1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng

212 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 6,7 MB

Nội dung

Tên luận án: Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng 2. Thông tin về nghiên cứu sinh Họ và tên NCS: Trần Văn Thể Năm nhập học: 2010 Năm tốt nghiệp: 2015 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn 2. TS. Nguyễn Nghĩa Biên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3. Giới thiệu về luận án Luận án này xuất phát từ hiện trạng sản xuất phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nhưng công tác quản lý lại tập trung nhiều vào lợi ích kinh tế hơn là những tác động tiêu cực gây thiệt hại kinh tế do tác động tiêu cực của ô nhiễm và suy thoái môi trường. Luận án đã tiến hành tổng quan cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế, đưa ra các khái niệm có liên quan, phân tích các đặc điểm sản xuất, phát sinh chất thải từ làng nghề chế biến nông sản để lựa chọn các phương pháp phù hợp trong thu thập số liệu, phân tích và tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế. Trên cơ sở lấy mẫu phân tích đánh giá thực trạng và tác động của ô nhiễm môi trường để tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại các làng nghề chế biến nông sản. Trên cơ sở rà soát những vướng mắc, bất cập về công tác quản lý kết hợp với hiện trạng về ô nhiễm môi trường, thiệt hại kinh tế, luận án đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, thực tiễn để quản lý làng nghề theo hướng giảm thiểu thiệt hại kinh tế hướng tới phát triển bền vững và hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. 4. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án Xuất phát từ các quan điểm tiếp cận và nhìn nhận cả vai trò quan trọng đóng góp về kinh tế và những tác động tiêu cực về môi trường, luận án đã có những đóng gớp mới về mặt lý luận và học thuật sau: Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề chế biến nông sản mà các nghiên cứu trước đây ở nước ta chưa đề cập rõ. Luận án đã đánh giá ưu điểm, nhược điểm và phân tích khả năng vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở một số làng nghề chế biến nông sản trong điều kiện cụ thể tại vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án đã đánh giá và lượng hóa thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề chế biến nông sản tại vùng đồng bằng sông Hồng và chỉ rõ sự cần thiết phải đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề chế biến nông sản nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung. Luận án đã đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề chế biến nông sản tại vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới dựa trên kết quả nghiên cứu trong đó chú trọng đến các giải pháp quản lý môi trường ở làng nghề chế biến nông sản nói riêng và hoạt động làng nghề nói chung thông qua cơ chế chính sách pháp luật phù hợp.

Trang 1

i

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN THỂ

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH

TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN

NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

i

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN THỂ

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH

TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN

NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIIỆP

MÃ SỐ: 62 62 01 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN

2 TS NGUYỄN NGHĨA BIÊN

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đề được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2015

Tác giả

Trần Văn Thể

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn và TS Nguyễn Nghĩa Biên đã ân cần chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thiện luận án này;

Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Ban Quản lý Đào tạo; tập thể các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng; các thầy giáo,

cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp

đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận án;

Tôi xin chân thành cám ơn tới các cơ quan quản lý có liên quan tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và tiến hành các nội dung nghiên cứu tại địa phương;

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng, tập thể cán bộ Phòng Khoa học và HTQT, Viện Môi trường Nông nghiệp

và các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án này;

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ, anh, chị, em, vợ và các con đã động viên kịp thời, ủng hộ về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện về thời gian

để tôi dồn tâm sức nghiên cứu và hoàn thiện luận án này

Xin chân thành cám ơn tất cả vì sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó!

Tác giả

Trần Văn Thể

Trang 5

1.1.2 Khái niệm về chất thải và tác động của chất thải tại các làng nghề 8 1.1.3 Khái niệm về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh 10 1.1.4 Khái niệm về biện pháp quản lý môi trường làng nghề 11

1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế 22 1.2.3 Các phương pháp phổ biến trong đánh giá thiệt hại kinh tế 26 1.3 Thực tiễn vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế 35

Trang 6

1.5 Lựa chọn phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế phù hợp với làng nghề 42 1.6 Lựa chọn phương pháp xác định các biện pháp quản lý thiệt hại kinh tế 45

2.1 Khái quát chung hoạt động sản xuất làng nghề vùng đồng bằng sông

2.1.2 Hoạt động sản xuất làng nghề chế biến nông sản 48 2.1.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn 50 2.1.4 Những vấn đề phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề 51

2.2.5 Tiếp cận theo lĩnh vực hoạt động của làng nghề 54 2.2.6 Xác định khung logic trong đánh giá thiệt hại kinh tế ở làng nghề 54

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường 72 2.3.4 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế 73 Chương 3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, THIỆT HẠI

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường ở các làng nghề chế biến nông sản 83 3.1.1 Sơ lược về xu hướng biến đổi chất lượng môi trường ở làng nghề 83 3.1.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại làng nghề chế biến nông

3.2 Thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại làng nghề chế biến nông sản 90

Trang 7

3.2.1 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản 90 3.2.2 Thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải 94 3.2.3 Thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng của ô

3.2.4 Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi

3.2.5 Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải

3.2.6 Tổng thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất

CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG

4.3.5 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức

Trang 8

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 149

Trang 9

3.1 Xu hướng biến đổi chất lượng môi trường ở làng nghề điều tra 843.2 Diện tích đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do chất

3.3 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản từ hoạt

Trang 10

CBNS 1023.9 Thiệt hại kinh tế về ngăn ngừa, giảm nhẹ ô nhiễm môi trường do chất

3.12 Hạn chế và bất cập về quản lý môi trường làng nghề trong các văn bản

3.13 Hạn chế và bất cập về đánh giá, quản lý thiệt hại kinh tế trong các văn

3.14 Hiện trạng ban hành và triển khai các văn bản quản lý môi trường làng

3.15 Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý ở các làng nghề CBNS 1263.16 Kiến nghị của nông dân về các giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do

chất thải phát sinh ở làng nghề chế biến nông sản 128

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1.1 Chu kỳ hoạt động sản xuất và phát thải sau quá trình sản xuất 231.2 Lan truyền ô nhiễm và tác động gây thiệt hại kinh tế ở làng nghề 241.3 Áp lực môi trường và khả năng đáp ứng về hành vi ở làng nghề 261.4 Lựa chọn các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát

2.1 Khung đánh giá thiệt hại kinh tế và đề xuất các giải pháp quản lý làng

2.2 Mô tả phân bố không gian trong lựa chọn các điểm nghiên cứu 572.3 Mô tả phân bố không gian trong lựa chọn các điểm nghiên cứu 594.1 Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và thiệt hại kinh tế ở làng

Trang 12

DANH MỤC ĐỒ THỊ

1.1 Cơ sở lý thuyết vi mô về hàm cầu để phân tích ảnh hưởng đến phúc lợi

1.2 Cơ sở lý thuyết về thiệt hại cận biên thông qua tiêu chuẩn môi trường

1.3 Cơ sở lý thuyết "có và không" trong đánh giá thiệt hại kinh tế do chất

thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề 191.4 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả Pareto trong phân tích thiệt hại kinh tế 21

3.1 Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước thải giữa làng nghề

CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 863.2 Kết quả so sánh hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải giữa

làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 863.3 Kết quả so sánh hàm lượng coliform trong nước thải giữa làng nghề

CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 873.4 Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước mặt giữa làng nghề

CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 883.5 Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS

với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 883.6 Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS

với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng 893.7 Cơ cấu tổng thiệt hại kinh tế theo thành phần thiệt hại kinh tế ở các

3.8 So sánh thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh theo đối tượng chịu ảnh

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

1 Những tác động tiêu cực cơ bản từ hoạt động sản xuất ở làng nghề 157

2 Hạn chế tồn tại của một số phương pháp lượng hóa thiệt hại kinh tế 158

4 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề bánh đa thôn

Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 161

5 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề nấu rượu Đại

6 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề chế biến tinh bột

sắn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội 163

7 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề chế biến bún khô

8 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải từ nghề chế biến miến dong tại

làng nghề Kim Phượng, xã Nam Dương, tinh Nam Định 165

9 Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải từ nghề chế biến bún ướt tại

làng nghề Thượng, Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 166

10 Tổng hợp các dữ liệu thu thập từ các xã và làng nghề 167

11 Tổng hợp cơ sở dữ liệu về điều tra nông dân theo PRA 168

14 Số mẫu và các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường làng nghề 176

15 Ô nhiễm nước mặt khu dân cư ở làng nghề CBNS Quế Dương, xã Cát

16 Nước tưới bị ô nhiễm từ làng nghề chế biến bún khô Minh Hòa, xã

Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố (Hà Nội, 2011 177

17 Lịch sử sản xuất và chất lượng môi trường tại làng nghề điều tra 178

18 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải các điểm nghiên cứu 180

19 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt các điểm nghiên cứu 181

Trang 14

20 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất dân cư các điểm nghiên cứu 182

21 Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất nông nghiệp các điểm

22 Tác động gây thiệt hại kinh tế ở các làng nghề CBNS 184

23 Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp

24 Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và

25 Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe cộng đồng 190

26 Chất thải tích tụ gây ứ đọng kênh mương tiêu nước làm ảnh hưởng đến

sức khỏe cộng đồng tại làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương,

27 Phế thải đổ tràn ra đường tại làng nghề CBNS gây ách tắc giao thông,

28 Công đoạn lọc bột gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe đối với lao động

nữ ở làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương, 2011 196

29 Sổ theo dõi sức khỏe nông dân làm nghề tại của Trạm Y tế xã Yên

30 Một số thiệt hại về xã hội do ô nhiễm môi trường ở làng nghề 197

Trang 15

DANH MUC TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

EV Thay đổi tương đương (Equivelent Variation)

GIS Hệ thống thống tin địa lý (Geographic Information System)

IE Ảnh hưởng của thu nhập (Income Effect)

MB Lợi ích cận biên (Marginal Benefit)

MD Thiệt hại cận biên (Marginal Damage)

PA Phương pháp đánh giá có sự tham gia (Participatory Appraisal) PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

(Participatory Rural Appraisal)

PS Thặng dư người sản xuất (Producer Surplus)

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động sản xuất làng nghề mang tính đặc thù và rất điển hình ở vùng nông thôn nước ta (Nguyễn Sinh Cúc, 2010) Theo thống kê, hiện nay, cả nước có 3.353 làng nghề và làng có nghề (19% số xã có làng nghề) trong đó có 1.262 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề (Chính phủ, 2011) Trong 7 nhóm làng nghề, hoạt động làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có 805 làng nghề, chiếm 24% tổng số làng nghề cả nước Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có

sự tập trung cao về hoạt động làng nghề với 1.669 làng nghề, chiếm gần nửa số làng nghề hiện có của nước ta Trong đó, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Nam Định là

4 tỉnh có hoạt động làng nghề chiếm ưu thế về số lượng và đa dạng loại hình hoạt động với 1.075 làng nghề, chiếm 67,6% tổng số làng nghề của cả vùng ĐBSH (Chính phủ, 2011) Các làng nghề ở vùng ĐBSH nói chung trong đó có các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình nói riêng có tính đại diện và điển hình cao

về quy mô, loại hình và đặc thù hoạt động sản xuất làng nghề ở nước ta

Hoạt động làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn như góp phần tích cực vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, xóa đói giảm nghèo, quảng bá văn hóa truyền thống và du lịch Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011, hoạt động làng nghề nước ta với sự tham gia của 72% hộ cá thể, 18% hợp tác xã và 10% doanh nghiệp tư nhân và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 11 triệu lao động nông thôn Ngoài ra, hoạt động làng nghề còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hiệp hội, câu lạc bộ, các trung tâm giao lưu buôn bán và các cụm dân cư có lối sống đô thị tại nông thôn

Tuy nhiên, ngoài đóng góp quan trọng về giá trị kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hoạt động sản xuất làng nghề cũng đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nông thôn Cụ thể, hoạt động sản xuất làng nghề phát thải nhiều chất thải với trên 1 triệu tấn chất thải rắn, hàng triệu khối nước thải, khí thải và gây ô nhiễm môi trường nông thôn nghiêm trọng không chỉ ở khu

Trang 17

vực làng nghề mà còn lan sang cả các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên

và Môi trường, 2011c) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề cho thấy trong số 255 làng nghề điều tra, có 46% số làng nghề có môi trường

bị ô nhiễm nặng, 27% số làng nghề có môi trường ô nhiễm vừa và chỉ 27% làng nghề có môi trường ô nhiễm nhẹ Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường ở làng nghề đều vượt quy chuẩn cho phép (QCVN) nhiều lần như SO2 trong không khí vượt 6,5 lần, nồng độ pH trong nước thấp, BOD5, COD trong nước thải có nơi vượt trên 200 lần, coliform trong cả nước thải và nước mặt vượt từ 20-50 lần, nhiều làng nghề vượt quy chuẩn trên 400 lần (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b)

Do đa số các cơ sở hoạt động sản xuất làng nghề, trong đó có nghề CBNS nằm xen kẽ các khu dân cư, có chung hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường nên đã ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe người dân như 58,8% người dân ở làng nghề nấu rượu Vân Hà (Bắc Giang) bị bệnh đường ruột, 50,2% người dân làng nghề bún Phú Đô (Hà Nội) mắc bệnh nghề nghiệp, 68,5% người dân làng nghề bún bánh

Vũ Hội (Thái Bình) bị bệnh ngoài da, làm gia tăng các chi phí khám chữa bệnh cho nông dân Ô nhiễm môi trường ở làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người làm nghề mà còn ảnh hưởng đến hộ dân không làm nghề ở các khu vực lân cận, làm suy giảm diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm năng suất cây trồng, tăng chi tiêu về xử lý chất thải và giải quyết sự cố môi trường ở làng nghề

và các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b)

Mặc dù hoạt động làng nghề gây ra nhiều tác động tiêu cực và thiệt hại kinh

tế cho dân cư nông thôn nhưng cho tới nay, có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoat động sản xuất

ở làng nghề nói chung và làng nghề CBNS nói chung Do vậy, cấn có các nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn trong đánh giá thiệt kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giảm thiểu thiệt hại kinh tế hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS nói riêng làng nghề nói

chung ở vùng ĐBSH

Trang 18

2 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cần giải quyết

Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu đã bước đầu tiến hành đánh giá tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường nông thôn nhưng các nghiên cứu về tác động tiêu cực đến kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề còn hạn chế (Đặng Kim Chi, 2005) Trên thực tế, phát sinh chất thải làng nghề cần phải được nhìn nhận cả khía cạnh tiêu cực và tích cực

để đánh giá toàn diện hơn các tác động kinh tế môi trường do hoạt động làng nghề Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung nêu lên diễn biễn hiện trạng, nguyên nhân mà chưa có các nghiên cứu tiến hành đánh giá thiệt hại kinh tế

do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, 2011) Do vậy, trên cơ sở đánh giá những tác động kinh tế môi trường, từng

bước đánh giá những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường ở các làng nghề CBNS vùng ĐBSH

Thực tế, có nhiều phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ sản xuất nói chung như các phương pháp của Tientenberg (2000); Hartwick

(1997), Bolt et al., (2005) và Dixon et al., (1996) đã được áp dụng rộng rãi trên thế

giới và các nước trong khu vực nhưng vẫn còn rất hạn chế trong thực tiễn vận dụng các phương pháp này ở nước ta, nhất là đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất làng

nghề Do vậy, xác định các loại hình tác động kinh tế môi trường, chọn lọc và vận dụng các phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh

tế do phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất tại làng nghề có vai trò quan trọng và cần được thực hiện để hoàn thiện cơ sở khoa học về nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế, xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động sản xuất làng nghề CBNS vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung

Trong xây dựng các biện pháp quản lý ở làng nghề hiện nay chủ yếu chỉ tập trung vào khía cạnh sản xuất và lợi ích kinh tế từ làng nghề mà thiếu sự quan tâm đến khía cạnh môi trường, đặc thù xã hội nông thôn làng nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011) Các văn bản pháp lý liên quan môi trường trong quản

Trang 19

lý làng nghề đã được ban hành nhưng thiếu khả thi và thực tiễn khi áp dụng trong quản lý làng nghề vốn rất đặc thù chỉ có ở các vùng nông thôn Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế nông thôn ngàng càng phát triển, dân số ngày càng đông liệu thực tế triển khai các giải pháp quản lý môi trường ở làng nghề đã và có phát huy được hiệu quả và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nghề đến môi trường và hoạt động kinh tế của nông dân làng nghề và những vẫn đề cần giải quyết

để hướng tới phát triển bền vững làng nghề

Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu

đề tài này là:

- Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường, các hoạt động sản xuất khác và sinh hoạt của cộng đồng dân cư?

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thiệt hại kinh tế và đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề của làng nghề chế biến nông sản đang đặt ra như thế nào và sử dụng những phương pháp nào để đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS nước ta?

- Chất thải từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS đã gây thiệt hại gì

về kinh tế và ai sẽ là người gánh chịu thiệt hại này trong điều kiện thực tế ở một số làng nghề CBNS vùng ĐBSH?

- Những bất cập về chính sách trong quản lý các làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH hiện nay như thế nào?

- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm quản lý và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nghề tiến tới phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH?

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH thời gian

Trang 20

qua đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế, hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH thời gian tới

- Đề xuất được các giải pháp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH Cụ thể, nghiên cứu này tập trung vào:

- Mức độ thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề đối với hộ nông dân tại làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH;

- Các biện pháp quản lý để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh

từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH

Trang 21

môi trường

- Phạm vi về lĩnh vực hoạt động của làng nghề: Các nội dung nghiên cứu tập trung vào nhóm làng nghề CBNS gồm chế biến tinh bột sắn, chế biến miến dong, chế biến bún khô, bún ướt, nấu rượu và bánh đa

- Phạm vi về không gian: Các nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai nghiên cứu tại một số làng nghề đã chọn thuộc các huyện Hoài Đức (Hà Nội); Yên Phong (Bắc Ninh); Nam Trực (Nam Định) và Yên Khánh (Ninh Bình) Đây là các tỉnh có đặc thù về hoạt động làng nghề CBNS vùng ĐBSH

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2008-2011, các

số sơ cấp thu thập trong giai đoạn 2009-2011

5 Những đóng góp mới của luận án

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề chưa được chú trọng trong các nghiên cứu ở nước ta, luận án đã đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và phân tích khả năng vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh

từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS trong điều kiện cụ thể của vùng ĐBSH

- Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề

ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH

- Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS, tiến tới phát triển bền vững làng nghề tại vùng ĐBSH trong thời gian tới

Trang 22

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về làng nghề chế biến nông sản

Kết quả tổng quan cho thấy các nghiên cứu về lịch sử hình thành làng nghề còn ít nhưng thực tế làng nghề đã tồn tại và có lịch sử lâu đời ở nước ta nói chung

và ĐBSH nói riêng Theo đánh giá từ các nguồn tư liệu, trong giai đoạn đầu, làng nghề CBNS được hình thành và phát triển theo quy mô hộ gia đình để tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường Dần rà, dựa trên mức độ sẵn có về nguyên liệu, nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế mang lại, hoạt động chế biến nông sản được mở rộng với nhiều hộ tham gia, từ đó hình thành lên các cụm

hộ làm nghề rồi phát triển thành làng nghề

Lê Quốc Doanh và cs (2003) đã khái niệm về làng nghề "là tập hợp các nhóm

hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng" Đinh Xuân Nghiêm

và cs (2010) lại đưa ra ba quan niệm về làng nghề và dựa trên các quan niệm này

đã đưa ra khái niệm làng nghề "là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng" Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) đưa ra khái niệm làng nghề "là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau" Các làng nghề được công nhận phải đảm bảo được các tiêu chí về số hộ tham gia sản xuất tối thiểu 30% số hộ của thôn tham gia; có sự ổn định của lĩnh vực sản xuất kinh doanh điển hình theo tên gọi làng nghề tối thiểu 2 năm và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước về làng nghề

Trang 23

Dựa trên kết quả tổng quan, chúng tôi đưa ra khái niệm về làng nghề CBNS như sau: “Làng nghề CBNS là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn cùng sản xuất một hoặc một số sản phẩm liên quan đến hoạt động CBNS, có tính đặc thù cao về tính chất sản phẩm và cơ cấu thu nhập trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng” Khái niệm này sẽ được sử dụng để triển khai các nội dung nghiên cứu về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS

trong đề tài này

1.1.2 Khái niệm về chất thải và tác động của chất thải tại các làng nghề

1.1.2.1 Chất thải phát sinh từ làng nghề chế biến nông sản

Hoạt động sản xuất dù ở quy mô nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp khi đã

sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất ra một sản phẩm khác đều có khả năng gây phát sinh chất thải Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đưa tra định nghĩa rằng chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của sản xuất và tiêu dùng (Quốc hội, 2005) Do tính chất và đặc điểm tiêu dùng của chất thải mà có thể phân loại chất thải khác nhau như (i) dựa trên đặc tính về dạng vật chất, chất thải ở các làng nghề được chia thành chất thải rắn (xỉ than, vỏ sắn, vỏ dong riềng, bã bột gạo, bã dong, bã sắn, ); chất thải lỏng (nước rửa

củ sắn, củ dong, nước lọc bột, nước ngâm gạo, ) và chất thải khí (khí than, bụi, mùi, ); (ii) dựa trên mức độ nguy hiểm của chất ô nhiễm trong chất thải để phân loại chất thải thành chất thải thông thường và chất thải nguy hại; và (iii) dựa trên khả năng tái sử dụng chất thải để chia thành chất thải có thể tái chế và chất thải không thể tái chế Dựa trên các quan điểm trên, chất thải làng nghề CBNS là vật chất được thải ra từ hoạt động sản xuất nghề tại làng nghề CBNS và tồn tại ở các dạng chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải Về cơ bản, chất thải từ hoạt động sản xuất CBNS cũng được phân loại như các chất thải khác gồm chất thải rắn, lỏng và khí, chất thải thông thường và một phần chất thải nguy hại; chất thải có thể tái chế (phổ biến) và chất thải không thể tái chế (do lẫn các tạp chất và chất thải nguy hại)

Cũng như chất thải từ hoạt động sản xuất khác, chất thải từ hoạt động chế biến nông sản khi thải ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực đến các thành phần

Trang 24

môi trường, khi các chất gây ô nhiễm có trong chất thải từ làng nghề tích tụ và vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm thay đổi thành phần và tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại kinh tế cho các đối tượng chịu chi phối của thành phần môi trường đó

1.1.2.1 Khái niệm về tác động và đánh giá tác động môi trường do chất thải phát sinh

Chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý kịp thời, vượt quá sức tải của môi trường sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường Đối với các làng nghề CBNS, nguyên liệu chính là sản phẩm nông sản (củ dong, củ sắn, gạo, ) để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như miến dong, bột sắn, bột dong, bún, bánh đa, rượu và phát sinh các loại chất thải gồm vỏ dong, vỏ sắn, đất cát, nước lẫn bã dong, bã sắn, tạp chất, hóa chất, xỉ than Các chất thải này khi phát sinh sẽ bị phân hủy theo thời

gian và tác động đến các thành môi trường Tác động phát sinh từ chất thải phát

sinh tại làng nghề là những tác động làm thay đổi chất lượng và chức năng của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) ở làng nghề và vùng phụ cận làng nghề Dựa vào xu hướng của tác động để phân thành tác động tiêu cực và tích cực, nhưng chủ yếu là tác động tiêu cực Dựa vào mức độ lan tỏa của các động người ta phân thành tác động tại chỗ và tác động lan truyền Các tác động từ phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề CBNS bao gồm các ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và nhiều hoạt động khác của dân cư tại làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề (Phụ lục 1)

Hoạt động đánh giá tác động môi trường ở làng nghề sẽ cung cấp cơ sở khoa học giúp các nhà chính sách ra các quyết định phương án khả thi và tối ưu về kinh

tế và kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững sản xuất ở làng nghề Đánh giá tác động được hiểu là việc phân tích diễn biến, xác định và dự báo tác động đến môi trường từ các hoạt động sản xuất để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời Lượng hóa tác động hay thiệt hại kinh tế là tính toán các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến các đối tượng

bị ảnh hưởng Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008b), các tác động môi trường

ở các làng nghề CBNS chủ yếu suy giảm năng suất, sản lượng cây trồng, năng suất

Trang 25

và sản lượng thủy sản, suy giảm sức khỏe như gia tăng các bệnh ngoài da, viêm niêm mạc, nấm móng, dầy sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nang lông cho

cư dân làng nghề và cư dân ở khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b)

1.1.3 Khái niệm về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh

Trong một số điều ước quốc tế có liên quan, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và suy thoái môi trường được xác định bao gồm thiệt hại về hệ động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu; thiệt hại về tài sản vật chất của các đối tượng và hoạt động có liên quan; thiệt hại về cảnh quan và xói mòn giá trị văn hóa; thiệt hại về mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên (Philip, 2003) Tương tự, EUROPA (2004) quan niệm về thiệt hại môi trường là sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc những cản trở đáng kể đến các dịch vụ môi trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và biểu hiện dưới dạng thiệt hại đối với các loài và môi trường sống tự nhiên của chúng; thiệt hại đối với môi trường nước, đất và không khí gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người Luật bảo vệ môi trường của Liên bang Nga đã có định nghĩa rõ nét nhất về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và suy thoái môi trường gồm cả những giá trị thiệt hại về sức khỏe của cá nhân và cộng đồng do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường Nhật Bản đã phân chia thiệt hại kinh tế môi trường thành nhiều dạng bao gồm cả thiệt hại kinh tế đối với sức khỏe và tính mạng của con người; thiệt hại kinh tế về tài sản; thiệt hại kinh tế do suy giảm tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; thiệt hại kinh tế do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan, giá trị văn hóa và mỹ quan (Cấn Anh Tuấn, 2011) Ngoài ra, Vũ

Thu Hạnh và Nguyễn Văn Phương (2012) còn cho thấy tại Australia, ngoài những

thiệt hại kinh tế kể trên, các thiệt hại lợi ích về văn hóa, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là thiệt hại kinh tế và cần được đánh giá

Ở nước ta, mặc dù chưa xác định rõ, nhưng khái niệm về thiệt hại kinh tế do

ô nhiễm và suy thoái môi trường được quy định một phần trong Điều 130 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 gồm: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi

Trang 26

trường; (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã dựa trên các thành phần môi trường để đánh giá thiệt hại kinh tế bao gồm thiệt hại gây ra đối với

môi trường nước, đất, hệ sinh thái và loài được ưu tiên bảo vệ do ô nhiễm, suy thoái

hoặc do bị xâm hại Các hệ số để đánh giá giá trị thiệt hại kinh tế theo thành phần môi trường đã được xây dựng nhưng chủ yếu dựa trên tầm ảnh hưởng của thành phần môi trường lên các đối tượng và chưa phân rõ và chưa tính toán các giá trị thiệt hại đến sức khỏe con người và tài sản bị ảnh hưởng do tác động bởi suy thoái

và ô nhiễm môi trường (Chính phủ, 2010)

Mặc dù, còn có những tồn tại trong đánh giá thiệt hại, nhưng việc đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009b) Tổng hợp từ kết quả tổng quan

và dựa trên kinh nghiệm thực tế, "thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề CBNS là giá trị thiệt hại về kinh tế do các tổn thất về sản xuất nông nghiệp, thủy sản; suy giảm về sức khỏe dân cư; thay thế sửa chữa các công trình, cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải; thay đổi hành vi ứng phó khi có sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS gây ra"

1.1.4 Khái niệm về biện pháp quản lý môi trường làng nghề

Theo quan niệm triết học, biện pháp là cách thức để đạt được các mục đích

đã đặt ra mà ở đó các hoạt động có liên quan được sắp xếp theo một trình tự nhất định Dựa trên quan niệm này, biện pháp quản lý được hiểu là hệ thống những nguyên tắc được đúc rút từ thực tiễn sản xuất để điều chỉnh các hoạt động sản xuất, sinh hoạt nhằm đạt được một mục tiêu nhất định trong một giai đoạn xác định Khi gắn kết với vấn đề môi trường, biện pháp quản lý môi trường được hiểu là hệ thống các nguyên tắc (luật pháp, kinh tế, chính sách, quy tắc xã hội) để điều chỉnh các hoạt động liên quan nhằm đạt được mục tiêu nào đó về môi trường trong một khoảng thời gian xác định

Trang 27

Đối với làng nghề CBNS ở nước ta, các biện pháp quản lý môi tường đã được hình thành và xác định gắn liền với các giai đoạn phát triển của làng nghề và từng bước quy định trong các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ xác định mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn kết với bảo vệ môi trường (Chính phủ, 2006) Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 nhấn mạnh bảo vệ môi trường là một nội dung

cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 cũng cho rằng phát triển bền vững làng nghề là dựa trên khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên

cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội

và bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2005)

Xuất phát từ khái niệm về phát triển biền vững đối với làng nghề, biện pháp quản lý làng nghề được hiểu là tổng hợp các biện pháp quản lý về luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm giảm nhẹ thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề để hướng tới phát triển bền vững làng nghề Biện pháp quản lý hướng tới phát triển bền vững làng nghề cần đảm bảo các nguyên tắc (i) giữ vững mục tiêu tăng trưởng sản xuất nhưng phải bảo vệ môi trường

và giảm nhẹ thiệt hại kinh tế; (ii) kết hợp các mục tiêu của vùng và cộng đồng, hoạt động sản xuất làng nghề chế biến nông sản ở vùng này không làm ảnh hưởng và gây tổn thất cho vùng khác; (iii) được thực hiện thông qua các biện pháp, công cụ quản lý phù hợp, khả thi và không vi phạm về thể chế và các quy định pháp luật; (iv) phòng chống, ngăn ngừa sự gia tăng ô nhiễm gây thiệt hại kinh tế cho cộng đồng; (v) đảm bảo được sự chia sẻ lợi ích giữa người hưởng lợi từ sử dụng các dịch vụ môi trường, gây ô nhiễm với người không hưởng lợi nhưng phải chịu hậu quả của ô nhiễm và suy thoái môi trường (Chính phủ, 2012)

Trang 28

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế

1.2.1 Cơ sở khoa học xác định các thiệt hại kinh tế

1.2.1.1 Cơ sở lý thuyết vi mô về sự thay đổi phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi

Theo lý thuyết vi mô, phúc lợi xã hội được đo bằng thặng dư của người tiêu dùng (CS) và thặng dư của người sản xuất (PS) Varian (1992) trong phân tích lý thuyết kinh tế vi mô cho rằng các tác nhân tham gia trong hệ thống kinh tế môi trường đều nỗ lực để tối đa hóa mức độ thỏa dụng về tiêu dùng hàng hóa trong điều

kiện thu nhập có sẵn Nếu β là tập hợp các lựa chọn về sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, x là sản phẩm tiêu dùng, p là giá của sản phẩm tiêu dùng, m là thu nhập thì các đối tượng trong hệ thống kinh tế đều hướng tới tối đa hóa độ thỏa dụng (U (x))

theo phương trình sau:

m px x

x U

Dựa trên cơ sở này, nhiều nghiên cứu đã áp dụng phân tích sự thay đổi của mức độ thỏa dụng trong điều kiện thu nhập có sẵn để tính toán sự ảnh hưởng của thu nhập (IE) và ảnh hưởng của thay thế (SE), thay đổi bổ sung (CV) và thay đổi tương đương (EV) để đánh giá sự thay đổi phúc lợi khi có sự thay đổi về chất lượng tài nguyên và môi trường (Nguyễn Văn Song, 2012) IE phản ánh sự thay đổi của ngừoi tiêu dùng về chi tiêu thế để duy trì được mức độ thỏa dụng ban đầu khi chất lượng môi trường thay đổi, còn SE cho ta thấy cá nhân cần phải bù thêm bao nhiêu thu nhập để đạt mức độ thỏa dụng mới tốt hơn khi chất lượng môi trường thay đổi Hàm cầu Hicks và Marshall đã được sử dụng để phân tích sự tảnh hưởng của IE,

SE, CV và EV đến phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi Hàm cầu Hicks được sử dụng với ý nghĩa là không thay đổi độ thỏa dụng (hay là đạt được một mức độ thỏa dụng ban đầu) với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, còn hàm cầu Marshall lại được sử dụng với ý nghĩa là người tiêu dùng đạt được mức độ thỏa dụng tối đa với lượng ngân sách nhất định (Varian, 1992; Nguyễn Văn Song, 2012) khi có sự thay đổi về chất lượng môi trường với các trường hợp cụ thể sau:

Trang 29

a) Xác định ảnh hưởng của thu nhập (IE) và sự thay thế (SE) đến phúc lợi xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi

Hartwick and Olewiler (1997) đã lấy ví dụ 2 sản phẩm là X (sản phẩm hàng hóa tiêu dùng) và sản E (chất lượng môi trường) với giá px và pe Kết quả lý thuyết chỉ ra rằng khi không có sự thay đổi về giá thì độ thỏa dụng đạt được tại điểm A (với khối lượng hàng hóa là X0, E0, Đồ thị 1.1) Khi chất lượng môi trường thay đổi (ví dụ trong trường hợp được cải thiện, giá cho dịch vụ chất lượng môi trường giảm,

pe1), người tiêu dùng sẽ điều chỉnh tiêu dùng để tăng mức độ thỏa dụng lên

U1(X1,E1) mặc dù thu nhập không thay đổi Khi đó điểm tối ưu về mức độ thỏa dụng sẽ thay đổi sang từ điểm A sang điểm C (Đồ thị 1.1), sự thay đổi này còn gọi

là tổng ảnh hưởng (TE) gồm cả IE và SE Do bị hạn chế bởi thu nhập, để duy trì mức độ thỏa dụng ban đầu thì người tiêu dùng phải điều chính các lựa chọn tiêu dùng từ điểm A xuống điểm B khi giá của phẩm và chất lượng môi trường thay đổi (SE) Ngược lại, khi có thêm thu nhập, mặc dù chất lượng môi trường thay đổi nhưng người dùng có thể bù thêm thu nhập để nâng cao độ thỏa dụng của mình (U1(X1,E1), khi đó điểm tối ưu đường ngân sách mới và đường thỏa dụng mới,

U1(X1,E1), dịch chuyển từ điểm B đến điểm C (IE, Đồ thị 1.1)

Lý thuyết này khi áp dụng vào trương hợp cụ thể ở làng nghề CBNS cho thấy khi ô nhiễm môi trường gia tăng, nông dân ở làng nghề (gồm cả người tham gia sản xuất nghề và người không có thu nhập từ làng nghề) đều chịu tác động và phải điều chỉnh độ thỏa dụng của mình để ứng phó với ô nhiễm môi trường do giá của chất lượng môi trương tăng Khi đó, cả người làm nghề và người không làm nghề nhưng bị tác động bởi làng nghề đều phải chịu tổng ảnh hưởng (TE) do chất lượng môi trường thay đổi nhưng người làm nghề có nhiều cơ hội hơn để đạt được

độ thỏa dụng mới cao hơn do có thu nhập bù vào để đạt mức độ thỏa dụng cao hơn Mặc dù, lập luận của lý thuyết vi mô trên là cơ sở khoa học để xác định thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề thông qua đánh giá sự thay đổi phúc lợi

xã hội chung, nhưng khi vận dụng vào tính toán các ảnh hưởng của thu nhập và sự thay thế đối với làng nghề CBNS cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế Thực tế cho thấy một số sản phẩm như chất lượng tài nguyên và môi trường có tính

Trang 30

chất phi thị trường hay thị trường không hiệu quả, thay đổi giá không phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật thị trường, cộng đồng chịu thiệt hại chưa có sở hữu riêng

về tài nguyên môi trường nên rất khó vận dụng lý thuyết về thay đổi giá và thu nhập

để đo các biến động phúc lợi xã họi (Hartwick and Olewiler, 1997 và Nguyễn Văn Song, 2012)

Đồ thị 1.1 Cơ sở lý thuyết vi mô về hàm cầu để phân tích ảnh hưởng đến phúc

lợi xã trong tính toán thiệt hại kinh tế

Nguồn: Hartwick and Olewiler (1997)

Trang 31

b) Phân tích thay đổi bổ sung (CV) và thay đổi tương đương (EV) để đo phúc lợi xã hội do chất lượng môi trường thay đổi

Thay đổi bổ sung (CV) được sử dụng để đo sự thay đổi của thu nhập cần thiết để cho người tiêu dùng không thay đổi trạng thái thỏa dụng ban đầu khi có sự thay đổi về giá sản phẩm (gồm cả sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm tài nguyên môi trường) Trong khi đó, thay đổi tương đương (EV) đo sự thay đổi của thu nhập cần thiết để người tiêu dùng đạt được mức độ thỏa dụng mới khi không có sự thay đổi

về giá khi chất lượng môi trường thay đổi (Varian, 1992; Nguyễn Văn Song, 2012) Trở lại với lý thuyết vi mô được mô tả tại Đồ thị 1.1 ta thấy khi chất lượng môi trường được cải thiện (giá dịch vụ tài nguyên môi trường giảm), người tiêu dùng muốn giữ nguyên mức độ thỏa dụng ban đầu, thì mức phúc lợi tăng thêm tương đương là CV, diện tích hình P0P1KX (hình nằm dưới đường cầu Hícks) tại đồ thị 1.1, thặng dư của người tiêu dùng (CS) lớn hơn so với CV là diện tích hình XKZ

Ngược lại, khi giá sản phẩm dịch vụ môi trường không thay đổi (chất lượng môi trường được cải thiện), người tiêu dùng bỏ thêm thu nhập để đạt được mức độ thỏa dụng mới cao hơn thỏa dụng cũ Khi đó, EV được sử dụng để đo sự thay đổi về phúc lợi xã hội khi môi trường được cải thiện, EV chính là diện tích hình P0P1ZY (hình dưới đường Hicks mới) tại đồ thị 1.1 Như vậy, đối với các sản phẩm tiêu dùng là hàng hóa tiêu dùng thông thường thì CV  CS  EV và ngược lại Như vậy,

CV chính là bằng lòng chi trả (WTP) và EV chính là bằng lòng chấp nhận (WTA)

để có sự cải thiện chất lượng môi trường

Đối với làng nghề CBNS, do cộng đồng dân cư không có quyền sở hữu riêng

về môi trường, cả người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm mặc dù tham gia các hoạt động sản xuất khác nhau nhưng sống chung ở làng nghề đều phải chấp nhận chi trả (WTA) một giá trị nào đó để có được sự cải thiện môi trường Như vậy, đây

là lý thuyết quan trọng để trên cơ sở tính toán WTA để ràng buộc người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm với những thiệt hại kinh tế mà họ gây ra khi có sự thay đổi về quyền sở hữu môi trường Tuy nhiên, đối với làng nghề việc thu thập số liệu

để tính toán WTP hay WTA gặp nhiều khó khăn và hạn chế do nhiều loại chi phí

Trang 32

mang tính chất phòng vệ, ngăn ngừa cho bản thân chứ không hẳn là để có được sự hiện hữu về cải thiện môi trường Một số cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước khó

có thể bóc tách các WTP và WTA cho cải tạo môi trường Hơn nữa do chưa có các quy định cụ thể về quyền sở hữu môi trường, người gây ô nhiễm đồng thời cũng là người chịu ảnh hưởng khi sinh sống, sản xuất tại làng nghề CBNS nên việc xác định khi nào là WTP, WTA cho các đối tượng đa dạng ở làng nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn (Nguyễn Văn Song, 2012; Bộ Nông nghiệp và PHÁT TRIểN NÔNG THÔN, 2011)

1.2.1.2 Cơ sở lý thuyết về thiệt hại cận biên thông qua tiêu chuẩn môi trường

Hackett (1960) và Hartwick and Olewiler (1997) đã dựa trên giá trị sản phẩm

cận biên (MB) và giá trị cận biên về thiệt hại kinh tế (MD) để xác định điểm cân

bằng để ra các quyết định lựa chọn tối ưu về hoạt động sản xuất ít gây tác động môi trường nhất để tiến tới phát triển bền vững Dựa trên quan điểm này, Hartwick and Olewiler (1997), Tientenberg (2000) đã đưa ra tiêu chuẩn phát thải độc chất dựa trên kết quả đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường (Đồ thị 1.2) Các hoạt động sản xuất có giá trị thiệt hại kinh tế cận biên lớn hơn giá trị sản phẩm cận biên cần phải có rào cản kỹ thuật và pháp lý để kiểm soát mức độ phát triển để bảo vệ môi trường sống, giảm thiệt hại kinh tế do phát thải chất thải từ hoạt động sản xuất này Trên quan điểm này, Hartwick and Olewiler (1997), Tientenberg (2000) cho rằng nếu hoạt động sản xuất phát thải chất thải gây

ô nhiễm vượt quy chuẩn quy định thì sẽ phải chấp nhận mức chi trả nhất định để cải thiện chất lượng môi trường Trên cơ sở quan điểm kinh tế và môi trường này, một

số quan điểm nghiên cứu đã dựa trên các quy định về tiêu chuẩn phát thải độc chất

từ hoạt động sản xuất để tính toán thiệt hại kinh tế và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nhằm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường

Hoạt động sản xuất ở làng nghề CBNS cũng giống như các hoạt động sản xuất khác vừa tạo ra giá trị kinh tế đồng thời cũng sản sinh ra độc chất gây ô nhiễm môi trường và làm thiệt hại kinh tế cho nông dân (gồm cả người trực tiếp sản xuất nghề và người không sản xuất nghề sống ở làng nghề) Do vậy, đánh giá thiệt hại

Trang 33

kinh tế do phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường cần được dựa trên tiêu chuẩn môi trường để đánh giá tác động tiêu cực và thiệt hại kinh tế đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng Chỉ khi thiệt hại kinh tế phát sinh và giá trị kinh tế mang lại cân bằng thì hoạt động sản xuất làng nghề CBNS đó mới có tính bền vững, khi đó các

hoạt động sản xuất làng nghề có thiệt hại kinh tế thấp nhưng lợi ích kinh tế cao (MB

> MD) cần được khuyến khích phát triển và ngược lại

Đồ thị 1.2 Cơ sở lý thuyết về thiệt hại cận biên thông qua tiêu chuẩn môi

trường để phân tích thiệt hại kinh tế

Nguồn: Hartwick and Olewiler (1997)

Tuy nhiên, thách thức trong vận dụng tiêu chuẩn môi trường đối với làng nghề hiện nay là chất thải rất đa dạng, chưa có quy chuẩn về hàm lượng độc chất có trong chất thải từ hoạt động sản xuất, khó xác định rõ được thành phần và đối tượng gây phát thải chất thải, các chất thải có hàm lượng hữu cơ cao nhưng qua quá trình tích tụ, phân hủy rồi mới gây ô nhiễm môi trường

ô nhiễm

Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường cao

ô nhiễm thấp

Trang 34

1.2.1.3 Cơ sở "có và không có" hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Dựa trên các hoạt động phân tích và đánh giá tác động môi trường, khi có

hoạt động sản xuất gây tác động tiêu cực đến môi trường, cách tiếp cận "có và

không" và hoặc "trước và sau" thường được sử dụng để đánh giá tác động môi

trường và thiệt hại kinh tế cho một loại hình sản xuất cụ thể và đặc thù Yếu tố thời gian và không gian có vai trò rất quan trọng và thường đánh giá trên cùng một địa điểm nhưng ở các thời điểm khác nhau khi vận dụng cơ sở lý thuyêt này (Gittinger,

1984; Kansal et al., 2004)

Đồ thị 1.3 Cơ sở lý thuyết "có và không" trong đánh giá thiệt hại kinh tế do

chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề

Nguồn: Gittinger (1984), Kansal et al (2004)

Tuy nhiên, đối với sản xuất làng nghề CBNS ở các vùng nông thôn có đặc điểm rất đặc thù và khác với các hoạt động sản xuất khác như có tính tự phát cao, có lịch sử lâu đời nên không xác định được thời gian hình thành và thường thiếu các số

liệu đánh giá trước khi có hoạt động làng nghề nên phương pháp đánh giá "trước và

Không có hoạt động làng nghề

Trang 35

sau" khi có làng nghề là rất khó có thể thực hiện để đánh giá thiệt hại kinh tế do

chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề nói chung và làng nghề CBNS nói riêng (Đồ thị 1.3) Do vậy, đánh giá thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất ở làng nghề CBNS trong nghiên cứu này cần được dựa trên cơ

sở so sánh giá trị thiệt hại kinh tế giữa khu vực "có và không có" hoạt động làng

nghề để so sánh Cũng như các nghiên cứu khác, lựa chọn đối chứng trong phân tích, so sánh thiệt hại kinh tế giữa vùng có và vùng không có hoạt động làng nghề mặc dù rất quan trọng nhưng cũng sẽ có những hạn chế nhất định về tính chất sản xuất, không gian phân bố bởi thực tế sẽ rất khó lựa chọn được đối chứng đúng hoàn toàn trong nghiên cứu

1.2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả pareto khi chất lượng môi trường thay đổi

Quan điểm về hiệu quả pareto đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới lựa chọn để đánh giá thiệt hại kinh tế do tác động của ô nhiễm môi trường Hiệu quả pareto đã được vận dụng để phân tích thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh thông qua phân tích các phúc lợi xã hội của các cá nhân trong xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi Theo Varian (1992), hiệu quả pareto hay còn gọi là tối ưu pareto xảy ra khi thay đổi lợi ích của cá nhân này không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân khác có liên quan, hay nói cách khác, trong cùng một cộng đồng ở cùng phạm vi địa giới hành chính sự gia tăng lợi ích của người ngày không làm mất

đi lợi ích chính đáng của người khác Hiệu quả pareto chỉ được cải thiện khi lợi ích của các cá nhân trong cộng đồng đều được cải thiện

Đồ thị 1.4 cho thấy các điểm A, B, C là các điểm đạt hiệu quả pareto về tiêu dùng sản phẩm X và E Tuy nhiên, khi môi trường bị ô nhiễm (giá dịch vụ sản phẩm tài nguyên và môi trường tăng), điểm tối ưu về độ thỏa dụng sẽ dịch chuyển lệch khỏi đường hiệu quả pareto hay còn gọi là điểm phi pareto tại các điểm A', B', C' do

ô nhiễm môi trường làm sai lệch giá xã hội, gây tổn thất phúc lợi xã hội Kết quả

tổng quan cho thấy, Jianjun et al., (2010); Hardes (2013) và Kansal et al., (2013) đã

dựa trên quan điểm về cân bằng hiệu quả pareto để đánh giá tác động kinh tế môi trường từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch đến đa dạng sinh học và sức

Trang 36

khỏe cộng đồng

Vận dụng quan điểm này vào thực tế ở làng nghề cho thấy sản xuất nghề ở làng nghề CBNS gây phát thải làm ô nhiễm môi trường dẫn đến sự thay đổi về giá sản phẩm dịch vụ môi trường làm cho người tiêu dùng phải điều chỉnh về nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và kéo theo sự thay đổi tối ưu về mức độ thỏa dụng của các cá nhân trong trong cộng đồng Sự thay đổi này đã tạo ra sự mất cân bằng hiệu quả pareto, người sản xuất nghề có thu nhập từ làm nghề có thể vẫn đạt được mức độ thỏa dụng cao hơn còn các nông dân khác không có thu nhập từ làng nghề nhưng bị tác động bởi ô nhiễm từ làng nghề sẽ không đảm bảo được hiệu quả pareto, phúc lợi

và công bằng xã hội ở làng nghề nói riêng và nông thôn nói chung sẽ bị suy giảm

Đồ thị 1.4 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả Pareto trong phân tích thiệt hại kinh tế

Nguồn: Hardes (2013)

Dựa trên cơ sở lý thuyết này, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng để xây dựng các chính sách phù hợp nhằm cân đối, điều chỉnh lợi ích, chia sẻ trách nhiệm giữa người sản xuất nghề ở làng nghề với cộng đồng xã hội bị tác động tiêu cực từ

Trang 37

phát sinh chất thải do hoạt động nghề ở làng nghề nhằm đảm bảo phát triển bền vững làng nghề ở vùng nông thôn

1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế

1.2.2.1 Đánh giá thiệt hại kinh tế theo chu trình sản xuất

Hartwick and Olewiler (1997) và nhiều tác giả khác cho rằng con người sử dụng tài nguyên có hạn thông qua quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người nhằm cải thiện và nâng cao giá trị cuộc sống cho chủ thể sản xuất và cộng đồng xã hội Ngoài các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, hoạt động sản xuất cũng sẽ gây phát sinh chất thải và tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường ở 3 dạng chủ yếu sau:

- Chất thải không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường, tích tụ gây ô nhiễm môi trường và làm thiệt hại kinh tế cho các đối tượng chịu tác động bởi thành phần môi trường đó (Hartwick and Olewiler, 1997; Tientenberg, 2000) Hình thức này xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta khi coi trọng mục tiêu phát triển kinh tế hơn mục tiêu về bảo vệ môi trường trong giai đoạn đầu

- Chất thải được tái chế và trở thành nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ cho các ngành sản xuất khác khi đó thiệt hại kinh tế được tính dựa trên chênh lệch chi phí và

giá trị từ các sản phẩm tái chế (Dixon et al., 1996) Các nước phát triển trung bình

thường áp dụng hình thức quản lý chất thải này để vừa đảm bảo khai thác được lợi ích của chất thải vừa cải thiện môi trường, đồng thời tạo hàng rào kỹ thuật để loại

bỏ các công nghệ, loại hình sản xuất gây phát thải chất thải cao

- Chất thải được xử lý triệt để, đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường trước khi xả thải, khi đó thiệt hại kinh tế được xác định là các chi phí xử lý chuyển đổi từ chất thải gây ô nhiễm sang chất thải không gây ô nhiễm (Sơ đồ 1.1) Các nước phát triển có nền sản xuất tiên tiên thường áp dụng hình thức này để tạo ra các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa các công nghệ và hình thức sản xuất gây ô nhiễm cao ở trong quốc gia mình

Bài học rút ra từ quan điểm này đối với thực tiễn ở làng nghề cho thấy đánh giá thiệt hại kinh tế dựa vào thực tế các biện pháp quản lý chất thải, các giải pháp

Trang 38

giảm thiểu thiệt hại được thực hiện thông qua giải quyết các nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế Tuy nhiên, do làng nghề có những đặc điểm rất đặc thù như đối tượng sản xuất là nông dân có quan hệ họ hàng, tình làng nghĩa xóm, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán nên khi vận dụng quan điểm này mới đánh giá được thiệt hại liên quan đến chất thải mà chưa đánh giá được những hậu quả của chất thải đối với sức khỏe cộng đồng và các thiệt hại khác liên quan đến hành vi ứng phó của cộng đồng trước vấn đề phát sinh chất thải ngày càng nghiêm trọng

Tài nguyên thiên nhiên

Không khí; nước; đất đai; khoáng sản, năng lượng, cây trồng và vật nuôi

Chất thải tồn dư sau tái chế và

xử lý

Tự phát thải Dòng đầu vào Dòng đầu vào

Dòng sản phẩm

Dòng chất thải Dòng chất thải

Dòng chất thải Dòng chất thải

Dòng chất thải Dòng chất thải

Dòng chất thải Dòng đầu vào

Dòng chất thải

Sơ đồ 1.1 Chu kỳ hoạt động sản xuất và phát thải sau quá trình sản xuất

Nguồn: Tổng hợp dựa theo quan điểm của Hartwick and Olewiler (1997)

Trang 39

1.2.2.2 Đánh giá thiệt hại kinh tế theo mức độ và sự lan truyền ô nhiễm

Bolt et al (2005) đã đưa ra quan điểm rõ ràng về đánh giá thiệt hại hay

còn gọi là định giá giá trị suy thoái môi trường dựa trên thực tế ô nhiễm và phạm

vi lan truyền ô nhiễm đó Theo quan điểm này, cách đơn giản nhất là đánh giá thiệt hại kinh tế dựa trên thực tế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các đối tượng và khu vực bị ảnh hưởng

Sơ đồ 1.2 Lan truyền ô nhiễm và tác động gây thiệt hại kinh tế ở làng nghề

Nguồn: Dựa trên quan điểm của Bolt et al (2006)

Thực tế, Tientenberg (2000) cũng cho rằng phát sinh chất thải từ bất kỳ hoạt động sản xuất nào ít nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi

trường ở vùng có hoạt động sản xuất đó (on-site) và cũng gây tác động lớn đến các vùng phụ cận (off-site) do có sự tích tụ và lan truyền ô nhiễm môi trường cả

về thời gian và không gian Bolt et al (2006) cho rằng thiệt hại kinh tế do chất

thải phát sinh được xác định dựa trên những tác động môi trường gây tổn thất về kinh tế tại vùng sản xuất và vùng chịu ảnh hưởng ở các vùng lân cận (Sơ đồ 1.2)

Tai nạn lao động

Cơ sở sản xuất

Tiêu dùng

Đầu vào

Sản phẩm, dịch vụ

Sản xuất làng nghề CBNS

……

Bệnh nghề nghiệp

Trang 40

Đối với hoạt động sản xuất làng nghề, thông thường vùng có hoạt động sản xuất làng nghề sẽ là bị ô nhiễm môi trường nặng nhất do tiếp nhận trực tiếp nguồn phát thải Tuy nhiên, hoạt động làng nghề CBNS quy mô nhỏ, phân tán, phát sinh chất thải lớn chứa hàm lượng hữu cơ cao lại chung hệ thống kênh mương tiêu thoát nước nên sau thời gian tích tụ, phân hủy hữu cơ đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các vùng phụ cận làng nghề Trong điều kiện các số liệu đánh giá thực tế môi trường trước và sau khi có làng nghề rất hạn chế, quan điểm này cần được vận dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sản xuất làng nghề đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nghề ở làng nghề, các hộ không sản xuất nghề nhưng bị tác động bởi làng nghề ở các khu vực phụ cận là rất cần thiết để thấy được mức độ thiệt hại kinh

tế không chỉ cho làng nghề mà còn cho cả các khu vực phụ cận làng nghề Trên cơ

sở đánh giá toàn diện này để xây dựng các giải pháp quản lý không chỉ cho làng nghề mà còn cho cả khu vực bị tác động bởi phát sinh chất thải từ sản xuất nghề ở làng nghề CBNS

1.2.2.3 Đánh giá thiệt hại kinh tế theo áp lực sản xuất lên môi trường

Linster (2003) cho rằng hoạt động sản xuất tạo ra sức ép lên môi trường làm biến đổi các thành phần môi trường đòi hỏi chủ thể của các thành phần môi trường buộc phải có hành vi để đáp ứng với sự thay đổi đó Trên quan điểm này, Linster (2003) đã tiến hành lượng hóa thiệt hại kinh tế do sức ép của hoạt động sản xuất lên

môi trường dựa trên khả năng sẵn lòng chi trả (WTP) cho các hành vi ứng phó

Tương tự, Ngân hàng thế giới (World Bank, 2005) đã chỉ ra rằng nếu chỉ đánh giá dựa trên chu trình sản xuất và mức độ lan truyền ô nhiễm thì chưa đánh giá được những thiệt hại kinh tế do những thay đổi về hành vi ứng xử, ứng phó và đáp ứng của con người để giảm nhẹ tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường (Sơ đồ 1.3) Tuy nhiên, các nghiên cứu của Barbier (1994) và ADB (1996) cho thấy hướng tiếp cận dựa trên các hành vi ứng phó cần có sự minh bạch về thể chế và pháp lý, sự sẵn có về

số liệu liên quan đến thay đổi hành vi ứng phó tự nhiên của cộng đồng và không có sự can thiệp của các định chế chính trị liên quan đến hoạt động sản xuất đó Trở lại với vấn đề làng nghề CBNS, hướng tiếp cận này có thể vận dụng để đánh giá thiệt hại kinh

Ngày đăng: 03/03/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w