Tạp chí Làng Việt và Báo Nông thôn ngày nay
Ngoài việc duy trì chuyên mục “Nói hay đừng” thường xuyên trong suốt thập kỷ qua, nhà báo Trần Đức Chính cũng tham gia cộng tác cho nhiều tờ báo và tạp chí, điển hình là chuyên mục “Chuyện kể gốc đa” với Lý Lão Làng (Báo Nông thôn ngày nay), chuyên mục “Nói mà nghe” với Lý Sinh Sự (Tạp chí Hải Dương hàng tháng) hay chuyên mục “Góc nhìn văn hóa” với Trần Chinh Đức (Tạp chí Làng Việt)…
Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội cũng như xu hướng phát triển chung của cộng đồng, các sự kiện hoặc các đối tượng thường khác nhau và vận động theo nhiều xu hướng đa dạng phong phú với nhiều cách thức mới. Những đề tài mà Trần Đức Chính chọn viết trong tiểu phẩm đều được sàng lọc qua con mắt nhìn của người có vốn kinh nghiệm làm nghề lâu năm. Ông đi vào những khía cạnh mang tính thú vị, kịch tích, tiếp cận và bám sát ở nhiều góc độ khác nhau trong cuộc sống thường ngày.
Như PGS.TS.Đinh Văn Hường đã từng đề cập trong lý thuyết về sự giao thoa ở “Các thể loại thông tấn”, cùng với lao động sáng tạo của người làm báo sẽ hình thành nên một diện mạo mới cho báo chí nói chung và thể loại tiểu phẩm nói riêng. Nhà báo Trần Đức Chính là điển hình cho đặc điểm của xu hướng thứ ba về sự giao thoa đã đề cập trong lý luận thực tiễn báo chí. Quá trình này thể hiện rõ trong nhóm thông tấn bao gồm các yếu tố của nhóm chính luận, trong nhóm chính luận nghệ thuật có nhóm chính luận và thông tấn. Sự giao thoa kết hợp này không làm nhòa đi hay thay đổi bản chất của từng thể loại mà thực chất các đặc điểm đó tương trợ lẫn nhau để có những thay đổi phù hợp.
63
Qua khảo sát phong cách viết của nhà báo Trần Đức Chính trên Báo
Nông thôn ngày nay, thấy tác giả đã sáng tạo nên một phong cách viết tiểu phẩm đặc trưng rất riêng. Nhà báo Trần Đức Chính có những sáng tạo độc đáo, áp dụng những thế mạnh của mình để ứng dụng, đặc biệt là trong mô tuýp hình thức đối thoại hỏi – đáp. Dạng thức này được sử dụng đều đặn và có tính ổn định, dần dần gắn liền với thương hiệu của tác giả.
Điểm cộng cho việc dùng hình thức hỏi – đáp trong mẩu đối thoại ngắn của tác giả chính là tạo không gian thoải mái, khách quan, không áp đặt. Hình thức này được Trần Đức Chính tận dung tối đa nhằm đề cập đến vấn đề “nóng” đang diễn ra trong tầng lớp đời sống xã hội, đồng thời cũng cho phép tác giả thỏa sức sáng tạo, chọn lựa những nhân vật “ảo” để bàn luận các vấn đề sự kiện. Việc có “người trong cuộc” nhìn nhận (dù chỉ mang tính chất giả tưởng) sẽ giúp công chúng tiếp thu dễ dàng hơn là hình thức chỉ có một giọng điệu tự biện từ đầu đến cuối. Có thể nói, việc lựa chọn hình thức thể hiện rất quan trọng và mục đích của nó nhằm làm nổi bật, ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung bởi những yếu tố đặc thù trong tính cách cũng như sở trường và kinh nghiệm của tác giả.
Khác với gã đài phường và bác Lý của “Nói hay đừng”, với Lý Lão Làng (Nông thôn ngày nay), Trần Đức Chính đã lựa chọn những đối tượng đa dạng, không cố định làm nhân vật chính trong chủ đề bài viết của mình. Điểm chung vẫn là sự kết hợp giữa các yếu tố về ngôn ngữ, phương pháp và tính chất hài hước châm biếm của thể loại tiểu phẩm hài chính luận. Trần Đức Chính khéo léo kết hợp ưu thế thể loại tiểu phẩm cũng như khai thác hình thức hỏi - đáp nhằm phát huy thế mạnh giúp ông linh hoạt trong việc thể hiện những vấn đề muốn đề cập.
Trong tiểu phẩm “Tao tác canh gà” – báo Nông thôn ngày nay
64
dư âm trận Arsenal - Tuyển VN. Có vẻ như đây chỉ là cái “cớ” để tác giả bàn luận đến một vấn đề khác, không kém sôi nổi như trận bóng đá giữa “ta và tây” diễn ra vào trung tuần tháng 7.2013:
Một ông nói:
- Đội tuyển Việt Nam chính là đội của nông dân. Thắng 1 quả, thua 7 quả. Chưa năm nào làm ăn khó như năm nay. Chăn nuôi cũng chết, trồng lúa cũng lõm. Làng ta từ khi nhập vào Hà Nội, thành dân thủ đô, nhưng đường về kinh thành còn xa lắm.
- Ông định về làm gì?Nghề ngỗng, tài sản không có, ở ngoài ấy đi một bước một đồng tiền... Làng mình cứ sắm cái xe khoẻ, ngày thồ một bao khoai, tạ rau ra Hà Nội kiếm một trăm là nhất.
- Sao nói sau 5 năm Hà Nội mở rộng, thu nhập bình quân đầu người đã
tăng 1,3 lần, 50 triệu đồng/năm rồi, làng mình chưa thấy gì.
- Ấy là các bác ở trên tính thế, kiểu người ngày nào cũng làm bát phở gà, ăn đùi gà rán, còn nhà em chỉ có giỗ mới dám mổ thịt một con, trước cúng cụ, sau con cháu chia nhau xì xụp bát canh gà.
- Ở ngoài ấy họ ăn gà hàng ngày. Từ thời Thăng Long đã câu ca “Gió đưa cành trúc la đà - Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương”.
- Rõ đồ ham ăn! Thọ Xương là huyện, chỗ gần bờ hồ Hoàn Kiếm bây giờ.
Ngày xưa còn làng mạc, đêm năm canh nằm nghe gà tao tác gáy là dậy đi làm.
- Đi sớm để khỏi tắc đường, kẹt xe?
- Kẹt xe là sản phẩm của thời nay, khi kinh tế thị trường phát triển, khi xã hội phân chia giàu nghèo, 1 người đi ôtô, còn 99 người khác đi xe máy. Chen nhau bươn chải kiếm tiền, kẹt là lý do chính đáng vì ai cũng đổ xô ra tỉnh.
- Ngồi nhà làm gì, có tí ruộng, mảnh vườn, làm vài công là nông nhàn, phải chen chân chốn “canh gà” kiếm thêm tiền cho con đi học.
65
- Thôi xin các ông bỏ cái kiểu ngồi đâu cũng kêu khổ. Bảy năm nữa nước
mình công nghiệp hóa, nông thôn cũng là nông thôn mới, sẽ hết khổ.
- Có chắc không? Mấy chục năm trước ai cũng hô “Trồng cây gì, nuôi con
gì?”. Đến nay cũng vẫn chưa tìm ra cây gì, con gì có thể đảm bảo đời sống cho bà con nông dân.
- Các bác ấy đang diễn đàn, nói phải bớt trồng lúa đi, làm các dịch vụ khác mới có tiền, mới giàu được. Lúa má như năm nay ế sưng, giá lại thấp, nói xuất khẩu bao nhiêu triệu tấn, nhưng lại bảo gạo VN chưa có thương hiệu.
- Về chuyện bớt đất trồng lúa các ông khỏi lo, chẳng mấy chốc các dự án phục hồi, người ta lại thu hồi đất làm việc khác cho mà xem.
Đề tài của Lý Lão Làng tập trung vào nhiều khía cạnh của xã hội, điển hình là tiểu phẩm “Đổi mới tư duy... làm rau” (báo Nông thôn ngày nay, ngày 4.8.2012) bàn luận đến vấn đề rau sạch cần phải nâng tầm lý luận lên thành đổi mới tư duy làm rau. Trước đây ta cốt “trồng rau để bán” (không phải để ăn). Bây giờ thì…
- Người ta gọi đợt mưa tuần vừa rồi là mưa “rãnh thấp”.
- Đấy là ngôn ngữ của các nhà khí tượng, nhà nông mình mưa là đến mùa
nước lên, năm nào chả thế, cần gì phải rãnh thấp hay rãnh cao... các bác “Gia Cát Dự” lắm lời!
- Mưa nhiều hại rau lắm.
- Hại thì rau lên giá, dân thành phố gánh chịu, mình đã có luống rau nhà ăn, hơn anh dân tỉnh ở mớ rau sạch, còn gà ăn thóc. Nhà tôi tháng nào cũng tiếp tế một chuyến thực phẩm sạch cho các cháu. Chúng nó bảo ăn rau của thầy bu bổ như ăn sâm.
- Hôm vừa rồi báo đăng bài “TP.HCM - Nông dân đã dám ăn rau mình trồng”. Nhà báo họ “bóc mẽ” nông dân rất thẳng tay.
66
- Cũng đúng thôi, ngày xưa các cụ trồng rau chủ yếu nhờ “phân bắc”. Đi
qua ruộng rau phải bịt mũi, ghê thì có ghê nhưng “phân bắc” là ăn chắc mặc bền, rau xanh non, ăn ngọt, giòn sần sật, luộc lên chỉ chấm mắm cáy cũng xong bữa cơm ngon lành.
- Chả bù cho bây giờ, động tý là thuốc, phun mù mịt cả ngày. Thuốc quăn lá, thuốc cuốn lá, thuốc vàng úa, thuốc sâu vẽ bùa, thuốc ủng lá, thuốc bọ nhảy, sâu đo, sâu róm… Hàng trăm thứ thuốc từ bên kia biên giới đổ vào vườn rau nước ta. Chắc bên nước họ dân cũng ăn rau bẩn lắm nhỉ?
- Thuốc bảo vệ thực vật cũng cần, ớn nhất là thuốc “vượt”, “tăng phọt”. Rau hái tối hôm trước, ủ thuốc qua đêm, sáng hôm sau đã dài thêm gang tay, xanh mướt một màu xanh bệnh tật.
- Vì thế ở TP.HCM người ta mới nói ăn rau mình trồng để chứng minh cho
mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn RAT, VietGAP.
- Ngoài mình cũng có vài nơi làm GAP, nhưng quy mô không lớn bằng trong kia. TP.HCM có 5. 227 cơ sở được cấp phép làm GAP, có hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra đầy đủ.
- Căn bản là tiêu thụ, rau sạch giá cao hơn, cũng không “đẹp mã” bằng
rau tăng phọt, phải có “tiền hô hậu ủng” để người ăn rau mua thì nông dân mới dám theo GAP.
Cụ lão nông từ đầu “phiên họp” CLB Gốc đa đến giờ vẫn ngồi nghe, lên tiếng:
- Các ông nói đều hay, đều đúng, cái dở cũng rõ là dở, cái hay thì đáng hay. Vấn đề rau sạch cần phải nâng tầm lý luận lên thành đổi mới tư duy làm rau. Trước đây ta cốt “trồng rau để bán” (không phải để ăn). Bây giờ thì…
- Để ăn không bán?
- Lão không nói thế, nhưng phải… phải phát triển bền vững… như cấp trên vẫn nói, không được… thiếu trung thực.
67
- Thì cụ cứ nói thẳng ra là không được lừa đảo cho dễ nghe. Lừa miếng ăn của con người phải tội nặng lắm đấy!
Còn với chuyên mục “Góc nhìn văn hóa” (Tạp chí Làng Việt), nhà báo Trần Đức Chính lại lựa chọn một cách viết khác. Không phải là những mẩu đối thoại ngắn giống như trong các tiểu phẩm của “Nói hay đừng” (Báo Lao Động) hay CLB Gốc Đa (Báo Nông thôn ngày nay), tác giả chỉ đơn giản viết bình luận, thể hiện quan điểm của mình đối với sự kiện xã hội nào đó một cách dễ hiểu, nhẹ nhõm và đôi khi ở trong bài, ông còn sử dụng rất nhiều ca dao/tục ngữ. Ví dụ, bài “Không thành gì cả” (Tạp chí Làng Việt, ngày 19.9.2012), Trần Chinh Đức viết: “Xưa có câu: “Không thành công cũng thành nhân” để nói về những nhân vật “xuýt nữa” đi vào lịch sử, và để lại dấu ấn tốt đẹp trong quần chúng. Đó là những cuộc khởi nghĩa chống chế độ cường quyền, thất bại.
Ở miền Trung có câu ca về một nhân vật như thế (về chàng Lía): “chiều chiều én liệng chuông mây/ Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.
Ngày nay, sang thế kỷ 21 chuyện đó không còn, vì điều kiện lịch sử đã khác, nước Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển, giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đơn giản, nếu không giữ bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ là đưa con lai, học đòi và kệch cỡm trước xã hội.
Ấy thế mà trong “làng giải trí” (làng này khác xa với làng Văn hóa Việt, chủ yếu là sao chép nước ngoài, lai căng hoặc “nhập nguyên chiếc”) lại xuất hiện trào lưu “không thành sao cũng thành tên”. Đó là chuyện các “nghệ sĩ” nói xấu, chê bai, thâm chí lăng mạ nhau, bộc lộ các bí mật đời tư để cho thêm dấm ớt, gia vị vào tiểu sử. Trào lưu này được giới truyền thông “tận dụng” để thực hiện kế hoạch thu hút công chúng (như quảng cáo để bán nhiều vé). Báo chí phải làm kinh tế, như nông dân phải “trồng cây gì, nuôi con gì” để có ăn. (Không phải có lương như công chức, viên chức, thợ thuyền
68
cũng không được nhà nước dùng công quỹ mua báo). Nhưng báo chí sử dụng “chiêu thức” này như con dao 2 lưỡi, tố cáo, phê phán thì ít mà gợi tò mò, câu khách lại nhiều. Tưởng là “thành tên” hóa ra chẳng thành gì cả, chỉ là trò hề, đáng trách.
Gần đây có chương trình “Giọng hát Việt” (được gọi là The Voice cho có vẻ… Mỹ) đã bị phê phán vì nhiều lình xình. Thực ra, các lình xình (hay bê bối) cũng chẳng hơn gì các cuộc thi khác trên truyền hình, kể cả thi hoa hậu, nhưng trên internet đã có một clip 8’25 “vạch mặt The Voice” đã khiến một giám đốc âm nhạc của chương trình phải từ chức, dù chưa có cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm”. Thì ra BTC, hay các thầy, các sao (tự phong, không văn bản công nhận) cũng lình xinh hơn cả học trò, thí sinh. Và hơn cả là thực chất các cuộc thi, dù dưới chiêu bài gì cũng là những chiêu trò dàn xếp, ăn tiền. BTC, dù là các cơ quan báo đài tầm cỡ quốc gia cũng nói là chỉ đạo chặt chẽ nhưng vẫn là cách làm khoán cho công ty truyền thông và tất nhiên có tài trợ, có doanh thu thì phải có ăn chia…
Đã đến lúc bộ VH- TT- DL cần phải chỉ đạo chặt chẽ, thậm chí có kiểm soát các chương trình “xô- bít” chặt chẽ hơn, sát thực tế hơn là chỉ duyệt các văn bản, tờ trình. Từ văn bản đến thực tế là cả một khoảng cách mênh mông để có thể biến hóa “ba đầu, sáu tay”. Chương trình “vũ điệu đường cong” có cả mục “cấm phụ nữ đoan trang” cũng là một điển hình của buông lỏng quản lý như thế. Nếu trên nghiêm túc, dưới ắt chẳng dám làm càn!
Tuy những bài viết của Trần Đức Chính không đi sâu vào chi tiết nhưng lại chuyên chở câu hỏi mang tính thời cuộc. Phần lớn những tác phẩm về xã hội của ông đều thể hiện rõ cách nhìn của một người nhà báo có tâm và có tầm bằng vốn kiến thức lâu năm, phông nền văn hóa sâu rộng.
Trong “Chọn Quốc hoa, Quốc phục: Cần biết người, biết của, biết làm” (Tạp chí Làng Việt, ngày 16.7.2013), ông tỏ rõ quan điểm đến vấn đề lựachọn
69
Quốc phục - Quốc hoa, nghe có vẻ ai cũng muốn tham gia, từ bậc trí giả đến dân thường đều có thể giơ tay đồng ý, ấy thế mà thành khó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chọn Quốc hoa, thậm chí TP.Hồ Chí Minh đã làm lễ tôn vinh hoa sen, báo chí vào cuộc sôi nổi, nhưng đến nay lại đang như chìm dần. Tại sao một việc không khó khăn lắm lại trở thành khó khăn như vậy? Suy đi nghĩ lại thấy có mấy vấn đề. 1. Chọn Quốc phục - Quốc hoa đương nhiên phải có sự đồng tình của cả nước, nhưng sự đồng tình khác với việc để mọi người cùng “ra đề thi” để hợp với ý mình. Dư luận không đồng tình với một số sở thích cá nhân khi có người đưa hoa lúa, hoa tre, thậm chí cả hoa mào gà làm Quốc hoa. Ba hoa này lớp trẻ thành phố hiện tại chẳng biết là hoa gì. Thậm chí bảo vẽ ra cũng chắc không ai vẽ được. Chỉ cần nêu một ví dụ này để thấy Ban tổ chức không có một sự hướng dẫn đầy đủ, để chuyện nghiêm túc thành buồn cười. Nước ta có đủ các thứ viện nghiên cứu về văn hóa, từ Viện Hàn Lâm quốc gia đến các viện cấp Bộ, ngành, các trường đại học. Phải chính các cơ quan văn hóa này mới là người ra “đầu bài”, đưa ra tiêu chí chặt chẽ để cả nước cùng thi. Lúc đó việc bình chọn sẽ có kết quả hơn. Khi các nhà văn hóa chỉ chắp tay sau lưng, thủng thẳng vừa đi vừa nói, chưa ngồi vào bàn luận một cách nghiêm túc thì chưa chọn được cái gì tiêu biểu được.
2. Quốc phục nghe êm chuyện hơn, thậm chí một số tờ báo “nhanh nhảu”