1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch giao thông vận tải tỉnh nam định đến năm 2030

73 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Cũng theo tài liệu Tổng quan về quy hoạch của Tổ chức Liên minh Thế giới có sự tham gia công dân, khái niệm Quy hoạch được định nghĩa là sự kết hợp của khung chiến lược tốt đạt được thôn

Trang 1

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế quốc tế hóa đời sống sản xuất ngày càng sâu và rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó mạng lưới giao thông, đóng vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, giao lưu du lịch văn hóa, đào tạo, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực phát triển Nam Định với đầu mối giao thông quan trọng của các vùng nam đồng bằng sông Hồng, cũng như của cả nước, đã quy tụ đầy đủ các phương thức giao thông như: đường bộ, đường sắt, đường sông Vì vậy việc xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển mạng lưới giao thông đáp ứng cho việc hội tụ kinh tế khu vực Đồng thời cũng phải tính đến những đặc điểm riêng của Nam Định như: đặc điểm là một đô thị cổ, mật độ di tích văn hóa, lịch sử đa dạng, tốc độ đô thị hóa cao và cũng có lưu lượng phương tiện giao thông lớn

Với định hướng đưa Nam Định trở thành cực phát triển của nam đồng bằng sông Hồng, hệ thống giao thông giữ vai trò là mạng lưới giao thông trung tâm cho các vùng lân cận, quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng

và cả Nam Định nói riêng

Nam Định ngày nay đang ngày một phát triển với tốc độ đô thị hóa mạnh, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp với diện tích rộng lớn đã thu hút nhiều nhân công đến đây, không chỉ trong mà còn cả các tỉnh lân cận Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các luồng di dân từ bên ngoài vào với hy vọng tìm được việc làm, nhằm cải thiện đời sống của họ Tình trạng này đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần nhanh chóng giải quyết như: tình trạng thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thiếu việc làm và đặc biệt làm tăng mật độ đi lại trong cả tỉnh, tập trung chủ yếu ở thành phố và các khu công nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống giao thông toàn tỉnh

Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống giao thông với phát triển kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa của nước ta hiện nay,

Trang 2

2

muốn phát triển kinh tế nhất thiết phải có sự đầu tư của nước ngoài, bởi đó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số nguồn vốn để phát triển Mà muốn thu hút được đầu tư của nước ngoài thì nước ta cần phải quan tâm cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật sao cho đồng bộ và hoàn chỉnh Đó chính là điều kiện cần để thu hút nguồn vốn đầu tư Vì vậy công tác nâng cao cải tạo

hệ thống giao thông là nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông vận tải Vì vậy em

đã quyết định chọn đề tài: “Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2030”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Là cơ sở để lập kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của giai đoạn phát triển mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế

Là cơ sở để phát triển các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, cảng biển, đường sắt trên địa bàn tỉnh, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các phương thức vận tải trong tỉnh phát triển bền vững và liên thông với mạng lưới quốc gia

Xác định các công trình giao thông vận tải ưu tiên đầu tư đến năm

2030 của tỉnh làm cơ sở tạo đà phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

3 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

3.1 Về mặt không gian

Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm Thành phố Nam Đinh và các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên

Trang 3

vệ môi trường,

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Các tài liệu được tác giả thu thập từ nhiều nguồn như các giáo trình, số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan bằng phương

pháp sao chép, thống kê

Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu trong phòng, tác giả cũng tiến hành điều tra, khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Nam Định thông qua công cụ phỏng vấn bán chính thức nhằm quan sát, đánh giá cũng như thẩm định lại một số nghi vấn trong quá trình nghiên cứu, xử lý các tài liệu thu thập được

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được tác giả xử lý thông qua các phương pháp: tổng hợp, thống kê, so sánh để thấy rõ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

CHƯƠNG 1: Lý luận về quy hoạch và quy hoạch giao thông vận tải

Trang 5

5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUY HOẠCH

GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1 Tổng quan về quy hoạch và quy hoạch giao thông

1.1.1.Khái niệm

a) Phân tích về ngôn ngữ khái niệm quy hoạch (Planning)

- Theo tiếng Việt, trong từ điển ngôn ngữ, từ quy hoạch là danh từ, đồng

thời cũng là tính động từ biểu hiện lộ trình để đạt được mục tiêu

- Theo tiếng Anh, về ngôn ngữ từ Planning được cấu tạo từ động

từ plan và thêm đuôi ing trở thành danh từ hay tính động từ, biểu hiện lộ trình

đạt mục tiêu

b) Một số khái niệm quy hoạch cụ thể trên thế giới và trong nước

Khái niệm quy hoạch thế giới

Giáo trình “Lý thuyết quy hoạch” của tác giả Philip Allmendinger

(2009), Đại học Cambrige được giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng

ở Mỹ, ở Đức, ở Trung Quốc… và tất nhiên ở Anh nhưng không bàn tới khái niệm này Có phải họ kém, hay không nhận thấy đó là vấn đề cơ bản?, trả lời không phải và cũng không hẳn ở các nước phát triển vấn đề này đã được giải quyết Khái niệm quy hoạch hay nội dung chuyên môn quy hoạch cũng như các môn khoa học khác cần có những thay đổi cho phù hợp thời đại

Theo Sir Peter Hall, GS Đại học Tổng hợp London, Chủ tịch Hiêp hội

Đô thị và Nông thôn Vương quốc Anh, Quy hoạch như một hoạt động chung,

bao gồm việc tạo ra một chuỗi hành động có trình tự, dẫn đến việc đạt một hay nhiều mục tiêu đề ra Các phương tiện thực hiện chính sẽ là các thuyết

minh được hỗ trợ một cách thích hợp bới các dự báo thống kê, các quan hệ toán học, các đánh giá định lượng và các sơ đồ minh họa mối quan hệ giữa các thành tố khác nhau của bản quy hoạch Các bản quy hoạch có thể bao gồm hoặc không bao gồm các phác thảo vật thể chính xác của các công trình (Hall, 1992)

Theo tài liệu Tổng quan về quy hoạch của Tổ chức Liên minh Thế giới

có sự tham gia công dân, khái niệm Quy hoạch được định nghĩa là một tiến trình thực hiện có tính hệ thống đưa ra các nhu cầu, tìm ra con đường tốt nhất

để đạt được nhu cầu đó, trong một khung chiến lược cho phép bạn xác định

Trang 6

6

những ưu tiên, nguyên lý vận hành Quy hoạch chính là nghĩ về tương lai để biết bạn có thể làm gì về nó bây giờ Điều đó không nhất thiết là tất cả mọi thứ sẽ phải theo đúng kế hoạch, nó cũng có thể không Nếu bạn có một kế hoạch đàng hoàng, có khả năng điều chỉnh nó, mà không cần phải thỏa hiệp với mục tiêu chung, thì chắc chắn sẽ tốt hơn

Cũng theo tài liệu Tổng quan về quy hoạch của Tổ chức Liên minh Thế giới có sự tham gia công dân, khái niệm Quy hoạch được định nghĩa là sự kết hợp của khung chiến lược tốt (đạt được thông qua quy hoạch chiến lược) và

kế hoạch thực hiện tốt hay kế hoạch hành động tốt, gồm:

Cung cấp sử hiểu biết rõ ràng điều gì bạn cần làm để đạt được mục tiêu phát triển; hướng dẫn bạn về các ưu tiên và đưa ra quyết định; cho phép bạn trọng tâm vào nguồn lực hạn hẹp có thể trong các hoạt động mang lại lợi ích lớn nhất; giữ bạn trong bối cảnh chung toàn cầu, quốc gia, khu vực cụ thể; cung cấp bộ công cụ giúp bạn tương tác (communicate) mong muốn của bạn với người khác; cung cấp hướng dẫn tốt (coherent) để thực hiện hàng ngày Trong tài liệu tiếng Nga, quy hoạch được hiểu là sự phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đạt đươc các mục tiêu đặt ra, bao gồm toàn bộ những hoạt động (gồm nhiều quá trình) gắn với các mục tiêu (nhiệm vụ) đó cũng như cách thức thực hiện chúng trong tương lai Dưới góc độ toán học, quy hoạch có thể coi

là một hàm số toán học, trong đó thời gian là một trong những nhân tố quan trọng Như vậy, tổng quát hoạt động quy hoạch bao gồm các bước sau: (1) Đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ; (2) Xây dựng các chương trình (kế hoạch) hành động; (3) Thiết kế và xem xét các phương án kế hoạch khác nhau; (3) Xác định các nguồn lực cần thiết và các nguồn huy động; (3) Xác định những người có trách nhiệm thi hành cụ thể; (4) Đưa ra các mục tiêu đặt ra dưới dạng hình thức cụ thể (ví dụ như các văn bản đề án, dự án hay các quyết định)

Trong tài liệu tiếng Pháp, quy hoạch được hiểu là sự phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đạt đươc các mục tiêu đặt ra, bao gồm toàn bộ những hoạt động (gồm nhiều quá trình) gắn với các mục tiêu (nhiệm vụ) đó cũng

Trang 7

7

như cách thức thực hiện chúng trong tương lai Dưới góc độ toán học, quy hoạch có thể coi là một hàm số trong đó thời gian là một trong những biến số quan trọng

Khái niệm quy hoạch trong nước

Nghị định 92, rất tiếc Nghị định này không xuất phát từ khái niệm quy hoạch chung, sau đó mới đi đến khái niệm từng loại quy hoạch Dựa trên các khái niệm của các loại quy hoạch cụ thể trong Nghị định, chúng tôi đưa ra khái niệm quy hoạch như sau: Quy hoạch là luận chứng phát triển (tổng thể hay từng ngành, lĩnh vực) và tổ chức không gian các hoạt động (tổng thể hay ngành, lĩnh vực) hợp lý trên lãnh thổ quốc gia trong một thời gian Nghị định 04, khái niệm quy hoạch ngành, lĩnh vực có khác đi, dẫn đến lầm lẫn giữa quy hoạch ngành lĩnh vực vì quy hoạch ngành, lĩnh vực là luận chứng kinh tế kỹ thuật

Luật xây dựng năm 2003, một trong các khái niệm đưa ra là khái niệm quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ

Theo PGS KTS.TS Trần Trọng Hanh trong báo cáo “Giải pháp cho cách tiếp cận tổng hợp quy hoạch vùng ở Việt Nam”, cho rằng Quy hoạch là sự trù tính cách thức, đường lối trước khi làm

Theo TS Nguyễn Bá Ân, trong đề tài khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư 2 năm 2011-2012, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH được định nghĩa

là dự báo phát triển và tổ chức không gian các đối tượng kinh tế, xã hội và môi trường cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định, có tính tới các điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Trong tập bài giảng “Quy hoạch phát triển” năm 2009, trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, TS Nguyễn Tiến Dũng lại cho rằng Quy hoạch phát triển là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của

Trang 8

8

quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục

vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững

Theo PGS.TS Hoàng Sỹ Động trong sách chuyên khảo quy hoạch “Quy

hoạch từ lý thuyết đến thực tiễn ở nước chuyển đổi mô hình phát triển”, Quy hoạch là lộ trình (roadmap) của các hoạt động chính (3 nội dung) để đạt được

mục tiêu rõ ràng, chú trọng tổ chức không gian trên cơ sở khai thác, phát huy

tiềm năng, lợi thế (thời đại) tại một phạm vị không gian nhất định, theo thời

gian xác định

c) Khái niệm quy hoạch giao thông vận tải

Theo PGS.TS Hoàng Sỹ Động, quy hoạch giao thông vận là một quy hoạch tổng thể giao thông, thuộc một trong những nhóm quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực

Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải, trong đó có quy hoạch giao thông đường bộ, quy hoạch giao thông đường sắt, quy hoạch giao thông đường thủy, quy hoạch giao thông đường hàng không, quy hoạch cảng biển, quy hoạch sân bay, quy hoạch bến xe

1.1.2 Ma trận so sánh nội hàm cụ thể khái niệm quy hoạch với các khái niệm quy hoạch đưa ra

Đánh giá các khái niệm quy hoạch dựa trên cơ sở nội hàm khái niệm quy hoạch đã được trình bày ở phân trên, chúng tôi đưa ra ý kiến cơ bản nhưng rất

cụ thể trong bảng 1 dưới đây:

Trang 9

9

Bảng 1 1: Ma trận so sánh nội hàm chuyên môn khái niệm quy hoạch

với các định nghĩa quy hoạch đƣa ra

TT Khái niệm

quy hoạch Lộ trình quy hoạch

Nội hàm chuyên môn quy hoạch

Thời gian, không gian quy hoạch

I Quốc tế

1.1

Sir Piter Hall Có đề cập nhƣng chƣa rõ

3 nội dung theo lộ trình,

có mục tiêu,không có từ

phát triển

Đã đề cập tuy nhiên chƣa đầy đủ, lại nhiều hơn trong phần lập quy hoạch và

công cụ

Đề cập thời gian và không gian nhƣng chƣa

rõ 1.2 Tổ chức Liên

quy hoạch

Đề cập cụ thể tới không gian và thời gian nhƣng thời gian chƣa rõ 1.3 Tài liệu tiếng

Nga

Chƣa đề cập đến cả 3 nội dung, tập trung vào lập và thực hiện quy hoạch, có mục tiêu, không có từ phát

triển

Đã đề cập tới nhƣng cũng chƣa đầy đủ, lại nghiêng

về phân bổ nguồn lực trong lập quy hoạch

Đã đề cập tới không gian và thời gian

Mới tập trung lập quy hoạch, chƣa đề cập tới thực hiện, giám sát, đánh giá quy hoạch

Đã đề cập tới thời gian

và không gian 2.2 Luật xây dựng Có 3 nội dung nhƣng chƣa

rõ, tập trung tổ chức không gian đô thị…, chƣa có mục tiêu, không có từ phát triển

Đề cập chung chung về tổ chức không gian đô thị, hạ tầng và phù hợp với quy hoạch khác

Đã đề cập tới thời gian

và không gian 2.3 Nguyễn Bá

Đã đề cập tới thời gian

và không gian

Trang 10

có từ phát triển

Chưa rõ, lại tập trung vào

tổ chức không gian, quá chung nên chuyên môn

hạn chế

Đã đề cập tới không gian nhưng thiếu thời gian 2.5 Hoàng Sỹ

Đông

Đề cập tới lộ trình nhưng chưa đề cập 3 nội dung cụ thể, có mục tiêu, không có

từ phát triển

Đã đề cập tới cả 3 nội dung (lộ trình), tập trung vào tổ chức không gian và mới ở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế

Đã đề cập tới cả thời gian và không gian

1.1.3 Phân tích, đánh giá tổng quát về chuyên môn khái niệm quy hoạch

Về chuyên môn, theo chúng tôi khái niệm quy hoạch 3 nội dung cụ thể, phản ánh đặc điểm đặc thù của môn khoa học này so với các môn khoa học khác

a) Thứ nhất quy hoạch là lộ trình đạt được mục tiêu

Quy hoạch là một lộ trình (roadmap) sống động nhằm đạt được mục tiêu nhất định của chủ thể (tổ chức nhà nước, công đồng hay tư nhân) gồm 3 bước

cụ thể như sau:

1/ Bước thứ nhất: Lập quy hoạch;

2/ Bước thứ hai: Thực hiện quy hoạch;

3/ Bước thứ ba: Giám sát, đánh giá quy hoạch

Chúng tôi cho rằng, không cần thiết phải đưa từ “phát triển” vào vì nước ngoài không làm và nếu làm như vậy, khái niệm này trở thành vô nghĩa

vì làm người đọc hiểu có quy hoạch không phát triển

b) Thứ hai quy hoạch có đặc thù chuyên môn riêng

Quy hoạch là một môn chuyên môn được giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới, cả Việt Nam, có trong nhiều bộ luật và thực tiễn được nhiều nước, trong đó có Việt Nam làm với các nội dung cơ bản dưới đây:

1/ Bước lập quy hoạch gồm: Xác định tiềm năng, lợi thế, điểm mạnh,

điểm yếu…; đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển về không

Trang 11

11

gian đô thị, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, sử dụng đất đai, môi trường…; giải pháp thực hiện, dự án đầu tư;

2/ Bước thực hiện quy hoạch là: Thành lập ban điều hành quy hoạch, lập

kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch, có người chịu trách nhiệm từng hoạt động, xúc tiến đầu tư với các dự án cụ thể, xây dung, ban hành chính sách và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch

3/ Bước giám sát, đánh giá quy hoạch cụ thể: Tổ chức đánh giá theo bộ

tiêu chí từ lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch, xây dựng báo cáo về giám sát, đánh giá quy hoạch, gồm cả đề xuất mới đưa ra nhằm nâng cao chất

lượng công tác quy hoạch

c) Thứ ba quy hoạch phải theo thời gian và không gian cụ thể

Thời gian (time), không gian (space) quy hoạch cũng là nội dung thuộc

tính chuyên môn quy hoạch nhưng được tách riêng nhằm làm rõ hơn:

1/ Thời gian quy hoạch: Được tính từ khi lập quy hoạch đến thực

hiện quy hoạch và cuối cùng là giám sát, đánh giá quy hoạch;

2/ Không gian quy hoạch: Được tính trên phạm vi cả diện tích (mặt

bằng) và không gian (lên cao) cụ thể, nơi quy hoạch

d) Thứ tư quy hoạch tuân theo quy luật khách quan

Thời đại toàn cầu hóa trên thế giới vì vậy các quốc gia, các môn khoa học cũng phải tuân theo quy luật phát triển khách quan trên thế giới

Điều này được thể hiện rõ nhất là các quốc gia, các sản phẩm trong thời đại toàn cầu hóa phải cạnh tranh khốc liệt nên đều phải dựa trên khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế

Nội dung này được phản ánh trong khái niệm quy hoạch của tác giả Việt Nam và chúng tôi chưa tìm thấy trong khái niệm của tác giả nước ngoài nhưng chắc chắn họ cũng đưa vào nội dung quy hoạch rồi

Bốn điểm nêu trên rất rõ ràng tuy nhiên chúng tôi cũng cần luận giải

cụ thể hơn vì nhiều khi các đối tác, cả chủ thể và khách thể quy hoạch lại

Trang 12

Ở Việt Nam, vùng được hiểu rất phức tạp và thực tiễn các đối tác quy hoạch hiểu, phân vùng cụ thể cũng rất khác nhau Ngành Kế hoạch và Đầu tư phân ra 6 vùng, ngành Nông Lâm Ngư nghiệp phân ra 7 hay 8 vùng và ngành Xây dựng là 10 vùng

Vùng ở Việt Nam của các ngành này còn rất khác nhau ví dụ tỉnh Quảng Ninh, ngành Kế hoạch và Đầu tư cho là thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, trong khi ngành Lâm nghiệp, Nông nghiệp lại cho nó thuộc vùng Đông Bắc nhưng còn ngành Xây dựng lại khác

Hơn nữa, nhiều tác giả thậm trí ngay trong giáo trình quy hoạch các ngành ở Việt Nam cũng chưa đề cập tới thời gian hoặc có đề cập nhưng không đưa ra cụ thể Thời gian quy hoạch dài hơn thời gian của kế hoạch 5 năm, phụ thuộc nhiều vào loại quy hoạch

Tổng quát lại thấy rằng, có sự hiểu khác nhau trong khái niệm quy hoạch giữa nước ngoài và trong nước như sau:

Thứ nhất: Ở nước ngoài, quy hoạch được hiểu là một lộ trình sống động

nhằm đạt được mục tiêu mà ở trong nước chưa rõ, nhiều lức bị hiểu tùy tiện;

Thứ hai: Quy hoạch là môn chuyên môn với các nội dung đặc thù

riêng từ lập, thực hiện và đánh giá quy hoạch, trong nước lại chủ yếu là lập quy hoạch;

Thứ ba: Ở nước ngoài, quy hoạch phải tuân theo thời gian và không gian

phù hợp, còn ở trong nước chưa đầy đủ, hợp lý

Trang 13

13

Như vậy, rất nhiều dự án quy hoạch ở Việt Nam hiện nay thực chất xét

trên bản chất khái niệm quy hoạch thì không thể coi chúng là dự án quy hoạch

mà là đề án, nếu đi sâu phân tích còn nhiều bất cập nữa (phần dưới rõ hơn)

Ví dụ điển hình nhất là đề án quy hoạch cán bộ hiện nay hay quy hoạch quy hoạch sân golf Các đề án này không thể xếp vào dự án quy hoạch được, thực chất là đề án với các nội dung chuyên môn khác môn quy hoạch

1.1.4 Đề xuất khái niệm quy hoạch, quy hoạch tực tiễn

a)Nguyên tắc đề xuất khái niệm quy hoạch

Nguyên tắc thứ nhất: Khái niệm quy hoạch đưa ra cần phù hợp với chuẩn

mực quốc tế vì đây là môn học được dạy trong nhiều trường đại học, có trong nhiều bộ luật và được các nước, tổ chức quốc tế thực hiện

Nguyên tắc thứ hai: Khái niệm quy hoạch đưa ra cần phù hợp với điều

kiện thực tiễn Việt Nam, nhất là trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo phản ánh đúng bản chất nội hàm của môn chuyên môn này

Nguyên tắc thứ ba: Khái niệm quy hoạch đưa ra phản ánh được quy luật

phát triển khách quan sống động nhưng đồng thời khắc phục được cách hiểu tùy tiện ở trong nước hiện nay

b) Khái niệm quy hoạch đề xuất

Trên cơ sở phân tích, đánh giá và dựa trên 3 nguyên tắc đưa ra, chúng tôi đưa ra khái niệm quy hoạch dưới đây:

Quy hoạch là lộ trình (roadmap) nhằm đạt được mục tiêu xác định, bao

gồm: Lập quy hoạch là xác định tiềm năng, lợi thế, đưa ra mục tiêu, phương hướng, nhất là tổ chức không gian và giải pháp thực hiện;Thực hiện quy hoạch là thành lập ban điều hành, đưa ra hoạch hành động, xúc tiến đầu tư với

dự án cụ thể, xây dựng, ban hành chính sách và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; Giám sát, đánh giá quy hoạch theo bộ tiêu chí, xây dựng báo cáo, có đề xuất mới nâng cao hiệu quả công tác này tại phạm vị không gian nhất định và thời gian xác định

Trang 14

14

Đưa ra khái niệm quy hoạch như trên được luận giải vì nó thể hiện lộ trình ba bước sống động nhằm đạt mục tiêu, phản ánh nội hàm cơ bản môn chuyên môn này trong 4 nội dung là lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch, giám sát đánh giá và theo thời gian cùng không gian quy hoạch, có điểm mới phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế và nhấn mạnh tổ chức không gian vì hiện nay Việt Nam yếu Như vậy, rõ ràng khái niệm quy hoạch này đưa ra đã khắc phục được nhược điểm thiếu xót, hạn chế của các khái niệm đã nêu và phù hợp điều kiện Việt Nam, thời đại và đặc biệt rất rõ ràng, phù hợp với quốc tế do tránh được thiếu sót tùy tiện trong nước, tiếp cận luật quy hoạch thế giới và luật quy hoạch đang xây dựng từ lập, thực hiện và giám sát, đánh giá quy hoạch

1.2 Phân loại quy hoạch giao thông vận tải với các loại quy hoạch khác

 Quy hoạch giao thông vận tải với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội

Quy hoạch tổng thể là quy hoạch quan trọng bậc nhất, có tính định hướng chung, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi và là căn cứ quan trọng để lập các loại quy hoạch ngành, lĩnh vực (trong đó có quy hoạch giao thông vận tải) dựa vào để thực hiện

Vì vậy, cần đặt quy hoạch giao thông trong quy hoạch tổng thể để thấy được vị trí, vai trò của chúng trong quy hoạch tổng thể Từ đó việc làm quy hoạch giao thông vận tải sẽ trở nên phù hợp hơn, các khâu từ làm, thực hiện quy hoạch đến đánh giá, điều chỉnh quy hoạch giao thông sẽ hoàn thiện và đúng với tình hình thực tiễn hơn

 Quy hoạch giao thông với quy hoạch đất đai

Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng thể chuyên ngành, định hướng sử dựng đất cho các ngành Đặt quy hoạch giao thông trong quy hoạch

đất đai để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế

Trang 15

15

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ VỀ HỆ THỐNG

GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

2.1.1 Vị trí địa lý

Nam Định là tỉnh trung tâm của vùng nam đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Nam Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía biển Đông giáp biển Đông Tỉnh Nam Định được chia thành 10 đơn vị hành

Trang 16

16

chính gồm 9 huyện và 1 thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh với dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.830.023 người

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

 Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh năm 2011 là 1.652,29

km2 so với năm 2000 diện tích đất trồng tự nhiên tăng 1405,5 ha, chủ yếu là đất phi nông nghiệp trong đó tỷ lệ tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng là đất khu vực bãi bồi ven biển ở hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng

 Về địa hình: Nam Định khá bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, nên có thể chia thành 2 vùng chính là vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và vùng đồng bằng là các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường

 Về thổ nhưỡng: đất Nam Định được chia thành 2 vùng: vùng đất cổ ở phía bắc gồm các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và tp.Nam Định; vùng đất trẻ ở phía nam, ven biển gồm các huyện: Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy

 Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản nhiên liệu: than nâu ở Giao Thủy chưa được nghiên cứu nằm sâu dưới lòng đất Khoáng sản ở thể rắn: sét làm gạch nằm rải rác ở các bãi ven sông, với tổng trữ lượng toàn tỉnh khoảng 25 -

30 triệu tấn Cát xây dựng tập trung chủ yếu ở lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào trữ lượng không ổn định Ngoài ra còn có mỏ cát nhỏ ở Quất Lâm

 Tài nguyên nước: Nam Định có hệ thống sông nòi khá dày đặc với mật

độ lưới sông 0,33 km/km2 Do đặc điểm địa hình dòng chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam, chế độ nước sông chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa khô Vào mùa lũ nếu không có hệ thống đê bao thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt Vào mùa khô, các sông sẽ bị ảnh hưởng lớn của thủy triều khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn, tuy nhiên cũng có lợi thế cho thủy lợi vì chế độ nhật triều giúp cho quá trình thau chua, rửa mặn

Trang 17

17

 Tài nguyên du lịch

- Về tài nguyên du lịch nhân văn: trên địa bàn tỉnh có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 84 di tích lịch sử quốc gia, 174 di tích cấp tỉnh Một nét đặc trưng của tỉnh là 2 quần thể di tích đền Trần và Phủ Dày

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Nam Định có vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy), năm 2004 VQG được UNESCO xác định là khu dự trữ sinh quyển có diện tích 7000ha Tài nguyên du lịch thứ hai là vùng biển Thịnh Long, Quất Lâm và Rạng Đông

2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định

Theo báo cáo niên giám thống kê năm 2010, trong cả giai đoạn

2000-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh 8,82% cao hơn tốc độ bình quân cả nước GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 5,14 triệu đồng năm 2005 lên 14,4 triệu đồng năm 2010, tuy nhiên mới bằng 53% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối ngành nông nghiệp

Bảng 2.1 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

3 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,05 1,2 2,9

(Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Nam Định năm 2010)

Về cơ cấu thành phần kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước tuy chiếm 17,7% trong GDP của tỉnh nhưng lại nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt

Trang 18

18

Về thu chi ngân sách: tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh giai đoạn 2001-2010 trên 29.200 tỷ đồng Cụ thể giai đoạn 2001-2005 thu trên 8.348,15 tỷ đồng Giai đoạn 2006-2010 tổng thu ngân sách tỉnh trên 20.864,81 tỷ đồng

Bảng 2.2: Thu chi ngân sách tỉnh Nam Định năm 2010

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2001-2010 Tổng

số

Cơ cấu (%)

Tổng số

Cơ cấu (%)

Tổng

số

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Nam Định năm 2010)

Về đầu tư phát triển: tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 đạt 52.045,6 tỷ đồng Trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt gần 12.000 tỷ đồng, chiếm 30,7% so với GDP Giai đoạn 2006-2010 đạt 40.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 41,9% so với GDP Trong cơ cấu đầu tư thì nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn 54,84%, sau đó đến vốn nhà nước 42,95%, vốn đầu tư nước ngoài 2,21% năm 2010 đã tăng từ 1,61%

năm 2005

Trang 19

Cơ cấu (%)

Tổng vốn

Cơ cấu (%)

Tổng vốn

Cơ cấu (%)

Tổng vốn

đầu tư 1600.0 3812.3 6318.0 11975.6 100 40069.5 100 52045.0 100

- NSNN 500.4 1236.4 4733.0 3774.6 31.52 14428.9 3601 18203.5 34.98 -Vốn TDNN 400.3 102.8 240.0 821.0 6.86 1001.4 2.50 1822.3 34.98 -Vốn tự có

của DNNN 200.0 46.3 75.0 232.3 1.94 534.6 1.33 766.9 1.47

- Vốn khác 189.9 450.0 189.9 1.59 1246.7 3.11 1436.5 2.76

3.ĐTTTNN 0.5 139.5 185.0 192.6 1.61 884.8 2.21 1077.5 2.07

(Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Nam Định năm 2010)

Nguồn vốn trên tập trung chủ yếu vào các khu, cụm công nghiệp, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, bệnh viện, các công trình trọng điểm như tường kè thành phố, kè đê biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng,

2.3 Hiện trạng các ngành kinh tế chủ yếu

2.3.1 Nông, lâm, thủy sản

Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2001-2010 đạt 3,69%/năm, trong đó ngành thủy sản liên tục tăng trưởng mạnh Tuy nhiên, tỷ trọng ngành thủy sản chiếm tỷ lệ thấp hơn so với ngành nông nghiệp, do vậy mức ảnh hưởng không lớn đến tăng trưởng bình quân toàn ngành

Trang 20

20

2.3.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.833,6 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) gấp 2,5 lần so với năm 2005 và gấp 6,4 lần so với năm 2000 Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 20,42% cao hơn mức chung của cả nước Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2001-

2005 tăng trưởng bình quân 28,41%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 23,72%/năm

2.3.3 Thương mại và du lịch

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội tỉnh định kỳ 2006-2010

tăng 16,9%/năm cao hơn kỳ 2001-2005 là 6,6%/năm

Như vậy tỉnh Nam Định có những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi như tiềm năng kinh tế biển, tềm năng phát triển du lịch lớn, tiềm năng về diện tích đất trồng nông nghiệp nhiều

Tuy nhiên, hạn chế chính ảnh hưởng để phát triển kinh tế của tỉnh là công tác giải phóng mặt bằng và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông liên vùng, điện, nước, viễn thông, chưa đảm bảo nên không thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước

Trang 21

21

2.4 Hiện trạng giao thông tỉnh Nam Định

Hình 2.2: Bản đồ giao thông vận tải tỉnh Nam Định

2.4.1 Tổng quan hệ thống giao thông vận tải

Trên cơ sở các Nghị quyết của tỉnh ủy tỉnh Nam Định, các Quyết định UBND tỉnh và các quy hoạch kinh tế xã hội, giao thông vận tải, công nghiệp tỉnh, hệ thống giao thông vận tải tỉnh bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường

thủy nội địa và đường biển cụ thể như sau:

Trang 22

22

+ Chiều rộng mặt đường chủ yếu 1 làn xe

+ Hệ thống đường và cầu cống chưa được đồng bộ hóa

+ Hệ thống đường đô thị và đường nông thôn đều có quy mô nhỏ chưa được cấp kỹ thuật

+ Hệ thống cầu cống còn thiếu (các tuyến đường tỉnh qua các sông lớn đều chưa có cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu), các cầu cống hiện tại chưa đảm bảo tải trọng để phù hợp với tốc độ phát triển của phương tiện đường bộ

- Đường sắt: đoạn đường sắt trong địa phận tỉnh thuộc tuyến đường sắt

Thống Nhất, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chưa có quy hoạch đường gom dọc 2 bên đường và giao cắt với đường bộ, cá nhà ga trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, thiết bị bốc xếp thủ công, ga Nam Định nằm trong nội thành gây mất trận tự xã hội và an toàn giao thông

- Đường thủy nội địa: Nam Định có lợi thế về đường sông nhưng luồng

tuyến chủ yếu dựa vào dòng chảy tự nhiên chưa được quan tâm, hệ thống phao tiêu biển báo còn thiếu Cảng Nam Định trên sông Đào đã bị đô thị hóa bao trùm do vậy không thuận cho việc rút và tập kết hàng và gây ô nhiễm môi trường, hệ thống bến sông địa phương hình thành tự phát, quy mô nhỏ bé, chưa được đầu tư xây dựng vĩnh cửu, thiết bị bốc xếp thô sơ Một số nguyên nhân dẫn đến khai thác không hiệu qủa:

+ Do cơ chế thị trường cộng với sự thuận lợi về mạng lưới giao thông thủy nên các bến tự phát quá nhiều

+ Riêng cảng Nam Định cho tới nay do đô thị phát triển cảng đang nằm trong nội đô thị, không thuận lợi việc rút và tập kết hàng, đồng thời ảnh hưởng môi trường đô thị

- Cảng biển: Nam Định có bờ biển dài 72km có 1 cảng biển nhưng trong thời gian qua chưa có chiến lược để phát triển tiềm năng cảng biển

2.4.2 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông

a) Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ

Mạng lưới đường bộ tỉnh đã được hình thành theo dạng đường xuyên tâm có đường vành đai Các trục quốc lộ 10, 21 và 38A đều đi qua trung tâm

Trang 23

(Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Nam Định năm 2012)

Ngoài ra tỉnh còn 5.171,1km đường thôn xóm, hầu hết các tuyến có chiều rộng mặt đường 2-3m đã được rải nhựa và bê tông xi măng 79,2% Hệ thống đường thôn xóm chủ yếu phục vụ các phương tiện thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trang 24

24

Hình 2.3: Tỷ lệ đường bộ tỉnh và tỷ lệ loại mặt đường

Từ biểu đồ trên cho thấy, tương ứng với từng loại đường bộ sẽ có tỷ lệ loại mặt đường phù hợp Trong đó chủ yếu tập trung ở đường xã và liên xã với 65% tổng chiều dài của cả tỉnh Nam Định và 73% loại mặt đường nhựa

bê tông Như vậy có thể thấy Nam Định đang ngày một tập trung nông thôn hóa các giữa các tuyến huyện với đường tỉnh để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người

Bảng 2.5: Bảng so sánh hiện trạng đường bộ tỉnh Nam Định với vùng

Hà Nam

Thái Bình

(Nguồn: Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Nam Định năm 2012)

Từ bảng trên có thể thấy chỉ tiêu về mật độ đường ở cả 2 đơn vị km/km2 và km/1000 người của Nam Định đều khá cao, 2 đơn vị này gần như

là xấp xỉ nhau So sánh từ đồng bằng sông Hồng cho đến các tỉnh lân cận đều thấy được rằng các chỉ số của Nam Định luôn cao hơn Để có được điều này

là do Nam Định là một thành phố cổ, mức sống dân cư tương đối ổn định,

Trang 25

25

có các di tích văn hóa lịch sử, có khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, chính nhờ những điều đó mà hệ thống giao thông Nam Định đã được ưu tiên đầu tư nhằm phát triển kinh tế của cả tỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải không chỉ trong mà còn ngoài tỉnh Dưới đây là hình (hình 2.4) so sánh mật độ km/km2 và mật độ km/1000 người của tỉnh với đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận Hai chỉ số so sánh này của tỉnh đều tương đồng nhau, khoảng cách là không quá lớn, cho thấy có thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trong toàn tỉnh

Hình 2.4: So sánh mật độ km/km 2 và mật độ km/1000 người của tỉnh với

đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận

Cụ thể từng tuyến lộ trình được miêu tả cụ thể như sau:

Về quốc lộ: Hiện tại có 3 tuyến quốc lộ qua địa phận tỉnh Nam Định

(1) Quốc lộ 10: từ ngã ba Bí, chợ tỉnh Quảng Ninh qua tp.Hải Phòng và

các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và kết thúc tại cầu Tào Xuyên, tuyến dài 230km

Đoạn QL10 đi qua tỉnh Nam Định từ cầu Tân Đệ đến cầu Non Nước dài 35,947km, qua tp.Nam Định và 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản và Ý Yên

Trang 26

+ Đoạn qua thị trấn Gôi (Vụ Bản) mặt cắt ngang nền rộng 22m, mặt rộng 14m

+Hệ thống cầu cống trên toàn tuyến mới được nâng cấp, xây dựng mới

(2) Quốc lộ 21: từ thị xã Sơn Tây qua Xuân Mai, tp.Phủ Lý, tp.Nam Định đến thị trấn Thịnh Long, toàn tuyến dài 217,6km

Đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định từ cầu Họ đến thị trấn Thịnh Long qua tp.Nam Định và qua 6 huyện (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu) dài 77km Năm 1997 hoàn thành nâng cấp mở rộng tp.Nam Định đến tp.Phủ Lý dài 31km, đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng 12m, mặt rộng 11m Đến năm 2008 hoàn thành bê tông nhựa dày 5cm tăng cường trên mặt đường cũ Tuyến tránh tp.Nam Định (S2) đã được xây dựng mới theo tiêu chuẩn cấp II đồng bằng Đoạn Nam Định – Thịnh Long đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn cấp IV và cấp III đồng bằng đáp ứng được nhu cầu vận tải cho tỉnh Nam Định Sau khi hoàn thành nâng cấp QL10 (năm 2002), đặc biệt là cầu Tân Đệ được xây dựng mới đã thu hút thêm nhu cầu vận tải của một số khu vực thuộc tỉnh Thái Bình và tp.Hải Phòng

Đây là tuyến đường quan trọng của tỉnh và cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, cụ thể: trên đoạn Nam Định – Phủ Lý đã bị quá tải gây ùn tắc giao thông thống nhất là đoạn Mỹ Lộc – tp.Nam Định Tình hình giai đoạn giao thông trên đoạn này có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng dẫn đến số ca tử vong gia tăng hơn so với các năm trước

(3) Quốc lộ 38B: có điểm đầu tại ngã tư Giao Lộc, tỉnh Hải Dương, điểm

cuối tại ngã ba Anh Trỗi (điểm giao với QL21) Hiện nay cầu vượt sông Đáy

Trang 27

27

chưa được xây dựng nên tuyến tạm thời theo hướng: tuyến đi từ ngã ba giao giữa đường tỉnh 486 và đường tỉnh 485 dài 4,3km Tiếp đó đi trùng với QL10 dài 6,7km Tổng chiều dài đoạn tuyến tạm thời này là 11km dài hơn hướng tuyến cầu vượt sông Đáy Tổng chiều dài theo hướng nói thẳng từ đường tỉnh

486 tỉnh Nam Định đến đường tỉnh 478 tỉnh Ninh Bình là 31,7km Tổng chiều

dài tuyến tạm thời là 38km

Về mạng lưới đường tỉnh: tính đến tháng 4/2012 tỉnh Nam Định có 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 365,89km, cụ thể:

(1) Đường tỉnh 484 (đường 64 cũ): từ cầu Vàng đến cầu Vĩnh Tứ (giáp

Bình Lục – Hà Nam) dài 7,12km nằm hoàn toàn trên địa phận huyện Ý Yên Đường tỉnh 484 nối tiếp với đường tỉnh 974 của Hà Nam liên thông ra QL21 Hiện tại toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI, nền rộng 6,5m, mặt rộng 3,5m được

rải nhựa, đường được nâng chất lượng tốt

(2) Đường tỉnh 485 (đường 57 cũ): từ Cát Đằng đến Yên Thọ (giáp Thanh

Liêm – Hà Nam) dài 10,6km nằm trên địa bàn huyện Ý Yên Đường tỉnh 485

nối tiếp với đường tỉnh 971 của Hà Nam thông ra QL1A

(3) Đường tỉnh 486 (ĐT.12 cũ): gồm các đoạn từ ngã sáu Năng Tĩnh đến

ngã tư giao với QL10 và đoạn từ ngã tư Phố Cháy đến Bến Mới (đê tả sông Đáy) nằm trên địa bàn 2 huyện Ý Yên và tp.Nam Định Hiện tại đoạn qua tp.Nam Định dài 2,37km mặt rộng 7m, có vỉa hè, đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn

cấp VI, nền rộng 6-7m, mặt rộng 3,5m, chất lượng còn kém

(4) Đường tỉnh 486B (đường 56 cũ): từ Mỹ Lộc đến cống CỒn Nhất (thị

trấn Ngô Đồng-Giao Thủy) dài 65,771km, tuyến qua địa bàn 7 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thủy tạo thành tuyến vành đai kết nối các tuyến hướng tâm QL21, QL10, ĐT489B, ĐT486,

ĐT488, ĐT490C

(5) Đường tỉnh 487 (đường 38A cũ): từ cầu Thượng Lỗi, tp.Nam Định

đến đê Hữu Bị (Mỹ Lộc) dài 4,5km, nằm trên địa bàn tp.Nam Định và huyện

Mỹ Lộc ĐT487 nối tiếp với ĐT492 của Hà Nam liên thông ra QL38 Hiện

Trang 28

28

nay, lưu lượng xe chở vật liệu từ bến Hữu Bị vào trung tâm thành phố qua

tuyến này lớn nên đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng

(6) Đường tỉnh 488: từ cầu Vòi (km155 QL21) đến trung tâm thi trấn Thịnh

Long dài 29,41km, qua 3 huyện Nam Trực, Trực Ninh và Hải Hậu Hiện nay một số đoạn chưa thông tuyến, một số đoạn chưa vào cấp kỹ thuật, nên nhìn

chung ĐT488 chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu vận tải của người dân

(7) Đường tỉnh 488B (53A+53B): từ ngã ba Ngặt Kéo đến xã Trực

Thuận (giao với ĐT490C) dài 18km nằm hoàn toàn ở địa phận huyện Trực Ninh Toàn tuyến có 9 cầu/159m, hầu như các cầu này có khổ hẹp đã

xuống cấp nghiêm trọng

(8) Đường tỉnh 488C: dài 20km Từ ĐT486B đến ĐT490C hiện tại đạt

tiêu chuẩn cấp VI, nền rộng 6m, mặt rộng 3,5m, toàn tuyến có 3 cầu /83m,

đáp ứng được khả năng vận tải của hành khách và các phương tiện giao thông (9) Đường tỉnh 489 (đường 54 cũ): từ cầu Dốc Xuân Bảng đến nhà môi

trường dài 31,821km đi qua địa bàn 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy Toàn tuyến có 16 cầu/236,15m, chỉ có 3 cây cầu đang hoạt động tốt, trong đó các cây cầu còn lại do được đưa vào sử dụng đã quá lâu với nền bề mặt đường hẹp đã không đáp ứng được nhu cầu vận tải Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển huyện Giao Thủy và phát triển du lịch vùng cồn Lu, cồn Ngạn thì tuyến này cần được nâng cấp mở rộng đượng và thay thế toàn bộ hệ thống cầu cống

Đoạn II (đường 51B): từ ngã tư QL21 (km176+950 QL21) đến thị trấn Quất lâm dài 9,525km (đoạn từ ngã ba Ô Dực – nhà thờ Quất Lâm dài 900m

đi chung với ĐT486B – 56 cũ), tuyến thuộc địa bàn 2 huyện Hải Hậu và Giao

Trang 29

29

Thủy Tuyến đã được nâng cấp trong dự án đầu tư xây dựng đường vào khu

du lịch sinh thái bãi tắm Quất Lâm, đạt tiêu chuẩn cấp IV, bề nền: 9m, bề mặt: 7m có gia cố lề mỗi bên 0,5m Toàn tuyến có 11 cầu/225,3m đã được đầu tư xây dựng, nâng cao lưu lượng tải trọng vận tải

(11) Đường tỉnh 490C (đường 55 cũ): từ cầu Đò Quan đến Nam Điền dài

56,58km đi qua địa bàn tp.Nam Định và 3 huyện Nam Trực, Trực Ninh và Nghĩa Hưng Hiện đã và đang được đầu tư nâng cấp Đoạn Km0-Km3+540 (Đò Quan – S2) theo tiêu chuẩn đường cấp II đô thị nền rộng 16,5m, mặt rộng 10,5m Đoạn Km3+540 – Km41 tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng nền rộng 9m, mặt rộng 8m Đoạn Km50 – Km55+580 tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng nề rộng 7,5m, mặt rộng 5,5m.Đoạn rẽ ra phà Thịnh Long nề rộng 5m, mặt rộng 5m Toàn tuyến có 11 cầu/316,83m đã và thi công đạt tải trọng HL93 bề rộng theo cấp đường

Về đường giao thông nông thôn

Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm đường huyện, đường xã

và đường thôn xóm Tính đến tháng 4/2012 tổng chiều dài đường GTNT là 7.498,36km trong đó đường huyện 400,05km, đường xã – liên xã 1925,28km

và đường thôn xóm 5172,526km, được phân theo loại mặt đường như sau:

- Mặt đường nhựa, bê tông xi măng: dài 5897,11km chiếm 78,64%

- Mặt đường đá dăm, cấp phối: dài 922,1km chiếm 12,3%

- Mặt đường gạch, đất: dài 679,13km chiếm 9,06%

Về mạng đường: mạng đường GTNT tỉnh Nam Định phân bố tương đối đều Tuy nhiên nếu tách riêng đường thôn xóm thì thấy rằng mật độ đường huyện và đường xã ở các huyện gần trung tâm thành phố có mật độ cao hơn các huyện ven biển, ngược lại mật độ đường thôn xóm ở các huyện vùng ven biển cao hơn các huyện gần trung tâm thành phố Do vậy, đối với các huyện cần nâng cấp thêm đường thôn xóm lên đường xã, đường xã lên đường huyện

Về chất lượng đường: hầu hết đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp

VI trở xuống đặc biệt đường xã có chiều rộng nền đường nhỏ hơn 6m, mặt đường 2-3m, đường thôn xóm chưa được vào cấp kỹ thuật

Về hệ thống cầu, cống trên đường huyện và đường xã còn thiếu, các cầu hiện nay đều có khổ hẹp, tải trọng thấp (trong tổng số 82 cầu trên đường

Trang 30

30

huyện có 33 cầu có tải trọng ≥ H13 chiếm 40,2% còn lại nhỏ hơn H13) không đáp ứng được nhu cầu vận tải, hệ thống cầu cống trên đường thôn xóm chủ yếu là cầu có trọng tải thấp, khổ hẹp 2-3m phục vụ các phương tiện thô sơ

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp đường GTNT trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chiều dài (km)

Loại mặt đường (km) Nhựa,

BTXM Cấp phối

Gạch đất

(Nguồn: Sở GTVT Nam Định năm 2012 )

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy huyện Ý Yên là huyện có nhiều xã nhất trong cả tỉnh Nam Định, nhưng về chiều dài (km) lại đứng sau huyện Hải Hậu

do huyện Hải Hậu trải dài theo ven biển Tuy nhiên về loại mặt đường của huyện Ý Yên phân chia không được đồng đều, tập trung chủ yếu là loại đường cấp phối với tỷ lệ cao trong cả tỉnh, chiếm tới gần 50% Trong khi đó, tp.Nam Định là trung tâm của cả tỉnh lại có chiều dài ngắn nhất với 100% là đường nhựa và bê tông xi măng, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu vầu vận tải ở thành phố

Trang 31

Loại mặt đường (km) Nhựa,

(Nguồn: Sở GTVT Nam Định năm 2012)

Với 9 huyện trong cả tỉnh Nam Định có đường huyện lên tới 400,55km, thì tập trung chủ yếu ở đường nhựa và bê tông xi măng với 98,37%, các loại đường cấp phối và đường gạch đất chỉ chiếm một phần rất nhỏ Trong 9 huyện, huyện Hải Hậu có 2 chỉ số cao nhất là về chiều dài và đường nhựa bê tông xi măng đạt tới 69,15km Vì ở đây có bãi biển Thịnh Long, thích hợp cho việc phát triển du lịch của Nam Định, nên đã được đầu tư nâng cấp đường để phục vụ cho

Loại mặt đường (km) Nhựa,

Trang 32

(Nguồn: Sở GTVT Nam Định năm 2012)

Từ bảng 2.8, cho thấy đường xã, liên xã có chiều dài là 1925.28km, trong đó đường nhựa, bê tông xi măng dài nhất 1334km , chiếm khoảng gần 70% cả đường Đường gạch đất chiếm ít nhất, chỉ 257.28km, cho thấy tốc độ

bê tông hóa đường nhựa đến các xã đã được nâng cao

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đường thôn xóm

Chiều dài (km)

Loại mặt đường (km) Nhựa,

(Nguồn: Sở GTVT Nam Định năm 2012)

Kết hợp 2 bảng tổng hợp giữa đường xã, liên xã và đường thôn xóm cho thấy hầu hết các huyện và thành phố đã được bê tông hóa nâng cao chất

Trang 33

33

lượng đường đi lại cho người dân Bên cạnh đó đường gạch đất vẫn chiếm khoảng 10% đường xã và đường thôn xóm, tập trung ở các huyện gần kề thành phố Dẫn đến giảm nhu cầu đi lại ở giữa các thôn xóm, xã, huyện và tới

cả thành phố trung tâm Vì vậy cần cải thiện chất lượng đường ở các huyện như: Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng và ngay cả thành phố Nam Định vẫn tồn tại những đường thôn xóm chưa được bê tông hóa hoàn toàn

Về đường đô thị và đường khu công nghiệp

Tổng chiều dài đường đô thị tỉnh Nam Định là 134,65km và 31,23km đường khu công nghiệp đã được rải nhựa 99% (xem bảng 2.10)

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp đường đô thị và đường khu công nghiệp

(km)

Kết cấu mặt đường

(km) Nhựa,

BTXM

Cấp phối Đất

(Nguồn: Sở GTVT Nam Định năm 2012)

Hầu hết các tuyến đường đều có quy mô nhỏ, mặt đường hẹp (hầu hết các tuyến đường đô thị trong phố cũ đều có chiều rộng mặt đường ≤ 2 làn xe)

và thiếu vỉa hè, đèn chiếu sáng, dải phân cách, chất lượng mặt đường và hệ thống thoát nước chưa tốt Việc quy hoạch các đường đô thị trong phố cũ cần giữ nguyên tình trạng hiện hũu, không cho lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, cần đầu tư tập trung các tuyến phố mới để dãn mật độ dân số ở các tuyến phố cũ

Trang 34

Hiện trạng giao thông tĩnh tính đến 31/5/2012

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 12 bến xe đang hoạt động, cụ thể:

1- Bến xe khách Nam Định hiện do công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định quản lý, tại xã Lộc Hòa, tp.Nam Định, đạt loại 2

2- Bến xe Đò Quan (đường Vũ Hữu Lợi, phường Cửa Nam, tp.Nam Định) hiện do công ty cổ phần quản lý và xây dựng cầu đường Nam Định quản lý, đạt loại 3

3- Bến xe Giao Thủy (thị trấn Ngô Đồng, Giao Thủy) do công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Đạt Anh quản lý, đạt loại 4

4- Bến xe Quỹ Nhất (thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng) do hợp tác

xã vận tải đường bộ Quỹ Nhất quản ly, đạt loại 4

5- Bến xe khách trung tâm huyện Nghĩa Hưng (thị trấn Liễu Đề, Nghĩa Hưng), do hợp tác xã vận tải Nghĩa Hưng quản lý, đạt loại 4

6- Bến xe thị trấn Cồn (Hải Hậu, Nam Định) do phòng Công thương huyện Hải Hậu quản lý, hiện chưa được nghiệm thu các tiêu chí theo quy chuẩn bến xe, dự kiến bến xe loại 4

7- Bến xe Hải Thịnh (Hải Thanh, Hải Hậu) do công ty cổ phần đầu tư thương mại Minh Hiếu quản lý và hiện đang xây dựng với tiêu chuẩn loại 3 8- Bến xe Xuân Đài (Xuân Đài, Xuân Trường) do phòng Công thương huyện Xuân Trường quản lý

9- Bến xe Trực Phú (Trực Phú, Trực Ninh) do phòng Công thương huyện Trực Ninh quản lý

10- Bến xe Trực Ninh (thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh) do UBND thị trấn Cổ

Lễ quản lý, đạt loại 5

Trang 35

35

11- Bến xe Phố Cháy (thị trấn Lâm, Ý Yên) do phòng Công thương huyện Ý Yên quản lý

12- Bến xe Đông Bình do hợp tác xã vận tải Nghĩa Hưng quản lý

Trong đó, còn 3 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực chưa có bến xe, có nhiều điểm đõ xe dọc các quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện chưa được quy hoạch Các bến xe còn lại chỉ đạt loại V, VI và thiếu các công trình phụ trợ, thực chất chỉ có bãi đỗ xe Trong thành phố chưa có các bãi đỗ xe công cộng, các phương tiện dững đỗ tùy tiện gây cản trở giao thông và gây tai nạn giao thông

b) Hiện trạng giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1.726km, qua 22 tỉnh, thành phố, được đưa vào khai thác năm 1905 Đoạn chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 41,2km với 6 ga hành khách và hàng hoá thuộc các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và

thành phố Nam Định, đáp ứng nhu cầu vận chuuyển hàng hóa và hành khách

c) Hiện trạng giao thông đường thủy nội địa

Trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài sông và kênh của tỉnh là 536km, trong đó Trung ương quản lý 253,5km và kênh Quần Liêu dài 3,5km, đại

phương quản lý 279km

- Về cảng sông: hiện nay Nam Định chỉ có 1 cảng Nam Định (do Cục đường thủy nội địa Việt Nam quản lý) Cảng Nam Định nằm ở hữu ngạn sông Đào thuộc phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định, cách cầu Đò Quan 800m về phía hạ lưu Cảng được đưa vào khai thác từ năm 1965, cầu cảng vĩnh cửu dài bê tông cốt thép dài 200m, rộng 8m và có 3 mố nhỏ Tổng diện tích thực tế là 7,1ha, kho chứa hàng 1,5ha Độ sâu trước bến 10m, có thể cho phương tiện tới 3000 tấn ra vào

- Các bến do Sở giao thông quản lý: hiện nay, Sở đang quản lý 3 bến vượt sông là bến phà Sa Cao - Thái Hạc trên sông Hồng dài 400m, bến phà Thịnh Long qua sông Ninh Cơ dài 320m, bến Cầu phao Ninh Cường qua sông dài 250m

Trang 36

36

- Các bến huyện quản lý: có tới 104 bến do địa phươn quản lý (bao gồm huện và doanh nghiệp) trong đó sông Đào có 18 bến, sông Đáy có 28 bến, sông Hồng có 24 bến, sông Ninh Cơ có 34 bến Các bến còn khá thô

sơ chưa được đâu tư công trình bến bãi, chỉ dựa vào tự nhiên để khai thác

Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác, cảng chưa phát huy được hiệu quả, hầu như không có hàng hóa vào cảng Khu vực cảng chủ yếu sử dụng làm bãi để vật liệu xây dựng

2.4.3 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải

a) Luồng tuyến vận tải

Về đường bộ: có 7 tuyến vận tải nội tỉnh, 189 tuyến vận tải liên tỉnh đến 35 tỉnh, thành phố trong cả nước Các tuyến vận tải liên tỉnh có thể tiếp cận từ các huyện, xã, hầu hết các huyện đều có tuyến xe nội tỉnh hoặc xe buýt

từ trung tâm huyện đến thành phố Nam Định

Về đường thủy nội địa: trước năm 1992, tỉnh có 4 tuyến vận tải khách:

Hà Nội - Nam Định - Thái Bình, Nam Định - Cồn Nhất, Nam Định - Kim Sơn, Nam Định - Hải Phòng Sau đó vận tải đường bộ phát triển nhanh, có tính cơ động cao đã thu hút khách đi đường bộ, dẫn đến các tuyến vận tải thủy ngừng hoạt động Hiện nay, vận tải thủy chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa, đặc biệt

là vận tải vật liệu xây dựng

Về đường sắt: đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh Nam Định chủ yếu phục

vụ hành khách đi và đến ga Nam Định từ các tỉnh miền Trung và phía Nam

b) Phương tiện vận tải

Phương tiện xe cơ giới của tỉnh giai đoạn 2000-2010 có tốc độ tăng bình quân ô tô 17,7%/năm Theo thống kê của phòng vận tải Sở giao thông vận tải thì năm 2010 đang quản lý 606.201 phương tiện xe cơ giới, trong đó

Ngày đăng: 02/03/2015, 01:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giao thông vận tải (2011). Quyết định 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/07/2011 về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Bộ Giao thông vận tải. Thông tƣ 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011.Quy định về việc vận tải hành khách đường thuỷ nội địa Khác
2. Bộ Giao thông vận tải (2011). Thông tƣ 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011 quy định về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa Khác
3. Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012). Thông tƣ liên tịch 02/BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 về việc hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh Khác
4. Chính phủ (2011). Quyết định 2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025 Khác
5. Chính phủ (2011). Quyết định 05/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác
6. Chính phủ (2012). Quyết định 280/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 Khác
7. Sở Công thương tỉnh Nam Định. Báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 Khác
8. Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định (2012). Thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Khác
9. Sở Giao thông vận tải Nam Định (2013). Công văn số 3578/SGTVT- VT ngày 11/11/2013 về việc tổ chức, quản lý, đảm bảo ATGT, an ninh trật tự vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Nam Định Khác
10. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2011). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê Khác
11. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định (2011). Báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020 Khác
12. Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Nam Định (2011). Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
13. Văn phòng Chính phủ (2011). Công văn 1134/VPCP-KTTH ngày 25/02/2011 về việc bổ sung khu kinh tế Ninh Cơ vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020 Khác
14. UBND tỉnh Nam Định (2011). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.UBND tỉnh Nam Định. Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 về việc phê duyệt điều cỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác
15. UBND tỉnh Nam Định (2011). Quyết định 2078/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác
16. UBND tỉnh Nam Định (2012). Quyết định 672/QĐ-UBND ngày 17/05/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 Khác
17. UBND tỉnh Nam Định. Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 phê duyệt quy hoạch xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
19. Hoàng Sỹ Động, Nguyễn Thị Bích Phương. Tập bài giảng Quy hoạch ngành, lĩnh vực. Học viện Chính sách và phát triển. Khoa Quy hoạch phát triển Khác
20. Hoàng Sỹ Động. Giáo trình Quy hoạch từ lý thuyết đến thực tiễn ở nước chuyển đổi mô hình phát triển, NXB Khoa học và kỹ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w