1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn lựa chọn phương pháp thích hợp cho môn học ngữ văn ở phân môn văn học sử.

26 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 204 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: Trong toàn bộ chương trình của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, văn học sử là phân môn có vị trí chủ đạo, quyết định phương hướng chung cho việc giảng dạy tất cả các phân môn của văn học về khối lượng, nội dung kiến thức và phương pháp học tập. Thế nhưng, trong phong trào đổi mới giảng dạy văn học ở bậc trung học nhiều năm qua, hầu như phân môn được quan tâm nhiều nhất là đọc văn, và việc dạy văn học sử ít được chú ý. Về mặt nào đó, kể cũng có lí do của nó. Tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm văn chương là một vấn đề nghệ thuật phức tạp và tinh tế. Tỉ lệ thời gian dành cho đọc văn trong chương trình lại lớn… Văn học sử, bản thân nó cũng có đầy đủ lí do và dữ kiện để được nhìn nhận một cách thỏa đáng hơn, nếu không muốn nói là đáng được quan tâm đặc biệt hơn, cả về phương pháp dạy cũng như học, về yêu cầu cần đạt tới cũng như hiệu quả thực tế thu lượm được. II. Mục tiêu nghiên cứu: Xét cả quá trình dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, từ phân môn văn học sử, đọc văn cho đến lí luận văn học đều có nhiệm vụ cung cấp kiến thức văn học. Với văn học sử thì đó là việc hình thành những kiến thức khái quát về văn học. Từ việc nhìn nhận đúng đắn phân môn văn học sử trong mối liên hệ vốn có của nó với các phân môn khác, chúng ta sẽ xác định một cách sáng tỏ nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng của phân môn này trong việc hình thành kĩ năng văn học và nhân cách cần có cho học sinh ở trường trung học phổ thông và khi vào đời. III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường trung học phổ thông Long Khánh- Thị xã Long Khánh- Tỉnh Đồng Nai. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông. - Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy. - Điều tra kiến thức học sinh. V. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Chương trình Ngữ văn 10,11,12. - Ứng dụng vào phạm vi dạy học văn học sử. - Sáng kiến chỉ mang tính khái quát, không đi sâu vào từng bài cụ thể. Ở đây chỉ minh họa một bài trong chương trình Ngữ văn 12, bài Tác giả Hồ Chí Minh ( theo phân phối chương trình chuẩn tiết 4). 1 VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Lựa chọn phương pháp thích hợp cho môn học Ngữ văn ở phân môn văn học sử. VII. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Kết luận 2 B. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: “Văn học sử là một phân môn của môn Ngữ văn trong chương trình học văn ở nhà trường bậc trung học. Theo đó, việc học văn gắn liền với những hiểu biết về sự hình thành, về quá trình tồn tại và phát triển của văn học qua những thời kì lịch sử khác nhau.” (Phan Trọng Luận) Vì vậy, văn học sử có nội dung, phương pháp, nhiệm vụ, mục tiêu riêng vừa thống nhất, vừa khác biệt với các phân môn khác trong chương trình văn học. Cùng với đọc văn, làm văn, văn học sử góp phần hoàn chỉnh tri thức cho học sinh trung học phổ thông. “Văn học sử cho chúng ta thấy rõ từng bước đi, nhịp đập, hơi thở của lịch sử xuyên suốt qua từng chặng đường, từng thời kì, từng giai đoạn văn học với những nấc thăng trầm khác nhau.” ( Nguyễn Thụy Giang Thủy) Chính điều này mà trong công việc khai thác và truyền thụ các kiến thức về văn học sử mang ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. II. Cơ sở thực tiễn: Ở trung học cơ sở không có giờ học văn học sử riêng. Trái lại học sinh ở trung học phổ thông được học các bài văn học sử trước khi học tác phẩm. Do đó, những nhận thức về văn học ở trung học phổ thông có tính hệ thống, khái quát, hoàn chỉnh.  Ở lớp 10, học sinh được học 8 tiết văn học sử. Cụ thể: - Học kì I: +Tổng quan văn học Việt Nam ( 2 tiết) +Khái quát văn học dân gian Việt Nam ( 1 tiết) +Khái quát văn học Việt Nam từ Thế kỉ X đến hết Thế kỉ XIX (2 tiết) - Học kì II: +Tác giả Nguyễn Trãi ( 1 tiết) +Tác giả Nguyễn Du ( 2 tiết)  Lớp 11 có 5 tiết dạy các bài: +Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( 1 tiết) +Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8-1945 (3 tiết) +Tác giả Nam Cao ( 1 tiết)  Lớp 12, học sinh tiếp tục học: +Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thánh 8-1945 đến hết Thế kỉ XX ( 2 tiết) +Tác giả Hồ Chí Minh(1 tiết) +Tác giả Tố Hữu (1 tiết) Như vậy, phân môn văn học sử chỉ mới được dành một tỉ lệ quá nhỏ trong quỹ thời gian, nhưng cũng đã giới thiệu cho học sinh một khối 3 lượng không nhỏ về các sự kiện, hiện tượng văn học, các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam ở nhiều thời kì lịch sử, nhiều trào lưu văn học khác nhau. Văn học sử góp phần làm đa dạng, phong phú thêm sự hiểu biết về văn học cho học sinh. III. Thực trạng: Một số giáo viên dạy văn chưa thấy được mối liên hệ chặt chẽ biện chứng giữa văn học và lịch sử. Muốn dạy ( và học) một tác phẩm văn học, một hiện tượng văn học, ta không thể không đặt tác phẩm đó, hiện tượng đó vào bối cảnh lịch sử xã hội mà tác phẩm hay hiện tượng văn học ấy xuất hiện. Ngược lại, tác phẩm văn học, hiện tượng văn học giúp cho chúng ta hiểu thêm về diện mạo thời đại, đời sống xã hội và con người của xã hội đương thời, nhất là về phương diện ý thức, tinh thần. Cũng còn không ít giáo viên thường có xu hướng coi trọng phần đọc- hiểu văn bản mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các bài khái quát,các mục tìm hiểu tác giả, tác phẩm hoặc các kiến thức đó nếu có thì cũng chỉ được nhắc đến một cách qua loa, sơ sài, không liên hệ với phần văn bản và cũng không phục vụ cho việc đọc- hiểu văn bản. Có thể nói, vết tích của lối dạy văn chưa kỹ lưỡng như đã nói trên vẫn còn khá nặng nề. Giáo viên chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu rèn luyện năng lực cho học sinh qua phân môn văn học sử. Một nhận định của Bộ giáo dục cách đây 10 năm đến nay hầu như vẫn còn có ý nghĩa: “ Bên cạnh một số giáo viên tận tụy, số đông giáo viên chưa có đầy đủ tinh thần, trách nhiệm trong việc giảng dạy văn học sử cho học sinh.” ( Báo cáo tình hình giảng dạy Văn học trong trường trung học phổ thông năm 2002- Bộ Giáo dục). Đỗ Kim Hồi- một giáo viên làm công tác dạy văn có nhiều kinh nghiệm đã có nhận xét xác đáng:  Về việc giảng dạy văn học sử của giáo viên: - Dạy học đọc chép - Dạy nhồi nhét - Dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học  Về phía học sinh: - Học sinh thụ động, thiếu sáng tạo - Học sinh không biết tự học - Học tập thiếu sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò - Học thiếu hứng thú, đam mê Chính phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học sinh phải học thuộc kiến giải của thầy, chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động học văn là những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp gây nên hậu quả giáo dục thấp kém cho học sinh mà giáo viên dạy văn chắc hẳn phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Học sinh ít được tỏ bày ý kiến của mình. Nguy hại không phải chỉ trong phạm vi học hành ở nhà trường, cũng không phải chỉ là chuyện trước mắt, điều đáng lo ngại là 4 trong cuộc sống cá nhân học sinh đã hình thành thói quen sao chép, nói theo. Một yêu cầu mà nhà trường ngày nay đặc biệt coi trọng là việc phát triển khả năng tư duy độc lập và sáng tạo cho học sinh, nhưng tiếc thay đây lại là mặt yếu nhất trong chất lượng đào tạo của chúng ta. IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 1. Căn cứ vào nguyên tắc dạy học văn học sử ở trung học phổ thông: a. Dạy học văn học sử phải đảm bảo sự kết hợp hữu cơ giữa tri thức khái quát và tri thức cụ thể: Bảo đảm kết hợp hai loại tri thức khái quát và cụ thể trong giờ dạy văn học sử thể hiện trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên. Nếu bài văn học sử chỉ chú ý loại tri thức là những nhận định có tính chất tổng hợp, khái quát về sự phát triển của văn học ở một thời kì, một giai đoạn, của một tác giả, một tác phẩm, bài học sẽ khô khan, khó hiểu, nặng lí thuyết…Hoặc nếu chỉ thiên về những tri thức có tính chất tư liệu, cụ thể, minh họa thì bài học dễ rời rạc, liệt kê… Ở lớp 10 , với bài dạy “ Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ( phân phối chương trình tiết 34,35), cụ thể là giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, giáo viên giới thiệu cho học sinh một hệ thống tri thức có tính chất khái quát, định hướng quan trọng về diện mạo của văn học giai đoạn này, đó là những đặc điểm chính về xã hội, về lịch sử có ảnh hưởng đến nội dung văn học, sự kế thừa và tính chất thời đại của một giai đoạn phát triển văn học: “Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh người dân cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm nên văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú và nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. Nguyễn Đình Chiểu với những tác phẩm có giá trị cao như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… được xem là tác gia văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này… Thơ ca trữ tình- trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương- hai tác gia lớn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam” ( Ngữ văn 10, tập 1, trang 108). Trên cơ sở đó, học sinh tiếp tục đi vào tìm hiểu những nhận định vừa cụ thể, vừa khái quát ở cấp độ bài học giới thiệu về tác giả tiêu biểu giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Đình Chiểu (khối 11, phân phối chương trình tiết 20). Học sinh sẽ được học những kiến thức cụ thể về hai giai đoạn sáng tác, các tác phẩm chính, nội dung của từng giai đoạn trong sự nghiệp văn chương của Đồ Chiểu. Cụ thể: “Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam kì sáng sác chủ yếu bằng chữ Nôm. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Ở giai đoạn đầu: ông viết hai truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ- Hà Mậu. Đến giai đoạn sau, gồm nhiều thơ, văn tế: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần 5 Giuộc, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng ” (Ngữ văn 11, tập 1, trang 57). Ngoài tính chất cụ thể, minh họa cho những nhận định khái quát về bài học, về giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX, hệ thống tri thức ở bài Nguyễn Đình Chiểu còn có ý nghĩa khái quát, tổng hợp về giá trị nội dung, tư tưởng trong những sáng tác của một tác giả. Học sinh cần được khắc họa số nhận định sau: “ Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính…Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, chung thủy, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế”; “Khi cuộc chiến tranh của thực dân Pháp nổ ra, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác những tác phẩm đáp ứng xuất sắc yêu cầu của cuộc chiến đấu giữ nước buổi ấy. Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại chân thật một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc.” ( Ngữ văn 11, tập 1, trang 57,58) Với sự kết hợp biện chứng hai loại tri thức khái quát và cụ thể trong các bài học về giai đoạn văn học và tác giả, học sinh có thể lĩnh hội được những tri thức cơ bản về sự phát triển của văn học dân tộc ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, đồng thời học sinh có thể lí giải được mối quan hệ giữa hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là một quá trình phát triển vừa liên tục, vừa nâng cao. b. Phải phát huy năng lực nhận thức của học sinh để hình thành, khắc họa các nhận định văn học: Trong quá trình giảng dạy các bài văn học sử, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện, lí giải, ghi nhớ được tri thức trọng tâm. Cần thiết yêu cầu học sinh đọc bài trước nhằm giúp học sinh nắm được một cách sơ lược nội dung của bài học. Sự chuẩn bị có tính chất tự giác, tích cực ban đầu của học sinh có thể được xem là một phần tri thức cũ, là tiền đề, là cơ sở để giáo viên phát huy tính chất chủ động, tích cực học tập trong quá trình lĩnh hội bài mới khi lên lớp. Để có thể khắc họa những kiến thức trọng tâm, giáo viên cần chủ động đặt ra những tình huống có vấn đề, hướng học sinh suy nghĩ về những mối liên hệ bên trong của bài học. Từ đó rèn luyện, củng cố năng lực tư duy tích cực, chủ động, khả năng tìm tòi, phát hiện ở học sinh. Trong bài dạy văn học sử có một số tình huống như sau: - Khi giáo viên đã giới thiệu xong các sự kiện và hiện tượng cụ thể, yêu cầu học sinh vận dụng khả năng suy luận để rút ra nhận xét khái quát. Ví dụ: Qua những tác phẩm của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi đã học và đọc thêm, các em có thể rút ra những nhận xét gì về cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này? 6 - Khi cần củng cố tri thức cũ và làm nổi bật tri thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ, so sánh nội dung đang học với nội dung đã học. Khi giảng bài Nguyễn Trãi, có thể đặt câu hỏi sau: Nguyễn Trãi đã sử dụng rất thành công thể thơ 8 câu 7 chữ và có khi sáng tạo thêm bằng cách chen vào đôi câu 6 chữ, tạo ra âm điệu mới. Em hãy nêu một bài thơ hay một câu thơ thể hiện sự sáng tạo đó? - Khi cần đánh giá tác dụng nhận thức hoặc giáo dục của các hiện tượng, sự kiện văn học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh phát biểu những suy nghĩ của mình. Chẳng hạn sau khi dạy phần cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên có thể hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu? Lưu ý: Khi nào thấy xuất hiện tình huống có vấn đề trong hoạt động nhận thức, giáo viên mới nên đặt câu hỏi. Không nên đưa ra câu hỏi vụn vặt, vừa không có tác dụng phát triển tư duy của học sinh, vừa mất thời gian vô ích. 2. Đề xuất một vài phương pháp dạy các kiểu bài văn học sử bậc trung học phổ thông: Việc phân loại các kiểu bài văn học sử vẫn chưa thật xác định. Bản thân sự sắp xếp trật tự các kiểu bài của chương trình sách giáo khoa trong nhiều năm qua luôn có sự thay đổi. Căn cứ vào sự hiện diện của các kiểu bài văn học sử trong các sách ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, ta thấy có những kiểu bài sau: - Kiểu bài khái quát về lịch sử văn học Việt Nam. - Kiểu bài khái quát về thời kì, về giai đoạn văn học. - Kiểu bài khái quát về tác giả, tác phẩm. - Kiểu bài khái quát về thể loại ( đối với văn học dân gian). 2.1. Kiểu bài khái quát về lịch sử văn học Việt Nam: a. Đặc điểm: Đây là bài học đầu tiên trong chương trình ngữ văn ở trung học phổ thông. Bài học bao gồm những tri thức lịch sử văn học, nhất là về lịch trình phát triển của toàn bộ văn học Việt Nam. Đó là những nhận định, những khái niệm về đặc điểm hình thành, phát triển của nền văn học, về sự phân loại các thành phần cấu tạo của văn học. b. Phương pháp giảng dạy: b.1. Bài học phải giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quát về lịch sử văn học Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép và nắm được những nhận định có tính chất khái quát về nguồn gốc, đặc điểm của văn học, nhất là các nhận định về điều kiện lịch sử xã hội, về quá trình phát triển nội tại cũng như những đặc điểm phát triển có tính quy luật khách quan của văn học trong suốt chiều dài lịch sử. Cụ thể: - Văn học Việt Nam có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nó gắn liền với lịch sử văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. 7 - Văn học Việt Nam có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết, tồn tại song song, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. - Văn học Việt Nam là một nền văn học đa dân tộc, vừa mang những nét bản sắc dân tộc độc đáo, riêng biệt, vừa tiếp thu những tinh hoa của dân tộc, cộng đồng văn học thế giới, ngày càng phát triển đầy đủ, phong phú. - Văn học Việt Nam có những đặc điểm mang ý nghĩa truyền thống, nổi bật là tư tưởng nhân đạo và yêu nước. b2. Qua bài giảng, giáo viên cần giúp học sinh hiểu và nắm một số khái niệm đầu tiên, cơ bản của bài văn học sử đó: những khái niệm về thời kì văn học, giai đoạn văn học, bộ phận văn học, về giá trị nội dung, hình thức, về khái niệm yêu nước, nhân đạo… Cụ thể :  Thời kì văn học: chỉ một khoảng thời gian phát triển nhất định xảy ra những hiện tượng, sự kiện văn học dưới sự ảnh hưởng, tác động của những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của văn học Việt Nam, người ta chia bộ phận văn học viết ở nước ta qua ba thời kì phát triển: - Thời kì thứ nhất: đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, còn được gọi là thời kì văn học trung đại. - Thời kì thứ hai: từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8-1945, còn được gọi là văn học cận đại. - Thời kì thứ ba: từ Cách mạng tháng 8-1945 đến hết thế kỉ XX, còn được gọi là văn học hiện đại.  Giai đoạn văn học: là khoảng thời gian phát triển nhỏ hơn, ngắn hơn so với thời kì văn học. Theo đó thời kì thứ nhất của văn học có 4 giai đoạn: + Giai đoạn từ thế kỉ XX- hết thế kỉ XIV. + Giai đoạn từ thế kỉ XV- hết thế kỉ XVII. + Giai đoạn thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX + Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX -Thời kì thứ hai có 3 giai đoạn: +Đầu thế kỉ XX-khoảng năm 1920 +Khoảng năm 1920-năm 1930 +Khoảng từ năm 1930-1945 -Thời kì thứ ba trải qua 2 giai đoạn: +Cách mạng tháng 8 -1945-1975 +1975-hết thế kỷ XX  Bộ phận văn học: Là khái niệm chỉ các hiện tượng văn học có chung đặc điểm hình thành và lịch trình phát triển. Chẳng hạn: “Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết” (Ngữ văn 10, tập 1, trang 5) 8 Lưu ý:Nên xóa bỏ định kiến học sinh THPT chưa đủ trình độ để tiếp nhận kiến thức khái quát về văn học.Thực tế, học sinh THPT đã có hơn 8 năm học văn học ở nhà trường. Khối lương đọc sách ngoài trường không phài là nhỏ.Đó là chưa nói đến trí tuệ học sinh ngày nay đã khác nhiều. Giáo viên không thể coi nhẹ việc tân dụng kiến thức THCS trong tiến trình giảng dạy văn học sử ở THPT. 2.2. Kiểu bài khái quát về thời kì, giai đoạn văn học: a. Đặc điểm: Kiểu bài này giới thiệu khối lượng lớn về tư liệu và nhận định văn học sử có tính chất tổng hợp, khái quát cao. Chẳng hạn ở bài “Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”, học sinh được giới thiệu một dung lượng tri thức lớn về diện mạo của văn học dân tộc trong suốt 9 thế kỉ. Đó là những nhận định về lịch sử phát triển của nền văn học trung đại; sự hình thành chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ qua các giai đoạn, các thể loại văn học như hịch, cáo, thơ, văn xuôi, truyện thơ Nôm, kịch, tuồng… Một đặc điểm quan trọng của kiểu bài khái quát về thời kì, giai đoạn văn học là hai phần nội dung của bài, bao gồm bối cảnh lịch sử và tình hình văn học luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tri thức của mỗi phần trong bài giảng luôn hướng vào nhau, quy định nhau. b. Phương pháp giảng dạy: b.1. Giáo viên cần nắm vững cấu tạo và mối quan hệ giữa các phần trong bài giảng, định hướng kiến thức, lựa chọn dẫn chứng sao cho làm nổi bật sự liên kết, chi phối giữa bối cảnh lịch sử và tình hình văn học, giữa nội dung và hình thức của văn học trong một giai đoạn  Khi trình bày phần bối cảnh lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý các biến cố lịch sử, kinh tế, chính trị có ý nghĩa là nguyên nhân trực tiếp (hay gián tiếp) của sự hình thành, phát triển của hiện tượng văn học. Muốn vậy, giáo viên cần phải đưa ra một số câu hỏi nêu vấn đề, từ đó khắc họa những nội dung chính về lịch sử và văn học. Ví dụ 1: - Khi dạy về giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, giáo viên cần cho học sinh chú ý những biến cố, sự kiện lịch sử quan trọng sau: “Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống thế kỉ XI, chống quân Mông-Nguyên thế kỉ XIII). Sau cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình. Chế độ phong kiến Việt Nam nhìn chung đang ở thời kì phát triển”. (Ngữ văn 10, tập 1, trang 105). - Khi dạy về giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, giáo viên cần nhấn mạnh ở hoàn cảnh lịch sử: “Nhân dân ta tiếp tục làm nên kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở nửa đầu thế kỉ XV, đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ đó. Bước 9 sang thế kỉ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt, song nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định.” (Ngữ văn 10, tập 1, trang 106). - Hoặc cho học sinh ghi nhớ đặc điểm của xã hội Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: “Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng Trong (chúa Nguyễn), Đàng Ngoài (vua Lê, chúa Trịnh), đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lăng của thực dân Pháp”. (Ngữ văn 10, tập 1, trang 107). - Khi dạy bối cảnh lịch sử giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, giáo viên cần làm rõ một số nội dung cơ bản sau: “Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Nhân dân cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm. Nhưng rồi đất nước dần rơi vào tay giặc. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.” (Ngữ văn 10, tập 1, trang 108). Ví dụ 2: Ở bài “Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 -1945” (Khối 11, phân phối chương trình tiết 32), giáo viên cần khắc họa cho được những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa về mặt kinh tế. Đó là những đặc điểm nội dung: - Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi. - Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thi, xuất hiện ngày càng đông đảo. - Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành, đòi hỏi một thứ văn chương mới. - Văn hóa Việt Nam bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây (văn hóa Pháp). - Hoạt động kinh doanh văn hóa với những hình thức: in, xuất bản, làm báo theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Những điều kiện về kinh tế, xã hội trên giúp học sinh hiểu được vì sao văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là văn học của thời kì hiện đại hóa. 10 [...]... loại(đối với văn học dân gian) a Đặc điểm: Ở bài khái quát này (Khái quát văn học dân gian Việt Nam , khối 10, phân phối chương trình tiết 4) học sinh được tìm hiểu về quá trình phát sinh, phương thức sáng tác và lưu truyền,những đặc điểm về ngôn ngữ , nghệ thuật và các thể loại văn học dân gian 16 b .Phương pháp giảng dạy: Phương pháp dạy bài đại cương văn học dân gian có thể xem như phương pháp dạy bài... cùng của văn học trung đại Việt Nam” (Ngữ văn 10 , tập 1, trang 108) Ví dụ 2: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 – 1945 có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc: kế thừa tinh hoa truyền thống dân tộc trong suốt 10 thế kỉ, đồng thời mở ra một thời kì văn học mới - thời kì văn học hiện đại, có khả năng hội nhập với nền văn học của thế giới.” (Ngữ văn 11,... năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam.” (Ngữ văn 10 , tập 2 , trang 96) Ví dụ 3: Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:... về thời kì,giai đoạn văn học b1 Giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu và nắm được nguồn gốc của văn học dân gian- một hình thức văn học ra đời, phát triển từ thời xã hội công xã nguyên thủy Lúc đó xã hội chưa phân hóa thành các giai cấp khác nhau nên văn học dân gian là của toàn xã hội Lúc đó cũng chưa có chữ viết nên toàn xã hội cũng chỉ có một hình thức văn học duy nhất đó là văn học truyền miệng Chính... vào phân môn đọc văn, chưa có chuyên đề về văn học sử Vì vậy, tôi có một vài kiến nghị nhỏ: + Nếu có thể, Sở giáo dục nên tổ chức các chuyên đề về phân môn này để giúp giáo viên dạy tốt hơn + Bộ giáo dục và đào tạo bố trí tăng cường các giờ văn học sử để việc dạy và học phân môn này đạt hiệu quả đúng với tầm quan trọng của nó trong thực tế giáo dục và cuộc sống Trên đây là một vài kinh nghiệm về phương. .. từ khi hình thành, phát triển, kết thúc Các kết luận cũng còn là những đề bài làm văn nghị luận cho học sinh Ví dụ 1: Giai đoạn văn học từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIX: Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn 12 học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm” (Ngữ văn 10, tập 1, trang 106) Hoặc giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: “Thơ ca trữ tình – trào... công xã nguyên thủy đã quy định tính chất chung của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể b2 Học sinh cần hiểu được mối quan hệ giữa hoàn cảnh lịch sử xã hội nguyên thủy cổ xưa với những đặc điểm về ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật của văn học dân gian để từ đó nắm được những giá trị cơ bản của bộ phận văn học đầu tiên này - Văn học dân gian thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách phản... nghĩa phương pháp, vừa là nội dung mà giáo viên phải suy nghĩ: cần bắt đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh? Nên sử dụng phương pháp giảng dạy nào cho thích hợp để làm nổi bật trọng tâm? Nên đặt ra những câu hỏi nào và trong những trường hợp nào để kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh? Nên dùng những hình thức kiểm tra nào để vừa củng cố tri thức, vừa phục vụ cho. .. 1945 - Sự phân hóa thành nhiều xu hướng văn học khác nhau Đại thể chia thành 2 bộ phận: + Bộ phận văn học công khai – phân hóa thành 2 xu hướng chính:  Văn học lãng mạn với các tác giả: Tản Đà, các nhà thơ mới, Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam…  Văn học hiện thực với các tên tuổi: Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… - Bộ phận văn học không... một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy các kiểu bài văn học sử bậc trung học phổ thông được rút ra trong quá trình giảng dạy và học tập nâng cao trình độ chuyên môn phân môn văn học sử trong nhà trường Kính mong được sự góp ý của đồng nghiệp Trân trọng cảm ơn 19 Long Khánh, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Người trình bày Châu Thị Hồng Hoa Tài liệu tham khảo chính: 1 Sách ngữ văn 10, 11, 12 (Nhà xuất bản Giáo . Tác giả Hồ Chí Minh ( theo phân phối chương trình chuẩn tiết 4). 1 VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Lựa chọn phương pháp thích hợp cho môn học Ngữ văn ở phân môn văn học sử. VII. Cấu trúc của. sở thực tiễn: Ở trung học cơ sở không có giờ học văn học sử riêng. Trái lại học sinh ở trung học phổ thông được học các bài văn học sử trước khi học tác phẩm. Do đó, những nhận thức về văn học. trình văn học. Cùng với đọc văn, làm văn, văn học sử góp phần hoàn chỉnh tri thức cho học sinh trung học phổ thông. Văn học sử cho chúng ta thấy rõ từng bước đi, nhịp đập, hơi thở của lịch sử xuyên

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w