắc nhở “Bất cứ bằng cách nào cũng phải đảm bảo cho kỳ được giao thông thông suốt để không ảnh hưởng đến tiền tuyến” [1,tr.95].
Khu vực Đồng Lộc được bảo vệ bằng một mạng lưới phòng không ngày càng được củng cố vững chắc. Trước tháng 6 năm 1968, ở đây chỉ có đại đội pháo 37mm của Tiểu đoàn 8 cao xạ Tỉnh đội Hà Tĩnh và các đại đội bộ đội địa phương, dân quân tự vệ các xã làm nhiệm vụ trực chiến. Lúc này do lực lượng phòng không ít, tầm bắn thấp nên chưa ngăn chặn được sự đánh phá của địchvào các mục tiêu giao thông gây cho ta nhiều tổn thất cả về người và phương tiện. Trước tình hình đó Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Quân chủng phòng không- không quân rút bớt một số đơn vị đang bảo vệ hai yếu địa là Hà Nội, Hải Phòng đưa dần quân vào quân khu IV. Bộ Tổng Tham mưu còn chỉ thị cho Quân chủng phải phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu IV
sớm nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức tác chiến phòng không trên địa bàn Quân khu. Với tinh thần “Quyết tâm bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống”, đầu tháng 6 năm 1968, Trung đoàn cao xạ 210 có 5 đại đội pháo 57mm và 3 đại đội pháo 37mm thuộc Sư đoàn phòng không 367 được lệnh vượt sông Lam vào Hà Tĩnh. Nhiệm vụ của đơn vị được Bộ Tư lệnh Tiền phương giao cho là kết hợp với lực lượng tại chỗ công khai thông bằng được đoạn đường 15A từ Linh Cảm đến Ngã ba Đồng Lộc. Sáng ngày 8 tháng 6 năm 1968, 5 đại đội pháo57mmcủa trung đoàn vào chiếm lĩnh trận địa ở Ngã ba Đồng Lộc, 12 giờ 11 phút, 4 đại đội đã nổ súng đánh máy bay địch [7, tr.125].
Từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 6 năm 1968, địch tập trung máy bay đánh phá liên tục, ác liệt ở Ngã ba Đồng Lộc và các trận địa pháo 57mm của Tung đoàn 210. Có ngày chúng sử dụng tới 40 lần chiếc máy bay, ném trên 200 quả bom các loại, tối đến chúng dùng pháo sáng và tiếp tục đánh phá, khống chế đoàn xe, ngăn cản các lực lượng mở đường.
Mặc dù bị tổn thất nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn cao xạ vẫn kiên cường bám trụ đánh địch liên tục, quyết liệt ngày đêm để bảo vệ đoàn xe và lực lượng bảo đảm giao thông trên các trọng điểm. Trong hai tuần đầu chốt tại Ngã ba Đồng Lộc, Trung đoàn đã bắn rơi 5 máy bay, trong đó có 1 chiếc rơi tại chỗ. Đặc biệt trong ba ngày 15, 16,17 tháng 6, toàn trung đoàn đã phát huy hoả lực, yểm hộ đắc lực cho Tổng cục Hậu cần tiền phương( sau này là Đoàn 500, có tổ chức biên chế tương đương Đoàn 559) vận chuyển được khối lượng lớn hàng hoá bị ùn lại, đạt 33% kế hoạch cho cả tháng [11,
tr.42].
Không ngăn chặn được giao thông vận chuyển của ta qua Đồng Lộc, lại bị mất máy bay, giặc lái, địch tập trung lực lượng đánh phá ác liệt các trận địa pháo phòng không của ta, trung bình mỗi ngày ba trận, các trận địa thật
và nghi binh đều bị đánh, có đơn vị bị máy bay địch quần đi, quần lại. Cuộc chiến đấu giữa trung đoàn 210 với máy bay Mĩ ngày càng phức tạp, quyết liệt.
Ngày 21 tháng 6, cả đại đội pháo 57mm đều bị địch đánh phá. Nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ, phát huy hoả lực đánh địch mãnh liệt. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm đã xuất hiện như: pháo thủ Phạm Xuân Thược bị thương vẫn trốn viện trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu; tiểu đội trưởng nuôi quân Nguyễn Văn Thuý cùng đồng đội bơi qua sông Tùng Cóc mang cơm vào tận trận địa pháo; chiến sĩ lái xe xích Nguyễn Văn Kiên đã xung phong lái xe xích qua chỗ bom từ trường đưa pháo vào trận địa, trắc thủ máy đo xa Nguyễn Quyết tiến bị trúng mảnh bom bi, vỡ quai hàm vẫn không muốn rời trận địa chiến đấu… Trải qua 147 ngày đêm liên tục chiến đấu, kiên cường bám trụ ở Ngã ba Đồng Lộc, các đơn vị của Trung đoàn pháo cao xạ 210 đã đánh 1.076 trận, bắn rơi 14 máy bay Mĩ . Trong cuộc chiến đấu cảm tử bảo vệ trọng điểm Đồng Lộc rất ít ngày trung đoàn không có thương vong, tổn thất. Do chiến đấu liên tục kéo dài quân số thương vong ngày càng tăng, việc bổ sung khôi phục chưa kịp thời nên sức chiến đấu của trung đoàn giảm sút. Phòng kỹ thuật Sư đoàn 367 cử nhiều tổ nhân viên kỹ thuật, thợ sửa chữa pháo xuống trung đoàn sửa chữa, dồn lắp vũ khí để đơn vị có súng pháo tốt. Cán bộ và chiến sĩ được biên chế, sắp xếp lại. Quân chủng Phòng không- Không quân kịp thời điều động, bổ sung, kết hợp với Trung đoàn 210 mạnh dạn đề bạt bổ nhiệm những cán bộ chiến sĩ có tinh thần chiến đấu cao đã qua thử thách chiến đấu ác liệt giữ các cương vị từ khẩu đội trưởng đến đại đội trưởng. Những trận địa chốt ở Trung Lộc, ngầm Bạng, Tùng Cóc, cầu Tối được củng cố lại. Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã tân tình chăm sóc và chi viện mọi mặt cho Trung đoàn. Tỉnh đội Hà Tĩnh đã bổ sung cho Trung đoàn 84 chiến sĩ của hai huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên
ngoài chỉ tiêu, dân quân các xã Mỹ Lộc; Thượng Lộc; Trung Lộc đến các trận địa tiếp đạn, cứu thương, giải quyết thương binh, tử sĩ và lo công tác hậu cần giúp đơn vị. Nhân dân Can Lộc giúp Trung đoàn xây dựng nhiều trận địa dự bị và cung cấp thêm nhiều rau xanh, cải thiện bữa ăn chom cán bộ, chiến sĩ [11,tr.43].
Cuộc chiến đấu của Trung đoàn 210 đã buộc máy bay địch phải bay cao ném bom, độ tản mát lớn, hạn chế bom rơi trúng đường, ( giảm 1,2 % số lần đánh, 1,1% số bom), góp phần bảo vệ các đoàn xe và lực lượng bảo đảm giao thông trên trọng điểm.
Phối hợp chiến đấu, góp phần “chia lửa” với Trung đoàn 210 là Tiểu đoàn 8 cao xạ bộ đội địa phương Hà Tĩnh. Đây là đơn vị được thành lập ngày 14 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở Đại đội 27 (Đại đội Bình Hà) và một số học viên Trường Sĩ quan Phòng không. Cán bộ chỉ huy của tiểu đoàn do Quân khu bổ sung; hạ sĩ quan, chiến sĩ và một số cán bộ cấp phân đội là những quân nhân đã phục viên được lệnh trở lại phục vụ quân đội. Cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn chủ yếu là con em quê hương Hà Tĩnh, Nghệ An, một số ở Hà Bắc, Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng…Từ khi thành lập, Tiểu đoàn 8 luôn có mặt ở những vị trí trọng yếu để bạo vệ mục tiêu kinh tế, quân sự, giao thông trên địa bàn. Các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 8 đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 52 máy bay Mỹ trong đó có 9 chiếc rơi tại chỗ và phối hợp cùng các đơn vị bạn bắn rơi 29 chiếc khác. Càng chiến đấu càng trưởng thành, tại Ngã ba Đồng Lộc, đơn vị đã phối hợp chiến đấu với Trung đoàn 210 và dân quân tự vệ các xã bắn rơi máy bay Mỹ, bảo vệ các lực lượng san lấp hố bom, thông đường, thông tuyến. Và cũng tại nơi đây, Tiểu đoàn 8 có 58 đồng chí đã hy sinh, 83 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Cùng với việc bố trí lực lượng hợp lý, chúng ta đã tổ chức được một thế trận phòng không vững chắc, bí mật, bất ngờ để giành chủ động đánh thắng
địch trong mọi tình huống. Giai đoạn đầu (tháng 4 và tháng 5 năm 1968) do lực lượng phòng không của ta ít, bố trí chưa hợp lý, lại chưa rút được nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả chiến đấu đạt thấp. Nhưng từ giữa tháng 6 trở đi, lực lượng phòng không được tăng cường, bao gồm: năm đại đội pháo 57mm của Trung đoàn 210, hai đại đội pháo cao xạ 37mm của Tiểu đoàn 8 và 3 đại đội súng máy cao xạ của Tiểu đoàn 19 bộ đội địa phương Hà Tĩnh cùng 34 đội trực chiến bắn máy bay bay thấp của dân quân tự vệ các xã: Đồng Lộc, Trung Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc, Xuân Lộc, Quang Lộc…được bố trí trong một thế trận liên hoàn thống nhất, tạo nên núi lưới lửa tầng thnấp, tầng cao sẵn sàng bủa vây, đón đánh bọn “giặc trời” Mỹ. Các trận địa dự bị được xây dựng thêm nhiều, trình độ tác chiến phòng không của cán bộ, chiến sĩ ngày càng được nâng cao. Lực lượng phòng không chủ lực đã tập trung hoả lực trên các hướng chủ yếu, các trận đánh then chốt tạo nên sức mạnh đánh bại các hoạt động tập trung, các đợt tấn công ồ ạt của không quân Mỹ. Lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ đã phát huy sức mạnh hoả lực tại chỗ, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị chủ lực bắn rơi nhiều máy bay địch khi chúng hoạt động ở tầm thấp và các hướng thứ yếu. Do vậy, càng về sau hiệu suất chiến đấu của lực lượng phòng không càng đạt cao. Trong 5 ngày từ 13 đến 19 tháng 6 năm 1968, các lực lượng phòng không ở Đồng Lộc, trong đó nòng cốt là Trung đoàn 210 đã đánh chặn 54 đợt tấn công của địch với hàng trăm máy bay các loại, bắn rơi 4 chiếc, bắn bị thương nhiều chiếc khác. Ngày 28 tháng 6, máy bay Mĩ huy động 23 lần chiếc đánh vào trận địa pháo của Đại đội 28 Tiểu đoàn 8 bố trí ở phía đông Đồng Lộc. Đơn vị đã phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ các xã Đại Lộc, Trung Lộc bắn rơi 2 máy bay. Từ đó trở đi máy bay địch không dám liều lĩnh đánh phá ồ ạt Ngã ba Đồng Lộc như trước đây nữa nhưng chúng đã tập trung lực lượng chế áp mạnh vào các trận địa phòng không. Ở Đồng Lộc ngày đêm rền vang tiếng
súng và tiếng nổ của bom đạn; cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh ngày càng nhiều, không có ngày nào là không có người hy sinh và bị thương. Riêng Trung đoàn 210 và Tiểu đoàn 8 có 180 đồng chí đã vĩnh viễn nằm lại với vùng đất Đồng Lộc, trên 330 đồng chí bị thương [4, tr.44]. Lực lượng dân
quân tự vệ địa phương số hy sinh và bị thương cũng lên đến hàng trăm người. Đây là những con số tổn thất rất lớn ghi dấu bao tội ác “trời không dung, đất không tha” của đế quốc Mĩ xâm lược. Những con số đó cũng thể hiện sự đóng góp, hy sinh quên mình của quân dân miền Bắc nơi tuyến lửa khu IV trong cuộc đối đầu không cân sức với các loại phương tiện hiện đại bậc nhất của không lực Hoa Kì. Vượt lên mưa bom, bão đạn của quân thù, lực lượng phòng không ba thứ quân của ta vẫn hiên ngang, sẵn sàng nhả đạn để bảo vệ cho mạch máu giao thông được thông suốt, bảo đảm cho những đoàn xe chuyên chở bộ đội, hàng hoá, vũ khí đạn dược vượt trọng điểm an toàn, chi viện cho các chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Cùng với lực lượng phòng không được tăng cường, chỉ sau một thời gian ngắn, tại Ngã ba Đồng Lộc có năm đại đội thanh niên xung phong tai Tổng đội 55 và 53; ba đại đội công binh công trình giao thông của Trung ương và của Ngành Giao thông vận tải Hà Tĩnh, Đại đội công binh 4 thuộc tiểu đoàn 30 công binh Quân khu 4, hai tổ xe cơ giới, một tổ cảnh sát trật tự giao thông, một tổ quân cùng bệnh viện tiền phương phía sau Đồng Lộc, một tổ thông tin liên lạc. Ngoài ra, Tiểu đoàn 500 công binh Binh trạm 9 sẵn sàng chi viện trong những trường hợp cần thiết. Quân số tập trung cao nhất có thời điểm lên tới 16.000 người. Đó là chưa kể còn có sự tham gia, đóng góp của lực lượng dân quân, tự vệ và nhân dân các xã Đồng Lộc, Trung Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Phú Lộc, Mỹ Lộc…huyện Can Lộc.
Nhằm đảm bảo cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo trên mặt trận giao thông vận tải tại Ngã ba Đồng Lộc, thời gian này, Ban chỉ đạo bảo đảm giao thông
vận tải tỉnh Hà Tĩnh đặt Sở chỉ huy tiền phương tại xã Quang Lộc-Can Lộc. Đồng chí Nguyễn Tiến Chương-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Phó ban và các đồng chí trong Ban bảo đảm thường xuyên có mặt ở tuyến trọng điểm, theo dõi sát sao tình hình, có kế hoạch điều động lực lượng và động viên, phát huy cao độ sức chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân, làm thất bại mọi thủ đoạn đánh phá của không quân Mĩ.
Nếu như bảo vệ bảo vệ bầu trời Đồng Lộc là các lực lượng phòng không tầng thấp, tầng cao với các trận đánh cảm tử thì dưới mặt đất là sức mạnh tổng hợp của các lực lượng nhằm bảo đảm thông đường, thông tuyến. Quyết thắng Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải, từ các chiến sĩ pháo thủ đến lực lượng công binh, công nhân giao thông, thanh niên xung phong, công an, dân quân tự vệ ra quân chiến đấu với quyết tâm: “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” hừng hực khí thế “Dời non lấp biển” ngày đêm trụ bám mặt đường, giành giật từng phút, từng giây, đạp lên bom đạn quân thù, bạt núi san đồi mở đường tránh, đường xế, rà phá bom, chống lầy, cứu xe và cứu hàng.
Lực lượng công binh giao thông và công binh phá bom của Đại đội 4 Tiểu đoàn 30 Quân khu 4 ngày đêm trụ bám tuyến đường, gian khổ không sờn, hy sinh chẳng quản, bắt núi cúi đầu, bắt sông nhường bước, làm đường mới, sửa đường cũ, tạo thành một mạng lưới giao thông ngày càng vững chắc, liên hoàn qua khu vực Ngã ba. Với khẩu hiệu: “Lấy mặt trận đường làm chiến trường”, lực lượng công binh làm nòng cốt trong việc tổ chức, triển khai trạm quan sát và cắm tiêu bom, rà phá bom bi, bom nổ chậm. Đỉnh rú Mòi cao khoảng 150m, cách Ngã ba Đồng Lộc 300m về phía đông là nơi được Ban chỉ đạo bảo đảm giao thông vận tải quyết định đặt đài quan sát. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi cho việc bao quát toàn bộ khu vực Ngã ba và có thể mở rộng tầm mắt quan sát cách xa khu vực Đồng Lộc
2km về phía bắc, gần 3km về phía nam tuyến đường 15A và trên 2km đường tỉnh lộ 2. Với vị trí quan trọng đó, lại gần Ngã ba Đồng Lộc cho nên rú Mòi cũng trở thành mục tiêu đánh phá dữ dội của không quân Mĩ. Tổ quan sát cắm tiêu bom thuộc Đại đội 2 giao thông huyện Can Lộc gồm ba người do La Thị Tám làm tổ trưởng được bố trí trên đỉnh rú Mòi. Tổ có nhiệm vụ trong suốt 24 giờ phải thay nhau theo dõi hoạt động của máy bay địch. Ban ngày, các chiến sĩ trong tổ cắm tiêu báo hiệu cho người và xe biết để tránh bom nổ chậm; đồng thời chỉ dẫn cho các lực lượng đến rà phá , tháo gỡ kịp thời. Ban đêm, họ dùng đèn, súng làm tín hiệu, cùng lực lượng cảnh sát giao thông dẫn dắt cho xe nhanh chóng vượt qua nơi nguy hiểm. Làm việc dưới làn bom đạn Mĩ nhưng cả tổ vẫn luôn động viên nhau bình tĩnh, lạc quan. Tiêu biểu cho lực lượng làm nhiệm vụ quan sát, cắm tiêu bom trên đỉnh rú Mòi là hình ảnh chị La Thị Tám đã trụ vững 86 ngày liên tục, cùng tổ quan sát, đánh dấu 703 quả bom. La Thị tám đã bị bom nổ vùi lấp 23 lần khi chị đang làm nhiệm vụ cắm tiêu đánh dấu bom chưa nổ. Hình ảnh chị La Thị