0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cái tôi của Lý Sinh Sự trong chuyên mục “Nói hay đừng”

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH HÀI CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ (KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2013 (Trang 91 -91 )

Với từng tiểu phẩm, mỗi tác giả sẽ có một phong cách viết riêng, không trùng lặp với bất kỳ ai, trong đó các tác giả sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để cho tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với bạn đọc. Bằng những lý lẽ dẫn chứng thuyết phục của mình, cặn kẽ đến từng chi tiết khi mổ xẻ vấn đề khiến người đọc phải gật gù, tán thưởng bởi cái lý, cái tình của tác giả. Một tiểu phẩm cũng cần có hình thức cuốn hút cùng những thủ pháp độc đáo, có như thế mới thu hút và nhận được nhiều sự chú ý, theo dõi của độc giả nhưng trên hết là nêu bật quan điểm, “ý đồ” truyền tải của người viết đến với bạn đọc. Đó là cách mà tác giả thể hiện cái tôi của mình qua sự hiểu biết sâu rộng về tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đồng thời cho thấy kinh nghiệm và bản lĩnh nghiệp vụ báo chí lâu năm đã hình thành nên một cái tôi cá tính riêng, một cái tôi thông thạo với cách nhìn nhận có khả năng tác động đến độc giả trong từng câu chuyện.

89

Giọng điệu ở chuyên mục “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự là giọng đả kích, châm biếm một cách hài hước, điều này cũng được thể hiện ngay trong cách đặt tiêu đề - tít, giải quyết và kết luận vấn đề. Tác giả luôn tỏ rõ thái độ khen, chê chứ không dấu diếm cái tôi của mình như trong thể loại tin, tường thuật… Tối đa sử dụng ưu thế trong cách thức đặt câu hỏi, đối thoại với nhân vật là một số điểm đặc trưng nhất của tiểu phẩm nói chung và tiểu phẩm hài chính luận nói riêng. Ngoài ra, phương pháp dẫn chuyện cũng được kết hợp tinh tế, cách hành văn giản dị mà không gượng gạo, đã hình thành nên một phong cách của Lý Sinh Sự, một cái tôi luôn gây nhiều bất ngờ ở mỗi câu kết mà tác giả dí dỏm bình luận trong tiểu phẩm của mình.

Có thể nói tiểu phẩm của Lý Sinh Sự dù trực tiếp hay gián tiếp đều mang tính chiến đấu mạnh mẽ, đa dạng trong phương thức thể hiện và ngôn ngữ diễn đạt. Đôi khi sự bỏ ngỏ hay kết thúc bằng một câu hỏi khác dành cho người đọc là cách khá thông minh được Lý Sinh Sự thường xuyên sử dụng và đạt được hiệu quả nhất định. Đó cũng là cách làm mới chính con người tác giả trong tiểu phẩm, giúp Lý Sinh Sự tạo nên một “thương hiệu” gắn bó với chuyên mục “Nói hay đừng” suốt hơn 20 năm qua, một việc xưa nay hiếm trong làng báo chí hiện nay.

Người làm báo vẫn luôn được coi là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa thông tin, báo chí là vũ khí sắc bén trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Dân chủ hóa đời sống báo chí, tự do hóa ngôn luận không đồng nghĩa với việc tự ý, tùy tiện đưa mọi thứ thông tin lên các phương tiện truyền thông với bất cứ mục đích gì.

Các tác phẩm của Lý Sinh Sự đã hoàn thành tốt chức năng báo chí của nó và thông qua tiểu phẩm hài chính luận để nhằm cổ vũ những nhân tố tích cực, góp phần hạn chế mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Ông còn nổi bật ở khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng hệ thống và đưa nó tác động vào cuộc sống.

90

Bởi thế, trong những tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, người đọc vẫn bắt gặp những suy tư, trăn trở trước thời cuộc, bày tỏ thái độ, sự thẩm định của mình trước hiện thực được phản ánh, ví dụ “Tớ nghe nói công nhân chưa bao giờ dám đi muộn về sớm lấy một phút, chủ phạt tiền ngay. Thậm chí đi vệ sinh trong giờ cũng có định mức, có nơi còn phát phiếu bị theo dõi xem có ăn gian phút nào không. Anh nào táo bón là chí nguy”. [Vàng = cao su (báo Lao động số 302, ngày 25.12.2012)].

Kết quả đạt được từ phong cách viết tiểu phẩm hài chính luận của Lý Sinh Sự thể hiện cụ thể ở sự hướng dẫn tư duy, thúc đẩy hành động, thay đổi hành vi đúng đắn, vì lợi ích của dân tộc, của cách mạng, của nhân dân. Đặc biệt hơn, tiểu phẩm hài chính luận của Lý Sinh Sự đạt một kết quả vô hình mà ít ai để ý tới. Tác giả đã bình luận trong tiểu phẩm của mình bằng tấm lòng nhân hậu, qua lăng kính nhìn cuộc sống tươi sáng, đầy tin cậy. Điều này thấm sâu và lắng đọng trong lòng người đọc, bồi đắp tính nhân văn trong tâm hồn con người.

Lý Sinh Sự là một trong những điển hình rõ nét nhất về cái Tôi của mình, kết quả của sự điềm tĩnh, gan lỳ và tỉnh táo khi luận bàn sự kiện, giống như lời tác giả từng tâm sự rằng: “Nếu viết tiểu phẩm phê bình chính luận mà không bị phản ứng thì không nên viết. Vì như thế thì anh viết người tốt việc tốt à? Viết là viết để phê bình. Mà đã viết phê bình thì đừng nghĩ ai cũng khen… Thật ra việc vạch mặt chỉ tên những người làm sai, tôi cũng vạch ra cả cái sai chung. Nói vậy thôi, phê bình người ta nhưng cũng phải làm sao để người ta đọc xong vẫn phải vui vẻ” [24].

91

Tiểu kết chƣơng 3

Tiểu phẩm hài chính luận ngày nay cũng có sự vận động và phát triển theo xu thế thời đại đổi mới. Sự vận động về nội dung dẫn đến hình thức tiểu phẩm hài chính luận có một số thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao và khó tính của độc giả. Tiểu phẩm hài chính luận dần có những bước phát triển vượt trội so với tiểu phẩm truyền thống, và nó tạo ra những biến thể so với cái gốc ban đầu của nó.

Lý Sinh Sự là cây bút xuất hiện gần như đầu tiên và gắn tên tuổi của mình với thể loại tiểu phẩm hài chính luận. Đây có thể được xem là cây bút bậc thầy về thể loại này trong dòng chảy báo chí nước ta từ trước đến nay. Ông đã đóng góp cho nền báo chí Việt Nam một khối lượng tiểu phẩm khổng lồ mà có thể được ví như là một di sản tinh thần quý báu để những thế hệ sau đó thỏa sức nghiên cứu về những đặc trưng, đặc điểm của thể loại tiểu phẩm hài chính luận và cũng là nguồn tư liệu để so sánh sự vận động, phát triển của các thể loại báo chí hiện đại. Trong môi trường cạnh tranh ở địa hạt tiểu phẩm, Lý Sinh Sự luôn là cây bút có tiếng với mật độ ổn định và duy trì trên một trong những tờ báo lớn của Việt Nam, đó là báo Lao Động.

Có thể nói, tác giả Lý Sinh Sự được coi là là một trong số ít những cây bút viết sung sức nhất của nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay. Ông đã tận dụng sức mạnh của thể loại tiểu phẩm hài chính luận nhằm góp phần làm tích cực hóa đời sống xã hội. Với kết cấu linh hoạt, bút pháp đa dạng, ngôn ngữ phong phú, tiểu phẩm hài chính luận của Lý Sinh Sự được đánh giá là giàu tính trí tuệ, đậm chất văn học. Đó cũng là tính vượt trội khi thể hiện phong cách nghệ thuật viết hài chính luận của Lý Sinh Sự. Những tiểu phẩm của ông

92

hội tụ đầy đủ những điều mà Bác Hồ thường căn dặn báo giới: tính chiến đấu, tính nhân dân, vai trò chiến sĩ của một nhà báo.

93

KẾT LUẬN

Bắt đầu từ thế kỷ XX, khi báo chí và các tờ báo chữ quốc ngữ xuất hiện ở Việt Nam, một hình thức thể loại xuất hiện sớm và nhanh chóng được ưa chuộng đó chính là thể loại tiểu phẩm hài chính luận. Yếu tố trí tuệ nhưng hài hước, tiếng cười mai mỉa, sâu cay đã trở thành một thứ vũ khí tinh thần lợi hại cho mặt trận tư tưởng trên báo chí. Tuy nhiên hoàn cảnh lịch sử, xã hội thay đổi theo cơ chế thị trường cũng là lúc báo chí khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn khác biệt. Báo chí của thời kỳ đổi mới, phát triển trong một kỷ nguyên đa truyền thông, bùng nổ thông tin xã hội buộc báo chí phải thay đổi và hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Việc hiện đại hóa báo chí, kéo theo đó là hiện đại hóa thể loại được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết có tính sống còn. Khi dòng báo chí theo khuynh hướng yêu nước, báo chí cách mạng xuất hiện cũng là lúc tiểu phẩm hài chính luận ra đời một cách công khai, dày đặc với những bài bình luận mang tính đấu tranh mạnh mẽ hơn nhiều.

Từ đó cho thấy sự xuất hiện của những tiểu phẩm hài chính luận là một thực tiễn hiển hiện trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nước ta. Qua sự vận động cũng như sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, tiểu phẩm hài chính luận đang ngày một định hình rõ nét và có chỗ đứng nhất định trong lịch sử các thể loại báo chí. Thể loại báo chí đặc biệt này có những dạng thức mới cao hơn, hấp dẫn và linh động chiếm vị thế quan trọng trên báo in bởi tần suất sử dụng và đạt hiệu quả truyền thông tương đối cao.

Sự vận động của tiểu phẩm hài chính luận trước hết là phần nội dung, thể hiện ở sự phong phú về đề tài phản ánh của tiểu phẩm. Mặt trái của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa... đều là địa hạt để tiểu phẩm đả kích, phê phán một cách kịp thời trên tinh thần xây dựng. Tiểu phẩm hài chính luận đã

94

tố cáo, vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân một cách đầy thuyết phục và mỉa mai. Theo đó, tính chính luận của tiểu phẩm hài ngày càng được khẳng định như một nét nổi bật của thể loại báo chí. Trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, tiểu phẩm hài chính luận sẽ còn tiếp tục là một thể loại được nhiều tờ báo ưa chuộng sử dụng. Và các tòa soạn sẽ rất cần những nhà báo viết tiểu phẩm hài chính luận nhằm tạo nên những cây bút có thẩm quyền trong hoạt động nghiệp vụ của mình.

Mỗi một nhà báo khi hành nghề bao giờ cũng phải đặt lương tâm và trách nhiệm lên hàng đầu. Cái tâm - là đạo đức và tấm lòng, là cách nghĩ và cách sống nhân văn. Và cái tầm - là kiến thức, bản lĩnh, là trình độ và sự đóng góp… của nhà báo có thể thấy trong công việc hàng ngày đôi khi rất lặng thầm của họ. Các nhà báo cần sự rèn luyện và tự điều chỉnh mình để có trách nhiệm cao hơn trước xã hội - nhân dân, góp phần làm tăng thêm uy tín của nền báo chí cách mạng nước ta, đúng như lời nhận định của Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM - Nguyễn Thị Thu Hà: “Báo chí không chỉ cần làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, mà còn phải là kênh thông tin tin cậy, kiến nghị nhiều giải pháp thiết thực và “chạm” được đến muôn mặt của đời sống xã hội…”. Vì thế, việc khẳng định sự thành công trong chuyên mục “Nói hay đừng” cũng chính là ở cả cái tâm lẫn cái tài của tác giả Trần Đức Chính và quan trọng hơn hết chính là “cái tâm kia mới bằng ba cái tài”.

Trần Đức Chính là một trong số ít những cây bút đã hình thành nên phong cách riêng của mình gắn liền với thể loại hài chính luận. Ba chương của luận văn đi từ lý luận tới thực tiễn để làm sáng tỏ những đóng góp của ông qua phong cách viết tiểu phẩm hài báo chí đạt hiệu quả thông tin cao. Để đạt được thành công đó, nhà báo Trần Đức Chính luôn cần cù học hỏi, ghi chép, tích cóp lưu giữ những tư liệu quý báu một cách cẩn thận. Ông viết ra điều mình trăn trở bằng cả tấm lòng quý trọng độc giả.

95

Qua nghiên cứu phong cách viết tiểu phẩm hài chính luận của Lý Sinh Sự, người nghiên cứu luận văn rút ra một số bài học sau:

Trước hết, phải khẳng định đây là một phong cách viết tiểu phẩm báo chí độc đáo trong làng báo cách mạng Việt Nam. Phong cách viết tiểu phẩm hài chính luận của nhà báo Trần Đức Chính được thể hiện rõ nét thông qua chất trí tuệ và giàu chất văn học.

Ngòi bút của ông thể hiện sự uyên bác trong kiến thức, sự miệt mài trong lao động và sự cẩn trọng trong công tác tư liệu. Điều này giúp cho ông viết bài mang ý nghĩa sâu sắc, tránh lối viết dài dòng, thừa câu thiếu ý. Thế hệ nhà báo trẻ ngày nay hiện đại và có đầy đủ điều kiện để tìm cho mình một phong cách viết riêng. Nhưng họ luôn cần phải có một nền tảng kiến thức, phông nền văn hóa vững chắc, sống có tâm hồn, nhìn cuộc sống qua lăng kính lạc quan, nhân hậu thì viết báo mới hay và đem lại hiệu quả tích cực cho độc giả.

Trong suốt 50 năm qua, nhà báo Trần Đức Chính luôn nằm trong số những người dẫn đầu, gương mẫu trong cuộc đời làm báo của mình. Đã 70 tuổi, ngòi bút Trần Đức Chính hay Lý Sinh Sự vẫn còn sung sức với những trang viết sắc sảo, giàu giá trị nhân văn. Tấm gương làm báo của ông thật sự xứng đáng là bài học cho các thế hệ những người làm báo kế cận học tập đặc biệt là tinh thần, tư duy, hành động báo chí chân chính. Đặc biệt là với thể loại báo chí hài chính luận nghệ thuật, một thể loại báo chí có tính vượt trội bởi thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là điều kiện tốt tạo nên phong cách của người nhà báo.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1] Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB

Lao Động, Hà Nội.

[2] Nguyễn Trọng Báu (1993), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, NXB

QĐND, Hà Nội.

[3] Nguyễn Bình (2006), Hài hước trẻ,NXB Thanh Niên, Hà Nội.

[4] Nguyễn Văn Chước, Lược sử báo chí Việt Nam, SĐD, Hà Nội.

[5] Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB VH - TT, Hà Nội.

[6] Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong

cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[7] Hà Minh Đức (2000), Sự nghiệp báo chí và văn học Hồ Chí Minh, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[8] Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

[9] Trần Dzĩ Hạ (1997), Nghệ thuật viết truyện hài hước,NXB Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.

[10] Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 – 1945), NXB

ĐHQGHN, Hà Nội.

[11] Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn

ngữ trong tác phẩm văn học: Ngôn từ - Tác giả - Hình tượng, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

97

[13] Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB VH -

TT, Hà Nội.Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận

nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[14] Nguyễn Văn Hạnh (2009), Viê ̣n Phát triển bền vững vùng Nam Bô ̣ , Viện

Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam.

[15] Đỗ Quang Lưu (1999), Nụ cười văn học, NXB Văn học, Hà Nội.

[16] Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, NXB VH – TT, Hà Nội.

[17] Phương Lựu (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Trần Thế Phiệt (1997), Tác phẩm báo chí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[19] Trần Quang (2001), Làm báo -lý thuyết và thực hành, NXB ĐHQGHN, Hà

Nội.

[20] Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[21] Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí

truyền thông,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[22] Hồ Xuân Sơn (2003), Nghiệp nhà báo, NXB VH – TT, Hà Nội.

[23] Nguyễn Viết Sơn (1995), Hành trình hướng thiện: Ký, tiểu phẩm báo chí,

NXB QĐND, Hà Nội.

[24] Lý Sinh Sự (2007), Hãy viết tiểu phẩm đi, NXB Thông Tấn, Hà Nội.

[25] Lý Sinh Sự (2008), “Nói hay đừng!”, NXB Thông tấn, Hà Nội.

[26] Nguyễn Thị Minh Thái (2009), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên

báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[27] Tạ Ngọc Tấn (1992), Cơ sở lý luận báo chí, NXB VH - TT, Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH HÀI CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO LÝ SINH SỰ (KHẢO SÁT TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2012 – 2013 (Trang 91 -91 )

×