QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGÀNH1.1 Phân loại ngành 1.1.1 Phân loại theo chu kỳ sống Một vòng đời của ngành điển hình có thể được mô tả qua bốn giai đoạn: giai đoạn khởi sự với đặc điểm là tăng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận Phân tích tài chính:
PHÂN TÍCH NGÀNH
GVHD: PGS.TS LÊ THỊ LANH SVTH: Nhóm 7
Lớp: TCDN Ngày 2 – K21
TPHCM, 05/2013
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
2 NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
3 ĐÀM THỊ THANH HƯƠNG
4 LÊ THỊ THANH HÒA
5 HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG
6 TRẦN THỊ PHƯƠNG THI
7 DIỆP NGỌC YẾN
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU tr.1
I QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGÀNH tr.2
1.1 Phân loại ngành tr.21.1.1 Phân loại theo chu kỳ sống tr.21.1.2 Phân loại theo chu kỳ kinh tế tr.31.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng sinh lợi của ngành tr.61.2.1 Công nghệ tr.61.2.2 Môi trường chính trị và luật lệ tr.61.2.3 Xã hội tr.61.2.4 Nhâu khẩu học tr.71.2.5 Ảnh hưởng của nước ngoài tr.71.3 Phân tích cung cầu của ngành tr.81.31 Phân tích cung tr.81.3.2 Phân tích cầu tr.91.4 Phân tích khả năng sinh lợi tr.101.4.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của ngành tr.101.4.2 Phân tích cạnh tranh t r.12
II PHÂN TÍCH NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN tr.14
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành bất động sản tr.142.2 Đặc điểm ngành bất động sản tr.162.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành bất động sản tr.182.3.1 Sự phát triển kinh tế tr.182.3.2 Dân số tr.182.3.3 Dòng vốn FDI tr.192.3.4 Pháp luật tr.202.3.5 Chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Chính phủ tr.212.4 Tình hình thị trường bất động sản năm 2012 tr.212.5 Dự báo thị trường bất động sản năm 2013 tr.29
KẾT LUẬN tr.30 TÀI LIỆU THAM KHẢO tr.31
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích chứng khoán là nhu cầu cần thiết trong đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư tiến hành phân tích chứng khoán để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý Quy trình phân tích chứng khoán thường được bắt đầu từ việc phân tích nền kinh tế vĩ mô và các ngành kinh tế khác nhau trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ Như vây phân tích ngành là một bước không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán Phân tích ngành giúp nhà đầu tư đánh giá sự phát triển trong tương lai để tính khả năng sinh lợi bình quân trong ngành Ngoài ra, phân tích ngành còn giúp nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp phải khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể
Trang 5I QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGÀNH
1.1 Phân loại ngành
1.1.1 Phân loại theo chu kỳ sống
Một vòng đời của ngành điển hình có thể được mô tả qua bốn giai đoạn: giai đoạn khởi sự với đặc điểm là tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng; giai đoạn củng cố với đặc điểm là tăng trưởng kém nhanh chóng hơn nhưng vẫn còn nhanh hơn nền kinh tế chung; giai đoạn chín muồi với đặc điểm là tăng trưởng không nhanh hơn nền kinh
tế chung; và giai đoạn giảm sút tương đối, trong đó tăng trưởng của ngành kém nhanh hơn phần còn lại của nền kinh tế, hay thực sự giảm sút Vòng đời của ngành được minh họa bằng hình sau:
• Giai đoạn khởi sự
Đặc điểm của các giai đoạn đầu của ngành thường là một công nghệ mới hay sản phẩm mới Trong giai đoạn này, thật khó mà dự đoán công ty nào sẽ nổi lên như những đơn vị đầu ngành Một số công ty có thể thành công mãnh liệt, nhưng cũng
có những công ty khác thất bại ê chề Do đó, có rủi ro đáng kể trong việc chọn một công ty cụ thể trong ngành Ví dụ, trong ngành điện thoại thông minh, vẫn đang
Trang 6diễn ra cuộc chiến giữa các công nghệ cạnh tranh nhau như điện thoại G1 của Google và iPhone của Apple, và người ta vẫn khó mà dự đoán công ty nào hay công nghệ nào cuối cùng sẽ chi phối thị trường.Tuy nhiên, ở cấp độ ngành, doanh số và thu nhập sẽ tăng trưởng với tốc độ cực kỳ nhanh chóng vì sản phẩm mới chưa bão hòa trên thị trường.
• Giai đoạn củng cố
Sau khi một sản phẩm đã được thiết lập, các đơn vị dẫn đầu ngành bắt đầu nổi lên Những công ty sống sót từ giai đoạn khởi sự sẽ ổn định hơn, và thị phần dễ dàng dự đoán hơn Do đó, kết quả của các công ty tồn tại sẽ theo sát hơn với kết quả của toàn ngành nói chung Ngành vẫn tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của nền kinh
tế khi sản phẩm thâm nhập thương trường và trở nên được sử dụng phổ biến hơn
• Giai đoạn chín muồi
Ở giai đoạn này, sản phẩm đã đạt đến tiềm năng sử dụng của người tiêu dùng Sự tăng trưởng tiếp theo chỉ theo sát sự tăng trưởng của nền kinh tế chung Sản phẩm
đã trở nên chuẩn hóa hơn nhiều, và các nhà sản xuất buộc phải cạnh tranh với mức
độ nhiều hơn trên cơ sở giá cả Điều này dẫn đến biên lợi nhuận thu hẹp hơn và gây sức ép hơn nữa lên lợi nhuận
• Giai đoạn suy giảm tương đối
Trong giai đoạn này, ngành có thể tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế chung, hay thậm chí còn giảm sút Điều này có thể là do sự lỗi thời của sản phẩm, cạnh tranh từ các sản phẩm mới, hay cạnh tranh từ các nhà cung ứng mới có chi phí thấp
Bằng việc so sánh tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và thu nhập của một ngành với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng của nền kinh tế giúp nhận ra được giai đoạn nào ngành đang trải qua Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều đi tìm những ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, và hy vọng tránh được những ngành đang trong giai đoạn chỉ tăng trưởng ngang bằng nền kinh tế hoặc thậm chí còn giảm sút
1.1.2 Phân loại theo chu kỳ kinh tế
Nền kinh tế trải qua những thời kỳ mở rộng và thu hẹp lặp đi lặp lại, cho dù chiều dài và độ sâu của các chu kỳ này có thể không đều Diễn tiến lặp đi lặp lại của suy
Trang 7thoái và phục hồi được gọi là các chu kỳ kinh tế.Các điểm chuyển đổi giữa các chu
kỳ được gọi là các đỉnh và đáy Đỉnh là điểm chuyển đổi từ sự kết thúc thời kỳ mở rộng sang sự bắt đầu thời kỳ thu hẹp Đáy xuất hiện ở đáy của thời kỳ suy thoái khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi Chu kỳ kinh tế được minh họa như hình sau:
Một khi nhà phân tích đã dự báo trạng thái của nền kinh tế vĩ mô, điều cần thiết là phải xác định ý nghĩa của dự báo đó đối với các ngành cụ thể Khi nền kinh tế đi qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh tế, lợi nhuận tương đối của các nhóm ngành khác nhau dự kiến cũng thay đổi.Tuy nhiên, không phải mọi ngành đều nhạy cảm như nhau trước chu kỳ kinh tế
• Những ngành theo chu kỳ
Đây là những ngành có độ nhạy với trạng thái của nền kinh tế cao hơn bình quân thường được dự kiến có xu hướng đạt được kết quả hoạt động tốt hơn những ngành khác ở đáy, ngay trước khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ một đợt suy thoái Những ngành theo chu kỳ là những ngành sản xuất hàng hóa lâu bền, như ô tô và máy giặt.Vì việc mua sắm những hàng hóa này có thể được trì hoãn trong thời kỳ suy thoái, nên doanh số bán hàng đặc biệt nhạy cảm trước tình hình kinh tế vĩ mô Những ngành theo chu kỳ khác bao gồm những nhà sản xuất hàng hóa đầu tư, nghĩa
là những hàng hóa được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác để sản xuất sản phẩm của họ Khi cầu sa sút, ít có công ty nào mở rộng sản xuất và mua sắm hàng hóa đầu
Trang 8tư Do đó, ngành sản xuất hàng hóa đầu tư gánh chịu thiệt hại trong thời kỳ suy thoái nhưng làm ăn khấm khá khi kinh tế mở rộng.
Ở đỉnh, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái hay thu hẹp hoạt động, ta sẽ dự kiến những ngành phòng thủ, vốn đỡ nhạy cảm hơn với tình hình kinh tế, ví dụ như dược phẩm, lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, sẽ có kết quả hoạt động tốt nhất Giữa thời kỳ thu hẹp hoạt động, các công ty tài chính sẽ bị tổn thương bởi khối lượng cho vay thu hẹp và tỷ lệ vỡ nợ cao Tuy nhiên, đến cuối thời
kỳ suy thoái, việc thu hẹp hoạt động này dẫn đến lạm phát và lãi suất thấp hơn, thuận lợi cho các công ty tài chính
Ở đáy của thời kỳ suy thoái, nền kinh tế sẵn sàng cho sự phục hồi và mở rộng tiếp theo sau Vì thế, các công ty có thể chi tiêu để mua sắm thiết bị mới nhằm đáp ứng
sự gia tăng cầu dự đoán Sau đó sẽ là thời kỳ tốt đẹp để đầu tư vào các ngành hàng hóa đầu tư như thiết bị, giao thông vận tải, và xây dựng
Cuối cùng, trong thời kỳ mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng Các ngành theo chu kỳ như hàng tiêu dùng lâu bền và xa xỉ phẩm sẽ có lợi nhuận nhiều nhất trong giai đoạn này của chu kỳ Các ngân hàng cũng có thể làm ăn khấm khá trong thời kỳ mở rộng, vì khối lượng cho vay sẽ cao và sự nguy cơ rủi ro vỡ nợ thấp khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng
Một cách suy nghĩ của nhiều nhà phân tích về mối quan hệ giữa phân tích ngành và chu kỳ kinh tế là khái niệm xoay vòng theo ngành Ý tưởng ở đây là thay đổi danh mục thiên về những ngành hay nhóm ngành dự kiến có kết quả tốt hơn dựa vào đánh giá trạng thái của chu kỳ kinh tế
Trang 9Như vậy, các nhà đầu tư sẽ chọn những ngành theo chu kỳ khi họ tương đối lạc quan về nền kinh tế và họ sẽ chọn những công ty phòng thủ khi họ tương đối bi quan hơn Tuy nhiên, chúng ta thường không nhận thấy rõ ràng khi nào thì một đợt suy thoái hay mở rộng bắt đầu hay kết thúc mãi cho tới vài tháng sau khi sự kiện đã xảy ra Với những hiểu biết sau khi sự việc đã xảy ra, sự chuyển đổi từ trạng thái
mở rộng sang suy thoái và ngược lại có vẻ hiển nhiên, nhưng ngay vào thời điểm
đó, thường khó mà xác định liệu nền kinh tế đang phát triển quá nóng hay đang chậm dần
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng sinh lợi của ngành
1.2.1 Công nghệ
Xu hướng của khoa học kỹ thuật có thể ảnh hường đến các nhân tố ngành bao gồm sản phẩm, dịch vụ và cách thức sản xuất và phân phối chúng Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho các ngành khác nhau Ví dụ: sự phát triển trong phương tiện giao thông đường hàng không làm giảm nhu cầu vận chuyển người đường dài bằng xe lửa, xe tải làm giảm thị phần vận chuyển hàng hóa đường dải bằng đường sắt Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép nhà máy tự phát điện cho riêng họ, tránh những phụ thuộc điện từ những công ty cung cấp điện
1.2.2 Môi trường chính trị và luật lệ
Những thay đổi trong chính trị phản ánh các giá trị xã hội nên xu hướng xã hội ngày hôm nay có thể là cơ sở của luật lệ, quy định trong tương lai Vì vậy cần dự báo và đánh giá những thay đổi chính trị ảnh hường như thế nào tới ngành đang xem xét
Sự thay đổi này cũng tạo cơ hội và thách thức cho các ngành Ví dụ: đối với ngành bán lẻ, thâm dụng lao động nhiều, với sự thay đổi trong luật tiền lương tối thiểu, hay chi trả bảo hiểm cho nhân viên ảnh hưởng đáng kể chi phí của ngành bán lẻ Hay đối với ngành điện với bản chất độc quyền trước đây, những thay đổi trong quan điểm của chính phủ cho phép các công ty cạnh tranh để giành khách hàng, hay
tự các nhà máy có thể tự tạo ra điện nhờ tiến bộ của công nghệ cũng làm giảm bớt tính độc quyền trong ngành điện
1.2.3 Xã hội
• Thay đổi của xã hội
Trang 10Thay đổi xã hội đề cập đến bất kỳ thay đổi đáng kể theo thời gian trong hành vi, giá trị và chuẩn mực văn hóa Vì thay đổi có ý nghĩa, nhà xã hội học cho rằng “thay đổi” tạo ra kết quả xã hội sâu sắc, ví dụ như các thay đổi xã hội quan trọng có ảnh hưởng lâu dài bao gồm các cuộc cách mạng công nghiệp, việc bãi bỏ chế độ nô lệ,
và phong trào nữ quyền Cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu chuyển biến từ nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn, tạo cơ hội cho ngành công nghiệp, ngành giao thông đường sắt… phát triển
• Xu hướng của xã hội
Những thay đổi trong cách sống, làm việc, lập gia đình, chi tiêu, giải trí… đưa đến những thay đổi trong phong cách sống Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi xu hướng và mốt nhất thời, vì vậy ngành công nghệ thời trang rất nhạy cảm với những thay đổi trong xu hướng thời trang Quan điểm hôn nhân đã có nhiều thay đổi đó là có sự gia tăng trong tỷ lệ hôn nhân, dẫn đến xuất hiện mẫu “gia đình chỉ có bố hay mẹ” điều đó tác động đến mua sắm nhà cửa, xe cộ… ; những vấn
đề khác như học hành và giải trí bằng máy tính có những ảnh hưởng đáng kể đối với ngành công nghệ…
1.2.4 Nhân khẩu học
Bao gồm các vấn đề như tăng trưởng dân số, phân bố độ tuổi, phân phối địa lý của dân cư, sự hòa lẫn dân tộc trong xã hội, những thay đổi trong phân phối thu nhập, những khía cạnh cần được phân tích để đánh giá tác động của chúng đối với các ngành Ví dụ: trong xã hội có nhóm tuổi tăng trưởng thấp từ 18-24, tăng trưởng cao trong độ tuổi 10, 40, 50, trên 70, xã hội đó gặp vấn đề trong nguồn nhân lực, sự thiếu hụt lao động làm tăng chi phí lao động, khó khăn trong tìm kiếm người có năng lực để thay thế những người nghỉ hưu Ngoài ra, việc này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm, với phân bố độ tuổi như trên, làm gia tăng nguồn tiết kiệm, là cơ hội cho ngành tài chính phát triển, nhưng là thách thức cho ngành bán lẻ vì xu hướng ít tiêu dùng hơn
1.2.5 Ảnh hưởng của nước ngoài
Trang 11Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế, sự tác động tương hỗ là điều tất yếu, nên những thay đổi đối với nền kinh tế nước ngoài có ảnh hưởng đến nền kinh tế, các ngành, công ty nội địa Ví dụ: một ngành bị áp dụng luật chống bán phá giá thì sẽ làm tăng giá sản phẩm đối với người nước ngoài, làm giảm nhu cầu hàng hóa đối với kháng hàng nước ngoài và làm giảm lợi nhuận đối với ngành xuất khẩu mặt hàng đó Hay sự suy thoái của nền kinh tế nước ngoài cũng làm giảm nhu cầu đối với mặt hàng nhập khẩu, làm giảm lợi nhuận của ngành xuất khẩu
1.3 Phân tích cung cầu của ngành
1.3.1 Phân tích cung
• Mức độ tập trung của ngành
Mức độ tập trung của ngành ám chỉ mức độ tập trung sản xuất của ngành đó nằm trong tay một vài công ty lớn trong ngành Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua các chỉ số mức độ tập trung của ngành và chỉ số thông dụng nhất là
tỷ lệ tập trung (Concentration Ration- CR) Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các công ty lớn nhất càng lớn đồng nghĩa với việc việc ngành đó
sẽ mang tính canh tranh ít Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành đó có nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào có chiếm thị phần đáng kể
• Sự gia nhập và rút lui khỏi ngành
Số lượng doanh nghiệp nhiều sẽ gia tăng sự cạnh tranh bởi vì rất nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau trong cùng nhóm khách hàng và với cùng điều kiện
về nguồn lực Một thị trường đang tăng trưởng và có nhiều tiềm năng lợi nhuận sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đồng thời các doanh nghiệp hiện tại có xu hướng gia tăng hoạt động và sản xuất Trong xu thế này, số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu thực tế sẽ đạt điểm tới hạn, thị trường trở nên bão hòa và có thể sẽ phát sinh tình trạng sản xuất thừa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm hơn so với tốc
độ tăng của sản xuất Sự rút lui khỏi ngành đối với một số doanh nghiệp chắc chắn
sẽ xảy ra cùng với sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ
Về lý thuyết bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có cơ hội và có khả năng gia nhập hay rút lui khỏi một ngành kinh doanh nếu sự gia nhập hay rút lui là tự do Tuy nhiên trong thực tiễn, các ngành kinh doanh có những đặc điểm mang tính đặc
Trang 12trưng có khả năng bảo vệ mức lợi nhuận thỏa đáng cho các doanh nghiệp trong ngành do có thể ngăn cản hay hạn chế sự cạnh tranh từ việc gia nhập mới vào thị trường Các đặc tính này được gọi là rào cản gia nhập Rào cản gia nhập có tác động mạnh hơn các cơ chế điều chỉnh cân bằng thông thường của thị trường Ví dụ, nhiên các doanh nghiệp độc lập vận dụng các hành vi chung (có thể là bất hợp pháp) nhằm giữ một mức giá ảo rất thấp là một chiến lược ngăn cản sự gia nhập tiềm năng của các doanh nghiệp khác, chiến lược này được gọi là “định giá ngăn cản gia nhập” đã tạo nên một rào cản gia nhập ngành
1.3.2 Phân tích cầu
Cầu về một loại hàng hóa nào đó là khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán để nhận được khối lượng hàng hóa đó trên thị trường Giữa nhu cầu và cầu về hàng hóa có một sự cách biệt khá lớn về quy mô, phạm vi và đối tượng xuất hiện Trong phần này khi nói đến cầu chúng ta hiểu là nhu cầu
• Nhu cầu và cầu
Nhu cầu thường xuất hiện với một quy mô lớn trên phạm vi rộng với tất cả các đối tượng Song cầu trên thị trường lại không hoàn toàn trùng khớp do có những nhu cầu không có khả năng thanh toán, có những nhóm đối tượng có nhu cầu nhưng không trở thành cầu trên thị trường, có những đối tượng không có nhu cầu sử dụng nhưng lại có nhu cầu đầu cơ kiếm lợi, nên có cầu xuất hiện trên thị trường Chính vì vậy, cầu là một phạm trù có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhu cầu, khả năng thanh toán và điều kiện hoạt động của thị trường
• Xu hướng và sự biến đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm
Trong sự phát triển của sản phẩm qua một loạt các giai đoạn từ bắt đầu, tăng trưởng, bảo hòa và cuối cùng là suy thoái Mỗi giai đoạn sống tác động lượng cầu hàng hóa, dịch vụ của ngành, từ đó tác động đến tăng trưởng và chu kỳ của ngành Vì vậy, cần phải quan tâm đến sản phẩm của ngành để xem xét lượng cầu của ngành Tuy nhiên, chu kỳ của sản phẩm kết thúc trước chu kỳ ngành, nhưng một ngành luôn có dòng sản phẩm đa dạng vì vậy sẽ kéo dài chu kỳ của ngành
• Người tiêu dùng cuối cùng
Trang 13Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua sắm của khách hàng không hề giống nhau Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết để nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ Có nhiều cách phân loại khách hàng khác nhau nhau nhưng người ta thường phân khách hàng theo hai nhóm cơ bản Khách hàng là người tiêu thụ trung gian và khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng.
Người tiêu dùng cuối cùng là tất cả những khách hàng thực hiện hành vi mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc gia đình của họ Người tiêu dùng cuối cùng
có các đặc điểm: mua hàng để thõa mãn nhu cầu cá nhân, có số lượng người tiêu dùng lớn nhưng khối lượng mua và giá trị mua thấp, có số lần xuất hiện trên thị trường lớn, không quá chú trọng đến nhà cung cấp, cố gắng tối ưu hóa lợi ích bản thân, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan như kinh tế, văn hóa, gia đình
1.4 Phân tích khả năng sinh lợi của ngành
1.4.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của ngành
• Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngành mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ số này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể
• Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số này cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn chủ sở hữu Thông thường để đánh giá thì người ta thường so sánh với chỉ số này của năm trước đó Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể
• Tỷ suất sinh lợi trên vốn hoạt động (ROC)
Chỉ số này cho biết hiệu suất sinh lời của các tài sản có khả năng sinh lời
Trang 14• Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn (ROCE)
Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của vốn dài hạn
• Beta ngành:
Hệ số beta (β) là một hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống, nó thể hiện mối quan
hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro tài sản của toàn thị trường Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi
Hệ số beta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường Và ngược lại, hệ số beta ngành lớn hơn 1 sẽ cho biết mức độ rủi ro của ngành đó sẽ lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường
Ví dụ: β của ngành hoạt động kinh doanh bất động sản =1.5748, điều đó có nghĩa mức độ rủi ro của ngành này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường xấp xỉ 57,48% Như vậy, mức độ rủi ro của ngành này so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy ngành này có lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao
Khi một công ty muốn đầu tư vào một lĩnh vực beta ngành cũng là một trong các chỉ số rất quan trọng để đánh giá xu hướng, mức độ rủi ro của ngành này trên thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý
Nếu công ty quyết định đầu tư vào lĩnh vực này sẽ phải có một nguồn vốn lớn để thực hiện dự án Một trong những nguồn cung vốn chính là ngân hàng Khi đó ngân hàng sẽ phải đánh giá tính khả thi của dự án này cũng như khả năng thanh toán của công ty trên Một trong những công cụ để ngân hàng xem xét dự án này là sử dụng
hệ số beta ngành trong quá trình thẩm định dự án của ngân hàng vì loại beta này liên quan đến việc ước tính chi phí vốn cho các dự án của ngân hàng
Trang 15Ngoài ra, những nghiên cứu về beta ngành cho thấy rủi ro hệ thống của lĩnh vực/ngành có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức mà nó hoạt động trong lĩnh vực/ngành đó.
1.4.2 Phân tích cạnh tranh: theo mô hình 5 nhân tố của M-Porter
• Nhà cung cấp (năng lực mặc cả của người bán)
Chi phí đầu vào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngành Do đó, nhà cung cấp
có thể tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngành thông qua việc thay đổi giá sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng Đế tác động được đến giá cả sản phẩm, ta xem xét khía cạnh khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô,
sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (nông dân, thợ thủ công ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức
• Khách hàng (năng lực trả giá của người mua)
Trang 16Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khách hàng được phân làm hai nhóm bao gồm khách hàng lẻ và nhà phân phối Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp
về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành bao gồm các nhân tố quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi khách hàng, thông tin khách hàng
• Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc hai yếu tố: sức hấp dẫn của ngành
và rào cản gia nhập ngành Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn
và tốn kém hơn Rào cản gia nhập ngành bao gồm: kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại (hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ), các nguồn lực đặc thù (nguyên vật liệu đầu vào, bằng cấp , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ )
• Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Chúng làm giới hạn tiềm năng lợi nhuận của một ngành vì chúng hạn chế giá bán mà các công ty trong ngành đưa
ra Khả năng đe dọa của sản phẩm thay thế đối với sản phẩm trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố như giá cả, chất lượng, giá trị văn hóa, chính trị…
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế: ngay cả trong nội bộ ngành với
sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình Chi phí chuyển đổi: chi phí chuyển đổi khi sử dụng sản phẩm này thay thế cho sản phẩm khác cũng là một phần trong áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
• Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành