1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾT CẦU ĐỀ THI HẾT MÔN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN TRIẾT

39 4,4K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 259,5 KB

Nội dung

Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động, phát triểnkhách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử-tự nhiên”.. Ch

Trang 1

KẾT CẦU ĐỀ THI HẾT MÔN TRIẾT HỌC SAU ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN TRIẾT

- 02 câu/đề gồm 01 câu phần lịch sử triết và 01 câu phần Triết Mác-Lênin

- Tỷ lệ điểm: 4-6 hoặc 5-5

- Câu thuộc phần Triết Mác-Lênin gồm lý thuyết và vận dụng (tỷ lệ điểmthường 2-3 nếu câu 5 điểm và 3-3 nếu câu 6 điểm) Vì vậy, cần tập trung làmphần vận dụng Phần lý thuyết chỉ cần lược nội dung, không phân tích sâu, trìnhbày rõ ràng, mạch lạc

HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN ÔN TẬP

- Về nguyên tắc: Toàn bộ chương trình

- Tập trung vào Chương VIII (lý luận hình thái KT-XH) và đọc thêm cácchương về giai cấp, nhà nước, con người (nắm tinh thần cơ bản để vận dụng cho

lý luận hình thái KT-XH)

THƯỜNG MỘT BÀI LUẬN CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI GỒM CÁC PHẦN

- Dẫn luận (phổ thông gọi là mở bài): Nên đề cập trực tiếp đối tượng chínhcủa đề bài

- Nội dung chính (phổ thông gọi là thân bài) gồm lý thuyết và vận dụng

- Giá trị (tức kết luận): thường là khẳng định những yếu tố khoa học vàcách mạng của lý luận mà ta đang vận dụng và đánh giá sự vận dụng nó trongđời sống hiện thời (được và chưa được, vấn đề đặt ra) => Ngắn gọn vài dòng

CÁCH LÀM BÀI TRIẾT THEO CÁC FORM ĐỂ

1 LOẠI ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC (phương pháp luận) như nguyên tắc kháchquan, nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn, nguyên tắc toàn diện : Phần lýthuyết rất ngắn gọn gồm các nội dung chính của phần LÝ THUYẾT là KHÁINIỆM (khách quan? ), CƠ SỞ LÝ LUẬN, NỘI DUNG NGUYÊN TẮC, Ý

Trang 2

NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC Phần VẬN DỤNG (phải bám vào nội dungnguyên tắc đê vận dụng Chú ý phần này được 1/2 trên tổng số điểm của câu).

2 LOẠI ĐỀ VỀ 1 VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH NÀO ĐÓ CỦA TRƯỜNG PHÁITRIẾT HỌC NÀO ĐÓ (Ví dụ về vấn đề bản thể luận hoặc vấn đề con ngườihoặc vấn đề nhận thức luận của triết học Phục hưng hoặc của triết học Ánhsáng hoặc của triết học Cổ điển Đức ) thì cách làm: Khái lược HOÀN CẢNH

RA ĐỜI, NỘI DUNG, GIÁ TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAI ĐOẠN SAU hoặcẢNH HƯỞNG ĐẾN 1 TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CỤ THỂ NÀO ĐÓ (tùyyêu cầu của đề bài), ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN MÌNH VỀ ĐIỀU ĐÓ

3 LOẠI ĐỀ VỀ SO SÁNH 1 VẤN ĐỀ GÌ ĐÓ GIỮA 2 TRƯỜNG PHÁI (ví dụvấn đề con người giữa triết họcPhật giáo và triết học Nho giáo ) hoặc GIỮA 2PHƯƠNG PHÁP (siêu hình và biện chứng) thì cách làm là: TẠI SAO LẠI CÓ

NÓ, BẢN CHẤT CỦA NÓ LÀ GÌ, SO SÁNH CHÚNG VỚI NHAU để thấyđược giá trị và hạn chế của nó, ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN VỀ ĐIỀU ĐÓhoặc ĐIỀU ĐÓ CÓ GIÁ TRỊ GÌ VỚI BẢN THÂN MÌNH (tùy yêu cầu của đề)

MỘT SỐ VÍ DỤ

Ví dụ 1: Phân tích làm sáng tỏ quan điểm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên Theo anh (chị) cần vận dụng quan điểm đó như thế nào trong công cuộc đổi mới của Việt Nam

Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội XH) nối tiếp nhau Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động, phát triểnkhách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử-tự nhiên”

(KT-1 Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái KT-XH

Theo quan điểm của C.Mác thì chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất ởtính vật chất của nó; các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau Thế giới tồn tại và vận động một cách khách quan với quy luật của chính nó; không phụthuộc vào ý muốn, ý chí của con người Xã hội là một bộ phận và hơn nữa là

Trang 3

liên hệ nội tại với các bộ phận còn lại của thế giới và tuân theo các quy luậtchung của thế giới Là bộ phận đặc thù của thế giới nên xã hội còn có quy luậtriêng của bản thân nó Từ các quan điểm chung về thế giới và xã hội, C Mác đãtìm ra điểm xuất phát mới trong việc nghiên cứu xã hội là xuất phát từ con ngườihiện thực tức là xuất phát từ đời sống hiện thực của họ Trong việc xác địnhquan điểm duy vật lịch sử (tức quan điểm duy vật biện chứng về xã hội), lý luậnbao trùm và mang tính nền tảng, cơ bản là lý luận hình thái KH-XH.

Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người, C.Mác đã đi đến xác địnhtiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”.Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở,quần áo và một vài thứ khác nữa Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống, vật chất” C Mác cũng phát hiện ra, cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động là nhu cầu vàlợi ích Nhu cầu của con người được hình thành một cách khách quan trong đời sống và rất phong phú, đa dạng như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu giao tiếp vàsinh hoạt cộng đồng; nhu cầu phát triển về mặt thể chất và tinh thần… Nhu cầu

là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động Hoạt động của con ngườithỏa mãn được nhu cầu này lại làm nảy sinh nhu cầu khác Việc không ngừngnảy sinh nhu cầu mới là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là động lựcphát triển của xã hội

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người Để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân con người và các quan hệ xã hội Cáclĩnh vực sản xuất đó tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau.Trong đó, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là cái khácbiệt căn bản giữa con người với động vật Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại

và phát triển của con người Chính sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sốngvật chất và tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú đa dạng của nó Chonên xuất phát từ đời sống hiện thực của con người là phải xuất phát từ sản xuất

ra của cải vật chất để đi đến các mặt khác của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội Như vậy, xét đến cùng

Trang 4

sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản và nền tảng quyết định các vấn đề còn lại củađời sống xã hội (giai cấp, dân tộc, nhà nước, con người, văn hóa…) cũng như sựvận động, phát triển của nhân loại từ khi xuất hiện cho đến khi còn tồn tại.

Trong khi chỉ ra sự vận động, phát triển của xã hội diễn ra theo các quy luậtkhách quan, triết học Mác đồng thời thừa nhận vai trò to lớn của nhân tố chủ quan Lịch sử phát triển xã hội phải thông qua hoạt động có mục đích củacon người Sự hoạt động của con người là sự thống nhất giữa mặt khách quan vàmặt chủ quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật khách quan nhưng có khả năng nhận thức và vận dụng trong hoạt động thựctiễn Nhân tố chủ quan không làm thay đổi được xu hướng vận động, phát triểncủa xã hội nhưng có thể đẩy nhanh hoặc chậm sự phát triển xã hội; làm cho sự phát triển của xã hội mang hình thức này hay hình thức khác Như vậy, lịch sửvận động, phát triển của xã hội loài người là kết quả của sự tác động qua lại giữađiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của chủ thể lịch sử là con người vớihoạt động của chính mình (cơ bản và trước hết là hoạt động thực tiễn)

2 Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái KH-XH

Từ sản xuất, C.Mác lại phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau: một mặt

là quan hệ giữa người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa người với ngườitrong sản xuất Quan hệ giữa người với tự nhiên trong sản xuất chính là lực lượng sản xuất (LLSX), còn quan hệ giữa người với người trong sản xuấtchính là quan hệ sản xuất (QHSX) Hai mặt đó thống nhất với nhau tạo thànhphương thức sản xuất (PTSX) Từ nghiên cứu các quan hệ hình thành trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, C.Mác đi đến nghiên cứu các mặt khác củađời sống xã hội như chính trị, pháp quyền, các hình thái ý thức xã hội…Trongcác mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp và tác động qua lại một cách biện chứng, C.Mác đã phát hiện ra: cơ sở hạ tầng (CSHT) quyết định kiến trúcthượng tầng (KTTT); tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; PTSX quyết địnhcác mặt của đời sống xã hội Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử vận động,phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái KT-XH từ thấp lên cao Sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH là do sự tác động qua lại lẫn nhaumột cách biện chứng giữa LLSX với QHSX, giữa CSHT với KTTT

a) Biện chứng giữa LLSX với QHSX

Sản xuất vật chất luôn luôn được tiến hành bằng một PTSX nhất định.PTSX là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở từng

Trang 5

LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng: sự vận động, phát triển củaPTSX do sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa LLSX và QHSX.

LLSX là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với

tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất.Trong các yếu tố của LLSX, LLSX hàng đầu là “người lao động” Cùng vớingười lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản của LLSX

QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất(sản xuất và tái sản xuất xã hội) QHSX gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra QHSX hình thành một cách khách quan trong quá trìnhsản xuất Ba mặt của QHSX thống nhất biện chứng với nhau Trong đó, quan hệ

sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng choQHSX trong từng xã hội Nó quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất vàquan hệ phân phối sản phẩm

LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong PTSX nhất định Trong hai mặt đó, LLSX là nội dung, thường xuyên biến đổi, phát triển; QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, tương đối ổn định Sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triểncủa LLSX-quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội Sự vận động,phát triển của LLSX quyết định QHSX, làm cho QHSX biến đổi phù hợp với

nó Khi một PTSX mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là trạng thái màtrong đó QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX Song, sự phát triển củaLLSX đến một trình độ nhất định lại làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thànhkhông phù hợp với sự phát triển của LLSX Khi đó, QHSX trở thành

“xiềng xích” của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển Yêu cầu khách quan của sựphát triển LLSX tất yếu sẽ dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợpvới trình độ phát triển mới của LLSX, thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển Thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới cũng có nghĩa là PTSX cũ mất đi, PTSXmới ra đời thay thế

LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối vàtác động trở lại sự phát triển của LLSX QHSX quy định mục đích của sản xuất,

Trang 6

tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học vào sản xuất…

và do đó tác động đến sự phát triển của LLSX QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển Ngược lại, QHSXlỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triểncủa LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX thì theo quy luật chung, QHSX cũ sẽ được thay thế bằngQHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tụcphát triển

Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội Nó chi phối sự vận động, phát triển củatoàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại

b) Biện chứng giữa CSHT với KTTT

CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một

xã hội nhất định CSHT của mỗi xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, đều bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư của xã hội cũ và QHSX mầm mống của

xã hội tương lai Trong đó, QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác, quy định xu hướng chung của đời sống KT-XH Bởi vậy, CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi QHSX thống trị trong

xã hội đó

KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng nhưnhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trênCSHT nhất định Trong KTTT có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có đặc điểm riêng, cóquy luật phát triển riêng nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Tất cả các yếu tố đều hình thành, phát triển trên CSHT, song yếu tốkhác nhau có quan hệ khác nhau đối với CSHT

CSHT và KTTT là hai mặt cấu thành của hình thái KT-XH, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó CSHT quyết định KTTT; song KTTT cũng có tác động tích cực trở lại CSHT

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT trước hết thể hiện ở chỗ: mỗiCSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó Tính chất của CSHTquyết định tính chất của KTTT Tất cả các yếu tố của KTTT như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vàoCSHT, do CSHT quyết định

Trang 7

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT còn thể hiện ở chỗ: CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo Sự thay đổi của KTTT không chỉ diễn ratrong giai đoạn thay thế hình thái KT-XH này bằng hình thái KT-XH khác

mà còn diễn ra trong quá trình biến đổi của mỗi một hình thái KT-XH

Tuy CSHT quyết định KTTT, KTTT phải phù hợp với CSHT nhưng KTTTlại có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động, phát triển và có tác độngtích cực trở lại CSHT Tất cả các yếu tố của KTTT đều tác động đến CSHT Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác độngkhác nhau Sự tác động của các yếu tố KTTT đối với CSHT thường diễn ra theonhiều xu hướng khác nhau Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theohai chiều Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì

nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, sẽkìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm tiến bộ xã hội Tuy KTTT có tác độngmạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế nhưng không làm thay đổi được xu hướngphát triển khách quan của xã hội Xét đến cùng, nhân tố kinh tế quyết địnhKTTT, kinh tế quyết định chính trị Nếu KTTT kìm hãm phát triển kinh tế thìsớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, KTTT cũ sẽ được thay thế bằngKTTT mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển

c) Sự phát triển của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch

Sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH vừa bị chi phối bởi các quy luật phổ biến, vừa bị chi phối bởi các quy luật riêng, đặc thù Các quy luậtvận động phát triển phổ biến của xã hội là quy luật về sự phù hợp của QHSX vớitrình độ phát triển của LLSX, quy luật CSHT quyết định KTTT và các quy luậtkhác Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái KT-

XH vận động, phát triển từ thấp đến cao

Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH là ở

sự phát triển của LLSX Chính sự phát triển của LLSX quyết định làm thay đổiQHSX Đến lượt mình, QHSX thay đổi sẽ làm cho KTTT thay đổi theo và do đó

mà các hình thái XH vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ hình thái

KT-XH này lên hình thái KT-KT-XH khác cao hơn Sự tác động của các quy luật

Trang 8

khách quan làm cho các hình thái KT-XH phát triển thay thế nhau từ thấp đếncao, đó là con đường phát triển chung của nhân loại.

Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởicác quy luật chung mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể củamỗi dân tộc, như về điều kiện tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, vềtác động quốc tế… Vì vậy, lịch sử phát triển nhân loại vừa tuân theo những quy luật chung, vừa rất phong phú, đa dạng Tính phong phú đa dạng nói lêntính độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc Tính phong phú

đa dạng đó, một mặt, thể hiện ở chỗ, cùng một hình thái KT-XH nhưng ở các nước khác nhau có những hình thức cụ thể khác nhau; mặt khác ở chỗ cónhững dân tộc lần lượt trải qua tất cả các hình thái KT-XH từ thấp đến caonhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái KT-XH nào đó.Việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử-tự nhiên chứ không phảitheo ý muốn chủ quan

Như vậy, quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng nhữngdiễn ra theo con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trongnhững điều kiện nhất định, một hoặc một số hình thái KT-XH nhất định Lý luậnhình thái KT-XH vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ramỗi dân tộc do điều kiện lịch sử-cụ thể mà có con đường phát triển riêng, đặc thù Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗidân tộc phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu những quy luật chung vớiviệc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện

tự nhiên, về truyền thống văn hóa, về quan hệ giai cấp, về điều kiện quốc tế…

3 Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vận dụng sáng tạo lý luận hình thái KT-XH và căn cứ vàođiều kiện thực tiễn của nước tam, Đảng và Bác Hồ đã xác định con đường phát triển của dân tộc sau khi giành được độc lập dân tộc là xây dựng CNXH

bỏ qua phát triển hình thái KT-XH tư bản chủ nghĩa (TBCN) Độc lập dân tộcgắn liền với CNXH là con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

từ năm 1930 Và việc lựa chọn con đường tiến lên CNXH là phù hợp với

xu hướng của thời đại

Về con đường đi lên CNXH ở nước ta, Đảng ta chỉ rõ: “Con đường đi lêncủa nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là

bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN nhưng tiếp thu,

kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt

Trang 9

về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN tạo ra sự biến đổi về chất của

xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phảitrải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức

tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Trong các lĩnh vực của đời sống

xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”

Và gần đây nhất, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảngmột lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta,

là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”

4 Vận dụng quan điểm sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội

là một quá trình lịch sử-tự nhiên trong công cuộc đổi mới của Việt Nam

Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH trong bối cảnh có những thuận lợi to lớn song cũng gặp nhiềukhó khăn nghiêm trọng Quá độ lên CNXH xuất phát từ một nước nông nghiệplạc hậu, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại bị bao vây cấm vận, tình hình quốc tế có những diễn biến bất lợi đòi hỏi công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều bước đi cụ thể thích hợp Trongbối cảnh đó, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, giành được những thành tựu to lớn, toàn diện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp năm 1986 tại Hà Nội.Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đi sâu phân tích những tồn tại, nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm và khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo củaĐảng theo tinh thần cách mạng và khoa học Báo cáo chính trị tại Đại hội đãtổng kết một trong những bài học kinh nghiệm lớn là phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Đại hội cũng xác địnhcác mục tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội cho những năm còn lại của chặng đườngđầu tiên và một trong những mục tiêu đó là xây dựng và hoàn thiện một bướcQHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX Đại hội cũng

đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu, trong đó có nội dung xây dựng và củng cố QHSX XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phầnkinh tế Coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quáđộ; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung

Trang 10

quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN.

Thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng đã ghi nhận:

“Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986-2011) đã tạo ra chođất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước”; đồng thờikhằng định: “Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan

và thực tiễn cách mạng Việt Nam”

Báo cáo chính trị cũng chỉ rõ: “Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải tiếp tục đổi mới toàn diện,mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức…” và “Đặc biệt chú trọng xử lý

và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường vàđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng,hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa…”

Để bảo vệ và phát huy các thành quả đã đạt được trong công cuộc đổi mớisuốt 25 năm qua nhằm tạo động lực để tiếp tục phát triển đất nước, từ bài họckinh nghiệm mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đã rút ra là phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta cần vận dụngsáng tạo quan điểm sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quátrình lịch sử-tự nhiên trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Ở trên, chúng đãbiết các hình thái KT-XH vận động, phát triển theo các quy luật khách quan,chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người Sự vận động, phát triểncủa các hình thái KT-XH vừa bị chi phối bởi các quy luật phổ biến, vừa bị chiphối bởi các quy luật riêng, đặc thù Các quy luật vận động phát triển phổ biếncủa

xã hội là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX,quy luật CSHT quyết định KTTT và các quy luật khác Việt Nam với vai trò làmột hình thái KT-XH trong quá trình phát triển cũng không nằm ngoài nhữngquy luật đó Xét riêng quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triểncủa LLSX, như ta đã biết sự vận động, phát triển của LLSX quyết định QHSX,làm cho QHSX biến đổi phù hợp với nó Mà LLSX bao gồm người lao động với

Trang 11

một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết làcông cụ lao động Trong các yếu tố của LLSX, LLSX hàng đầu là “người laođộng” Cùng với người lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản của LLSX.Như vậy, suy cho cùng, người lao động và công cụ lao động là yếu tố quyết địnhnhất đối với QHSX.

Cùng với sự phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới, công nghệthông tin và truyền thông (CNTT-TT) là động lực quan trọng góp phần bảo đảm

sự tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan,

tổ chức, doanh nghiệp và người dân Xét ở góc độ triết học, CNTT-TT có thể coi

là công cụ lao động; còn người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định ở đây chính là nguồn nhân lực CNTT Vì vậy, để phát triểnLLSX trước hết cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT Trong xu thếhội nhập ngày càng cao, đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; tăng tỷ lệ số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử,viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn

và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế; tăng số nhân lựctham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, trong đóbao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu Bêncạnh đó, cần không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ người dân

sử dụng Internet; đẩy mạnh phổ cập thông tin đến hộ gia Để làm được điều đócần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ưu tiên nguồn lực để xây dựng và triển khai các kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin;

- Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng phát triển nguồnnhân lực công nghệ thông tin Việt Nam theo nhu cầu thị trường trong nước vàquốc tế;

- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ chomột số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin đạt trình độquốc tế Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao,các chuyên gia tư vấn, phân tích thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống công nghệ thông tin;

- Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội,góp phần nâng cao dân trí;

- Khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng Anh đối với các sinh viên công nghệ thông tin trong các trường đại học;

Trang 12

- Mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng.

Để phát triển CNTT-TT với vai trò là công cụ lao động, một số nhiệm vụcần thực hiện là:

- Ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển công nghiệpphần mềm, nội dung số và phần cứng, điện tử;

- Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh chocác doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam; xây dựngthương hiệu Việt Nam về công nghệ thông tin;

- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo tăng cường đầu tưcho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;

- Hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng;

- Tiếp tục hoàn thiện mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quanĐảng, Nhà nước;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủđiện tử;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin số quốc gia.Như đã phân tích ở trên, tuy LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng

có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX Vì vậy, bêncạnh việc không ngừng phát triển CNTT-TT như một công cụ lao động chủ yếu,

phát triển nguồn nhân lực CNTT thì việc xây dựng và hoàn thiện thể chế vềCNTT-TT cũng cần được chú trọng như:

- Ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin vàtruyền thông để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọithành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư phù hợp với đặcthù của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

- Tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho việc đầu tư ranước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp chủ đạo về công nghệ thông tin vàtruyền thông của Việt Nam

- Có chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm công nghệthông tin để bảo vệ quyền lợi và khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra các sảnphẩm mới

Trang 13

- Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ sử dụng các sản phẩm, dịch vụcông nghệ thông tin cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách xã hội khác

Ví dụ 2: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phân tích một hoạt động chuyên môn của anh (chị)

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa conngười với thế giới khách quan Con người luôn tác động tích cực vào thế giớikhách quan-tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn.Trong quá trình đó, sự phát triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giớikhách quan là hai mặt thống nhất Điều đó quy định sự thống nhất biện chứnggiữa lý luận với thực tiễn trong hoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng.Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn có ý nghĩa phương pháp luận

to lớn trong công tác văn thư, lưu trữ của Cục Ứng dụng CNTT

I Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Lênin

Mác-1 Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận

a) Phạm trù thực tiễn

Theo triết học Mác-Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mụcđích mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội vàbản thân con người

Hoạt động của con người bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinhthần Thực tiễn là hoạt động vật chất Hoạt động vật chất là những hoạt động

mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất tác động vào đối tượng vật chất nhấtđịnh nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của con người Kết quả của quá trình hoạtđộng thực tiễn là những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinhthần của cá nhân và cộng đồng Mỗi một hoạt động của con người đều mangtính lịch sử, cụ thể; chỉ diễn ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó vàchịu sự chi phối của mỗi giai đoạn lịch sử Hoạt động thực tiễn không tách rờicác quan hệ xã hội Xã hội quy định mục đích, đối tượng, phương tiện và lựclượng trong hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn mang tính tất yếu có nhậnthức, có ý thức về kết quả, phương pháp, đối tượng, mục đích của quá trình hoạtđộng

Trang 14

Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng, song có thể chia ra ba hìnhthức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội, hoạt độngthực nghiệm khoa học Các hình thức hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhautương đối nhưng chúng thống nhất, có chung chủ thể hoạt động, có cùng mụcđích; chúng hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau Trong các hình thức hoạt động thực tiễnthì hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất; tác động sâu sắc, toàn diện đếncác hoạt động khác.

b) Phạm trù lý luận

Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánhnhững mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổnghợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”

Để hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinhnghiệm Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biếncủa các sự vật, hiện tượng Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinhnghiệm

Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý luận có hai chức năng cơbản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương phápluận cho hoạt động thực tiễn Lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằngnhững quy luật chung hay chung nhất Tri thức kinh nghiệm cũng như tri thức lýluận đều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở phạm vi, lĩnh vực và trình độkhác nhau Lý luận phản ánh hiện thực khách quan để làm phương pháp luậnnhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạt động thực tiễn

2 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

a) Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở của lý luận Xét một cách trực tiếp, những tri thức đượckhái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của conngười Quá trình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnhnhững lý luận đã được khái quát Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con ngườilàm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giảiquyết Thông qua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng

Trang 15

Thực tiễn là động lực của lý luận Lý luận được vận dụng làm phương phápcho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích conngười tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận Quá trình đó diễn ra khôngngừng trong sự tồn tại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phongphú và sâu sắc hơn.

Thực tiễn là mục đích của lý luận Mục đích chủ yếu của lý luận là nângcao năng lực hoạt động của con người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợiích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội Tự thân lýluận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Nhucầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn sẽ biếnđổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người Vì vậy, lý luận phải đápứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người

Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận Tính chân lý của lý luận chính

là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểmnghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối với hoạt động thực tiễn của conngười Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm Thông quathực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thứcnhân loại; những kết luận chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sunghoặc nhận thức lại Giá trị của lý luận nhất thiết phải được chứng minh tronghoạt động thực tiễn Không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý;thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của

nó Do đó, chỉ những lý luận nào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thìmới đạt đến chân lý

b) Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn

Ban đầu, hoạt động của con người chưa có lý luận chỉ đạo, song con ngườiphải hoạt động để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Thông qua đó, con ngườikhái quát thành lý luận Từ đó, những hoạt động của con người muốn có hiệuquả nhất thiết phải có lý luận soi đường Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạtđộng thực tiễn của con người mới trở thành tự giác, có hiệu quả và đạt được mụcđích mong muốn

Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng địnhhướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện Lý luậncòn dự báo được khả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dựbáo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, những thất bại có thể cótrong quá trình hoạt động Như vậy, lý luận không chỉ giúp con người hoạt động

Trang 16

hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạtđộng của con người Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lýtưởng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh vô cùng to lớncủa quần chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.

Lý luận có thể lạc hậu so với thực tiễn Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòihỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sungnhững khiếm khuyết của lý luận hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp vớithực tiễn

3 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

b) Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luận phải phù hợp với điều kiện lịch sử-cụ thể

Lý luận được hình thành không chỉ là sự tổng kết thực tiễn mà còn là mụcđich cho hoạt động thực tiễn tiếp theo Sự phát triển của thực tiễn trong lịch sửluôn được lý luận khái quát Chính vì lý luận phản ánh thực tiễn dưới dạng quyluật mà lý luận có khả năng trở thành phương pháp luận cho thực tiễn

c) Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là những biểu hiện khác nhau của sự

vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Bệnh kinh nghiệm là sự tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn trướcđây và áp dụng một cách máy móc vào hiện tại khi điều kiện đã thay đổi Kinhnghiệm là rất quý, nó đã góp phần thành công trong điều kiện, hoàn cảnh nhấtđịnh và là cơ sở để khái quát lý luận Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệmmột nơi, một lúc nào đó, xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ

Trang 17

thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi Để khắc phục bệnhkinh nghiệm có hiệu quả phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn, tức là bám sát thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ

lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp thực tiễn

Trái với bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều lại tuyệt đối hóa lý luận, tuyệtđối hóa kiến thức đã có trong sách vở, coi nhẹ kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng

lý luận một cách máy móc, không tính toán đến điều kiện lịch sử-cụ thể mỗi nơi,mỗi lúc Để khắc phục bệnh giáo điều, chúng ta phải quán triệt sâu sắc nguyêntắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Lý luận phải luôn luôn gắn liền với thựctiễn, phải khái quát từ thực tiễn, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, kiểm tra trongthực tiễn và không ngừng phát triển sáng tạo cùng với thực tiễn

II Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là một trong nhữngnhiệm vụ chính của các cơ quan nhà nước Với chức năng quản lý nhà nước vềứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), Cục Ứng dụng CNTT trực thuộc BộThông tin và Truyền thông thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng cácvăn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ứng dụng CNTT Trong công tác nàycần quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Trước hết, văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành trong đó có quy tắc xử sự chung, cóhiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh cácquan hệ xã hội Do có tác động điều chỉnh các quan hệ xã hội với hiệu lực bắt buộc vì vậy quá trình xây dựng các văn bản QPPL phải luôn xuất phát từthực tiễn Ở góc độ triết học, nội dung của văn bản QPPL có thể coi là các

lý luận Theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, trong quá trìnhxây dựng văn bản QPPL, phải xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếpcủa văn bản Các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản chính là cơ sởthực tiễn để xây dựng văn bản Các ý kiến tham gia về dự thảo văn bản đều đượcnghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo Trước khi xây dựng văn bản QPPL mới đều phải tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản QPPL hiện hành có liên quan đến văn bản sắp xây dựng; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của văn bản.Việc khảo sát, đánh giá này chính nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu của thực tiễn

để hình thành các lý luận phù hợp thể hiện trong nội dung của các văn bản

Trang 18

QPPL sẽ xây dựng Ngoài ra còn phải tổ chức đánh giá tác động và xây dựngbáo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản; thể hiện rõ hơn sự thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn Lý luận trước khi đưa vào áp dụng thực tiễn phải đượcđánh giá tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với thực tiễn.

Khi văn bản QPPL được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì lúc đó

lý luận đã được áp dụng vào thực tiễn Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản đều phải tuân theo các quy định trong văn bản; nghĩa làthực tiễn đã được chỉ đạo bởi lý luận Các văn bản QPPL áp dụng trong thực tếsau một thời gian nhất định sẽ dần phát sinh những bất hợp lý do quan hệ xã hội

bị điều chỉnh đã thay đổi Khi đó, văn bản QPPL sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặcthay thế bằng văn bản khác phù hợp hơn với thực tiễn

Như vậy, công tác xây dựng văn bản QPPL đòi hỏi phải luôn thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn; xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn Vì vậy, việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác này làđặc biệt quan trọng và cần thiết

Ví dụ 3: Chỉ ra và phân tích tiền đề thực tiễn để C.Mác xây dựng lý luận hình thái KT-XH

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát kiến vĩ đại nhất củaC.Mác Trong việc xác định quan điểm duy vật lịch sử (tức quan điểm duy vậtbiện chứng về xã hội), lý luận bao trùm và mang tính nền tảng, cơ bản là lý luậnhình thái KH-XH

Theo quan điểm của C.Mác thì chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất ởtính vật chất của nó; các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau Thế giới tồn tại và vận động một cách khách quan với quy luật của chính nó; không phụthuộc vào ý muốn, ý chí của con người Xã hội là một bộ phận và hơn nữa làmột bộ phận đăc thù của thế giới Là bộ phận của thế giới nên xã hội có mối liên hệ nội tại với các bộ phận còn lại của thế giới và tuân theo các quy luậtchung của thế giới Là bộ phận đặc thù của thế giới nên xã hội còn có quy luậtriêng của bản thân nó Từ các quan điểm chung về thế giới và xã hội, C Mác đãtìm ra điểm xuất phát mới trong việc nghiên cứu xã hội là xuất phát từ con ngườihiện thực tức là xuất phát từ đời sống hiện thực của họ C.Mác đã viết: “…chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính làcũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự

Trang 19

phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy”.

Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người, C.Mác đã đi đến xác địnhtiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”.Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở,quần áo và một vài thứ khác nữa Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống, vật chất” C Mác cũng phát hiện ra, cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động là nhu cầu vàlợi ích Nhu cầu của con người được hình thành một cách khách quan trong đời sống và rất phong phú, đa dạng như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu giao tiếp vàsinh hoạt cộng đồng; nhu cầu phát triển về mặt thể chất và tinh thần… Nhu cầu

là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động Hoạt động của con ngườithỏa mãn được nhu cầu này lại làm nảy sinh nhu cầu khác Việc không ngừngnảy sinh nhu cầu mới là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là động lựcphát triển của xã hội

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người Để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân con người và các quan hệ xã hội Cáclĩnh vực sản xuất đó tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau.Trong đó, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là cái khácbiệt căn bản giữa con người với động vật Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại

và phát triển của con người Chính sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sốngvật chất và tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú đa dạng của nó Chonên xuất phát từ đời sống hiện thực của con người là phải xuất phát từ sản xuất

ra của cải vật chất để đi đến các mặt khác của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội Như vậy, xét đến cùng sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản và nền tảng quyết định các vấn đề còn lại củađời sống xã hội (giai cấp, dân tộc, nhà nước, con người, văn hóa…) cũng như sựvận động, phát triển của nhân loại từ khi xuất hiện cho đến khi còn tồn tại

Từ sản xuất, C.Mác lại phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau: một mặt

là quan hệ giữa người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa người người với

Ngày đăng: 02/03/2015, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w