Mối quan hệ giữa phong cách hài chính luận và thể loại tiểu phẩm

Một phần của tài liệu Phong cách hài chính luận của nhà báo Lý Sinh Sự (Khảo sát trên Báo Lao Động năm 2012 – 2013 (Trang 30)

Ngày nay sự lựa chọn của bạn đọc càng đòi hỏi cao và tinh tế hơn, một tiểu phẩm báo chí viết khô cứng sẽ ít người đọc và lẽ dĩ nhiên nó chưa đạt “chuẩn” với một bản tin. Chúng ta có thể thấy tiểu phẩm của Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố… đều cùng là một thể loại châm biếm, tạo nên tiếng cười và bản thân tiếng cười có nhiều khía cạnh cũng như nảy sinh trong nhiều điều kiện cụ thể khác nhau như tiếng cười biểu thị sự phản kháng, căm ghét v.v…

Yếu tố chính luận pha hài châm biếm, giễu cợt đã đem lại thành công cho người viết trong các cuộc bút chiến bởi tính chiến đấu của nó. Chính vì

28

thế, tiểu phẩm là thể loại báo chí mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, hoặc hài hước về một sự việc, sự vật cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình trước sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội.

Trong mỗi tiểu phẩm, người viết đều sử dụng vũ khí là tiếng cười cũng như tạo phong cách riêng cho từng tác giả. Việc tạo ra tiếng cười châm biếm trong tiểu phẩm báo chí là cả một nghệ thuật. Ví dụ, như tiểu phẩm của đạo diễn Lê Hoàng (bút danh là Lê Thị Liên Hoan) đã sáng tạo ra phong cách – “phỏng vấn giả tưởng” hay như tác giả Lý Sinh Sự đã tạo nên một phong cách độc đáo rất riêng – “hài chính luận” trong mỗi tiểu phẩm của mình. Vì vậy thực chất mục đích của tính chất hài hước, châm biếm trong tiểu phẩm ở đây không phải viết ra chỉ để cười giải trí đơn thuần mà nó cười mang tính chiến đấu vì sự phát triển lành mạnh của đất nước.

Từ sự phân tích trên có thể kết luận: Tiểu phẩm báo chí là một thể loại châm biếm có tính chiến đấu cao, kết hợp sinh động giữa nội dung và phương pháp thể hiện của báo chí với các thủ pháp nghệ thuật văn học, sử dụng vũ khí là tiếng cười, nhằm biểu thị thái độ với cái xấu của nội bộ xã hội và kẻ thù được phản ánh chân thật và vạch trần bản chất [28].

Với thế mạnh như vậy, thể loại tiểu phẩm này đã tạo nên cho một số tác giả những phong cách đặc thù và có “thương hiệu”, uy tín trong làng báo. Tuy nhiên, sử dụng hiệu quả, thành công thể loại này không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi tác giả phải có tư duy sắc bén trước các sự kiện của đời sống, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết cách phát hiện vấn đề cũng như phân tích, lý giải vấn đề đó. Tác phẩm hài chính luận phải thể hiện được quan điểm, chính kiến, tư tưởng của cá nhân tác giả song cũng là tiếng nói đông đảo của quần chúng nhân dân, của công lý và lẽ phải.

29

Và cũng đúng như lời tác giả Lý Sinh Sự đã từng bộc bạch trong “Hãy viết tiểu phẩm đi!”: “Tiểu phẩm báo chí ngày nay rất cần cho các tờ báo muốn khẳng định “đẳng cấp” của mình và đáp ứng nhu cầu độc giả. Người đọc ngày nay đã “no xôi chán chè” các loại thông tin chính trị - kinh tế - xã hội – văn hóa tổng hợp và thường là trùng lặp giữa các báo. Tiểu phẩm là một chút thư giãn, một chút kích thích “tính chiến đấu của mọi công dân chống thói hư tật xấu ở đời, chống tiêu cực nói chung và xoáy mũi nhọn vào bọn tham nhũng. Tiểu phẩm không phải và không cần “chói lọi” trên văn đàn hay báo chí” [24, tr. 35].

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận chung về phong cách và tiểu phẩm báo chí cho thấy, khi nói đến phong cách hài chính luận trong báo chí là nói đến một khái niệm rộng, chỉ những đặc điểm riêng về nội dung và hính thức trong từng tác phẩm, từng lĩnh vực hoạt động sáng tạo khác nhau, mà ở đó dấu ấn cá nhân tác giả được thể hiện đậm nét.

Và một trong những biểu hiện đặc thù của phong cách bái chí được thể hiện trong loại tiểu phẩm báo chí nhằm phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm hài hước để phê phán cái xấu, cái tiêu cực cũng như những mặt hạn chế trong xã hội. Ngoài ra, tiểu phẩm hài chính luận cũng là một thể loại báo chí độc lập, đang được một số nhà báo sử dụng làm phương tiện thể hiện cùng với các thể loại báo chí khác góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn, đa dạng trong phong cách và phương pháp thể hiện. Một trong những biểu hiện đặc thù của phong cách ngôn ngữ báo chí là được thể hiện ở tiểu phẩm báo chí hài chính luận nhằm phản ánh các sự kiện thời sự bằng phương pháp biện luận, châm biếm một cách đầy hài hước.

30

Nếu xét về các chức năng báo chí thì tiểu phẩm hài chính luận nghiêng về chức năng giáo dục và giải trí. Góp mặt với các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm hài chính luận đã làm cho đời sống báo chí linh hoạt, uyển chuyển và phong phú, thông tin đa dạng, nhiều chiều phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công chúng tiếp nhận thông tin. Còn xét về mặt tác phẩm, tiểu phẩm hài chính luận là một thể loại nằm trong miền giao thoa giữa báo chí và văn học, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh để biểu đạt. Cũng như các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm hài báo chí phải đảm bảo tính khách quan, thời sự và chân thực. Đặc trưng nổi bật nhất tạo nên kênh giao tiếp với công chúng chính là tính hài trong tiểu phẩm. Trong tiểu phẩm hài chính luận thường có dạng đả kích, châm biếm, hài hước và tùy theo từng đối tượng phản ánh mà người viết sử dụng cấp độ sao cho phù hợp.

Tiểu phẩm hài chính luận cung cấp thêm món ăn tinh thần bổ ích cho công chúng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua chuyện đời, sự đời – phê phán đả kích thói hư tật xấu để vươn tới chân – thiện – mỹ bằng cái hài – tiếng cười sảng khoái. Tuy nhiên, đằng sau tiếng cười ấy, vấn đề và những suy nghĩ được đặt ra một cách đầy nghiêm túc. Chính vì thế, nhà báo Lý Sinh Sự được coi là một trong số rất ít các nhà báo đã định hình rõ nét phong cách riêng của mình, đó là phong cách hài chính luận.

31

CHƢƠNG 2

CÁCH TỔ CHỨC NỘI DUNG CHUYÊN MỤC “NÓI HAY ĐỪNG” CỦA LÝ SINH SỰ

Một phần của tài liệu Phong cách hài chính luận của nhà báo Lý Sinh Sự (Khảo sát trên Báo Lao Động năm 2012 – 2013 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)