0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Vai trò và vị trí của chuyên mục “Nói hay đừng” trên Báo Lao Động

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH HÀI CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ (KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2013 (Trang 34 -34 )

Động

Với thế mạnh là một tờ nhật báo lớn – Lao Động (Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam), chuyên mục “Nói hay đừng” đã tạo được vị trí nhất định ngay từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995. Từ đó đến nay, chuyên mục “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự vẫn duy trì đều đặn ở góc trang 2 của Báo Lao Động, với dung lượng khoảng 350 – 400 chữ. Chuyên mục vừa là diễn đàn để trao đổi, thảo luận về những vấn đề nóng xã hội đồng thời thực hiện tốt các chức năng báo chí gồm: chức năng tư tưởng; tham gia quản lý và giám sát xã hội; phát triển văn hóa và giải trí v.v…

Lý Sinh Sự là một trong số ít những nhà báo kỳ cựu trong làng báo chí cách mạng Việt Nam đã hình thành nên một phong cách riêng gắn liền với thể loại hài chính luận. Đặc trưng của phong cách viết hài chính luận Lý Sinh Sự biểu hiện ở hai đặc điểm chính là giàu chất trí tuệ và đậm chất văn chương. Chất trí tuệ trong phong cách hài chính luận của Lý Sinh Sự thể hiện ở vốn kiến thức giàu có và hội tụ những giá trị văn hóa của tác phẩm. Thông qua các tiểu phẩm của mình, độc giả không chỉ bắt gặp Lý Sinh Sự đơn thuần ở vị trí của một nhà báo. Ông còn đóng vai trò của nhà địa lý, nhà lịch sử, nhà kinh tế học… nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin chính xác và quý báu. Cũng thông qua tiểu phẩm, độc giả còn được tiếp nhận những kiến thức văn hóa, xã hội, những phong tục tập quán đa dạng của từng vùng, miền trên cả nước.

32

Con đường hình thành nên phong cách viết hài chính luận của Lý Sinh Sự bao gồm nhiều yếu tố: lao động nghề nghiệp một cách nghiêm túc, ghi chép tích lũy tư liệu một cách cụ thể, cẩn thận và luôn cập nhật với cuộc sống. Có thể khẳng định, việc các tiểu phẩm hài chính luận mà Lý Sinh Sự muốn thông qua để nhằm phản ánh đến nhiều vấn đề đang nhức nhối của xã hội, đã tác động một cách tích cực đến nhận thức và hành vi của công chúng.

Chính vì vậy, ở chương hai sẽ tập trung vào giải quyết một số vấn đề được đặt ra như: Những nội dung cơ bản được tác giả Lý Sinh Sự phản ánh trong chuyên mục “Nói hay đừng”; Tác động xã hội từ chuyên mục “Nói hay đừng”; So sánh và đánh giá phong cách hài chính luận của tác giả trên Tạp chí Làng Việt, Báo Nông thôn ngày nay và Báo Hải dương

2.2 Những vấn đề chính luận trong chuyên mục “Nói hay đừng” từ góc nhìn hài hƣớc của Lý Sinh Sự

Trước hết phải khẳng định rằng, mỗi tiểu phẩm trong “Nói hay đừng” là một thể loại thông tin gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Mỗi bài viết chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi và duy nhất, vì vậy tác giả sẽ phải lựa chọn góc nhìn ưu tiên đối với hàng loạt sự kiện nhằm tìm ra cốt lõi của sự việc và để trình bày tác phẩm một cách thích hợp nhất. Góc nhìn này cũng được PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái nhìn nhận, “nhà báo phải có giác quan nhạy bén về thông tin, và ở bất cứ thời gian, không gian nào, nhà báo cũng có khả năng “ngửi” thấy thông tin,“nhìn” thấy ngay vài vấn đề có thể viết, phát hiện “tứ” thông tin có thể thiết lập trong bài báo đó, thậm chí “tít” bài báo có thể được đặt ngay lập tức. Tất nhiên, ngoài giác quan thông tin, nhà báo phải là người có khả năng (thậm chí là năng khiếu), diễn đạt bài viết của mình bằng một thứ ngôn ngữ báo chí trong sáng, để thông báo cho số đông người tiếp nhận thông tin, ai cũng có thể hiểu được thật giản dị và rõ ràng. Những nhà báo chuyên nghiệp thường biểu hiện tính chuyên nghiệp bằng cách diễn đạt

33

thông báo cốt lõi trong văn bản truyền thông của mình, với một lối hành văn báo chí giản dị, trong sáng nhằm đạt tới yêu cầu: Một thông báo cho mỗi bài viết, một thông tin cho mỗi câu.

Khi nghiên cứu tiểu phẩm trong “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự, có thể thấy tùy theo từng góc độ tiếp cận thông tin, hình thức thể hiện không khác nhau nhiều, những vẫn truyền đạt đầy đủ thông báo cốt lõi (nội dung) và phong cách sử dụng ngôn ngữ (hình thức) trong tiểu phẩm.

Việc lựa chọn chủ đề, đề tài khá quan trọng và thường phải mang tính thời sự, theo sát thời cuộc. Khảo sát các tiểu phẩm của nhà báo Lý Sinh Sự từ năm 2012 – 2013 đều thấy tác giả đa phần tập trung phản ánh hầu hết mọi lĩnh vực của văn hóa, kinh tế và đời sống xã hội... Đó có thể là cá nhân, tập thể hay một sự kiện, hiện tượng nổi bật trong cuộc sống, cảnh sắc đất nước và con người Việt Nam. Những vấn đề “nổi cộm” thôi thúc báo chí không thể không đề cập đến tác động trực tiếp vào sự quan tâm của độc giả để cùng nhận thức thức và hành động đúng đắn trước vấn đề đặt ra. Tác giả Lý Sinh Sự có cách nhìn nhận riêng biệt, độc đáo và thể hiện dưới góc độ hài hước nhưng cũng đầy ẩn ý, sâu xa của một nhà báo có vốn sống kinh nghiệm dày dặn.

Tuy nhiên, do đặc trưng của mỗi cơ quan báo chí khác nhau về tôn chỉ cũng như mục đích hoạt động, đối tượng phục vụ, nhất là về định kỳ xuất bản nên những vấn đề được khai thác ở mức độ, tần suất khác nhau. Chuyên mục “Nói hay đừng” xuất hiện đều đặn từng ngày trên trang 2 của một trong những tờ nhật báo lớn tại miền Bắc đó là Báo Lao Động (Cơ quan Tổng liên đoàn Việt Nam – Tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam). Việc giữ chuyên mục “Nói hay đừng” đều đặn hàng ngày (7 bài/tuần) là điều kiện để tác giả “thỏa sức” đề cập, phản ánh những vấn đề thời sự đang sục sôi. Có thể nói, “Nói hay đừng” là bức tranh đầy màu sắc thể hiện rõ nét ở

34

phạm vi hiện thực thuộc nhiều lĩnh vực, của đời sống xã hội hiện đại ngày nay.

Với thế mạnh của một tờ nhật báo lớn như Lao Động (cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam), chuyên mục “Nói hay đừng” được tác giả Lý Sinh Sự đề cập đến mọi vấn đề thời sự hằng ngày. Cách lựa chọn mà Lý Sinh Sự phản ánh đều là những bất cập trong cuộc sống, trong đó ông đã chọn con đường lật mặt trái để phê phán nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ cái đúng, vì sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, chuyên mục “Nói hay đừng” như một bức tranh châm biếm đa màu sắc, phản ánh nhiều chiều ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại. Ông thường xoáy vào các mảng đề tài nhiều bất cập như trong chính sách mới, trong quản lý, điều hành, văn hóa, đạo đức hay lối sống… Một số mảng đề tài chính mà chuyên mục “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự thường xuyên đề cập đến gồm:

2.2.1 Vấn đề chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

Hơn 80 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng duy nhất tổ chức vận động, lãnh đạo, đồng thời là người đi tiên phong, không sợ hy sinh gian khổ trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, lãnh đạo hơn 27 năm qua tạo nên vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Vì lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập được vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân.

Báo chí đóng vai trò là tai mắt của nhân dân, là tiếng nói thể hiện tâm tư nguyện vọng, chính bởi vậy một người nhà báo nhất thiết phải có sự nhạy bén, tư duy sáng suốt để nhìn nhận cũng như nói lên những bất cập trong vấn đề khá nhạy cảm này. Thông qua tiểu phẩm “Nói hay đừng”, tác giả Lý Sinh Sự đã chỉ

35

ra những điều còn chưa tốt, chưa được và từ đây làm cơ sở thông tin phản hồi như một kênh trung gian để cùng Nhà nước và Nhân dân cùng điều chỉnh, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước sao cho hợp lý.

Ví dụ tác giả đã đề cập đến một số chủ trương của Chính phủ ban hành chỉ thị tiết kiệm, chống lãng phí, yêu cầu các cấp các ngành xử lý những bộ phận, đơn vị để xảy ra lãng phí. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DNNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các DN rà soát các quyết định đầu tư, góp vốn mở rộng kinh doanh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp; không đầu tư dàn trải gây lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước; kiên quyết cắt giảm, loại bỏ các dự án kém hiệu quả, không cần thiết, tuy nhiên “hay thì có hay, nhưng bây giờ vẫn phải hướng dẫn các cấp làm cái gì trước, cái gì sau, không nên làm những cái lãng phí thì nghe nó cứ thế nào ấy! Đúng là cầm tay chỉ… lãng phí!” (bác Lý luận bàn với gã đài phường trong bài “Lại cầm tay chỉ… lãng phí” đăng trên báo Lao Động số 174, ra ngày 31.7.2013).

Ở tiểu phẩm “Lập nghiêm với nhà báo” (báo Lao Động số 284, ngày 4.12.2012), tác giả nói về vấn đề Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành một văn bản quy định hoạt động báo chí, phóng viên phải có thẻ mới được hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nêu ra tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo, ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn và lý lịch nhân thân và các điều kiện khác, người làm báo “phải có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí từ 3 năm trở lên. Như vậy, với những phóng viên công tác tại cơ quan báo chí chưa đủ thời hạn 3 năm (chưa được cấp thẻ nhà báo) theo quy định này sẽ không được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại địa bàn Thừa Thiên - Huế? Bên cạnh đó, quy định mới về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã tạo thêm khó khăn cho các nhà báo tác nghiệp.

36

Hay như tiểu phẩm “Tinh thần tối thượng” (báo Lao Động số 273, ngày 28.11.2012), tác giả tiếp tục “mổ xẻ” xung quanh những bất cập khi Chính phủ có ý kiến chưa phạt người đi xe không chính chủ. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành tạm thời chưa quy định xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (sang tên đổi chủ). Trước ý kiến về mức xử phạt vi phạm hành chính quá cao, Lý Sinh Sự có những ý kiến, quan điểm đầy sắc bén để chỉ ra những gì hợp và chưa hợp nhằm giúp Nghị định mới tiếp tục điều chỉnh lại để vừa đảm bảo tính răn đe vừa khả thi.

2.2.2 Vấn đề kinh tế

Cùng với thế giới, giai đoạn năm 2012 – 2013 kinh tế Việt Nam nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Nhìn chung sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Mục tiêu ngành kinh tế Việt Nam năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn nhưng vẫn ở trong tình trạng dự báo không mấy khả quan so với năm trước. Do đó, các phóng viên với vai trò trung gian đã đi sâu vào điều tra nhằm kịp thời phát hiện, biểu dương những tấm gương tốt, đấu tranh chống sự sai trái, chỉ ra những bất cập đúng lúc giúp các ngành, các cấp điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện chính sách. Nhà báo Trần Đức Chính, dưới bút danh Lý Sinh Sự đã góp phần không nhỏ bằng những nhìn nhận sâu rộng về vấn đề kinh tế, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân dân. Tác giả tập trung bám sát thực tiễn, phản ánh về một vấn đề nào đó qua tiếng cười châm biếm vạch rõ những sai trái, yếu kém trong quản lý và của bộ phận trực tiếp lao động sản xuất trong đời sống kinh tế. Tiểu phẩm “Nói hay đừng” cũng chỉ ra những bức xúc, nhanh nhạy khi phản ánh vấn đề thời sự kinh tế được đưa vào thảo luận lúc đó.

37

Trong tiểu phẩm “Phát ngôn chuẩn” (báo Lao Động số 130, ngày 10.6.2013), tác giả Lý Sinh Sự thẳng thắn đề cập đến “một năm kinh tế buồn”. Dưới sự suy thoái của nền kinh tế thế giới phần nào gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc buôn bán giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Đặc biệt xuất nhập khẩu gạo nước ta năm 2013 đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn trước sức ép lớn từ những thị trường trọng điểm. Cao trào là phía Trung Quốc liên tục “ép giá”, hủy hợp đồng nhập khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên điều nực cười ở đây, chính là bởi căn “bệnh thành tích”, muốn có kim ngạch buôn bán tăng cho đẹp các báo cáo hằng năm, các cơ quan chức năng xem nhẹ việc quản lý, tiếp tay cho các doanh nghiệp ham rẻ nhập nhiều thứ hàng hóa độc hại của Trung Quốc vào bán cho dân ta? Tác giả đã dí dỏm bình luận rằng, “vậy thì anh em ta nên thận trọng, phát ngôn cho chuẩn là: Đề phòng có độc, như “hút thuốc là có thể ung thư” thôi!”.

Còn tiểu phẩm “Có điện mà không sáng” (báo Lao Động số 104, ngày 10.5.2013) đánh giá mức bình quân thu nhập của người dân Việt Nam nhân thông tin về ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhận gần 3,5 tỉ đồng thù lao cho năm 2012. Sự bất hợp lý trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay được nhìn nhận rõ nét khi tác giả đưa lên “bàn cân” so sánh mức lương thưởng của một “ông chủ” với thu nhập của người dân ở khu tái định cư Cửa Đại khoảng 4,2 triệu/người/năm. Bình luận một cách đầy hài hước nhưng không kém phần thâm thúy, Lý Sinh Sự kết thúc ở đoạn cuối tiểu phẩm như sau: “…Chúng ta phát triển kinh tế để nâng cao đời sống toàn xã hội. Mấy trăm nghìn một tháng con cái đi học vẫn bữa cơm không thịt và người dân ở vùng thuỷ điện chẳng nhẽ lại như câu ví von từ ngày xửa ngày xưa: Ngồi dưới chân cột đèn mà không thấy sáng!”.

38

2.2.3 Vấn đề tham nhũng

Trong quá trình phát triển của đất nước Việt Nam, việc mở cửa hội nhập về kinh tế - xã hội là điều mà rất nhiều người đang hướng tới. Nhưng ngoài những mặt tích cực rõ nét, vẫn còn để lại nguy cơ vô cùng to lớn: Tham nhũng. Nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một quốc gia. Do đó, Đảng và Nhà nước đã xác định việc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề hết sức khó khăn cũng như có ảnh hưởng lớn đối với việc phát triển kinh tế đất nước ta. Những năm gần đây tình hình tham nhũng diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chính sách pháp luật để đấu tranh kiên quyết với hiện tượng này, song tham nhũng cũng chưa có nhiều thuyên giảm. Để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng này, một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng và tìm các biện pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân đó. Không nằm ngoài dư luận, tham nhũng cũng là một vấn đề lớn được tác giả Lý Sinh Sự đề cập đến trong loạt tiểu phẩm “Nói hay đừng” của mình.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH HÀI CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ (KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2013 (Trang 34 -34 )

×