Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có nhữ
Trang 1QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Trang 31 Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều
chỉnh, trong đó các bên tham gia
đáp ứng được những điều kiện do
nhà nước quy định, có những quyền
và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
Trang 42 Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
Quan hệ pháp luật mang tính ý chí(LSkhông vượt quá 150%LSCB đối với loại vay T.Ư)
Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác
định
Các bên tham gia quan hệ PL có quyền,
nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm
bảo thực hiện
Trang 53 Thành phần của quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật;
Nội dung của quan hệ pháp luật;
Khách thể của quan hệ pháp luật
Trang 6
1 Chủ thể của quan hệ pháp luật
Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật
Điều kiện để trở thành chủ thể, phải có Năng lực chủ thể
Trang 7Năng lực chủ thể
Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền
và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước xác nhận trong qui phạm pháp luật cụ thể Với khả năng đó, chủ thể bằng chính hành
vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý và độc lập chịu trách nhiệm
pháp lý khi tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể
Trang 8 Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực
hành vi:
- Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực
hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Có năng lực pháp luật mà không có hoặc hạn chế năng lực hành vi thì tham gia thụ động vào các
quan hệ pháp luật thông qua người thứ ba
- Chủ thể không có năng lực pháp luật trong một
lĩnh vực pháp luật cụ thể, pháp luật sẽ không xác định năng lực hành vi trong lĩnh vực đó.
Trang 9 Tính chất của năng lực chủ thể:
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
không phải là thuộc tính tự nhiên mà là
những thuộc tính pháp lý của chủ thể
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật
Đối với các nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau, năng lực chủ thể được quy định cũng khác nhau
Trang 11Cá nhân
Năng lực pháp luật: Là khả năng của cá
nhân có được các quyền nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Năng lực hành vi của cá nhân: xuất hiện
muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con
người Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng
nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có năng lực hành vi.
Trang 12Pháp nhân
Là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu trách
nhiệm độc lập bằng tài sản của mình khi
tham gia vào các quan hệ đó.
(Quỹ: Phát triển tài năng trẻ, Vì sự tiến bộ phụ
nữ, Đền ơn đáp nghĩa, Bảo trợ Trẻ em VN, Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam…)
Trang 13Pháp nhân
Được thành lập hợp pháp ( luật Tổ chức Chính phủ, luật Doanh nghiệp, luật Thanh niên, Công đoàn);
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (cơ quan điều hành- HĐ thành viên; Các bộ phận chức năng: Tổ chức – Hành chính,Kế toán- tài vụ);
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó (Tài sản biệt lập,
tách biệt với tài sản riêng của thành viên và CT khác)
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (PN Sử dụng tên gọi của chính mình, lấy danh nghĩa pháp lý của mình tham gia QHPL)
Trang 14Năng lực pháp luật của pháp nhân: là
khả năng của pháp nhân có các quyền
và nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Phát sinh: từ thời điểm pháp nhân
được thành lập, cho phép thành lập
Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt pháp nhân, chẳng hạn như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất
Trang 15Năng lực hành vi của pháp nhân
Là khả năng của pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của mình xác lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
+ Ý chí của PN: Thể hiện thông qua ý chí của cơ quan lãnh đạo cao nhất hoặc của người đại
Trang 16Chấm dứt pháp nhân
Hợp nhất: A+B+…=C (Bộ CN và Bộ TM: Bộ Công- Thương)
Sáp nhập: A+B =A hoặc A+B= B ( Đại học tài chính- Kế toán TP HCM sáp nhập và ĐH Kinh tế TP HCM.)
Chia PN: X=> A+B+C… ( Đại học Tổng hợp
TP HCM chia thành Đại học khoa hoc XH và Nhân văn và Đại học KH Tự nhiên)
Giải thể; Phá sản
Trang 17Tổ chức
Thiết chế không được công nhận là
pháp nhân, liên kết các thành viên có chung mục đích, đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định và tham gia vào những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh Ví dụ Tổ hợp tác tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ thương mại
Trang 18Nhà nước
Là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật, vì nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toàn
xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất
trong xã hội Nhà nước là chủ thể của các quan hệ pháp luật quan trọng.
Trang 19b, Nội dung của quan hệ pháp luật
Là xử sự của chủ thể quan hệ pháp luật được xác lập trên cơ sở quy
phạm pháp luật, thông qua những hành vi thực tế thực hiện quyền,
nghĩa vụ pháp lý khi tham gia quan
hệ pháp luật.
Trang 20thân và khả năng đó được đảm bảo
thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế
của nhà nước.
Trang 21Quyền chủ thể
Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép
Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ
thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt những hành vi cản trở nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền chủ thể của mình
Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích của mình
Trang 22Nghĩa vụ pháp lý
Là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể phải làm một công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều
chủ thể có quyền
VD: người mượn TS không được người
khác mượn lại TS nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn
Trang 23Nghĩa vụ pháp lý
Là sự bắt buộc chủ thể thực hiện
những xử sự nhất định do pháp luật quy định, cách xử sự này nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác trong
quan hệ pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý sẽ được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.
Trang 24c, Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích và các giá trị xã hội mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hướng tới trong một động thái
tích cực
Trang 25 TS là KT trong QHPLSH
tiền gốc và lãi) phụ thuộc vào hành vi trả nợ của bên vay; Lợi ích của bên bán phụ thuộc vào
hành vi thanh toán tiền mua TS từ bên mua.)
(danh dự, nhân phẩm, hình ảnh…)
tạo: ( tác phẩm văn học nghệ thuật,khoa học , các đối tượng của QSH công nghiệp, giống cây trồng mới…)
Trang 264 Sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn
cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự hiện diện hay vắng mặt
của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật
Trang 27Sự biến pháp lý
Là những hiện tượng của tự nhiên
xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
Trang 28Hành vi pháp lý
Là xử sự của con người hợp pháp
hoặc không hợp pháp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật.